150 câu trắc nghiệm Este - Lipit nâng cao (P5)
-
11688 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi phân tích este E đơn chức mạch hở thấy cứ 1 phần khối lượng H thì có 7,2 phần khối lượng C và 3,2 phần khối lượng O. Thủy phân E bằng dung dịch NaOH thu được muối A và rượu R bậc 3. Công thức cấu tạo của E là
Đáp án A
Gọi công thức phân tử của este E là CxHyOz
→ E có dạng (C3H5O)n
Vì este E đơn chức → Trong phân tử E có 2 nguyên tử O → n = 2
→ Vậy công thức phân tử của E là C6H10O2
C6H10O2 có → este E đơn chức, mạch hở có chứa 1 liên kết p trong phân tử → Loại đáp án B, D
Thủy phân E bằng dung dịch NaOH thu được rượu R bậc 3
→ CH2 = CHCOOCH(CH3)2 thủy phân trong dung dịch NaOH thu được rượu bậc 2 → Loại đáp án C
Câu 2:
Thuỷ phân este đơn chức, no, mạch hở E bằng dung dịch NaOH thu được muối khan có khối lượng phân tử bằng 24/29 khối lượng phân tử este E. Biết d(E/kk) = 4. Công thức cấu tạo của E là
E no, đơn chức mạch hở nên có dạng CnH2nO2
d(E/kk) = 4 → ME = 4.29 = 116 → 14n + 32 = 116 → n = 6
→ Công thức phân tử của E là C6H12O2 → Loại đáp án A (C2H5COOCH3 có công thức phân tử là C4H8O2)
Gọi công thức phân tử của muối thu được sau phản ứng thủy phân bằng dung dịch NaOH là RCOONa
→ Công thức cấu tạo của E là C2H5COOC3H7
→ Đáp án B
Câu 3:
Hai este X và Y có cùng CTPT C8H8O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 6,8 gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,06 mol, thu được dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là
mà Z chứa 3 muối → Z chứa 1 este của phenol và 1 este của ancol
Giả sử X: este của phenol, Y: este của ancol
X + 2NaOH → muối của axit cacboxylic + muối phenolat + H2O
Y + NaOH → muối của axit cacboxylic + ancol
Bảo toàn khối lượng:
mnước + mancol = 6,8+0,06.40 – 4,7 = 4,5 gam
Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là
mCH3COONa = nCH3COONa .82 = 0,01.82 = 0,82 gam.
→ Đáp án A
Câu 4:
Hóa hơi 5 gam este đơn chức E được thể tích hơi bằng thể tích của 1,6 gam oxi đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xà phòng hóa hoàn toàn 1 gam este E bằng dung dịch NaOH vừa đủ được ancol X và 0,94 gam muối natri của axit cacboxylic Y. Vậy X là
neste = nO2 = 1,6/32 = 0,05 mol → Meste = 5/0,05 = 100
Số mol este E xà phòng hóa là: 1/100 = 0,01 mol
Gọi công thức chung của este E là RCOOR’ (R’ là gốc hiđrocacbon)
Ta có: RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
→nRCOONa = neste = 0,01 mol → MRCOONa = 0,94/0,01 = 94
→ MR = 27 → R là C2H3 (CH2=CH– )
→ E: CH2=CHCOOR’ → 71 + MR’ =100 → MR’ = 100 – 71 = 29 → R’ là C2H5
→ Vậy ancol X là C2H5OH
→ Đáp án B
Câu 5:
Cho 0,01 mol một este tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 0,2M, đun nóng. Sản phẩm tạo thành gồm một ancol và một muối có số mol bằng nhau và bằng số mol este. Mặt khác, xà phòng hóa hoàn toàn 1,29 gam este đó bằng một lượng vừa đủ 60ml dung dịch KOH 0,25M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 1,665 gam muối khan. Công thức của este đó là:
nNaOH : neste = 0,02 : 0,01 = 2 → este 2 chức
Phương trình phản ứng
1este + 2NaOH → 1 ancol + 1 muối
Xà phòng hóa: neste = nmuối = 1/2 nKOH = (0,25 . 0,06) / 2 = 0,0075mol
→ Meste = 1,29/0,0075 = 172 (C8H12O4)
→ Mmuối = 1,665/0,0075 = 222 (C4H8(COOK)2 → este: C4H8(COO)2C2H4
→ Đáp án B
Câu 6:
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực.
