Thứ sáu, 15/11/2024
IMG-LOGO

Tuyển tập Bộ đề thi thử THPTQG Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 16)

  • 5967 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong số các nguyên tố chỉ ra dưới đây, nguyên tố hóa học nào không có mặt trong cấu tạo của ADN?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong số các nguyên tố chỉ ra dưới đây, nguyên tố hóa học không có mặt trong cấu tạo của ADN là lưu huỳnh


Câu 2:

Trong cấu trúc của NST, đường kính của sợi cơ bản có giá trị:

Xem đáp án

Đáp án B

Trong cấu trúc của NST, đường kính của sợi cơ bản có giá trị: 11nm


Câu 3:

Nhân tố nào sau đây chi phối sự ra hoa của thực vật và chịu sự tác động của chu kỳ chiếu sáng trong ngày?

Xem đáp án

Đáp án B

Nhân tố chi phối sự ra hoa của thực vật và chịu sự tác động của chu kỳ chiếu sáng trong ngày là phytochrome


Câu 4:

Trong số các bằng chứng tiến hóa dưới đây, bằng chứng tiến hóa nào thuộc loại bằng chứng trực tiếp?

Xem đáp án

Đáp án D

Bằng chứng tiến hóa thuộc loại bằng chứng trực tiếp là xác 1 loài chân khớp bị nhốt trong hổ phách có niên đại 85 triệu năm cho thấy một mắt xích của nhóm sinh vật này xuất hiện trong lịch sử tiến hóa.


Câu 5:

Trong một khu vườn cây ăn quả (trái), nhân tố vô sinh là:

Xem đáp án

Đáp án A

Trong một khu vườn cây ăn quả, nhân tố vô sinh là chiếc lá rụng.


Câu 6:

Tia tử ngoại tác động đến quá trình sinh trưởng của trẻ nhỏ như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Tia tử ngoại thúc đẩy biến tiền vitamin D thành vitamin D, vitamin này thúc đẩy quá trình chuyển hóa canxi và tạo xương.


Câu 7:

Đây là khu sinh học rộng lớn, xuất hiện ở hầu hết phần trên đại lục của Alaska, Canada, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy và Nga (đặc biệt là Siberi), cũng như phần xa nhất về phía bắc của Hoa Kỳ (không kể Alaska), bắc Kazakhstan và khu vực Hokkaido của Nhật Bản

Xem đáp án

Đáp án C

Đây là khu sinh học rộng lớn, xuất hiện ở hầu hết phần trên đại lục của Alaska, Canada, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy và Nga (đặc biệt là Siberi), cũng như phần xa nhất về phía bắc của Hoa Kỳ (không kể Alaska), bắc Kazakhstan và khu vực Hokkaido của Nhật Bản. Đó là rừng taiga


Câu 8:

Một nhà hoá sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép ADN. Khi cô ta bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn ADN gồm vài trăm nucleôtit. Nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Một nhà hoá sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép ADN. Khi cô ta bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn ADN gồm vài trăm nucleôtit. Nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần ADN ligaza. (mạch ADN còn lại không liên tục do các đoạn okazaki không được nối lại với nhau)


Câu 9:

Khi đưa 1 gen của người vào plasmid rồi đưa vào trong tế bào vi khuẩn E.coli, quá trình phiên mã tạo ra mARN và tế bào có thể sử dụng mARN này vào quá trình dịch mã tạo ra sản phẩm giống như trong tế bào người. Giải thích nào dưới đây chính xác khi nói về hiện tượng trên?

Xem đáp án

Đáp án A

Khi đưa 1 gen của người vào plasmid rồi đưa vào trong tế bào vi khuẩn E.coli, quá trình phiên mã tạo ra mARN và tế bào có thể sử dụng mARN này vào quá trình dịch mã tạo ra sản phẩm giống như trong tế bào người. Giải thích về hiện tượng trên: Tế bào E.coli có hệ thống enzyme phiên mã và dịch mã giống hệt tế bào người, do vậy quá trình xảy ra giống với trong tế bào người, tạo sản phẩm giống nhau. 


Câu 10:

Bệnh lùn do rối loạn sinh sụn gây ra bởi 1 alen trội. Tuy nhiên, phần lớn những người bệnh lại được sinh ra từ cặp bố mẹ bình thường, điều này có thể là do:

Xem đáp án

Đáp án B

Bệnh lùn do rối loạn sinh sụn gây ra bởi 1 alen trội. Tuy nhiên, phần lớn những người bệnh lại được sinh ra từ cặp bố mẹ bình thường, điều này có thể là do: bệnh này là kết quả của đột biến ở tế bào giao tử.


