IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Sinh học 600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết

600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết

600 Bài trắc nghiệm từ đề thi thử THPTQG Sinh Học có lời giải chi tiết (Đề số 2)

  • 6733 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong phương thức vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào, các chất tan được khuếch tán phụ thuộc yếu tố nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn B.

Vận chuyển thụ động.

-       - Có sự chênh lệch nồng độ.

- Theo chiều nồng độ.


Câu 3:

Hai thành phần cơ bản nào sau đây của tất cả các virut?

Xem đáp án

Chọn B.

Vì vậy thành phần cơ bản của tất cả các virut là protein và axit nucleotit.


Câu 4:

Nơi tự động phát xung đối với các hoạt động tự động của tim nằm ở đâu?


Câu 5:

Sau khi vào tế bào lông hút, nước vận chuyển một chiều vào mạch gỗ của rễ do cơ chế nào?


Câu 6:

Trong điều kiện nuôi cấy liên tục, để thu sinh khối vi sinh vật tối đa nên dừng ở thời điểm nào?

Xem đáp án

Chọn C.

Pha cân bằng:

-       Số lượng tế bào đạt mức cực đại và không đổi (số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi).

Tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất của vi khuẩn giảm dần.


Câu 7:

Nói chung trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình trong sinh quyền năng lượng mất đi khoảng bao nhiêu?

Xem đáp án

Chọn C.

Nói chung trong các hệ sinh thái, khí chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình trong sinh quyển năng lượng mất đi khoảng 90% (mất đi do hô hấp, bài tiết, tiêu hóa,…). Chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.


Câu 8:

Trong hệ sinh thái, sản lượng sinh vật sơ cấp không phải do nhóm sinh vật nào sau đây tạo ra?

Xem đáp án

Chọn D.

Sản lượng sinh vật sơ cấp do nhóm sinh vật sản xuất tự tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ đơn giản nhờ có năng lượng ánh sáng mặt trời. Nhóm này gồm: vi khuẩn quang hợp, tảo, cây xanh.

D.->sai. Vi khuẩn hóa tổng hợp ->nhóm này tự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ đơn giản nhờ năng lượng hóa học. Nhưng nhóm này lại không tham gia vào bậc dinh dưỡng cấp 1.


Câu 10:

Các kết quả nghiên cứu về sự phân bố của các loài đã diệt vong cũng như các loài đang tồn tại có thể cung cấp bằng chứng cho thấy sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do

Xem đáp án

Chọn B.

Điểm giống nhau giữa các lời sinh vật đã diệt vong cũng như các loài đang tồn tại có thể cung cấp bằng chứng cho thấy tất cả chúng có chung một nguồn gốc.

Như vậy: A, C, D ->chưa phù hợp.


Câu 11:

Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì

Xem đáp án

Chọn A.

Loài sinh học: là nhóm cá thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái sinh lí, có khu phân bố xác định, trong đó các cá thể có thể giao phối với nhau và được cách li sinh sản với những nhóm quần thể thuộc loài khác.

A.->đúng. Cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên.

B.->sai. Hoàn toàn biệt lập về khu phân bố. (có cùng khu phân bố).

C.->sai. Giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên. (2 loài thân thuộc cách li sinh sản hay cách li di truyền).

D->sai. Hoàn toàn khác nhau về hình thái.


Câu 12:

Một tế bào lưỡng bội bình thường nguyên phân, số NST trong tế bào ở kỳ sau là bao nhiêu?

Xem đáp án

Chọn C.

Từ 1 tế bào sinh dưỡng (2n: NST đơn)->Kỳ trung gian: 1 tế bào đó (2n: NST kép)->Kỳ đầu: 1 tế bào đó (2n: NST kép)->Kỳ giữa: 1 tế bào đó (2n: NST kép) ->Kỳ sau: 1 tế bào đó (4n: NST đơn)->Kỳ cuối: phân chia tạo 2 tế bào (mỗi tế bào có 2n: NST đơn).


