Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Hóa học 150 câu trắc nghiệm Este - Lipit nâng cao

150 câu trắc nghiệm Este - Lipit nâng cao

150 câu trắc nghiệm Este - Lipit nâng cao (P7)

  • 11648 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Hỗn hợp E chứa este X (CnH2n-6O4) và este Y (CmH2m-4O6) đều mạch hở và thuần chức. Hidro hóa hoàn toàn 41,7 gam E  cần dùng 0,18 mol H2 (Ni/to).  Đốt cháy hết 41,7 gam E  thu được 18,9 gam H2O. Mặt khác nếu đun nóng 0,18 mol E với dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp chứa muối của axit đơn chức có khối lượng m gam và hỗn hợp 2 ancol no, đa chức. Giá trị của m là

Xem đáp án

Từ công thức X, Y → chất đầu dãy là (C2H3COO)2C2H4 và (HCOO)3C3H5

Quy đổi hỗn hợp E thành: C8H10O4 (x mol); C6H8O6 (y mol) và CH2 (z mol)

Lập hệ phương trình

+) mmuối = 0,18/0,24.(mE + mKOH – metilenglicol - mglixerol)

mE = 41,7 g; mKOH = (2.0,09 + 3.0,15).56 = 35,28 g; metilenglycol = 0,09.62 =5,58 g; mglyxerol = 0,15.92 = 13,8 g → mmuối = 43,2 g.

→ Đáp án C


Câu 4:

Đốt cháy hoàn toàn 22,9 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở tạo bởi cùng một ancol với hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 1,1 mol CO2 và 15,3 gam H2O. Mặt khác, toàn bộ lượng X trên phản ứng hết với 300ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Khi cho X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có kết tủa trắng xuất hiện. Giá trị của m là

Xem đáp án

nH2O=15,318=0,85 mol

Bảo toàn khối lượng:

mO(X)=mX-mC-mHnO(X)=22,9-1,1.12-0,85.216=0,5 molnX=12nO(X)=12.0,5=0,25

Gọi công thức chung của 2 este trong X là Cn-H2n-+2-2kO2

Ta thấy:

nX=nCO2-nH2O=1,1-0,85=0,25k=2

=> este X trong  mạch C có 1 liên kết C=C

n-=nCO2nX=0,110,25=4,4

=> Công thức phân tử 2 este là: C4H6O2 và C5H8O2

Khi cho X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có kết tủa trắng xuất hiện

→ Đáp án D


Câu 5:

Hỗn hợp E gồm este đơn chức X và este hai chức Y (X, Y đều no, mạch hở). Xà phòng hóa hoàn toàn 40,48 gam E cần vừa đủ 560ml dung dịch NaOH 1M, thu được hai muối có tổng khối lượng a gam và hỗn hợp T gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy toàn bộ T, thu được 16,128 lít khí CO2 (đktc) và 19,44 gam H2O. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Giải  T + O2  0,72 mol CO2 + 1,08 mol H2O.

 

 

→ 2 ancol no có cùng số C là 2 chỉ cố thể là C2H5OH và C2H4(OH)2

 

→ giải hệ số mol có nX = 0,16 mol; nY = 0,2 mol.

Từ giả thiết đề cho có:

40,48 gam E + 0,56 mol NaOH → a gam muối + 0,15 mol C2H5OH + 0,2 mol C2H4(OH)2

→ bảo toàn khối lượng có a = 43,12 gam → Chọn đáp án A

Giải cụ thể và rõ hơn 2chất X và Y ta biện luận giải pt nghiệm nguyên như sau:

40,48 gam hỗn hợp E gồm 0,16 mol X dạng CnH2nO2 và 0,2 mol Y dạng CmH2m-2O4

→ 0,16.(14n + 32) + 0,2.(14m + 62) = 40,48 → 4n + 5m = 41

Cặp nghiệm nguyên thỏa mãn là n = 4 và m = 5.ứng với X là CH3COOC2H5 và Y là HCOOCH2CH2OOCCH3.

→ Đáp án A


Câu 6:

Hỗn hợp E chứa hai chất hữu cơ đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác gồm este X (CnH2n–2O2) và este Y (CmH2m–4O4), trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y. Đốt cháy hết 16,64 gam E với oxi vừa đủ, thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + 0,2. Mặt khác đun nóng 16,64 gam với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp hợp chứa 2 muối; trong đó có a gam muối A và b gam muối B. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 6,76 gam. Giá trị gần nhất của a: b là

Xem đáp án

X có dạng CnH2n-2O2 và Y có dạng CmH2m-4O4, lại cho 2 ancol đồng đẳng kế tiếp

 → 2 ancol no, đơn chức, mạch hở.