Câu 11:

Hình ảnh bên đây cho thấy các dạng đột biến cấu trúc NST xuất hiện phổ biến trong cơ thể sinh vật.

Trong số các dạng đột biến này, dạng đột biến ít gây ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh trưởng của cơ thể nhất là:

Xem đáp án

Đáp án B

Trong số các dạng đột biến này, dạng đột biến ít gây ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh trưởng của cơ thể nhất là: (3) – đột biến đảo đoạn.


Câu 12:

Cho một số hạt đậu nảy mầm trong mùn cưa ướt trên một cái rây đặt nằm ngang. Rễ cây mọc xuống, chui ra ngoài rây, sau đó lại uốn cong lên chui vào trong rây, cơ chế của hiện tượng này là:

Xem đáp án

Đáp án D

Cho một số hạt đậu nảy mầm trong mùn cưa ướt trên một cái rây đặt nằm ngang. Rễ cây mọc xuống, chui ra ngoài rây, sau đó lại uốn cong lên chui vào trong rây, cơ chế của hiện tượng này là: Rễ cây mọc xuống do tác dụng của trọng lực, rễ cây chui vào lại là do tác động của độ ẩm và ánh sáng


Câu 13:

Khi nói về quá trình sinh sản ở thực vật hạt kín, một học sinh đưa ra các phát biểu sau đây:

(1). Sự thụ phấn xảy ra do tác động của gió, côn trùng hay các loài động vật khác khiến hạt phấn đính vào đầu nhụy.

(2). Để xảy ra quá trình thụ tinh, nhất định phải xảy ra quá trình thụ phấn.

(3). Sau khi trải qua thụ phấn, nhân hạt phấn tiến hành giảm phân tạo ra 2 tinh tử có vật chất di truyền giống nhau.

(4). Dùng auxin ngoại sinh có thể kích thích quá trình hình thành quả không hạt.

Có bao nhiêu phát biểu không chính xác?

Xem đáp án

Đáp án D

(1). Sự thụ phấn xảy ra do tác động của gió, côn trùng hay các loài động vật khác khiến hạt phấn đính vào đầu nhụy. à đúng

(2). Để xảy ra quá trình thụ tinh, nhất định phải xảy ra quá trình thụ phấn. à đúng

(3). Sau khi trải qua thụ phấn, nhân hạt phấn tiến hành giảm phân tạo ra 2 tinh tử có vật chất di truyền giống nhau. à sai.

(4). Dùng auxin ngoại sinh có thể kích thích quá trình hình thành quả không hạt. à đúng


Câu 14:

Khi nghiên cứu một số cơ chế di truyền ở người, người ta đưa ra các nhận xét:

(1). Nam giới chỉ nhận NST Y từ bố mà không nhận NST giới tính nào từ mẹ.

(2). Nữ giới nhận cả hai NST giới tính từ mẹ mà không nhận NST giới tính từ bố.

(3). Con trai nhận 1 NST giới tính từ mẹ và 1 NST giới tính từ bố.

(4). Giới tính của thai nhi phụ thuộc vào loại tinh trùng thụ tinh với trứng.

Số nhận xét đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

(1). Nam giới chỉ nhận NST Y từ bố mà không nhận NST giới tính nào từ mẹ. à sai, nam nhận NST giới tính X từ mẹ.

(2). Nữ giới nhận cả hai NST giới tính từ mẹ mà không nhận NST giới tính từ bố. à sai, nữ nhận 1 NST X từ mẹ và 1 NST X từ bố.

(3). Con trai nhận 1 NST giới tính từ mẹ và 1 NST giới tính từ bố. à đúng

(4). Giới tính của thai nhi phụ thuộc vào loại tinh trùng thụ tinh với trứng. à đúng


Câu 15:

Nhân tố tiến hóa vừa làm thay đổi tần số alen của quần thể vừa làm giảm độ đa dạng di truyền của quần thể:

Xem đáp án

Đáp án C

Nhân tố tiến hóa vừa làm thay đổi tần số alen của quần thể vừa làm giảm độ đa dạng di truyền của quần thể là chọn lọc tự nhiên


Câu 16:

Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại về quá trình hình thành loài mới, trong số các phát biểu dưới đây:

(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.

(2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.

(3) Đột biến lệch bội có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.

(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

Số phát biểu KHÔNG chính xác là:

Xem đáp án

Đáp án D

(1) Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí. à đúng

(2) Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới. à đúng

(3) Đột biến lệch bội có thể tạo ra loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội. à sai

(4) Quá trình hình thành loài có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên à đúng


Câu 17:

Khi nói về quá trình phát sinh và phát triển của loài người, nhận định nào dưới đây là chính xác?