(b) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ nóng chảy của triolein.
Số phát biểu đúng là
Các phát biểu đúng: (a), (b), (d).
→ Đáp án D
Câu 7:
Cho các phản ứng sau:
Công thức phân tử của X là:
Z: CH3COONa → T: CH4 → Y: CH2(COONa)2
→ X: C6H5OOC-CH2-COOCH=CH2 (C11H10O4)
→ Đáp án D
Câu 8:
Chất X có công thức phân tử C5H8O4 là este 2 chức, chất Y có CTPT C4H6O2 là este đơn chức. Cho X và Y lần lượt tác dụng với NaOH dư, sau đó cô cạn các dung dịch rồi lấy chất rắn thu được tương ứng nung với NaOH khan (có mặt CaO) thì trong mỗi trường hợp chỉ thu được CH4 là chất hữu cơ duy nhất. Công thức cấu tạo của X, Y là:
Muối của axit tạo X và Y tham gia phản ứng vôi tôi xút đều chỉ thu được CH4 là chất hữu cơ duy nhất
→ Axit tạo X là CH2(COOH)2, axit tạo Y là CH3COOH
→ CTCT của X là CH2(COOCH3)2, của Y là CH3COOCH=CH2.
→ Đáp án A.
Câu 9:
Cho este X mạch hở có công thức phân tử C7H10O4. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối Y và hai chất hữu cơ Z và T (thuộc cùng dãy đồng đẳng). Axit hóa Y, thu được hợp chất hữu cơ E (chứa C, H, O). Phát biểu nào sau đây sai?
Theo giả thiết → X là este 2 chức
kX = 3 = 1pC=C + 2pC=O và Z, T cùng dãy đồng đẳng → pC=C gắn vào Y
→ X có thể là CH3OOC–CH=CH–COOC2H5 hoặc CH3OOC – C(=CH2)–COOC2H5 → C đúng
Z và T là CH3OH, C2H5OH → D đúng
E là CH2=C(COOH)2 hoặc HOOC–CH=CH–COOH
A đúng vì số H = số O = 4
B sai vì tác dụng Br2/CCl4 theo tỉ lệ 1:1
→ Đáp án B
Câu 10:
Hai chất hữu cơ X, Y có thành phần phân tử gồm C, H, O (MX < MY < 70). Cả X và Y đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và đều phản ứng được với dung dịch KOH sinh ra muối. Tỉ khối hơi của Y so với X có giá trị là:
- Vì X, Y đều tham gia phản ứng tráng bạc và tác dụng với KOH sinh ra muối nên X, Y có dạng HCOOR
mà MX < MY < 70 => X là HCOOH ; Y là HCOOCH3. Vậy dY/X = MY : MX = 1,304
→ Đáp án C
Câu 11:
Cho glixerol tác dụng với hỗn hợp 3 axit C17H35COOH, C17H33COOH và C15H31COOH. Số loại trieste có thể được tạo thành chứa 2 gốc axit trong số 3 axit béo trên là
Cách 1:
Gọi gốc axit C17H35-, C17H33-, C15H31- lần lượt là 1, 2, 3
Các loại trieste có thể được tạo thành chứa 2 gốc axit trong số 3 axit béo trên là
→ Có 12 loại este được tạo thành.
Cách 2:
Chọn 2 trong 3 axit có cách chọn
Có 4 cách sắp xếp trieste tạo bởi axit A, B và glixerol
(A – A – B; B – A – B; B – B – A và B – A – B )
Các loại trieste có thể được tạo thành chứa 2 gốc axit trong số 3 axit béo trên là
3.4 = 12.
