100 câu trắc nghiệm Kim loại kiềm, Kiềm thổ, Nhôm nâng cao (P3)
-
7654 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
25 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trộn 5,4g bột Al với 17,4g bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe2O3 thành Fe). Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thu được 5,376 lít H2 (dktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là:
Đáp án D
Gọi số mol Fe3O4 phản ứng là x mol
Vì hiệu suất không đạt 100% nên cả Al và Fe3O4 đều chưa phản ứng hết.
⇒Hỗn hợp rắn sau phản ứng gồm Al dư, Fe3O4 dư, Al2O3 và Fe.
Theo phản ứng: nAl phản ứng = 8/3 x mol ⇒ nAl dư = (0,2 – 8/3 x) mol
Câu 2:
Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án D
nOH-=0,006 + 2.0,012 = 0,03(mol)
nCO2 = 0,02(mol)
Có: nên tạo ra 2 ion số mol bằng nhau = 0,01mol
Khối lượng kết tủa = 0,01.197=1,97(g)
Câu 3:
Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và 0,2M , sau phản ứng thu được số mol CO2 là:
Đáp án B
Na2CO3 + HCl → NaHCO3 + NaCl
0,02 → 0,02 → 0,02
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
0,01 → 0,01
=> n CO2 = 0,01mol
Câu 4:
Hòa tan hết 17,94 gam một kim loại kiềm vào một lượng nước dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với 36,92 gam P2O5 thì thu được dung dịch Y chỉ chứa hai muối có nồng độ mol bằng nhau. Kim loại kiềm là
Đáp án A
nH3PO4 = 2nP2O5 = 2.36,92/142 = 0,52 mol
M + H2O → MOH + ½ H2 ↑
Phản ứng xảy ra theo thứ tự:
H3 PO4 + MOH → MH2PO4 + H2O
MH2PO4 + MOH → M2HPO4 + H2O
M2HPO4 + MOH → M3PO4 + H2O
Xét hai trường hợp:
TH1: Hai muối là M2HPO4 và MH2PO4 ⇒n MH2PO4 = nM2HPO4 = 0,26
nM= nMH2PO4 + 2n M2HPO4 = 0,78 mol ⇒ M = 17,94/0,78 = 23(Na)
TH2: Hai muối là: M2HPO4 và M3PO4 ⇒ n M2HPO4 = n M3PO4 = 0,26
nM = 2n M2HPO4 + 3nM3PO4 = 1,3 mol ⇒ M = 17,94/1,3 = 13,8(loại)
Câu 5:
Trộn 5,4 gam bột Al với 17,4 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí). Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử Fe3O4 thành Fe. Hòa tan hoàn toàn chất rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 5,376 lít khí H2 (ở đktc). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và số mol H2SO4 đã phản ứng là:
Đáp án D
nAl = 0,2 mol ; nFe3O4 = 0,075 mol ; nH2 = 0,24 mol
Phản ứng xảy ra không hoàn toàn:
8Al + 3Fe3O4 → 4Al2O3 + 9Fe
x 0,5x (mol)
Hòa tan chất rắn (Fe, Al dư) vào H2SO4 ⇒H2
BT e ta có: 2.nFe + 3.nAl = 2.nH2
⇒ 9/8.x.2 + (0,2 – x).3 = 0,24.2 ⇒ x = 0,16 mol ⇒ Hphản ứng = 0,16/0,2 = 80%
BT e ⇒nH+phản ứng = 2.nFe + 3.nAl + 6.nAl2O3 + 8.nFe3O4 = 0,36 + 0,12 + 0,48 + 0,12 = 1,08 mol
⇒ nH2SO4phản ứng = 1,08/2 = 0,54mol
Câu 6:
Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (ở đktc) vào m gam dung dịch hỗn hợp chứa 0,05 mol NaOH; 0,05mol KOH; 0,05 mol Ba(OH)2. Dung dịch sau phản ứng có khối lượng?
Đáp án D
CO2 + 2OH- → CO32- + H2O
0,2
CO2 + CO32- + H2O → 2HCO3-
0,05
Ba2+ + CO32- → BaCO3
0,05
⇒m dd = m + 0,15.44 – 197.0,05 = (m – 3,25) gam
Câu 7:
Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là
Đáp án D
nH+ = 0,1(2. 0,05 + 0,1 )= 0,02;
nNaOH = 0,1[0,2 + 2.0,1] = 0,04.
H+ + OH- " H2O dư 0,02 mol OH-.
[OH-] = 0,02/(0,1+0,1) = 0,1 = 10-1.