Xem đáp án

Đáp án D

A. Các bằng chứng hóa thạch cho thấy, người và các loài linh trưởng châu Phi có chung tổ tiên cách nay khoảng 1,8 triệu năm. à sai

B. Từ loài H.nealderthalensis đã phát sinh ra loài người hiện đại H. sapiens cách đây khoảng 30000 ngàn năm. à sai

C. Các dạng người tối cổ Australopithecus là tổ tiên trực tiếp phát sinh ra loài người hiện đại H. sapiens à sai

D. Tuy các nhân tố của chọn lọc tự nhiên vẫn còn tác động, nhưng các nhân tố xã hội đã trở thành nhân tố quyết định của sự phát triển con người và xã hội loài người trong giai đoạn hiện nay. à đúng


Câu 18:

Về quá trình hình thành tập tính ở các loài động vật, một học sinh đưa ra các phát biểu dưới đây:

(1) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững.

(2) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi.

(3) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa nơron nên có thể thay đổi.

(4) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền.

Những phát biểu nào không đúng với sự hình thành tập tính học được là: 

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững. à sai, phản xạ có điều kiện hình thành mối liên hệ ít bền vững giữa các nơron.

(2) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi. à đúng

(3) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa nơron nên có thể thay đổi. à sai, các phản xạ không điều kiện không thay đổi được.

(4) Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền. à sai, các phản xạ có điều kiện không di truyền.


Câu 19:

Khi nói về quá trình sinh sản vô tính ở động vật, cho các phát biểu dưới đây: (1). Sinh sản vô tính phù hợp với môi trường khó khăn và liên tục biến động.

(2). Tạo ra các cá thể con giống với cá thể ban đầu về đặc điểm di truyền, thích nghi tốt với môi trường thuận lợi, ít biến động.

(3). Tạo ra số lượng lớn con cháu có độ đa dạng di truyền cao trong 1 thời gian ngắn.

(4). Cá thể sống độc lập vẫn có thể tạo ra thế hệ sau. Vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

Số nhận định chính xác về ưu điểm của sinh sản vô tính là:

Xem đáp án

Đáp án D

(1). Sinh sản vô tính phù hợp với môi trường khó khăn và liên tục biến động. à sai

(2). Tạo ra các cá thể con giống với cá thể ban đầu về đặc điểm di truyền, thích nghi tốt với môi trường thuận lợi, ít biến động. à đúng

(3). Tạo ra số lượng lớn con cháu có độ đa dạng di truyền cao trong 1 thời gian ngắn. à sai, các cá thể có độ đa dạng thấp.

(4). Cá thể sống độc lập vẫn có thể tạo ra thế hệ sau. Vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp. à đúng


Câu 20:

Trong quá trình diễn thế, các chỉ số sinh thái đều thay đổi theo quy luật. Trong số các khẳng định chỉ ra dưới đây, khẳng định nào KHÔNG chính xác?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong quá trình diễn thế, các chỉ số sinh thái đều thay đổi theo quy luật. Trong số các khẳng định chỉ ra dưới đây, khẳng định KHÔNG chính xác: Thành phần loài ngày càng đa dạng và số lượng cá thể của mỗi loài ngày một tăng. (thành phần loài đa dạng thì số lượng cá thể mỗi loài sẽ giảm)


Câu 21:

Sản lượng sinh vật thứ cấp lớn nhất mà con người có thể nhận được nằm ở bậc dinh dưỡng nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Sản lượng sinh vật thứ cấp lớn nhất mà con người có thể nhận được nằm những động vật ở những bậc dinh dưỡng gần với nguồn thức ăn sơ cấp. (sinh vật sản xuất là cao nhất sau đó thấp dần).


Câu 22:

Một đoạn ADN dài 0,306 µm. Trên mạch thứ nhất của ADN này có A= 2T=3G=4X. Xử lý 5BU đối với gen này, người ta nhận thấy có sự tác động tại 2 vị trí tạo ra một đoạn ADN mới. Số liên kết hydro tại đoạn ADN mới này là:

Xem đáp án

Đáp án C

Số lượng nu: 2A + 2G =0,306x10000x23,4=1800

Mạch 1 có: A1 = 2T1 = 3G1 = 4X1

mà A = T = A1 + T1 à A = T = 648 nu; G = X = 252 nu

5BU gây đột biến thay thế AT = GX tại 2 vị trí à số nu của gen đột biến là:

A = T = 646 nu; G = X = 254 nu

Số liên kết hydro tại đoạn ADN mới này = 646 x 2 + 254 x 3 = 2054 liên kết.


