(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Sinh học có đáp án (Đề 35)
(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Sinh học có đáp án (Đề 35)
-
75 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Chọn đáp án C
Câu 3:
Ổ sinh thái của các loài sinh vật bị thu hẹp do nguyên nhân nào sau đây?
Chọn đáp án C
Câu 4:
Chọn đáp án C
Câu 5:
Chọn đáp án A
Câu 7:
Một quần thể thực vật có 1000 cây trong đó có 200 cây mang kiểu gen BB, 700 cây mang kiểu gen dd, còn lại là số cây mang kiểu gen Bb. Tần số alen b trong quần thể này là
Chọn đáp án B
Câu 8:
Người ta có thể tạo ra được nhiều cây giống có kiểu gen giống nhau bằng kỹ thuật
Chọn đáp án A
Câu 9:
Menđen đã kiểm tra kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội bằng phép lai
Chọn đáp án D
Câu 11:
Cấp độ tổ chức sống bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh được gọi là?
Chọn đáp án C
Câu 14:
Mạch khuôn của gen chỉ chứ 3 loại nucleotit là A, T và G thì phân tử mARN được phiên mã từ gen trên sẽ không có nucleotide loại nào?
Chọn đáp án B
Câu 15:
Ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa), gen quy định màu lá nằm trong tế bào chất. Lấy hạt phấn của cây lá đốm thụ phấn cho cây lá xanh. Theo lí thuyết, đời con có tỉ lệ kiểu hình như thế nào?
Chọn đáp án C
Câu 16:
Ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng mắt trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỷ lệ 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng; trong đó ruồi mắt trắng đều là ruồi đực?
Chọn đáp án A
Câu 18:
Nhân tố tiến hóa nào sau đây diễn ra thường xuyên có thể làm cho vốn gen của các quần thể có thể đa dạng, phong phú?
Chọn đáp án C
Câu 19:
Chọn đáp án B
Câu 20:
Chọn đáp án B
Câu 21:
Mô hình dưới đây mô tả tháp sinh thái của hai hệ sinh thái A và B.
Hãy cho biết phát biểu nào sau đây là đúng?
Chọn đáp án B
Câu 22:
Loài động vật nào sau đây vừa có tiêu hoá nội bào vừa có tiêu hóa ngoại bào?
Chọn đáp án B
Câu 23:
Chọn đáp án A
Câu 24:
Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của một loài là Aa, một loài là Bb. Thể song nhị bội có bộ nhiễm sắc thể là
Chọn đáp án A
Câu 25:
Chọn đáp án A
Câu 29:
Chọn đáp án B
Câu 31:
Khi nghiên cứu sự thay đổi hàm lượng tương đối của DNA ở tế bào biểu bì ở người, tế bào phôi sớm của nhím, hợp bào của một loài nấm nhày (chỉ có nhân phân chia) thu được 3 đồ thị như hình sau:
Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đồ thị 1, 2 và 3 tương ứng với tế bào phôi sớm, biểu bì và hợp bào nấm nhầy.
II. Tế bào phân chia theo đồ thị 2 có pha G1 rất ngắn.
III. Tế bào phân chia theo đồ thị 1 cũng có thể là tế bào hợp tử, tế bào sinh dưỡng.
IV. Tế bào động vật có kiểu phân bào như đồ thị 1 nếu không hình thành eo thắt ở kỳ cuối thì có thể có đồ thị giống hình 3.
Chọn đáp án C
I sai vì tế bào biểu bì người phân chia một cách bình thường, tương ứng với Đồ thị 1; Tế bào phôi sớm phân chia nhanh hơn tế bào bình thường (pha G1 rất ngắn), tương ứng với đồ thị 2; Hợp bào nấm nhầy có phân chia nhân nhưng không phân chia tế bào chất tạo nên hợp bào, tương ứng với đồ thị 3.
II đúng vì Tế bào phôi sớm phân chia nhanh hơn tế bào bình thường do có pha G1 rất ngắn.