→ Đáp án C
Câu 12:
Cho các tính chất sau:
(1) chất lỏng hoặc chất rắn;
(2) tác dụng với dung dịch Br2;
(3) nhẹ hơn nước;
(4) không tan trong nước;
(5) tan nhiều trong các dung môi hữu cơ;
(6) phản ứng thủy phân;
(7) tác dụng với kim loại kiềm;
(8) cộng H2 vào gốc rượu
Những tính chất không đúng cho lipit là
Những tính chất không đúng cho lipit là:
(2) tác dụng với dung dịch Br2;
(7) tác dụng với kim loại kiềm;
(8) cộng H2 vào gốc rượu
→ Đáp án D
Câu 13:
Cho 14,8 gam một hỗn hợp gồm 2 este đồng phân của nhau bay hơi ở điều kiện thích hợp. Kết quả thu được một thể tích hơi đúng bằng thể tích của 6,4 gam oxi trong cùng điều kiện như trên. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai este trên, thu được sản phẩm phản ứng là CO2 và H2O, tỉ lệ thể tích khí CO2 và hơi H2O là 1:1. Xác định công thức cấu tạo của 2 este.
Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai este trên thu được sản phẩm phản ứng là CO2 và H2O có: VCO2 = VH2O→ nCO2 = nH2O → 2 este là no, đơn chức, mạch hở
Gọi công thức tổng quát của 2 este đồng phân là CnH2nO2 (n ≥ 2)
Thể tích hơi của 14,8 gam este bằng thể tích hơi của 6,4 gam O2
→ neste = nO2 = 6,4/32 = 0,2 mol → Meste = 14,8/0,2 = 74 → 14n + 32 = 74 → n = 3
→ Công thức phân tử của 2 este là C3H6O2
→ Công thức cấu tạo của 2 este là CH3COOCH3 và HCOOC2H5
→ Đáp án A
Câu 14:
Có các nhận định sau:
(1) Chất béo là trieste của glixerol với các axit cacboxylic có mạch C dài không phân nhánh.
(2) Lipit gồm các chất béo, sáp, steroid, photpholipit,...
(3) Chất béo là chất lỏng
(4) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.
(5) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
(6) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động vật, thực vật.
Số nhận định đúng
Các nhận định đúng là: (2), (3), (6)
(1) sai vì chất béo là trieste của glixerol với axit béo
(2) sai vì chất béo ở trạng thái lỏng hoặc rắn
(5) sai vì phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
→ Đáp án D
Câu 15:
Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở. Đun 20,6 gam X với dung dịch NaOH đủ, thu được 20,5 gam một muối cacboxylat Y và 10,1 gam hỗn hợp Z gồm hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 10,1 gam Z, thu được 8,96 lít (đktc) CO2. Thành phần phần trăm về khối lượng của chất có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong X là
Nhận thấy X thuỷ phân trong NaOH tạo muối và ancol → X là este
Bảo toàn khối lượng → mNaOH = 20,5 + 10,1 - 20,6 = 10 gam → nNaOH = 0,25 mol
→ nmuối = 0,25 mol → Mmuối = 82 ( CH3COONa)
Có nancol =0,25 mol → Mancol = 10,1/0,25 = 40,4
→ hai ancol là CH3OH: x mol và C2H5OH: y mol
→ Đáp án A
Câu 16:
Cho este X đơn chức tác dụng hoàn toàn với 1 lít dung dịch KOH 2,4M, thu được dung dịch Y chứa 210 gam chất tan và m gam ancol Z. Oxi hóa không hoàn toàn m gam ancol Z bằng oxi có xúc tác thu được hỗn hợp T. Chia T thành 3 phần bằng nhau:
- Cho phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam Ag.
- Cho phần 2 tác dụng với NaHCO3 dư thu được 4,48 lít khí (ở đktc).
- Cho phần 3 tác dụng với Na (vừa đủ) thu được 8,96 lít khí (ở đktc) và 51,6 gam chất rắn khan. Tên gọi của X là
– Phần 2: naxit = nkhí thoát ra = 0,2 mol
→ Giả sử Z là CH3OH
→ Axit là HCOOH → nAg tạo ra > 0,2.2 = 0,4 → Loại
Z có dạng RCH2OH (R khác H) → nRCHO = nAg : 2 = 0,2 mol
Rắn khan gồm: 0,2 mol RCH2ONa; 0,2 mol RCOONa; 0,4 mol NaOH.
→ 0,2.(MR + 53) + 0,2.(MR + 67) + 0,4. 40 = 51,6 g.