Câu 23:

Alen B dài 510nm có G=1,5A, alen b có cùng chiều dài so với alen B nhưng có 450G. F1 có kiểu gen là Bb cho tự thụ phấn thu được F2 có hợp tử chứa 2250A, nhận xét nào dưới đây là đúng khi nói về quá trình giảm phân ở F1

Xem đáp án

Đáp án D

Alen B:

2A + 2G =510x10x23,4=3000

G = 1,5A

à A = T = 600; G = X = 900

Alen b: G = X = 450; A = T = 1050

F1 tự thụ phấn: Bb x Bb à F2 có 2250 A, gọi số alen B có trong hợp tử là x, số alen b có trong hợp tử là y (x, y nguyên dương) à 600x + 1050y = 2250

à x = 2, y = 1 à hợp tử có KG BBb = BB x b hoặc Bb x B

A. Một bên F1 xảy ra đột biến dị bội ở cặp NST chứa cặp gen Bb à sai, vì Bb tự thụ phấn.

B. Giảm phân bình thường ở cả hai bên bố và mẹ. à sai

C. Rối loạn giảm phân ở cả hai bên bố mẹ liên quan đến cặp NST chứa cặp alen Bb, sự kết hợp của hai loại giao tử bất thường tạo ra hợp tử trên. à sai

D. Một bên F1 giảm phân, cặp NST chứa cặp alen Bb không phân ly ở kỳ sau II, bên kia bình thường, sự kết hợp giữa giao tử bất thường và giao tử bình thường sinh ra hợp tử trên. à đúng


Câu 24:

Tính trạng bạch tạng do một alen lặn của một locus nằm trên NST thường chi phối, alen trội quy định kiểu hình bình thường. Một cặp vợ chồng bình thường, trong đó cả hai đều có những người em ruột bị bạch tạng và những người còn lại trong gia đình đều bình thường. Cặp vợ chồng này sinh 2 đứa con, xác suất để 2 đứa con này đều bình thường về kiểu hình là:

Xem đáp án

Đáp án C

- A: bình thường; a: bị bệnh

- Xét người vợ có em bị bệnh (aa) à vợ có KG: 13 AA;23Aa à a =13

- Tương tự, người chồng có KG: 13AA; 23Aa à a =13

à xác suất sinh con bị bệnh =13x13=19

=> xác suất sinh 2 đứa con đều bình thường =1-19x1-19=6481 ≈79,01%


Câu 26:

Ở một loài động vật, lai con cái lông đen với con đực lông trắng thu được F1 có 100% lông đen. Cho F1 ngẫu phối với nhau, trong số các con lai xuất hiện 3 màu lông khác nhau trong đó có lông trắng chiếm tỷ lệ bằng 16,67% so với lông vàng. Cho các cá thể lông đen ở F2 ngẫu phối với nhau thì thu được tỷ lệ lông vàng ở F3 là bao nhiêu? Biết rằng quá trình giảm phân, thụ tinh bình thường và không xuất hiện đột biến mới trong tất cả các cá thể.

Xem đáp án

Đáp án D

Lông trắng chiếm tỷ lệ bằng 16,67% so với lông vàng

à tương đương với tỉ lệ 9 đen: 6 vàng: 1 trắng

Đen: 1 AABB: 2 AaBB: 4 AaBb: 2 AABb à tỉ lệ giao tử AB = 49 ; Ab =29  ;

aB =29  ; ab =19à ngẫu phối  thì tỉ lệ F3 có màu vàng:

 

 

AAbb = 481; Aabb = 481; aaBB = 481; aaBb =481

 

à tổng số = 16/81


Câu 27:

Ở một loài động vật giới đực dị giao tử, khi lai con cái thuần chủng chân thấp, mắt đỏ với con đực thuần chủng chân cao, mắt trắng được F1 có tỷ lệ ½ ♀ chân cao, mắt trắng và ½ ♂ chân cao, mắt đỏ. Tạp giao F1 được tỷ lệ kiểu hình về chiều dài chân và màu mắt ở F2 như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án C

F1 được 100% cao à là kết quả phép lai P: AA x aa (A: cao; a: thấp)

Tính trạng màu mắt phân li không đều ở 2 giới à gen quy định tính trạng này nằm trên NST giới tính X à P: XbXb (đỏ) x XBY (trắng)

F1 có KG: Aa XBXb : Aa XbY

F1 tạp giao: Aa XBXb x Aa XbY

F2: (3 cao: 1 thấp) x (1đỏ: 1 trắng) à 3: 3: 1: 1


Câu 29:

Cho các khẳng định dưới đây về kỹ thuật tạo giống mới nhờ công nghệ ADN tái tổ hợp.

