Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề 10)
-
130 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính của người, kết luận nào sau đây không đúng?
Phương pháp:
So sánh NST thường và NST giới tính
|
NST thường |
NST giới tính |
Giống nhau |
Đều được cấu tạo từ ADN + protein histon Mang gen quy định tính trạng thường Có trong cả tế bào sinh dục và sinh dưỡng |
|
Khác nhau |
Tồn tại thành từng cặp tương đồng Có nhiều cặp |
Có một cặp, khác nhau ở giới đực và giới cái Mang gen quy định giới tính |
Gen trên vùng tương đồng có cả trên×và Y, gen trên vùng không tương đồng chỉ có ở 1 NST.
Cách giải:
Phát biểu sai về NST giới tính là D, đoạn không tương đồng trên NST×chứa nhiều gen hơn đoạn không tương đồng trên NST Y.
Chọn D.
Câu 2:
Ôxi được giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ chất nào sau đây?
Phương pháp:
Pha sáng của quang hợp: giống nhau ở các nhóm TV,
Gồm 3 quá trình:
+ Quang lí: Diệp lục nhận năng lượng ASMT
+ Quang phân li nước:
+ Quang hóa: Hình thành ATP, NADPH.
Cách giải:
Oxi được giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ nước trong quá trình quang phân li nước.
Chọn A.
Câu 3:
Nhân tố tiến hóa nào sau đây tạo ra nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa?
Phương pháp:
Nguồn biến dị di truyền của quần thể:
Nguyên liệu sơ cấp: đột biến
Nguyên liệu thứ cấp: biến dị tổ hợp do giao phối tạo ra; di nhập gen.
Các nhân tố tiến hóa:
Đột biến: Thay đổi tần số alen rất chậm, làm xuất hiện alen mới, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp, tăng đa dạng di truyền.
Di nhập gen: Tăng hoặc giảm tần số alen, làm tăng hoặc giảm sự đa dạng di truyền.ọc tự nhiên: Giữ lại kiểu hình thích nghi, loại bỏ kiểu hình không thích nghi, làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.
Các yếu tố ngẫu nhiên: có thể loại bỏ bất kì alen nào. Thay đổi tần số alen mạnh và đột ngột.
Giao phối không ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen.
Cách giải:
Đột biến sẽ tạo ra nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
Chọn B.
Câu 4:
Nếu khoảng cách tương đối giữa 2 gen trên NST là 30 cM thì tần số hoán vị gen giữa 2 gen là
Phương pháp:
Khoảng cách tương đối giữa các gen trên NST = tần số hoán vị gen giữa 2 gen.
Cách giải:
Nếu khoảng cách tương đối giữa 2 gen trên NST là 30cM thì tần số hoán vị gen giữa 2 gen là 30%.
Chọn C.
Câu 5:
Thành tựu nào sau đây là của công nghệ chuyển gen?
Phương pháp:
Một số ứng dụng
|
Thành tựu |
Chọn lọc nguồn biến dị tổ hợp |
Chọn lọc, lai tạo các giống lúa, cây trồng, vật nuôi. Tạo giống có ưu thế lai cao |
Gây đột biến |
Dâu tằm tam bội, tứ bội, dưa hấu không hạt,... Tạo ra giống lúa, đậu tương, các chủng VSV có đặc điểm quý. |
Công nghệ tế bào |
Lai sinh dưỡng: Cây pomato Nhân nhanh các giống cây trồng. Nhân bản vô tính: Cừu Đôly Cấy truyền phôi: Tạo ra nhiều con vật có kiểu gen giống nhau |
Công nghệ gen |
Tạo cừu sản xuất sữa có protein của người Chuột nhắt mang gen chuột cống, cây bông mang hoạt gen gen chống sâu bệnh, giống lúa gạo vàng,..cà chua chín muộn Vi khuẩn sản xuất hooc môn của người,... |
Cách giải:
A: Công nghệ tế bào.
B: Công nghệ gen
C: Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.
D: Gây đột biến.
Chọn B.
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?
Phương pháp:
Diễn thế sinh thái
Nguyên sinh: khởi đầu từ một môi trường chưa có sinh vật, kết thúc sẽ hình thành một quần xã ổn định.
Thứ sinh: Xảy ra ở môi trường đã có quần xã sinh vật, kết quả sẽ hình thành quần xã ổn định hoặc quần xã suy thoái.
Nguyên nhân: Do tác động của nhân tố bên ngoài (khí hậu, thiên tai) hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã (nhân tố bên trong).
Cách giải:
Phát biểu đúng về diễn thế sinh thái là A.