[H+] = 10-13 ⇒ pH = 13
Câu 8:
Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là
Đáp án B
nH2 = 0,12 mol ⇒ nOH- = 0,24 mol
Để trung hòa dd X thì dung dịch Y cần dùng với số mol H+ là 0,24 mol
Gọi số mol của H2SO4 là x thì số mol của HCl là 4x
⇒2x + 4x = 0,24 nên x = 0,04;
Khối lượng muối = khối lượng kim loại + khối lượng gốc axi = 8,94 + 0,04.96 + 0,16.35,5 = 18,46 g
Câu 9:
Nhận biết Al, Mg, Al2O3 dùng:
Đáp án D
Lần lượt cho NaOH vào các mẫu thử. Chất rắn tan có khí thoát ra là Al, tan không có khí là Al2O3, không tan là Mg.
PTHH:
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2
Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2 + H2O
Câu 10:
Hòa tan hoàn toàn a gam bột Al vào dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít (đktc) gồm hỗn hợp hai khí NO và N2O là sản phẩm khử duy nhất và có tỉ lệ số mol lần lượt là 1: 3. Giá trị của a là
Đáp án B
Câu 11:
Hòa tan hết 0,81 gam bột nhôm vào 550ml dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch A. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M cần thêm vào dung dịch A để thu được lượng kết tủa lớn nhất.
Đáp án A
Số mol Al = 0.81/27= 0,03 (mol); số mol HCl = 0,55.0,2 = 0,11 (mol)
Dung dịch A thu được gồm AlCl3 = 0,03 mol; HCl = 0,11 - 0,09 = 0,02 mol.
Để có lượng kết tủa lớn nhất:
Thể tích dung dịch NaOH cần dùng :0,11/0,5=0,22 lít
Câu 12:
Hấp thụ hoàn toàn 0,672lit khí CO2 (đktc) vào 1 lít dd gồm NaOH 0,025M và Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là :
Đáp án C
nOH- = n NaOH + 2n Ca(OH)2 = 0,05 mol
n CO2 = 0,672/22,4 = 0,03 mol
CO2 + OH- → HCO3-
0,03 → 0,03 → 0,03
HCO3- + OH- → CO32- + H2O
0,02 ← 0,02 → 0,02
Ca2+ + CO32- → CaCO3↓
0,0125 0,02 → 0,0125
⇒ x = 0,0125.100 = 1,25 g
Câu 13:
Hòa tan hoàn toàn 14,58 gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, đun nóng thì có 2,0 mol HNO3, đã phản ứng, đồng thời có V lít khí N2 thoát ra (đktc). Giá trị của V là
Đáp án C
+ Đặt nNH4NO3 = a , nN2 = b
⇒ 8a+10b = 3nAl = 1,62 (1)
⇒ 10a+12b = nHNO3 = 2 (2)
+ Giải hệ (1) và (2) ⇒ b = nN2 = 0,05 mol
⇒ VN2 = 1,12 lít
Câu 14:
Cho dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2 tác dụng với dung dịch chứa a mol chất tan X. Để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì X là
Đáp án A
Lượng kết tủa thu được lớn nhất khi:
- X chứa cation cũng tạo được kết tủa với .
- Cation có nguyên tử khối lớn nhất.
Kết hợp hai điều kiện trên chọn được chất X phù hợp là Ba(OH)2.
Ca(HCO3)2 + Ba(OH)2 → CaCO3↓ + 2H2O + BaCO3↓
Câu 15:
Cho các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Số dung dịch tác dụng được với dung dịch NaHCO3 là:
Đáp án A
Có 3 dung dịch tác dụng được với dung dịch NaHCO3: HNO3, Ca(OH)2, KHSO4.
HNO3 + NaHCO3 → NaNO3 +
Ca(OH)2 + 2NaHCO3 → CaCO3 + 2H2O + Na2CO3
2NaHCO3 + 2KHSO4 → 2H2O + Na2SO4 + K2SO4 + 2CO2
Câu 16:
Hỗn hợp X gồm Ba, BaO và Ba(OH)2 có tỉ lệ số mol tương ứng 1: 2 : 3. Cho m gam X vào nước thì thu được a lít dung dịch Y và V lít khí H2 (đktc). Hấp thụ 8V lít CO2 (đktc) vào a lít dung dịch Y đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 98,5 gam kết tủa. Giá trị của m là
Đáp án B
Đặt nBa = a, nBaO = 2a và nBa(OH)2 = 3a
⇒ nH2 = nBa = a ⇒ ∑nBa(OH)2 = a + 2a +3a = 6a = 6V/22.4
⇒ nBaCO3 = (4V/22,4) × 197 = 98,5 Û V = 2,8.
⇒ nBa = 2,8/22,4 = 0,125 mol ⇒ nBaO = 0,25, nBa(OH)2 = 0,375.