III đúng vì các tế bào tế bào hợp tử, tế bào sinh dưỡng đều có thể nguyên phân.
IV đúng vì tế bào động vật có phân chia nhân nhưng không hình thành eo thắt thì không phân chia tế bào chất tạo nên tế bào tứ bội có nên đồ thị biến đổi hàm lượng vật chất di truyền giống kiểu hợp bào (đồ thị 3).
Câu 32:
Ở một loài thực vật, để xác định quy luật di truyền của tính trạng màu hoa người ta đã tiến hành 3 phép lai, thu được kết quả như sau:
Kiểu hình của bố mẹ |
Kiều hình của đời con |
Hoa đỏ (cây X) × Hoa trắng (cây Y) |
50% hoa đỏ: 50% hoa vàng |
Hoa đỏ (cây Z) × Hoa đỏ (cây M) |
56,25% hoa đỏ: 37,5% hoa vàng: 6,25% hoa trắng |
Hoa vàng (cây N) × Hoa vàng (cây P) |
25% hoa trắng: 75% hoa vàng |
Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Cây X có kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen.
II. Cây N và cây P có kiểu gen giống nhau.
III. Cây Z và cây M đều cổ kiểu gen giống nhau.
IV. Tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Chọn đáp án D
IV Đúng. Dựa vào phép lai 2 ta thấy tỉ lệ kiểu hình là 9:6:1 → kiểu gen cây Z và M là AaBb → Hoa đỏ do 2 gen trội quy định, tính trạng màu hoa di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
III Đúng. Cây Z và cây M đều có kiểu gen AaBb.
II Đúng. Tỉ lệ kiểu hình của phép lai 3 là 3:1 → có 4 tổ hợp giao tử là 2 × 2, do có xuất hiện hoa trắng aabb nên kiểu gen của cây N và P đều là Aabb hoặc aaBb
I Đúng. Tỉ lệ kiểu hình đời con của phép lai 1 là 1:1 → có 2 tổ hợp giao tử là 2 × 1, cây hoa trắng có kiểu gen aabb - Cây hoa đỏ (cây X) có kiểu gen AaBB hoặc AABb.
Câu 33:
Hai biểu đồ dưới đây mô tả mối quan hệ giữa tập tính bầy đàn của chim bồ câu và hành vi ăn thịt bồ câu của diều hâu. Khoảng cách phản ứng là khoảng cách tối thiểu giữa hai loài, đảm bảo cho loài đi săn không bị phát hiện bởi con mồi của nó.
Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là sai?
I. Khi số lượng chim bồ câu trong đàn tăng thì xác suất săn mồi thành công của diều hâu cũng tăng.
II. Khoảng cách phản ứng trung bình của chim bồ câu tăng khi số lượng cá thể trong đàn tăng lên.
III. Xác suất săn mồi thành công của diều hâu tỉ lệ thuận với khoảng cách phản ứng trung bình của chim bồ câu.
IV. Khi khoảng cách phản ứng trung bình tăng có thể giúp bồ câu có nhiều thời gian để lẩn trốn diều hâu.
Chọn đáp án B
I. Sai, vì khi chim bồ câu chỉ có 1 thì khả năng săn mồi thành công là 80%, khi số lượng chim bồ câu trong đàn lớn hơn 50 thì khả năng săn mồi thành công giảm còn 5%.
II. Đúng, do khi số lượng chim bồ câu trong đàn tăng từ 1→ 50+ thì khoảng cách phản ứng trung bình cũng tăng từ 2 → 40.
III. Sai, vì số lượng cá thể đông, khoảng cách phản ứng trung bình tăng thì xác suất săn mồi thành công của diều hâu giảm.
IV. Đúng, khi khoảng cách phản ứng trung bình tăng, bồ câu có nhiều thời gian để lẩn trốn diều hâu nên nên khả năng săn mồi thành công của diều hâu càng thấp.