B sai, diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
C sai, diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, song song có sự biến đổi của môi trường.
D sai, diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có sinh vật.
Chọn A.
Câu 7:
Phương pháp:
Mã di truyền
+ Là mã bộ ba
Có 64 bộ ba, 61 bộ ba mã hóa a.a ; 1 bộ ba mở đầu, 3 bộ ba kết thúc
+ Liên tục: Đọc liên tục, từ một điểm xác định trên mARN và không gối lên nhau
+ Tính phổ biến: Tất cả các loài đều có bộ mã di truyền giống nhau trừ một vài ngoại lệ
+ Tính đặc hiệu: Một bộ ba mã hóa cho 1 axit amin
+ Tính thoái hóa: Nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin.
Cách giải:
Một axit amin có thể do nhiều bộ ba cùng quy định, điều này chứng tỏ mã di truyền có tính thoái hóa.
Chọn B.
Câu 8:
Một NST có trình tự các gen là ABCDE*GHIK bị đột biến, NST sau đột biến có trình tự gen ABE*GHIK. NST trên đã bị đột biến cấu trúc dạng
Phương pháp:
So sánh trình tự gen trước và sau đột biến → dạng đột biến.
Cách giải:
Trước đột biến: ABCDE*GHIK
Sau đột biến: ABE*GHIK
→ đột biến mất đoạn CD.
Chọn C.Câu 9:
Bộ ba nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
Phương pháp:
Bộ ba không mã hóa axit amin: 3 mã kết thúc: 5’UAA3’; 5’UAG3’; 5’UGA3’.
Cách giải:
Bộ ba 5'UAA3' quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
Chọn A.
Câu 10:
Mối quan hệ nửa kí sinh - vật chủ thuộc về cặp sinh vật nào dưới đây?
Phương pháp:
Mối quan hệ nửa ký sinh - vật chủ: Vật kí sinh vừa lấy chất dinh dưỡng của vật chủ vừa có thể tự tạo ra chất dinh dưỡng.
Cách giải:
A: Cỏ dại – lúa → Cạnh tranh
B: Dây tơ hồng - cây nhãn → Kí sinh
C: Tầm gửi - cây hồng xiêm → Nửa kí sinh
D: Giun đũa - lợn → Kí sinh.
Chọn C.
Câu 11:
Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh?
Phương pháp:
Nhân tố sinh thái
Vô sinh: Ánh sáng nhiệt độ, độ ẩm...
Hữu sinh: Sinh vật, các mối quan hệ.
Cách giải:
Con người là nhân tố sinh thái hữu sinh. Các yếu tố còn lại là nhân tố vô sinh.
Chọn A.
Câu 12:
Moocgan đã phát hiện ra hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen ở ruồi giấm khi tiến hành phép lai
Phương pháp:
Dựa vào phương pháp nghiên cứu di truyền của Morgan.
Cách giải:
Morgan đã phát hiện ra hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen ở ruồi giấm khi tiến hành phép lai lai thuận nghịch.
Chọn C.
Câu 13:
Thao tác nào sau đây không thuộc các khâu của kĩ thuật chuyển gen?
Phương pháp:
Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới.
Quy trình:
a. Tạo ADN tái tổ hợp
Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận: Dùng xung điện cao áp hoặc muối CaCl2 để làm giãn màng sinh chất. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
- ADN tái tổ hợp gồm thể truyền và gen cần chuyển. Thể truyền là một phân tử ADN (thể truyền là plasmit hoặc ADN virut).
- Plasmit là một phân tử ADN dạng vòng, có trong tế bào chất của vi khuẩn, có khả năng nhân đôi độc lập với ADN của NST.
- Tạo ADN tái tổ hợp theo 3 bước là:
(1) tách chiết thể truyền và gen cần chuyển
(2) dùng enzim cắt giới hạn (enzyme restrictaza) mở vòng thể truyền và cắt gen cần chuyển
(3) nối gen cần chuyển vào thể truyền bằng enzyme ligaza
b. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Cách giải:
Trong kĩ thuật chuyển gen không có bước dung hợp hai tế bào trần khác loài.
Chọn B.
Câu 14:
Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài
Phương pháp:
Hình thành loài khác khu vực địa lí
Điều kiện địa lí khác nhau
→ CLTN theo các hướng khác nhau
- Diễn ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian.Động vật có khả năng phát tán mạnh (ví dụ chim, thú).
Cách giải:
Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài có khả năng phát tán mạnh.
Chọn C.
Câu 15:
Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các loài động vật ăn thực vật đều được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1.