(1). Các gen chuyển vào tế bào chủ thường tồn tại độc lập với miền nhân hoặc nhân tế bào chủ, chúng chỉ có thể nằm trôi nổi trong tế bào chất trên các plasmid thể truyền mà thôi.

(2). Các enzyme ADN ligase đóng vai trò quan trọng trong việc nhận biết và cắt các đoạn ADN tạo ra các đầu dính và từ đó có thể nối lại với nhau tạo thành đoạn ADN hoàn chỉnh.

(3). Vi khuẩn E.coli, nấm men là các tế bào nhận gen mới phổ biến trong việc tạo ra các chủng vi sinh vật mới vì tốc độ phân chia của chúng rất nhanh và lành tính đối với sức khỏe con người.

(4). Công nghệ gen là cơ sở khoa học quan trọng trong việc tạo ra cừu Dolly và các động vật nhân bản vô tính sau này.

Số khẳng định đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

(1). Các gen chuyển vào tế bào chủ thường tồn tại độc lập với miền nhân hoặc nhân tế bào chủ, chúng chỉ có thể nằm trôi nổi trong tế bào chất trên các plasmid thể truyền mà thôi. à đúng

(2). Các enzyme ADN ligase đóng vai trò quan trọng trong việc nhận biết và cắt các đoạn ADN tạo ra các đầu dính và từ đó có thể nối lại với nhau tạo thành đoạn ADN hoàn chỉnh. à sai, enzyme ADN ligase có vai trò nối.

(3). Vi khuẩn E.coli, nấm men là các tế bào nhận gen mới phổ biến trong việc tạo ra các chủng vi sinh vật mới vì tốc độ phân chia của chúng rất nhanh và lành tính đối với sức khỏe con người. à sai, lí do lành tính với sức khỏe con người là không hợp lí.

(4). Công nghệ gen là cơ sở khoa học quan trọng trong việc tạo ra cừu Dolly và các động vật nhân bản vô tính sau này. à sai


Câu 30:

Trên quần đảo Galapagos có 3 loài sẻ cùng ăn hạt:

-   Ở một hòn đảo (đảo chung) có cả 3 loài sẻ cùng sinh sống, kích thước mỏ của 3 loài này rất khác nhau nên chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài.

 -  Ở các hòn đảo khác (các đảo riêng), mỗi hòn đảo chỉ có một trong ba loài sẻ này sinh sống, kích thước mỏ của các cá thể thuộc mỗi loài lại khác với kích thước mỏ của các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo chung.

Nhận định nào sau đây về hiện tượng trên KHÔNG đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

A. Khi ba loài sống chung, sự thay đổi kích thước mỏ là biểu hiện của quá trình phân ly ổ sinh thái giữa ba loài. à đúng

B. Sự phân li ổ sinh thái dinh dưỡng của 3 loài sẻ trên hòn đảo chung giúp chúng có thể chung sống với nhau. à đúng

C. Nếu cho 1 loài sẻ với các cá thể đồng nhất về kích thước mỏ đến hòn đảo chung, sự khác biệt về kích thước thức ăn sẽ dẫn đến loài sẻ này phân hóa thành các nhóm sẻ có kích thước mỏ khác nhau sau 1 thế hệ. à sai, sự ảnh hưởng của thức ăn không làm phân hóa loài sẻ này thành các nhóm sẻ có kích thước mỏ khác biệt.

D. Sự khác biệt về kích thước mỏ giữa các cá thể đang sinh sống ở hòn đảo chung so với các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo riêng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên theo các hướng khác nhau. à đúng


Câu 31:

Kháng thuốc kháng sinh là một vấn đề đau đầu đối với nghành y tế hiện nay của các nước trong đó có Việt Nam. Việc hình thành các chủng mầm bệnh kháng thuốc có liên quan chặt chẽ tới các thói quen dùng thuốc của người bệnh. Cho các phát biểu dưới đây:

(1). Việc dùng kháng sinh không đủ liều không có nguy cơ tạo ra vi khuẩn kháng thuốc vì liều lượng thấp không đủ kích thích quá trình tiến hóa của vi khuẩn.

(2). Tốc độ hình thành quần thể vi khuẩn kháng thuốc phụ thuộc vào tốc độ hình thành các đột biến và áp lực của quá trình chọn lọc.