Câu 34:
Hai loài mọt SA và SB chủ yếu ăn bột ngũ cốc. Tuy nhiên, đôi khi chúng ăn trứng và ấu trùng cùng loài hoặc của loài khác. Hai loài đều là vật chủ của một loài ký sinh trùng. Khi sống trong cùng môi trường, một trong hai loài có thể bị loại bỏ do cạnh tranh. Khả năng thắng thế khi cạnh tranh của hai loài trong điều kiện bị nhiễm hoặc không bị nhiễm ký sinh trùng được trình bày trên bảng.
Bảng: Tỷ lệ phần trăm (%) thắng thế khi cạnh tranh giữa hai loài
|
Loài SA |
Loài SB |
Bị nhiễm ký sinh trùng |
30 |
70 |
Không bị nhiễm ký sinh trùng |
70 |
30 |
Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Khi không có sự tác động của ký sinh trùng, ưu thế cạnh tranh của hai loài SA và SB là tương đương nhau. II. Các cá thể của loài SB khi bị nhiễm ký sinh trùng có khả năng sinh sản tăng gấp hơn 2 lần so với các cá thể không bị nhiễm ký sinh trùng.
III. Trong tự nhiên, sự có mặt của các loài ký sinh có thể làm thay đổi kết quả cạnh tranh giữa các loài vật chủ tham gia cạnh tranh, trong đó một loài vốn yếu thế có thể trở thành loài ưu thế.
IV. Khi bị nhiễm ký sinh trùng, các cá thể trưởng thành của loài SA và loài SB có khả năng đã ăn thịt lẫn nhau, làm giảm sức sống của các quần thể.
Chọn đáp án A
I sai. Khi không có sự tác động của ký sinh trùng, ưu thế cạnh tranh của hai loài SA và SB là không tương đương nhau, loài SA có tỷ lệ thắng thế 70%, loài SB có tỷ lệ thắng thế 30%.
II sai. Các cá thể của loài SB khi bị nhiễm ký sinh trùng thì ký sinh trùng làm giảm khả năng sinh sản của loài.
III đúng. Trong tự nhiên, sự có mặt của các loài ký sinh có thể làm thay đổi kết quả cạnh tranh giữa các loài vật chủ tham gia cạnh tranh, trong đó một loài vốn yếu thế có thể trở thành loài ưu thế loài SB khi không bị ký sinh trùng tỷ lệ thắng thế 30% nhưng khi có ký sinh trùng tỷ lệ thắng thế 70%.
IV sai. Khi bị nhiễm ký sinh trùng thì ký sinh trùng gây hại làm giảm sức sống và sức cạnh tranh của hai loài.
Câu 35:
Hải cẩu voi sống ở bờ biển California thường ưa chuộng chọn nơi sinh sản ở trên đảo, nơi mà con non được bảo vệ bởi lănh thổ của con đực và tránh được động vật săn mồi từ đại dương. Do cơ thể không phù hợp cho việc di chuyển trên cạn nên chúng thường chọn những bờ biển có độ dốc thoai thoải. Một nghiên cứu thống kê số lần giao phối thành công (số lần được sinh sản) của cá thể đực và cái trong quần thể được
Có bao nhiêu nhận xét dưới đây đúng?
I. Có khoảng 90% cá thể đực không được sinh sản.
II. Số lần được sinh sản của các cá thể cái không có sự phân hóa rõ rằng so với cá thể đực.
III. Hải cẩu voi cái chịu tác động của chọn lọc tự nhiên mạnh mẽ hơn hải cẩu voi đực ở những đặc điểm sinh sản đang xét.
IV. Số lần giao phối thành công ở mỗi cá thể đực có thể do khả năng cạnh tranh giành lãnh thổ, kích thước cơ thể, khả năng thu hút bạn tình,... quyết định.