II. Bậc dinh dưỡng cấp 1 thường có tổng sinh khối lớn nhất.
III. Tất cả các loài ăn sinh vật sản xuất đều được xếp vào động vật tiêu thụ bậc 1.
IV. Mỗi bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài sinh vật.
Phương pháp:
- Trong lưới thức ăn, tập hợp các loài sinh vật có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng. Có nhiều bậc dinh dưỡng:
+ Bậc dinh dưỡng cấp 1 (sinh vật sản xuất): bao gồm các sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường.
+ Bậc dinh dưỡng cấp 2 (sinh vật tiêu thụ bậc 1): bao gồm các động vật ăn sinh vật sản xuất.
+ Bậc dinh dưỡng cấp 3 (sinh vật tiêu thụ bậc 2): bao gồm các động vật ăn thịt, chúng ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1.
+ Bậc dinh dưỡng cấp n (sinh vật tiêu thụ bậc n-1).
+ Bậc cuối cùng là bậc dinh dưỡng cấp cao nhất.
Cách giải:
I sai, thực vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 → các loài ăn thực vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
II đúng.
III đúng.
IV đúng, ví dụ: Tất cả các loài ăn sinh vật sản xuất đều được xếp vào động vật tiêu thụ bậc 1.
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Chọn D.
Câu 16:
Một loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, sinh sản của loài cá lớn. Loài cá ép sau khi bám lên cá lớn thì tạo nên các khe hở để ba loài vi sinh vật khác bám lên và sinh sống nhưng không gây bệnh cho các loài tham gia. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ giữa cá ép với các loài vi sinh vật là quan hệ kí sinh.
II. Mối quan hệ giữa tất cả các loài nói trên đều là quan hệ hỗ trợ khác loài.
III. Mối quan hệ giữa tất cả các loài nói trên đều là quan hệ hội sinh.
IV. Nếu loài cá ép tách khỏi cá lớn thì các loài vi sinh vật sẽ tách ra khỏi cá lớn.
Phương pháp:
Hỗ trợ (Không có loài nào bị hại) |
Đối kháng (Có ít nhất 1 loài bị hại) |
|||||
Cộng sinh |
Hợp tác |
Hội sinh |
Cạnh tranh |
Kí sinh |
Ức chế cảm nhiễm |
Sinh vật ăn sinh vật |
+ + |
+ + |
+ 0 |
- - |
+ - |
0 - |
+ - |
Chặt chẽ |
|
|
|
|
|
|
(+): Được lợi; (-) bị hại |
Cách giải:
I sai, mối quan hệ giữa cá ép với 3 loài vi sinh vật là hội sinh, cá ép không được lợi, vi sinh vật được lợi.
II đúng, vì các loài không gây hại cho nhau.
III đúng, vì trong 1 mối quan hệ chỉ có 1 loài được lợi, loài kia không bị hại.
IV sai, các loài vi sinh vật sống trên cá lớn, không phải sống trên cá ép.
Chọn C.
Câu 17:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
Phương pháp:
Các nhân tố tiến hóa:
Đột biến: Thay đổi tần số alen rất chậm, làm xuất hiện alen mới, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp, tăng đa dạng di truyền.
Di nhập gen: Tăng hoặc giảm tần số alen, làm tăng hoặc giảm sự đa dạng di truyền.ọc tự nhiên: Giữ lại kiểu hình thích nghi, loại bỏ kiểu hình không thích nghi, làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.
Các yếu tố ngẫu nhiên: có thể loại bỏ bất kì alen nào. Thay đổi tần số alen mạnh và đột ngột.
Giao phối không ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen.
Cách giải:
Xét các phát biểu:
A đúng.
B sai, di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu không theo hướng xác định.
C sai, đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
D sai, nhập gen có thể làm tăng đa dạng di truyền của quần thể.
Chọn A.
Câu 18:
Sơ đồ dưới đây mô tả một lưới thức ăn bao gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Trong đó A, B, C, D là tên các loài sinh vật có trong quần xã. Loài sinh vật nào phù hợp nhất cho sinh vật phân giải?
Phương pháp:
Sinh vật phân giải là những sinh vật có khả năng phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường.Sinh vật phân giải nằm cuối của chuỗi thức ăn.
Cách giải:
Loài A có thể là sinh vật phân giải.
Chọn C.
Câu 19:
Sống trên cây rau xanh, những con sâu màu đỏ sẽ dễ bị chim sâu ăn thịt hơn những con sâu màu xanh. Đây là ví dụ về tác động của nhân tố tiến hóa nào?