(3). Trong quần thể vi khuẩn ban đầu, ít nhiều đã chứa các gen kháng thuốc kháng sinh.

(4). Việc gia tăng áp lực chọn lọc có thể dẫn đến sự xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng mọi loại kháng sinh mà con người hiện có.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

(1). Việc dùng kháng sinh không đủ liều không có nguy cơ tạo ra vi khuẩn kháng thuốc vì liều lượng thấp không đủ kích thích quá trình tiến hóa của vi khuẩn. à sai

(2). Tốc độ hình thành quần thể vi khuẩn kháng thuốc phụ thuộc vào tốc độ hình thành các đột biến và áp lực của quá trình chọn lọc. à đúng

(3). Trong quần thể vi khuẩn ban đầu, ít nhiều đã chứa các gen kháng thuốc kháng sinh. à đúng

(4). Việc gia tăng áp lực chọn lọc có thể dẫn đến sự xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng mọi loại kháng sinh mà con người hiện có. à đúng


Câu 32:

Cho các phát biểu sau đây về quá trình cố định đạm sinh học:

(1). Chỉ được thực hiện bởi các vi sinh vật cộng sinh với các dạng thực vật bậc cao. (2). Chỉ do các vi sinh vật nhân sơ có hệ thống enzyme nitrogenase thực hiện.

(3). Trồng các thực vật cộng sinh với vi sinh vật cố định đạm làm tiết kiệm phân bón.

(4). Nếu không có phân đạm, có thể dùng bèo hoa dâu làm phân bón hữu cơ và cung cấp đạm cho cây trồng.

Số phát biểu chính xác là:

Xem đáp án

Đáp án C

(1). Chỉ được thực hiện bởi các vi sinh vật cộng sinh với các dạng thực vật bậc cao. à sai, có thể được thực hiện bởi các vi sinh vật sống tự do.

(2). Chỉ do các vi sinh vật nhân sơ có hệ thống enzyme nitrogenase thực hiện. à đúng

(3). Trồng các thực vật cộng sinh với vi sinh vật cố định đạm làm tiết kiệm phân bón. à đúng

(4). Nếu không có phân đạm, có thể dùng bèo hoa dâu làm phân bón hữu cơ và cung cấp đạm cho cây trồng. à đúng


Câu 33:

Bạn Tùng Núi thường có thói quen ăn mặn, sau bữa ăn bạn thường phải uống rất nhiều nước. Giải thích hiện tượng này như thế nào cho phù hợp?

Xem đáp án

Đáp án C

Bạn Tùng Núi thường có thói quen ăn mặn, sau bữa ăn bạn thường phải uống rất nhiều nước. Giải thích hiện tượng này là do: Khi ăn mặn, lượng Na+ trong máu tăng → làm tăng áp suất thẩm thấu → kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước → tăng tái hấp thu nước ở thận và gây cảm giác khát


Câu 34:

Cho năng lượng tại mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn được thể hiện như sau: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo). Trong số các nhận xét dưới đây:

(1). Trong chuỗi thức ăn này chắc chắn có 3 loài động vật.

(2). Có 1 loài với khả năng quang tổng hợp hoặc hóa tổng hợp. (3). Sinh vật tiêu thụ bậc 2 có hiệu suất sinh thái cao nhất.

(4). Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 với sinh vật sản xuất là 0,57% Số nhận xét đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

(1). Trong chuỗi thức ăn này chắc chắn có 3 loài động vật. à đúng

(2). Có 1 loài với khả năng quang tổng hợp hoặc hóa tổng hợp. à đúng

(3). Sinh vật tiêu thụ bậc 2 có hiệu suất sinh thái cao nhất. à sai

Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 3 = (0,5.102)/ (1,1.102) ≈ 45,45%

Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 2 = (1,1.102)/( 1,2.104) ≈ 9,17%

Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 = ( 1,2.104)/ (2,1.106) ≈ 0,57%

à hiệu suất sinh thái cao nhất là của sinh vật tiêu thụ bậc 3.

(4). Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 với sinh vật sản xuất là 0,57%

à đúng


Câu 35:

Ở ruồi giấm, gen trội hoàn toàn A quy định tính trạng thân xám, gen lặn a- thân đen, gen trội hoàn toàn B- cánh dài, gen lặn b- cánh cụt. Lai ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài  với ruồi giấm thân đen, cánh cụt được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Đến F2 thu được kết quả là 70,5% thân xám,cánh dài ; 4,5% thân xám, cánh cụt ; 4,5 % thân đen, cánh dài ; 20,5 % thân đen, cánh cụt. Biết rằng không xảy ra đột biến, sức sống của các cá thể như nhau, cho các nhận xét dưới đây về các phép lai:

(1). Hiện tượng hoán vị đã xảy ra ở 1 bên hoặc bố hoặc mẹ với tần số 18%

(2). Ở F1 cả bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử đều vì F1 đồng loạt giống nhau và một trong 2 bên P mang kiểu hình 2 tính trạng trội.