⇒ m = 0,125×137 + 0,25×153 + 0,375×171 = 119,5 gam
Câu 17:
Đốt nóng hỗn hợp X gồm Fe2O3 và bột Al trong môi trường không có không khí. Nếu cho những chất còn lại sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2; còn nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,4 mol H2. Vậy số mol Al trong hỗn hợp X là:
Đáp án A
Khi cho Al phản ứng với NaOH hoặc HCl thì số mol H2 thu được là như nhau:
nH2= 0,3 mol ⇒ nAl = 0,2 mol
Từ đó suy ra nH2 do Fe tạo ra = 0,4 - 0,3 = 0,1 mol
⇒nFe = 0,1 mol ⇒ nAl đã phản ứng tạo Fe là 0,1 mol vì:
⇒∑n Al trong X = 0,1 + 0,2 = 0,3mol
Câu 18:
Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M; lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là:
Đáp án D
Ta có: = 1,5.0,2 = 0,3 mol; = 0,2 mol
Thể tích NaOH lớn nhất khi kết tủa sinh ra cực đại, bị NaOH hòa tan 1 phần còn 15,6 (g).
Theo phương trình phản ứng, ta có: nNaOH = 0,9 + 0,1 = 1 mol
⇒VNaOH = 1/0,5 = 2 lít
Câu 19:
Cho 19,02 gam hỗn hợp Mg, Ca, MgO, CaO, MgCO3, CaCO3 tác dụng vừa đủ với m gam dung dịch HCl 10% thu được 4,704 lít hỗn hợp khí X (đktc). Biết khối lượng hỗn hợp khí X là 5,25 gam và dung dịch sau phản ứng chứa 19,98 gam CaCl2. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
Đáp án A
X gồm H2 và CO2. Đặt nCO2 = a; nH2 = b ⇒ nX = a + b = 0,21 mol;
mX = 5,25g = 44a + 2a
Giải hệ có: a = 0,115 mol; b= 0,095 mol.
Quy đổi hỗn hợp ban đầu về Mg, Ca, O và CO2
⇒ nCa = nCaCl2 = 0,18 mol.
Đặt nMg = x; nO = y ⇒ 24x + 0,18 × 40 + 16y + 0,115 × 44 = 19,02g
Bảo toàn electron: 2x + 0,18 × 2 = 0,095 × 2 + 2y.
Giải hệ có: x = 0,135 mol; y = 0,22 mol.
⇒ nHCl = 2nMg + 2nCa = 2 × 0,135 + 2 × 0,18 = 0,63 mol
⇒ m = 0,63 × 36,5 : 0,1 = 229,95(g).
Câu 20:
Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 ở (đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là:
Đáp án C
nNaOH = 0,5.0,1 = 0,05 mol
n Ba(OH)2= 0,2.0,5 = 0,1 mol
⇒nOH- = 0,1.2 + 0,05 = 0,25 mol
nBa2+= 0,1 mol
à tạo ra 2 ion CO32- (y mol) và
Ta có hệ phương trình:
Ba2+ + CO32- " BaCO3↓
⇒mBaCO3= 0,05.197 = 9,85 g
Câu 21:
Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30ml dung dịch HCl 1M vào 100ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là
Đáp án B
Theo thứ tự phản ứng HCl sẽ phản ứng với Na2CO3 trước, lượng dư mới phản ứng với NaHCO3.
Câu 22:
Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là:
Đáp án B
Gọi: nNa = x mol ⇒ nAl = 2x mol
Phản ứng:
Sau các phản ứng còn m(g) chất rắn không tan, đó là khối lượng của Al dư.
Theo phản ứng (1), (2)
⇒mAl ban đầu = 2x = 0,2.2 = 0,4 mol
Mà: nAl phản ứng = nNaOH = x = 0,2 mol ⇒ nAl dư = 0,4 - 0,2 = 0,2 mol
⇒mAl = 0,2.27 = 5,4 (g)
Câu 23:
Hỗn hợp X gồm Na, Al và Fe (với tỉ lệ số mol giữa Na và Al tương ứng là 2 : 1). Cho X tác dụng với H2O (dư) thu được chất rắn Y và V lít khí. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 0,25V lít khí. Biết các khí đo ở cùng điều kiện, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ số mol của Fe và Al trong X tương ứng là
Đáp án B
Ta có : a = 0,25V;
còn : x + 3x/2 = 5x/2 = 2,5x = V suy ra x = V/2,5
Vậy a/x = 0,25V/ 0,4V = 5/8
Câu 24:
Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch NaCl, CaCl2, MgCl2 là:
Đáp án C
- Cho NaOH lần lượt vào các mẫu thử. Có kết tủa trắng là MgCl2
2NaOH + MgCl2 → Mg(OH)2 + 2NaCl
- Tiếp tục cho Na2CO3 vào 2 mẫu thử còn lại ⇒ Xuất hiện tủa trắng là CaCl2
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl
Câu 25:
Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc) duy nhất và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là
Đáp án A
Số mol N2O = 1,008/22,4 = 0,045 mol;
Số mol HNO3 phản ứng = 0,045.10 = 0,45 mol < 0,5 suy ra có tạo sản phẩm khử khác là NH4NO3
Vậy m = 8,9 + 62.( 8.0,045+8.0,005)+ 80.0.005=34,1g