Phương pháp:
Các nhân tố tiến hóa:
Đột biến: Thay đổi tần số alen rất chậm, làm xuất hiện alen mới, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp, tăng đa dạng di truyền.
Di nhập gen: Tăng hoặc giảm tần số alen, làm tăng hoặc giảm sự đa dạng di truyền.ọc tự nhiên: Giữ lại kiểu hình thích nghi, loại bỏ kiểu hình không thích nghi, làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.
Các yếu tố ngẫu nhiên: có thể loại bỏ bất kì alen nào. Thay đổi tần số alen mạnh và đột ngột.
Giao phối không ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen.
Cách giải:
Sống trên cây rau xanh, những con sâu màu đỏ sẽ dễ bị chim sâu ăn thịt hơn những con sâu màu xanh. Đây là ví dụ về tác động của chọn lọc tự nhiên loại bỏ các cá thể có kiểu hình kém thích nghi.
Chọn D.
Câu 20:
Quần thể nào sau đây đạt trạng thái cân bằng di truyền?
Phương pháp:
Quần thể có thành phần kiểu gen : xAA:yAa:zaa
Quần thể cân bằng di truyền thoả mãn công thức:
Cách giải:
Quần thể đạt cân bằng di truyền là 0,36AA +0,48Aa +0,16aa = 1.
Chọn A.
Câu 21:
Một quần thể ngẫu phối đang cân bằng có tần số các alen gồm 0,2A1, 0,5A2, và 0,3A3. Theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể dị hợp trong quần thể là
Phương pháp:
Tỉ lệ dị hợp = 1 – tỉ lệ đồng hợp.
Cách giải:
Một quần thể ngẫu phối đang cân bằng có tần số các alen gồm 0,2A1, 0,5A2, và 0,3A3.
Tỉ lệ dị hợp = 1 – tỉ lệ đồng hợp = 1 – 0,22 – 0,52 – 0,32 = 0,62 = 62%.
Chọn B.
Câu 22:
Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí không có đặc điểm nào sau đây?
Phương pháp:
Hình thành loài khác khu vực địa lí
Điều kiện địa lí khác nhau → CLTN theo các hướng khác nhau
- Diễn ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian.Động vật có khả năng phát tán mạnh (ví dụ chim, thú).
Cách giải:
Quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí không có đặc điểm: Ít xảy ra ở các loài động vật.
Chọn D.
Câu 23:
Phosphor được rễ cây hấp thụ ở dạng nào?
Phương pháp:
Cây hấp thụ các nguyên tố khoáng dưới dang ion hòa tan trong nước.
Cách giải:
Phosphor được rễ cây hấp thụ ở dạng PO43- và H2PO4-.
Chọn D.
Câu 24:
Với 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen trội là trội hoàn toàn. Nếu không xét đến vai trò của giới tính. Để cho thế hệ sau đồng loạt có kiểu hình trội, thì sẽ có bao nhiêu phép lai giữa các kiểu gen nói trên?
Phương pháp:
Xét các trường hợp có thể cho đời con chắc chắn mang kiểu hình trội.
Cách giải:
Các phép lai cho đời con có toàn kiểu hình trội (phải mang ít nhất 1 alen A) là
+ AA × AA
+ AA × Aa
+ AA × aa.
Vậy có 3 phép lai.
Chọn C.
Câu 25:
Khi nói về đột biến NST, phát biểu nào sau đây sai?
Phương pháp:
Đột biến mất đoạn là nghiêm trọng nhất
Mất đoạn: Mất đi 1 đoạn NST, mất đoạn thường gây chết hay giảm sức sống.
Lặp đoạn: Là 1 đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó. Nhìn chung lặp đoạn không gây hậu quả nặng nề như mất đoạn.
Đảo đoạn: Là 1 đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 180° và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên đó.
Đảo đoạn có thể chứa hoặc không chứa tâm động. Đột biến đảo đoạn thường ít ảnh hưởng đến sức sống do vật liệu di truyền không bị mất.
Chuyển đoạn: Là sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng, hoặc chuyển đoạn trên 1 NST, một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác. Chuyển đoạn lớn thường gây chết hay mất khả năng sinh sản. Đôi khi chuyển đoạn là cơ chế để hình thành loài mới tức thì.
Đột biến đảo đoạn, chuyển đoạn có thể làm phát sinh loài mới.
Cách giải:
D sai, đột biến đa bôi làm thay đổi số lượng NST mà không thay đổi số lượng, trình tự gen nên không dùng để xác định vị trí của gen tên NST.
Chọn D.
Câu 26:
Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T)/(G + X) = 2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là
Phương pháp:
Áp dụng nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN ta có A=T;G=X
A+G=50%.