Câu 13:

Sự điều hòa hoặt động của operon Lac ở E coli dựa vào tương tác của protein ức chế với vùng hay gen nào?

Xem đáp án

Chọn B.

B->đúng. Sự điều hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli dựa vào tương tác của protein ức chế với vùng vận hành

Giải thích:

+ Khi protein ức chế tác động lên vùng vận hành O. Vùng vận hành bị ức chế do đó nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) không phiên mã được->sản phẩm không tạo ra.

+ Khi protein ức chế không agwns được vào vùng vận hành O (do bị bất hoạt bởi chất cảm ứng lactozo)

->vùng vận hành được tự do điều khiển quá trình phiên mã của Operon->sản phẩm sinh học tạo ra.


Câu 14:

Hiện tượng nào sau đây là do đột biến?

Xem đáp án

Chọn C.

A sai. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa.-> đây là thường biến.

B. sai. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân->đây là thường biến.

C. đúng. Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng.

D. sai. Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao.->đây là thường biến.


Câu 15:

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Theo lý thuyết, phép lai: AaBb x aaBb cho đời con có kiểu hình thân cao, quả đỏ chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Xem đáp án

Chọn A.

A quy định thân cao >> a quy định thân thấp; B quy định quả đỏ >> b quy định quả vàng.

P: AaBb x aaBb -> F1: A – B- = ½.3/4=3/8.

->Vậy : A đúng.

Chú ý:

+ Aa x aa->F1: ½ Aa : 1 aa->kiểu hình: 1/2A- : 1/2aa

+ Bb x Bb->F1: 1/4BB : 2/4 Bb : ¼ bb->kiểu hình: 3/4B- : ¼ bb


Câu 16:

Ở người (2n = 46), một tế bào sinh dưỡng đang nguyên phân, số NST ở kì giữa là bao nhiêu?

Xem đáp án

Chọn B.

Từ 1 tế bào dinh dưỡng (2n = 46 NST đơn) -> Kỳ trung gian: 1 tế bào đó (2n = 46 NST kép)->Kì đầu: 1 tế bào đó (2n = 46 NST kép)->Kỳ giữa: 1 tế bào đó (2n = 46 NST kép)->Kỳ sau: 1 tế bào đó (4n = 92 NST đơn)->Kỳ cuối: phân chia tạo 2 tế bào (mỗi tế bào có 2n = 46 NST đơn).


Câu 17:

Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm gì?

Xem đáp án

Chọn C.

Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể. Quan niệm Đăcuyn về biến dị cá thể “Sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các thể cùng loài trong quá trình sinh sản xuất hiện ở từng cá thể riêng lẻ và theo hướng không xác định là nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hóa”.


Câu 18:

Nhân tố tiến hóa làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen của quần thể theo một hướng xác định là

Xem đáp án

Chọn A.

Nhân tố làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen của quần thể theo một hướng xác định.

A.-> đúng. Chọn lọc tự nhiên ->tác động làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.

B->sai. Giao phối ->tác động làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.

C.->sai. Đột biến ->tác động làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen ngẫu nhiên, vô hướng.

D.->sai. Cách li ->không thuộc nhân tố tiến hóa.


Câu 19:

Plasmit sử dụng trong kĩ thuật di truyền có đặc điểm nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn D.

A.->sai. Là vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật (chỉ có ở tế bào nhân sơ).

B.->sai. Là phân tử ARN mạch kép, dạng vòng. (AND kép, vòng).

C.->sai. Là phân tử AND mạch thẳng (AND kép, vòng)

D.->đúng. Có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể của tế bào chủ. (plasmit có khả năng mang gen cần chuyển từ tế bào cho, có khả năng xâm nhập vào tế bào chủ (tế bào nhận) và có khả năng điều khiển nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào chủ (tế bào nhận).


Câu 20:

Khi nói đến quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I.              Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.

II.            Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.

III.          Sự hinh thành loài mới liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.

IV. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.

Xem đáp án

Chọn D.

I.->sai. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.