→ MR = 29 → Z là C3H7OH với số mol: 0,6.3 = 1,8 mol = nKOH đã phản ứng
→ KOH dư 0,6 mol
→
→ Este X là CH3COOC3H7 → X là propyl axetat
→ Đáp án B
Câu 17:
Hỗn hợp X chứa các este đều mạch hở gồm hai este đơn chức và một este đa chức, không no chứa một liên kết đôi C=C. Đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol X cần dùng 1,04 mol O2, thu được 0,93 mol CO2 và 0,8 mol H2O. Nếu thủy phân X trong NaOH, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp Z chứa 2 muối. Phần trăm khối lượng của este đơn chức có khối lượng phân tử lớn trong X là
- Ta có: khi thủy phân X trong NaOH thu được 2 ancol có cùng cacbon và 2 muối
Mặt khác:
→ Trong X có 1 chất là HCOOC2H5 (A), este đơn chức còn lại là RCOOC2H5 (B), este 2 chức (C) được tạo từ etylenglicol C2H4(OH)2 và hai axit cacboxylic HCOOH; RCOOH (trong gốc –R có 1 liên kết đôi C=C)
+ Lúc này kA = 1; kB = 2; kC = 3. Áp dụng
+ Từ (1), (2), (3) ta tính được: nA = 0,16 mol; nB = 0,03 mol; nC = 0,05 mol
nCO2 = 0,93 = 0,16.3 + 0,03.CB + 0,05.CC với (CB > 4, CC > 5) (4)
+ Nếu CB = 5 thay vào (4) ta có: CC = 6 →Thỏa mãn (nếu CB càng tăng thì CC < 6 nên ta không xét nữa)
Vậy (B) là CH2 = CH – COOC2H5: 0,03 mol , (C) là C2H4(OCOCH=CH2)(OCOH)
mX = mC (X) + mH(X) + mO(X) = 0,93.12 + 0,8.2 + (0,16 + 0,03 + 2.0,05).32 = 22,04g
→ %mB = (0,03.100)/22,04 . 100% = 13,61%
→ Đáp án D
Câu 18:
Hỗn hợp E chứa 3 este đều hai chức, mạch hở trong đó có một este không no chứa một liên kết C=C trong phân tử. Đun nóng hoàn toàn hỗn hợp E với dung dịch NaOH (lấy dư 2,4 lần so với phản ứng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hai ancol đơn chức, cùng dãy đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp F chứa ba chất rắn. Lấy hỗn hợp 2 ancol đun với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 6,39 gam hỗn hợp 3 ete (biết rằng hệu suất ete hóa của mỗi ancol đều bằng 75%). Đốt cháy toàn bộ F bằng lượng oxi vừa đủ thu được 0,24 mol Na2CO3 và 0,16 mol H2O. Este có phân tử khối lớn nhất là este nào? Tính phần trăm khối lượng của nó trong hỗn hợp E.
Đáp án A
Vì hỗn hợp ancol là đơn chức → axit phải hai chức.
Gọi công thức tổng quát của 2 muối là:
Câu 19:
Hỗn hợp A gồm một axit đơn chức, một ancol đơn chức và một este đơn chức (các chất trong A đều có nhiều hơn 1C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn m gam A rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 135 gam kết tủa xuất hiện. Đồng thời khối lượng dung dịch giảm 58,5 gam. Biết số mol ancol trong m gam A là 0,15. Cho Na dư vào m gam A thấy có 2,8 lít khí (đktc) thoát ra. Mặt khác m gam A tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 12 gam NaOH. Cho m gam A vào dung dịch nước brom dư. Số mol brom phản ứng tối đa là
Đáp án C
Gọi công thức phân tử chung của A là (k là số liên kết p trong A)
Số mol brom phản ứng tối đa là:
Chú ý: Số mol Brom lớn nhất khi có este dạng HCOOR
Câu 20:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 este đồng phân cần dùng 4,704 lít khí O2, thu được 4,032 lít CO2 và 3,24 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng hết với 110ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 7,98 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b mol muối Z (MY > MZ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện chuẩn. Tỉ lệ a : b là
Đáp án D
=> Công thức phân tử của este là C3H6O2