Cách giải:
Câu 27:
Người ta thực hiện dung hợp 2 tế bào sinh dưỡng của 2 cây khác loài (cây M có kiểu gen Aabb và cây N có kiểu gen EeGg), tiếp đó nuôi tế bào lai trong môi trường thích hợp thành cây hoàn chỉnh. Theo lí thuyết, kết quả sẽ tạo được cây lai có kiểu gen là
Phương pháp:
Lai sinh dưỡng (Dung hợp tế bào trần): Tạo ra tế bào lại có bộ NST của hai loài (thể song nhị bội).
Cách giải:
Aabb × EeGg → tế bào lai: AabbEeGg → cây lai AabbEeGg.
Chọn B.
Câu 28:
Ở cừu, bộ phận nào sau đây của dạ dày có chức năng tiết enzim pepsin để tiêu hóa prôtêin?
Phương pháp:
Dạ dày ở thú nhai lại như trâu, bò có 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế và có vi khuẩn tiêu hóa xenlulôzơ sống cộng sinh bên trong.
+ Dạ cỏ là nơi dự trữ làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác.
+ Dạ tổ ong giúp đưa thức ăn lên trên trong khi nhai lại.
+ Dạ lá sách giúp tái hấp thu nước.
+ Dạ múi khế tiết ra pepsin, HCl tiêu hóa prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống.
Cách giải:
Ở cừu, dạ múi khế có chức năng tiết enzim pepsin để tiêu hóa protein.
Chọn B.
Câu 29:
Phương pháp:
Cơ thể càng ít cặp gen dị hợp giảm phân cho càng ít giao tử.
Cách giải:
Cơ thể dị hợp 1 cặp gen, giảm phân cho tối đa 2 loại giao tử. Các cơ thể còn lại giảm phân cho tối đa 4 loại giao tử.
Chọn D.
Câu 30:
Ba đồ thị (A, B, C) trong hình dưới đây biểu diễn lần lượt những thông số nào về hệ mạch máu?
Phương pháp:
|
Động mạch |
Mao mạch |
Tĩnh mạch |
Huyết áp |
Giảm dần: động mạch mao mạch tĩnh mạch |
||
Tổng tiết diện |
Nhỏ nhất |
Lớn nhất |
|
Vận tốc máu |
Lớn nhất |
Nhỏ nhất |
|
Cách giải:
Đồ thị A: Biểu thị huyết áp: Huyết áp giảm dần trong hệ mạch.
Đồ thị B: biểu thị tổng tiết diện mạch, tổng tiết diện mạch ở mao mạch là lớn nhất.
Đồ thị C: Biểu thị vận tốc máu, vận tốc máu lớn nhất ở động mạch và nhỏ nhất ở mao mạch.
Chọn D.
Câu 31:
Một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1?
Phương pháp:
Phân tích tỉ lệ kiểu hình thành tỉ lệ của các cặp gen.
Cách giải:
Tỉ lệ kiểu hình: 1:1:1:1 = (1:1)(1:1) (các gen liên kết hoàn toàn)
Vậy P có thể là:Câu 32:
Những năm gần đây vùng Đông bằng sông Cửu Long của nước ta thường xuyên bị nhiễm mặn do biến đổi khí hậu làm nước biển dâng. Nhằm tìm kiếm các loài thực vật phù hợp cho sản xuất, các nhà khoa học đã tiến hành các thử nghiệm trên hai loài thực vật đầm lầy (loài A và loài B) ở vùng này. Để nghiên cứu ảnh hưởng của nước biển tới hai loài này, chúng được trồng trong đầm nước mặn và đầm nước ngọt. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
Khi nói về 2 loài này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Loài A chịu mặn kém hơn loài B.
II. Trong cùng một độ mặn, loài B có sinh khối cao hơn loài A.
III. Trong tương lai nước biển dâng loài A sẽ trở nên phổ biến hơn loài B.
IV. Cả 2 loài A và B đều là sinh trưởng tốt trong điều kiện nước ngọt.
Phương pháp:
Phân tích biểu đồ, chú ý tới sự thay đổi của sinh khối ở các độ mặn khác nhau.
Cách giải:
(1) sai, vì loài A chịu mặn tốt hơn loài B. Trong giới hạn độ muối 60% – 80‰, loài A vẫn còn mặc dù sinh khối thấp hơn, trong khi đó loài B bị chết.
(2) sai. Trong cùng một độ mặn, loài B có sinh khối thấp hơn loài A.