II.->sai. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến dự hình thành loài mới.

III.->đúng. Loài mới không những mang một mà mang nhiều đột biến.

IV.->đúng. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.


Câu 24:

Khi nói về giới hạn sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I.              Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

II.            Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định về một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó dinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

III.          Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

IV.         Loài có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng thì khả năng có vùng phân bố rộng.

Xem đáp án

Chọn D.

I.     -> sai.  Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

II. ->đúng. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định về một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

III. ->sai. Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

IV.->đúng. Loài có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng thì khả năng có vùng phân bố rộng.


Câu 25:

Khi nói đến kích thước quần thể, có bao nhiêu nhân tố sau đây gây biến đổi kích thước của quần thể?

I.              Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, các mối qun hệ giữa các cá thể trong quần thể.

II.            Mức nhập cư và xuất cư.

III.          Mức sinh sản và cấu trúc giới tính.

IV.         Mức sinh sản, mức tử vong.

Xem đáp án

Chọn B.

Kích thước quần thể tại thời điểm t: Nt = N0 + B – D + I – E.

+ N0, Nt là số lượng cá thể của quần thể tính ở thời điểm ban đầu và thời điểm t; B: mức sinh sản; D: mức tử vong; I: mức nhập cư; E: mức xuất cư.

+ B, I->có vai trò làm tăng kích thước quần thể; D, E->có vai trò giảm kích thước quần thể.

I.     -> sai. Cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.

II.            ->đúng. Mức nhập cư và xuất cư.

III.          ->sai. Mức sinh sản và cấu trúc giới tính.

IV.-> sai. Mức sinh sản, mức tử vong.


Câu 26:

Khi nói đến diễn thế thứ sinh, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I.              Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có quần xã sinh vật.

II.            Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.

III.          Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.

IV.         Diễn thế thứ sinh có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định hoặc suy thoái.

Xem đáp án

Chọn A.

Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó có một quần xã sinh vật; có thể dẫn đến hình thành nên quần xã tương đối ổn định và có thể bị suy thoái.

I.              sai. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có quần xã sinh vật.

II.            sai. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi điều kiện môi trường sống của quần xã.

III.          sai. Diễn thế thứ sinh không làm thay đổi thành phần loài của quần xã.


Câu 29:

Khi nói đến vai trò của enzim ARN-polymeraza. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.              Trong phiên bản, xúc tác tổng hợp mạch ARN theo chiều 5’-3’.

II.            Trong phiên mã, xúc tác tạo các đoạn Okazaki.

III.          Trong tái bản, xúc tác tổng hợp đoạn mồi đầu có đầu 3’OH tự do.

IV.         Trong phiên mã, xúc tác tổng hợp mạch ARN dựa trên mạch gốc của gen có chiều 3’->4’.

Xem đáp án

Chọn B

A. Xúc tác tổng hợp mạch ARN theo chiều 5’->3’ đúng

B. Chỉ có một loại ARN polymerase chịu trách nhiệm tổng hợp cả rARN, mARN, tARN. (có nhiều loại enzim phiên mã ARN polimeraza).

C. Bắt đầu phiên mã từ bộ ba mở đầu trên gen ->bộ ba đầu tiên trên gen là 3’TAX5’

D. Phân tử ARN tạo ra có thể lai với AND mạch khuôn.


Câu 34:

Ở thực vật lưỡng bội, người ta tiến hành giao phấn giữa hai cây P, thu được F1 gồm 240 cây có hoa trắng, 60 cây có hoa vàng và 20 cây có hoa tím. Biết không phát sinh đột biến mới, sự biểu hiện của gen không lệ thuộc môi trường và các tổ hợp gen có sức sống giống nhau. Theo lý thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?

I.              Nếu cho cây P nói trên lai phân tích thu được thế hệ con Fa: 25% vàng : 50% trắng : 25% tím.

II.            Tính trạng màu hoa di truyền tương tác bổ sung.

III.          Đem cây hoa vàng ở F1 giao phấn tự do thì ở F2 tỉ lệ hoa vàng là 8/9.

IV.         Đem cây hoa vàng ở F1 tự thụ phấn thì ở F2 tỉ lệ hoa tím là 1/6.

Xem đáp án

Chọn A.