Chọn đáp án C
I đúng. Ở đồ thị nhóm cá thể đực số lần được sinh sản của các cá thể đực có sự phân hóa khác nhau, nhưng có khoảng 90% cá thể không được sinh sản, chỉ có rất ít cá thể có số lần giao phối thành công (đạt 81 - 100 lần) → có sự cạnh tranh gay gắt giữa những cá thể đực để được giao phối dẫn đến sự phân hóa khả năng sinh sản - hải câu voi đực chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
II đúng. Ở đồ thị nhóm cá thể cái số lần được sinh sản của các cá thể cái không có sự phân hóa rõ ràng so với cá thể đực. Có khoảng 40% cá thể được sinh sản và 60% cá thể chết mà không được sinh sản - sự cạnh tranh không phải là yếu tố rõ ràng ở hải cẩu voi cái - hải cẩu voi cái ít hoặc không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên ở đặc điểm sinh sản đang xét.
III sai. Hải cẩu voi đực chịu tác động của chọn lọc tự nhiên mạnh mẽ hơn hải cẩu voi cái ở những đặc điểm sinh sản đang xét.
IV đúng. Số lần giao phối thành công ở mỗi cá thể đực có thể do khả năng cạnh tranh giành lãnh thổ, kích thước cơ thể, khả năng thu hút bạn tình,... quyết định.
+ Con đực cạnh tranh để giành lãnh thổ. Con đực chiến thắng giành được lãnh thổ rộng lớn với nhiều con cái tham gia sinh sản. Con đực thua cuộc sẽ không có lãnh thổ để sinh sản hoặc chỉ giữ được vùng lãnh thổ nhỏ.
+ Tần số alen của những con đực cạnh tranh thắng thế sẽ được tăng lên nhanh chống trong quần thể.
+ Nếu khả năng chiến thắng khi cạnh tranh và sinh sản thành công được chịu ảnh hưởng bởi kích
thước cơ thể thì đặc điểm kích thước cơ thể càng lớn sẽ càng làm gia tăng giá trị thích nghi → sự
tiến hóa chọn lọc những cá thể có kích thước cơ thể lớn.
Câu 36:
Stuart và các cộng sự (2014) đã nghiên cứu sự xâm lấn bởi thằn lằn nâu Cuba (Anolis sagrei) ở các đảo Florida ảnh hưởng như thế nào đến thằn lằn bản xứ A. carolinensis. Sau khi A. sagrei xâm lấn, A. carolinensis di chuyển đến cành cây cao hơn. Stuart và các đồng nghiệp đã kiểm tra số liệu sự thay đổi môi trường sống có gây ra sự thay đổi diện tích miếng đệm chân (kích thước tương đối) ở A. carolinensis (diện tích lớn hơn giúp thằn lằn dễ dàng bám vào các cành cây mảnh và nhỏ hơn) bằng cách đo diện tích đệm chân của A. carolinensis bắt ngoài tự nhiên trên các đảo xâm lấn bởi A. sagrei và không bị xâm lấn, đồng thời tiến hành đo diện tích đệm chân của A. carolinensis ở thí nghiệm thứ hai trong đó trứng A. carolinensis được thu thập trên các đảo có và không có sự xâm lấn rồi nuôi thằn lằn con đến tuổi trưởng thành trong điều kiện giống y hệt nhau (vườn chung).
Trong số các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Trong cả hai trường hợp, dù thằn lằn A. carolinensis bị bắt ngoài tự nhiên hay nuôi trong điều kiện giống nhau thì diện tích đệm chân của thằn lằn ở nơi không bị xâm lấn luôn nhỏ hơn nơi bị xâm lấn.
II. Tính trạng diện tích đệm chân có sự khác biệt nhất định giữa các môi trường khác nhau, nguyên nhân do tiến hóa thì tần số alen của quần thể trong môi trường không bị xâm lấn và có bị xâm chiếm sẽ khác nhau .
III. Nếu tần số alen của gen quy định diện tích đệm chân của cá thể sống trên đảo bị và không bị xâm lấn không khác biệt với nhau thì nguyên nhân gây biến đổi kiểu hình có thể do sự mềm dẻo kiểu hình.
IV. Nguyên nhân gây nên sự thay đổi trong diện tích đệm chân chủ yếu là do tiến hoá chứ không phải mềm dẻo kiểu hình.
Chọn đáp án D
I đúng vì trong cả hai trường hợp, dù thằn lằn A. carolinensis bị bắt ngoài tự nhiên hay nuôi trong điều kiện giống nhau thì diện tích đệm chân của thằn lằn ở nơi không bị xâm lấn luôn nhỏ hơn nơi bị xâm lấn.