(3) đúng, vì trong tương lai nước biển dâng, độ mặn tăng lên thì loài A sẽ trở lên phổ biến hơn nhờ khả năng chịu mặn tốt hơn loài B.
(4) đúng vì cả 2 loài càng sinh trưởng tốt hơn trong điều kiện nước có độ mặn càng thấp.
Chọn C.
Câu 33:
Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về cơ chế di truyền phân tử được thể hiện ở hình bên?
I. Cả 2 quá trình phiên mã và dịch mã đang diễn ra.
II. Tại thời điểm đang xét, chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ ribôxôm 1 có số axit amin nhiều nhất.
III. Chữ cái A và B trong hình tương ứng với đầu 5’ và 3’ của mạch mã gốc của gen.
IV. Chữ cái C trong hình tương ứng với đầu 5’ của mARN.
Phương pháp:
+ Phiên mã xảy ra theo chiều 3’-5’ trên mạch mã gốc của gen
+ Dịch mã diễn ra theo chiều 5’-3’ trên mARN.
Cách giải:
I đúng. Đây là quá trình phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân sơ vì quá trình dịch mã xảy ra ngay sau phiên mã.
III đúng, IV đúng vì
+ Phiên mã xảy ra theo chiều 3’-5’ trên mạch mã gốc ứng với B-A.
+ Dịch mã diễn ra theo chiều 5’-3’ hay C là đầu 5’.
II sai vì đầu C là đầu 5’ → ribosome 1 dịch mã cuối, nên ít axit amin nhất.
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Chọn A.
Câu 34:
Cho sơ đồ phả hệ sau:
Biết rằng bệnh mù màu nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đưa ra là đúng về phả hệ này?
I. Cả hai bệnh trên đều do gen lặn qui định.
II. Xác định được kiểu gen của 7 người trong phả hệ.
III. Người số (10) và (14) có thể có kiểu gen giống nhau về bệnh điếc bẩm sinh.
IV. Cặp vợ chồng (13) và (14) dự định sinh con, xác suất để họ sinh được một đứa con không mang alen bệnh là 26,25%.
Phương pháp:
Bước 1: Biện luận bệnh do gen lặn hay gen trội quy định → quy ước gen.
Bước 2: Xác định kiểu gen của những người trong phả hệ.
Bước 3: Xét các phát biểu.
Cách giải:
Bệnh điếc bẩm sinh
Bố mẹ 5,6 bình thường sinh con gái (11) bị bệnh→Bệnh là do gen lặn nằm trên NST thường qui định.
Bệnh mù màu
Bố mẹ (7), (8) bình thường sinh con 12 bị bệnh → Bệnh do gen lặn qui định
Vậy cả hai bệnh đều do gen lặn nằm trên NST thường qui định→I đúng
Qui ước gen
A: bình thường >> a: điếc bẩm sinh
B: Bình thường >> b: mù màu
II sai. Xác định kiểu gen của những người trong phả hệ.
Bệnh điếc bẩm sinh
Những người bị điếc bẩm sinh có kiểu gen aa: (1) , (4), (8), (11) bị bệnh điếc bẩm sinh nên có kiểu gen.
Những người có bố, mẹ, con bị điếc bẩm sinh có kiểu gen Aa: (2), (5), (6), (9), (12), (13).
Bệnh mù màu
- (12) bị bệnh mù màu nên có kiểu gen là XbY→(8) có kiểu gen là XBXb→ (1) có kiểu gen là XBXb
- (2), (4), (6), (7), (10), (14) bình thường về bệnh mù màu nên có kiểu gen là: XBY
Xét chung cả hai bệnh ta thấy những người xác định được kiểu gen của 6 người trong phả hệ là: (1), (2), (4), (6), (8), (12).
III đúng. Tìm kiểu gen của người 10, 14
Bệnh điếc bẩm sinh
Cặp vợ chồng: (5)×(6): Aa × Aa→1AA : 2Aa : 1aa →Kiểu gen của (10) là: (1/3AA : 2/3Aa) hay (2/3A:1/3a)
Cặp vợ chồng: (9)×(10): (1/2A: 1/2a)×(2/3A: l/3a)→2/6AA : 3/6Aa : l/6aa
→Kiểu gen của (14) là: (2/5AA : 3/5Aa) hay (7/10 A : 3/10a).
Vì (10) và (14) chưa biết kiểu gen về bệnh điếc bẩm sinh nên có thể có kiểu gen giống nhau.
IV đúng.
Bệnh điếc bẩm sinh
Người 14: (2/5AA : 3/5Aa) hay (7/10 A : 3/10a).