Theo giả thuyết: + Đây là phép lai một tính trạng màu sắc hoa.

P x P: ->F1: 12 hoa trắng : 3 cây hoa vàng : 1 cây hoa tím

= 16 tổ hợp giao tử = 4 loại giao tử/P x 4 loại giao tử/P-> P: AaBb

*P x P: AaBb x AaBb ->F1: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb

Quy ước: A-B-, A-bb: hoa trắng

          aaB-: hoa vàng

          aabb: hoa tím.

(hoặc quy ước ngược lại: A-B-, aaB-: hoa trắng; A-bb: hoa vàng; aabb: hoa tím)

I.  đúng. P lai phân tích: AaBb x aabb

->Fa: 1A-B- : 1A-bb : 1aaB- : 1aabb

Kiểu hình = 50% trắng : 25% vàng : 25% tím.

II sai, vì tương tác bổ sung

III đúng.

Vàng F1: (1AAbb : 2Abb->)(1AAbb : 2Aabb)

F2->: 1-aabb = 8/9

IV đúng.

Vàng F1: (1AAbb : 2Aabb) tự thụ

1/3 (AAbb x AAbb)->F2

2/3 (Aabb x Aabb)->F2:aabb=2/3.1/4

->F2: 1-aabb = 8/9.


Câu 36:

Quan sát một tế bào của 1 loài động vật đang phân bào (hình vẽ), các kí hiệu B, e, f là các NST. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.              Trong tế bào có 12 cromatit.

II.            Tế bào đang ở kì giữa của giảm phân 1.

III.          Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 6.

IV.         Kết thúc quá trình này, mỗi tế bào con có bộ nst là n = 3.

Xem đáp án

Chọn D.

Trong tế bào tồn tại 2n NST kép (BB, BB; ee, EE; ff, ff) và sắp xếp 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo ->tế đạo đang quan sát ở kì giữa quá trình giảm phân 1.

I->đúng.

Cách 1: đếm được 12 cromatit.

Cách 2: Tế bào kì giữa 1 có 2nkép = 6 =>số cromatit = 2xNSTkép­ = 2n.2 = 12.

II->đúng.

III->đúng. Tế bào kì giữa 1 có 2nkép = 6 NST kép ->2n = 6.

IV->đúng. Khi tế bào sinh dục (2n = 6)->kết thúc giảm phân tạo ra 4 tế bào đơn bội, mỗi tế bào có bộ NST đơn bội (n =3).


Câu 37:

Một đoạn gen có cấu trúc của sinh vật nhân sơ có trình tự nucleotit như sau:

Mạch 1

5’…TAXTTAGGGGTAXXAXATTTG…3’

Mạch 2:

3’…ATGAATXXXXATGGTGTAAAX…5’

 

Nhận xét nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn D.

Chú ý: mạch gốc của gen là mạch có chiều 3’OH -> 5’P

+ Nếu mạch 1 là gốc thì chiều từ trái sang phải.

+ Nếu mạch 2 là gốc thì chiều từ phải sang trái.

Dựa vào gen ta thấy:

Mạch 1:       5’…TAXTTAGGGGTAXXAXATTTG…3’

Mạch 2:       3’…ATGAATXXXXATGGTGTAAAX…5’

Bộ ba trên mạch gốc của gen 3’TAX5’ó 5’AUG3’/mARN là codon mở đầu.

Bộ ba trên mạch gốc của gen 3’ATT5’ó 5’UAA3’/mARN là codon kết thúc.

=> gen có 5 bộ ba: 5’TTA GGG GTA XXA XAT3’ <-

->Số acid amin được dịch mã để tổng hợp 1 chuỗi polipeptit = số acid amin môi trường cung cấp = 5 – 1 = 4.


Bắt đầu thi ngay