II đúng. Khi một tính trạng nào đó ví dụ như diện tích đệm chân có sự khác biệt nhất định giữa các môi trường khác nhau, nguyên nhân do tiến hóa thì các cá thể bị bắt trong môi trường không và có bị xâm chiếm sẽ khác nhau về mặt di truyền (kiểu gen).
III đúng. Nếu mềm dẻo kiểu hình là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt, gen quy định diện tích đệm chân của cá thể sống trên đảo bị và không bị xâm lấn sẽ không khác biệt với nhau. Vì vậy các trứng thu được đều có kiểu gen tương tự nhau, khi nuôi trong vườn chung do điều kiện môi trường giống y hệt nên sự biểu hiện kiểu hình không phụ thuộc vào nguồn gốc trứng được lấy từ đâu. Kết quả thu được sẽ khác biệt so với thí nghiệm, cụ thể khi nuôi trong vườn chung diện tích đệm chân của thằn lằn sẽ giống nhau.
IV đúng. Sự thay đổi trong diện tích đệm chân chủ yếu là do tiến hoá chứ không phải mềm dẻo kiểu hình. Bởi vì từ một sự kiện sinh thái (xâm lấn bởi loài cạnh tranh A. sagrei) đã dẫn đến sự thay đổi (tiến hoá thích nghi), hay nói cách khác sự xâm lấn đã tạo tác động tiến hoá-sinh thái.
Câu 37:
Ở một loài động vật, khi cho con đực lông vàng giao phối với con cái lông đen (P), thu được F1 có tỉ lệ: 1 con cái lông đen: 1 con cái lông vàng : 1 con đực lông đen : 1 con đực lông trắng. Biết rằng tính trạng màu lông do một gen quy định, các alen trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho con cái F1 lai phân tích, ở đời con sẽ có tỉ lệ phân ly kiểu gen ở giới đực giống với giới cái.
II. Cho các con lông đen giao phối ngẫu nhiên, đời con có tối đa 4 kiểu gen và 4 kiểu hình.
III. Nếu cho các cá thể ở F1 giao phối ngẫu nhiên thì F2 có 12,5% con đực lông trắng.
IV. Nếu cho các cá thể lông đen giao phối ngẫu nhiên với cá thể lông vàng thì xảy ra tối đa 5 phép lai.
Chọn đáp án C
Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 1 cái lông đen :1 cái lông vàng :1 đực lông đen: 1 đực lông trắng. Bài toán cho biết tính trạng do 1 cặp gen quy định và đời bố mẹ là lông đen lai với lông vàng. Suy ra tính trạng màu lông do 1 gen
có 3 alen quy định, trong đó A1 quy định lông đen, A2 quy định lông vàng, A3 quy định lông trắng.
Tỉ lệ kiểu hình ở giới đực khác với giới cái. Do đó, gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X.
Phép lai ở P: XA1XA3 × XA2Y.
I đúng. Cho con cái F1 lai phân tích: XA1XA3 × XA3Y ở đời con được tỉ lệ kiểu gen: 1XA1XA3 ; 1XA3XA3 ; 1XA1Y ; 1XA3Y => Tỉ lệ kiểu hình: 1 cái lông đen :1 cái lông trắng :1 đực lông đen: 1 đực lông trắng.
II sai. XA1XA3 × XA1Y => 1XA1XA1 ; 1XA1XA3 ; 1XA1Y ; XA3Y => 4 kiểu gen, 3 kiểu hình.
III đúng. Vì P là P: XA1XA3 × XA2Y => F1 : 1XA1XA2 ; 1XA2XA3 ; 1XA1Y ; 1XA3Y.