(3). Ở F2, tỷ lệ kiểu gen đồng hợp trội 2 locus bằng tỷ lệ kiểu gen đồng hợp lặn 2 locus và bằng một nửa tỷ lệ kiểu gen dị hợp 2 locus.

(4). Chỉ có 1 loại kiểu gen dị hợp tử 2 locus được tạo ra ở F2 trong phép lai này. Số nhận xét đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

- F2 thu được kết quả là 70,5% thân xám,cánh dài ; 4,5% thân xám, cánh cụt ; 4,5 % thân đen, cánh dài ; 20,5 % thân đen, cánh cụt à xảy ra hiện tượng hoán vị gen.

Đen, cụt = aabb = 20,5% = 41% x 50% (do chỉ hoán vị bên cái)

Tần số hoán vị = 18%

(1). Hiện tượng hoán vị đã xảy ra ở 1 bên hoặc bố hoặc mẹ với tần số 18% à sai, chỉ hoán vị ở 1 bên và đó là bên mẹ.

(2). Ở F1 cả bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử đều vì F1 đồng loạt giống nhau và một trong 2 bên P mang kiểu hình 2 tính trạng trội. à đúng

(3). Ở F2, tỷ lệ kiểu gen đồng hợp trội 2 locus bằng tỷ lệ kiểu gen đồng hợp lặn 2 locus và bằng một nửa tỷ lệ kiểu gen dị hợp 2 locus. à đúng

(4). Chỉ có 1 loại kiểu gen dị hợp tử 2 locus được tạo ra ở F2 trong phép lai này.

à đúng, chỉ có KGABab


Câu 36:

Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do hai cặp gen (A, a ; B, b) cùng quy định. Khi trong kiểu gen có đồng thời cả hai loại alen trội A và B cho lông nâu; khi trong kiểu gen chỉ có một loại alen trội (A hoặc B) hoặc không có alen trội nào cho lông trắng. Alen D quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định chân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Hai locus B và D cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng khác với cặp NST chứa locus A. Cho các nhận xét liên quan đến các locus này như sau:

(1). Có tối đa 27 kiểu gen và 4 kiểu hình có thể có liên quan đến cả 3 lcous.

(2). Phép lai phân tích [AaBbDd] x aa bd//bd có thể tạo ra đủ số loại kiểu hình so với phép lai dị hợp 3 locus lai với nhau, hiện tượng hoán vị nếu có xảy ra ở tất cả các cá thể dị hợp như nhau. (3). Phép lai Aa BD//bd x aa bd//bd với tần số hoán vị 40% sẽ tạo ra đời con với tỷ lệ kiểu hình

là 8:7:3:2

(4). Có 2 loại kiểu gen dị hợp cả 3 locus xuất hiện trong quần thể loài. Số khẳng định KHÔNG chính xác là:

Xem đáp án

Đáp án A

A_B_: nâu

A_bb; aaB_; aabb: trắng

D_: cao; dd: thấp

A và D di truyền liên kết

(1). Có tối đa 27 kiểu gen và 4 kiểu hình có thể có liên quan đến cả 3 lcous. à sai, có số KG = 10x3 = 30, số KH = 4

(2). Phép lai phân tích [AaBbDd] x aa bd//bd có thể tạo ra đủ số loại kiểu hình so với phép lai dị hợp 3 locus lai với nhau, hiện tượng hoán vị nếu có xảy ra ở tất cả các cá thể dị hợp như nhau. à đúng.

(3). Phép lai Aa BD//bd x aa bd//bd với tần số hoán vị 40% sẽ tạo ra đời con với tỷ lệ kiểu hình là 8:7:3:2 à đúng

P:       Aa BD//bd                                 x        aa bd//bd

GP: A BD = a bd = A bd = a BD = 0,15        a bd

A bD = A Bd = a bD = a Bd = 0,1

F1: Nâu, cao = 0,15;         nâu, thấp = 0,1

Trắng, cao = 0,35;           trắng, thấp = 0,4

(4). Có 2 loại kiểu gen dị hợp cả 3 locus xuất hiện trong quần thể loài. à đúng, Aa BD//bd; Aa Bd//bD


Câu 37:

Chiều dài và chiều rộng của cánh của một loài ong mật trinh sản được quy định bởi hai gen A và B nằm trên cùng một NST có quan hệ trội lặn hoàn toàn, khoảng cách di truyền giữa hai gen đủ lớn để xảy ra quá trình hoán vị gen. Ong chúa cánh dài, rộng giao hoan với các con đực đồng nhất về kiểu gen và có kiểu hình cánh ngắn, hẹp thu được F1 100% các cá thể cánh dài, rộng. Tiếp tục tiến hành các phép lai và ghi nhận các kết quả của chúng. Cho các nhận xét sau:

(1). Cả ong chúa và các ong đực ở thế hệ ban đầu đều thuần chủng về 2 cặp tính trạng.

(2). Nếu cho ong chúa F1 giao hoan với ong đực F1 sẽ tạo ra đời con có 5 loại kiểu hình khác nhau xét cả tính trạng giới tính.

(3). Nếu ong chúa F1 giao hoan với các ong đực P sẽ tạo ra đời sau có tỷ lệ phân ly kiểu hình giống nhau ở 2 giới.

(4). Nếu cho ong chúa P giao hoan với ong đực F1 sẽ chỉ tạo ra 1 loại kiểu hình về chiều dài và chiều rộng cánh.

Số nhận xét đúng:

Xem đáp án

Đáp án C

Ong chúa cánh dài, rộng giao hoan với các con đực đồng nhất về kiểu gen và có kiểu hình cánh ngắn, hẹp thu được F1 100% các cá thể cánh dài, rộng

à P: AB//AB (ong chúa) x ab (ong đực) à F1: ong chúa AB//ab; ong đực AB

(1). Cả ong chúa và các ong đực ở thế hệ ban đầu đều thuần chủng về 2 cặp tính trạng. à đúng

(2). Nếu cho ong chúa F1 giao hoan với ong đực F1 sẽ tạo ra đời con có 5 loại kiểu hình khác nhau xét cả tính trạng giới tính. à đúng

Cái: AB//AB; AB//ab (1 KH)

Đực: AB; Ab; aB; ab (4 KH) vì có hoán vị.

(3). Nếu ong chúa F1 giao hoan với các ong đực P sẽ tạo ra đời sau có tỷ lệ phân ly kiểu hình giống nhau ở 2 giới. à đúng, AB//ab x ab

Đực: AB; Ab; aB; ab

Cái: AB//ab; Ab//ab; aB//ab; ab//ab

(4). Nếu cho ong chúa P giao hoan với ong đực F1 sẽ chỉ tạo ra 1 loại kiểu hình về chiều dài và chiều rộng cánh. à đúng, AB//AB x ab à cái: AB//ab; đực AB.


Câu 40:

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bệnh M ở người do một trong hai alen của một gen quy định:

Biết rằng không phát sinh đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về phả hệ trên?

(1). Bệnh M do alen lặn nằm trên NST thường chi phối.

(2). Có thể có tối đa 12 người trong phả hệ này có kiểu gen dị hợp.

(3). Xác suất sinh con thứ ba bị bệnh M của cặp vợ chồng II7 - II8 là 1/9.

(4). Xác suất sinh con đầu lòng có kiểu gen dị hợp tử của cặp vợ chồng III13 - III14 là 5/12.

Xem đáp án

Đáp án B

Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường quy định (A: bình thường; a: bị bệnh) 

(1). Bệnh M do alen lặn nằm trên NST thường chi phối. à đúng

(2). Có thể có tối đa 12 người trong phả hệ này có kiểu gen dị hợp. à đúng, có thể tất cả những người không bệnh đều có KG dị hợp.

(3). Xác suất sinh con thứ ba bị bệnh M của cặp vợ chồng II7 - II8 là 1/9. à đúng,

II7 có KG: 23Aa; 13AA à tạo giao tử a = 13 ; A =23

 

II8 có KG: 23Aa; 13AA à tạo giao tử a = 13; A =23

 

à xác suất sinh con bị bệnh của cặp vợ chồng =13x13=19

(4). Xác suất sinh con đầu lòng có kiểu gen dị hợp tử của cặp vợ chồng III13 - III14 là 5/12. à đúng,

13 có tỉ lệ KG: AA = 49 ; Aa = 49 tương đương 12 AA; 12Aa

 

à tạo giao tử A = 34; a =14

 

14 có KG: 23Aa; 13AA à tạo giao tử a = 13; A =23

 

Xác suất sinh con đầu lòng có kiểu gen dị hợp tử của cặp vợ chồng là:

13x34+23x14=512


Bắt đầu thi ngay