Người 13: Aa
- (13)×(14): (1/2A : l/2a) × (7/10 A : 3/10a)→Xác suất sinh con không mang gen bệnh của cặp 13, 14 là AA=
Bệnh mù màu
- (7)×(8): XBY × XBXb→(1/4XBXB : l/4XBXb: 1/4XBY: l/4XbY)
→ (13) có kiểu gen là (3/4XB : l/4Xb)
- (13)×(14): (3/4XB : l/4Xb)×(1/2XB : 1/2Y)
→ Sinh con không mang alen bệnh là:
Cặp vợ chồng (13) và (14) dự định sinh con, xác suất để họ sinh được một đứa con không mang alen bệnh là:
Vậy có 3 phát biểu đúng.
Chọn D.
Câu 35:
Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen quy định các enzim khác nhau cùng tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố cánh hoa theo sơ đồ sau:
Các alen lặn đột biến a, b, d đều không tạo ra được các enzim A, B và D tương ứng. Khi sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
I. Ở F2 có 8 kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ.
II. Ở F2, kiểu hình hoa vàng có ít kiểu gen quy định nhất.
III. Trong số các cây hoa trắng ở F2, tỉ lệ hoa trắng có kiểu gen dị hợp về ít nhất một cặp gen là 78,57%.
IV. Nếu cho tất cả các cây hoa vàng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên, tỉ lệ hoa đỏ ở đời F3 là 0%.
Phương pháp:
Bước 1: Viết phép lai P → F1, xác định các kiểu gen của các kiểu hình.
Bước 2: Xét các phát biểu.
Cách giải:
P : AABBDD × aabbdd
F1 : AaBbDd
F1 × F1 :
F2 :
A-B-D-: Đỏ; A-B-dd: vàng; còn lại là trắng.
I đúng. Số kiểu gen qui định hoa đỏ (A-B-D-) là 2 × 2 × 2 = 8
II đúng. Kiểu hình có kiểu gen qui định ít nhất là hoa vàng (A-B-dd) = 2 × 2 = 4.
Do kiểu hình hoa trắng có số KG qui định là : 3 × 3 × 3 – 8 – 4= 15.
III đúng.
Tỉ lệ hoa đỏ là : 3/4 × 3/4 × 3/4 = 27/64
Tỉ lệ hoa vàng là : 3/4 × 3/4 × 1/4 = 9/64
Tỉ lệ hoa trắng là : 1 – 27/64 – 9/64 = 28/64
Tỉ lệ hoa trắng đồng hợp
(aabbdd + AAbbdd + aaBBdd + aabbDD + aaBBDD + AAbbDD) ↔ aa (BB+bb) (DD+dd) + AAbb (DD + dd) là:
Tỉ lệ hoa trắng có ít nhất 1 cặp gen dị hợp là 28/64 – 6/64 = 22/64
→ tỉ lệ hoa trắng có ít nhất 1 cặp gen dị hợp trong tổng hoa trắng là 22/28= 78,57%
IV đúng.
Hoa vàng F2: (AA+Aa) (BB+Bb)dd
Hoa vàng × hoa vàng :
F3 không có hoa đỏ vì không tạo được kiểu hình D-.
Vậy có 4 phát biểu đúng.
Chọn D.
Câu 36:
Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Tiến hành phép lai (P): ♀AaBbDdEe × ♂aaBbDdEE, thu được F1. Theo lí thuyết, nếu không xảy ra đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F1 có tối đa 36 kiểu gen.
II. Cơ thể cái P đã cho giao tử mang 2 alen trội với tỉ lệ 12,5%.
III. Mỗi kiểu hình ở F1 có tối đa 4 kiểu gen.
IV. F1 có loại kiểu hình mang 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 15/32.
Phương pháp:
Viết phép lai tổng quát sau đó xét từng phát biểu.
Cách giải:
♀AaBbDdEe × ♂aaBbDdEE → (1Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb)(1DD:2Dd:1dd)(1EE:1Ee)
I đúng, số kiểu gen tối đa ở F1: 2 × 3 × 3 × 2 = 36.
II sai, cơ thể cái dị hợp 4 cặp gen, tỉ lệ giao tử mang 2 alen trội:III sai, kiểu hình A-B-D-E- có tối đa 8 kiểu gen.
IV đúng, do đời con luôn có alen E → bài toán trở thành tính tỷ lệ số cá thể có kiểu hình mang 2 tính trạng trội 1 tính trạng lặn.23
TH1: trội về tính trạng A-:Vậy tỷ lệ cần tính là 15/32
Có 2 phát biểu đúng.
Chọn B.