F1: giao phối ngẫu nhiên: (1XA1XA2 ; 1XA2XA3) × ( 1XA1Y ; 1XA3Y) => đực lông trắng = 1/4 XA3 × 1/2Y= 1/8 = 12,5%
IV đúng. Đực lông đen × cái lông vàng có: 1×2 = 2 (phép lai)
Cái lông đen × đực lông vàng có: 3×1 = 3 (phép lai) => Có 5 (phép lai).
Câu 38:
Xét hai cặp gen Aa và Bb phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Cho biết cơ thể tứ bội giảm phân chỉ cho ra giao tử lưỡng bội và các giao tử thụ tinh với xác suất như nhau, không xảy ra đột biến theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cơ thể tứ bội giao phấn với nhau, thu được F1 có tỉ lệ kiểu gen 1:4:1, có tối đa 12 sơ đồ lai.
II. Cho hai cơ thể tứ bội giao phấn với nhau, thu được F1 có 1 loại kiểu hình, có tối đa 10 sơ đồ lai.
III. Cho hai cơ thể tứ bội giao phấn với nhau thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 3:1, có tối đa 34 sơ đồ lai.
IV. Cho cơ thể tứ bội giao phấn với nhau, thu được F1 có tỉ lệ kiểu gen 4:2:2:2:2:1:1:1:1, có tối đa 10 sơ đồ lai.
Chọn đáp án B
I Sai. Ta có: 1:4:1 = (1:4:1).1; Vì cặp (A, a) và (B, b) có vai trò như nhau nên ta tính 1 trường hợp rồi nhân 2.
- Giả sử cặp (A, a) mang tỉ lệ 1:4:1 và cặp (B, b) có tỉ lệ 1.
+ Với tỉ lệ 1:4:1 có 2 phép lai. AAaa x AAAA và AAaa x aaaa.
+ Với tỉ lệ 1 có 3 phép lai: BBBB x BBBB, BBBB x bbbb và bbbb x bbbb.
Vậy số sơ đồ lai phù hợp là: (PA . PB + P*A . P*B).2 =(2.3 + 2.1).2 = 16 sơ đồ lai.
II Sai. Tương tự ý 3 ta có số sơ đồ lai phù hợp là: (PA . PB + P*A . P*B).2 = (10.10 + 7.7).2 = 149 sơ đồ lai.
III Sai. Ta có: 3:1 = (3:1).1
Vì cặp (A, a) và (B, b) có vai trò như nhau nên ta tính 1 trường hợp rồi nhân 2.
- Giả sử cặp (A, a) mang tỉ lệ 3:1 và cặp (B, b) có tỉ lệ 1.
+ Với tỉ lệ kiểu hình 3:1 có 1 phép lai: Aaaa x Aaaa
+ Với tỉ lệ kiểu hình 1 có 10 phép lai: BBBB x (5 kiểu gen còn lại) trong 5 phép lai có 1 phép lai 2 bên bố mẹ giống nhau BBBB x BBBB, BBBb x (4 kiểu gen còn lại) trong 4 phép lai có 1 phép lai 2 bên bố mẹ giống nhau BBBb x BBBb và bbbb x bbbb.
Vậy số sơ đồ lai phù hợp là: (PA . PB + P*A . P*B).2 = (1.10 + 0 .7).2 = 20 sơ đồ lai.
IV Đúng. Ta có: 4:2:2:2:2:1:1:1:1 (1:2:1)(1:2:1).
- Với tỉ lệ (1:2:1) có 3 phép lai: AAAa x AAAa, Aaaa x Aaaa và AAAa x Aaaa.
- Tương tự với cặp (B,b) cũng có 3 phép lai: BBBb x BBBb, Bbbb x Bbbb và BBBb x Bbbb.
Vậy số sơ đồ lai phù hợp là: (PA . PB) + (P*A . P*B) =3.3+1.1 = 10 phép lai.
Câu 39:
Cho sơ đồ phả hệ sau:
Bệnh P do 1 trong hai alen (A, a) của một gen quy định, bệnh Q do 1 trong hai alen (B, b) của 1 gen quy định, hai gen quy định 2 tính trạng này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường và cách nhau 20 cM. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Có tối đa 4 người trong phả hệ này không thể xác đinh được chính xác kiểu gen do chưa đủ thông tin.
