Thứ bảy, 27/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Hóa học 205 Câu trắc nghiệm Amin, Amino axit, Protein có lời giải

205 Câu trắc nghiệm Amin, Amino axit, Protein có lời giải

205 Câu trắc nghiệm Amin, Amino axit, Protein có lời giải (P4)

  • 4843 lượt thi

  • 35 câu hỏi

  • 35 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Amin nào sau đây là amin bậc hai?

A. propan-1-amin.                           

B. propan-2-amin.        

C. phenylamin.                       

D. đimetylamin.

Xem đáp án

Đáp án D

Định hướng tư duy giải

+ propan-1-amin là C3H7NH2.

+ propan-2-amin là CH3CH(NH2)CH3.

+ phenylamin là C6H5NH2.

+ đimetylamin là CH3NHCH3


Câu 3:

Alanin là một α amino - axit có phân tử khối bằng 89. Công thức của alanin là

A. H2N-CH2-COOH.                        

B. H2N-CH2-CH2-COOH.

C. H2N-CH(CH3)-COOH.                

D. CH2=CHCOONH4.

Xem đáp án

Đáp án C

Định hướng tư duy giải

Cần nhớ

+ Gly là C2H5NO2                    + Ala là C3H7NO2

+ Val là C5H11NO2                            + Glu là C5H9NO4

+ Lys là C6H14N2O2


Câu 4:

Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?

A. Glyxin.            B. Alanin.             C. Anilin.             D. Metylamin.

Xem đáp án

Đáp án D

Định hướng tư duy giải

+ Với các aminoaxit

Nếu số nhóm NH2 bằng số nhóm COOH thì không đổi màu quỳ tím.

Nếu số nhóm NH2 > số nhóm COOH → quỳ hóa xanh (lys)

Nếu số nhóm NH2 < số nhóm COOH → quỳ hóa đỏ (Glu)

+ Anilin có tính bazơ rất yếu không làm đổi màu quỳ tím.


Câu 7:

Chất nào sau đây là amin bậc 3?

 

 

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 9:

Trong các công thức sau:  C5H10N2O3, C8H14N2O4, C8H16N­2O3, C6H13N3O3, C4H8N2O3, C7H12N2O5 và C8H16N3O3. Số công thức không thể là đipeptit mạch hở là bao nhiêu? (Biết rằng trong peptit không chứa nhóm chức nào khác ngoài liên kết peptit –CONH–, nhóm –NH2 và –COOH).

Xem đáp án

Đáp án B

Định hướng tư duy giải

Chú ý 1: Số O trong phân tử đipeptit phải là số lẻ → C8H14N2O4 (không là đipeptit)

Chú ý 2: Ta có thể dồn đipeptit về dạng CnH2nN2O3; NH và COO như vậy thấy ngay

Với C5H10N2O3, C8H16N­2O3 và C4H8N2O3 là đipeptit.

Với C6H13N3O3 = C6H12N2O3 + NH  → là đipeptit.

Với C7H12N2O5 = C6H12N2O3 + COO → là đipeptit.

Với C8H16N3O3 không thỏa mãn 2 điều chú ý trên → Không là đipeptit


Câu 18:

Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?

A. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.     

B. H2N-CH2-CH2-CO-CH2-COOH.

C. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH. 

D. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.

 

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 19:

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.

B. Liên kết peptit là liên kết –CO-NH- giữa hai đơn vị a-amino axit.

C. Các dung dịch glyxin, alanin và lysin đều không làm đổi màu quỳ tím.

D. Polipeptit bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.

 

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 21:

Cho các phát biểu sau:

(1). Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 thu được kết tủa đen.

(2). Tách nước (xúc tác H2SO4 đặc, 1700C ) các ancol no, đơn chức, mạch hở, bậc một, số C lớn hơn 1 đều có thể cho sản phẩm là anken.

(3). Với các chất NaNO3, Al, Zn, Al2O3, ZnO có 4 chất tan hết trong dung dịch NaOH dư.

(4). Trong công nghiệp người ta sản xuất H2S bằng cách cho S tác dụng với H2.

(5). Phenol tan vô hạn trong nước ở 660C.

(6). Phenol có lực axit mạnh hơn ancol etylic.

(7). Tất cả các ancol no, đơn chức, bậc một đều có thể tách nước cho anken.

(8). CH3COOCH=CH2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

(9). Các este đều nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

(10). Gly-Gly-Ala-Val có phản ứng màu biure.

Số phát biểu đúng là:

 

Xem đáp án

Đáp án A

Định hướng tư giải

(01). Sai vì thu được S màu vàng.

(02). Sai ví dụ (HO-CH2)3-C-CH2-OH.

(03). Sai cả 5 chất đều có thể tan được.

(04). Sai trong công nghiệp người ta không sản xuất H2S.

(05). Đúng theo tính chất của phenol (SGK lớp 11)

(06). Đúng theo tính chất của phenol (SGK lớp 11).

(07). Sai ví dụ CH3OH không thể tách cho anken.

(08). Đúng vì có thể tác dụng với O2 và H2

(09). Đúng theo tính chất của este (SGK lớp 12).

(10). Đúng theo tính chất của peptit (SGK lớp 12).


Câu 27:

Chất nào sau đây là đipeptit?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 30:

X là hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C8H15O4N. Đúng nóng 0,1 mol X cần dùng dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, thu được một muối Y và một ancol Z. Lấy toàn bộ Z đem đốt cháy, thu được 17,6 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Công thức phân tử của Y là

 

Xem đáp án

Đáp án A

Định hướng tư duy giải

Vì nCO2 = 0,4 < nH2O = 0,6 Z là ancol no, hở: 0,6 - 0,4 = 0,2 mol

Z là C2H6Oa

Vì nZ = 2nX Z đơn chức: C2H5OH

X: H2N-C2H3-(COOC2H5)2 Y: H2N-C2H3-(COONa)2 hay C4H5O4NNa2


Câu 32:

Chất nào sau đây là đipeptit?

A. H2N-CH2-CONH-CH2-C(CH3)2-COOH.

B. H2N-CH2-CONH-CH2-CONH-CH2-COOH.

C. H2N-CH2-CONH-CH2-CH2-COOH.      

D. H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-COOH.

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 33:

Chất nào sau đây không tác dụng với NaOH trong dung dịch khi đun nóng?

 

 

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 35:

X là hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C8H15O4N. Đúng nóng 0,1 mol X cần dùng dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, thu được một muối Y và một ancol Z. Lấy toàn bộ Z đem đốt cháy, thu được 17,6 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Công thức phân tử của Y là

 

Xem đáp án

Đáp án A

Định hướng tư duy giải

Vì nCO2 = 0,4 < nH2O = 0,6 Z là ancol no, hở: 0,6 - 0,4 = 0,2 mol

Z là C2H6Oa

Vì nZ = 2nX Z đơn chức: C2H5OH

X: H2N-C2H3-(COOC2H5)2 Y: H2N-C2H3-(COONa)2 hay C4H5O4NNa2


Bắt đầu thi ngay