Câu 37:
Một quần thể của một loài thực vật, xét gen A có 2 alen A và gen a; gen B có 3 alen B1; B2; B3. Hai gen A, B nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Trong quần thể này tần số alen của A là 0,6; tần số của B1 là 0,2 ; B2 là 0,5. Nếu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền và trong quần thể có 10000 cá thể thì theo lí thuyết, số lượng cá thể mang kiểu gen đồng hợp về cả gen A và gen B là
Phương pháp:
Tính tần số các alen chưa biết → tỉ lệ đồng hợp của từng gen → tỉ lệ đồng hợp của 2 gen → tính số lượng cá thể.
Cách giải:
Tần số alen A = 0,6 → a=0,4
→ Tỉ lệ đồng hợp về gen A: 0,62 + 0,42 =0,52
Tần số của B1 = 0,2 ; B2 = 0,5 → B3 = 1 – B1 – B2 = 0,3
→ Tỉ lệ đồng hợp về gen B: 0,22 + 0,52 + 0,32 =0,38
Quần thể có 10000 cá thể, theo lý thuyết, số lượng cá thể mang kiểu gen đồng hợp về cả gen A và gen B là 10000 ´ 0,52 ´ 0,38 = 1976 cá thể.
Chọn B.
Câu 38:
Hình bên mô tả sự biến động các chỉ số trong một thuỷ vực. Có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
I. Nhiệt độ môi trường biến động tương ứng với sự biến động ánh sáng ở phần lớn thời gian.
II. Sản lượng thực vật phù du cao nhất vào khoảng tháng 4, sản lượng động vật phù du cao nhất vào khoảng tháng 6.
III. Ánh sáng và nhiệt độ càng cao thì sản lượng thực vật phù du càng lớn.
IV. Chất dinh dưỡng và động vật phù du có thể là các nhân tố làm giảm sút thực vật phù du vào giai đoạn tháng 5 - 6.
Phương pháp:
Phân tích biểu đồ, sự thay đổi theo thời gian của các yếu tố.
Cách giải:
I đúng, vì ánh sáng chứa tia hồng ngoại làm tăng nhiệt độ của nước.
II đúng.
III sai, khi ánh sáng và nhiệt độ đạt cực đại thì sản lượng thực vật phù du không đạt cực đại.
IV đúng. Vì chất dinh dưỡng để thực vật phù du sinh trưởng còn động vật phù du ăn thực vật phù du.
Chọn B.
Câu 39:
Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây?
I. Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn.
II. Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao.
III. Trồng các loại cây đúng thời vụ.
IV. Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.
Phương pháp:
Trong cùng một nơi ở có thể có nhiều ổ sinh thái của các loài khác nhau.
Ổ sinh thái là không gian sinh thái đảm bảo cho loài tồn tại và phát triển theo thời gian.
Cách giải:
Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào:
(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn.
(4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.
Chọn A.
Câu 40:
Một quần thể ngẫu phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tần số kiểu gen đồng hợp lặn bằng tần số kiểu gen đồng hợp trội. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có đột biến, không có di – nhập gen thì quần thể không xuất hiện alen mới.
II. Nếu quần thể chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên theo hướng chống lại kiểu gen dị hợp mà không chống lại kiểu gen đồng hợp thì cấu trúc di truyền sẽ không bị thay đổi.
III. Nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị suy giảm.
IV. Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì tính đa dạng di truyền của quần thể không bị thay đổi.
Phương pháp:
Các nhân tố tiến hóa:
Đột biến: Thay đổi tần số alen rất chậm, làm xuất hiện alen mới, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp, tăng đa dạng di truyền.
Di nhập gen: Tăng hoặc giảm tần số alen, làm tăng hoặc giảm sự đa dạng di truyền.ọc tự nhiên: Giữ lại kiểu hình thích nghi, loại bỏ kiểu hình không thích nghi, làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.
Các yếu tố ngẫu nhiên: có thể loại bỏ bất kì alen nào. Thay đổi tần số alen mạnh và đột ngột.
Giao phối không ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen.
Cách giải:
(1) đúng, nếu không có đột biến thì sẽ không tạo alen mới. Không có di – nhập gen thì không có sự mang alen từ quần thể khác tới.
(2) đúng, giả sử ở quần thể này, tần số A = a = 0,5 cho nên chọn lọc chống lại Aa thì không làm thay đổi cấu trúc di truyền.
(3) sai, vì nếu không có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì tính đa dạng di truyền của quần thể vẫn có thể bị thay đổi do đột biến, chọn lọc tự nhiên. Trong đó đột biến có thể làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể, chọn lọc tự nhiên làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.
(4) đúng.
Chọn A.