II. Người phụ nữ II. 5 và người đàn ông III.7 có kiểu gen giống nhau.
III. Người đàn ông III. 9 và người phụ nữ III. 10 có kiểu gen khác nhau.
IV. Xác suất sinh con không mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng III. 9 và III. 10 là 4%.Chọn đáp án C
- Xét bệnh P: Ta có: (1) và (2) bình thường sinh con (3) mắc bệnh P suy ra bện này do gen lặn quy
định quy ước: A: không mắc bệnh P và a: mắc bệnh P
- Xét bệnh Q: Ta có: (1) và (2) bình thường sinh con (3) mắc bệnh Q suy ra bệnh này do gen lặn quy
định quy ước B: không mắc bệnh Q và b: mắc bệnh Q
I Sai. Có tối đa 4 người trong phả hệ này không thể xác định được chính xác kiểu gen do chưa đủ thông tin.
+ Do (3) có kiểu gen ab/ab suy ra người số (1) và số (2) có thành phần gen là (Aa, Bb) chưa xác định được đúng kiểu gen vì có hoán vị.
Do người số (3) có kiểu gen ab/ab và người số 4 có kiểu gen (Aa, Bb) nên người số (7) có Ab/ab và người số (8) có kiểu gen aB/ab người số (9) có kiểu gen AB/ab.
Do người số (11) có kiểu gen ab/ab và người số (5) có kiểu gen Ab/ab, người số (6) có kiểu gen aB/ab và người số (10) có kiểu gen Ab/aB => Người (1), (2), (4) không thể xác định được chính xác kiểu gen.
II đúng. Người phụ nữ II5 và người đàn ông III7 có kiểu gen giống nhau có kiểu gen Ab/ab.
III đúng. Người đàn ông III9 có kiểu gen AB/ab và người phụ nữ III10 có kiểu gen Ab/aB.
IV đúng. Ta có: III9 có kiểu gen AB/ab (f=20%) × III10 Ab/aB (f=20%)
→ Đời con: AB/AB = 40% .10% = 4%.
Câu 40:
Ở một quần thể thực vật, AA quy định hoa đỏ; Aa quy định hoa vàng; aa quy định hoa trắng. Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền và ở thế hệ xuất phát có tần số alen a gấp 4 lần tần số alen A. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu chọn lọc tự nhiên chống lại kiểu hình hoa vàng thì tần số alen a sẽ tăng lên.
II. Nếu ở F2, quần thề có tần số A bằng 4 lần tần số a thì có thể đã chịu tác động của các yếu tổ ngẫu nhiên.
III. Nếu trong quá trình sinh sản, hạt phấn của các cây hoa trắng không có khả năng thụ tinh thì tần số alen A sẽ giảm dần.
IV. Nếu trong quá trình sinh sản, chỉ các cây có cùng màu hoa mới giao phấn với nhau thì tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ và kiểu hình hoa trắng sẽ tăng dần, tỉ lệ kiểu hình hoa vàng sẽ giảm dần.
Chọn đáp án B
I Đúng. Vì nếu chọn lọc chống lại hoa vàng (Aa) thì sẽ làm thay đổi tần số alen theo hướng tăng tần số alen a và giảm tần số alen A.
II Đúng. Vì khi tần số alen thay đổi một cách đột ngột thì có thể do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
III Sai. Vì nếu hạt phấn của cây hoa trắng không có khả năng thụ tinh thì chọn lọc đang chống lại alen a. Do đó sẽ làm giảm tần số alen a và tăng tần số alen A.
IV Đúng. Vì các cây cùng màu hoa giao phấn với nhau thì đấy là giao phấn không ngẫu nhiễn. Giao phấn không ngẫu nhiên sẽ làm thay đổi tỉ lệ kiểu gen của quần thể theo hướng giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp (giảm hoa vàng) và tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp (tăng hoa đỏ và hoa trắng).