Ta có: x = y + 0,2 → x – y = 0,2 = nX + 2nY → n2 ancol = 0,2mol

Gọi ancol là ROH (0,2 mol) →nH2  = 0,1 → mbình tăng = mancol  mH2 

→ 6,76 = 0,2. (R + 17) – 0,2 → R = 17,8

→ 2 ancol CH3OH (z mol) và C2H5OH (t mol)

→ z + t = 0,2 và 32z + 46t – 0,2 = 6,76 → z = 0,16 và t = 0,04

Do nX > nY , ta xét 2 trường hợp sau:

TH1: X tạo bởi CH3OH và Y tạo bởi C2H5OH

Quy đổi hỗn hợp thành C4H6O2 (0,16 mol); C8H12O4(0,04 mol); CH2 (x mol)

Có mhỗn hợp = 16,64 → x < 0 (loại)

TH2: X tạo bởi CH3OH và Y tạo bởi cả 2 ancol.

Quy đổi hỗn hợp thành C4H6O2 (0,12 mol); C7H10O4(0,04 mol); CH2 (x mol)

(do chia mất CH3OH vào 2 ancol)

Có mhỗn hợp = 16,64 → x = 0

→ X là C2H3COOCH3 (0,12 mol) và Y là CH3OOC-C2H2-COOC2H5 (0,04 mol)

→ muối thu được là C2H3COONa (0,12 mol) và C2H2(COONa)2 (0,04 mol)

→ mC2H3COONa = 11,28 và mC2H2(COONa)2   = 6,4       

(nhận thấy các đáp án. a:b đều > 1)

a = mC2H3COONa = 11,28 và b = mC2H2(COONa)2   = 6,4  

a : b = 11,28/6,4 = 1,7625

→ Đáp án B


Câu 7:

Tiến hành phản ứng thuỷ phân hỗn hợp X gồm 2 este no, mạch hở, thuần chức bằng dung dịch NaOH vừa đủ trong bình cầu 3 cổ. Chưng cất dung dịch sau phản ứng, thu được dung dịch Y và hỗn hợp hơi Z gồm 2 ancol (đều có khối lượng phân tử < 100 đvC). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp ancol Z, thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 4,32 gam H2O. Cô cạn dung dịch Y, thu được 10,66 gam muối B của một axit hữu cơ, đốt cháy hoàn toàn B với dòng khí oxi dư, thu được 6,89 gam muối Na2CO3. Thành phần % khối lượng của của este có phân tử khối lớn hơn trong X là

Xem đáp án

Bước 1. Tìm muối B:

Đốt B: nNaCO3 = 6,89/106 = 0,065 mol

Đốt Z: nCO2 = 3,36/22,4 = 0,15 mol; nH2O = 4,32/18 = 0,24 mol

Bảo toàn Na: nNa/B = nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,13 mol = nmuối

Vì X gồm 2 este no, mạch hở Z gồm các ancol no, hở

→ Hỗn hợp este X có ít nhất 1 este đơn chức hỗn hợp Z gồm 1 ancol đa chức, 1 ancol đơn chức

Axit tạo muối B là đơn chức, Gọi B là RCOONa

→ nCOONa = nNa/B = 0,13 mol => MCOONa = 10,66/0,13 = 82

R = 15, R là CH3, muối B là CH3COONa

Bước 2. Tìm các chất trong hỗn hợp Z

n=1,67 CT của 1 ancol là CH3OH: a mol và ancol còn lại là CnH2n+2Om

ta có: a + nb = 0,15

và a + b = 0,09 → (n – 1).b = 0,06

a + mb = 0,13 → (m – 1).b = 0,04

(n-1)/(m-1) = 3/2

Có thể thấy ngay là n = 4 và m = 3, những giá trị lớn hơn, làm cho Mancol > 100

Vậy 2 ancol là CH3OH và C4H7(OH)3, Gọi a và b là số mol của 2 ancol tương ứng

→ Đáp án C


Câu 8:

X, Y là hai axit no, đơn chức, đồng đẳng liên tiếp, Z là ancol 2 chức, T là este thuần chức tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 0,1 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 0,47 mol khí O2 thu được lượng CO2 nhiều hơn H2O là 10,84 gam. Mặt khác 0,1 mol E tác dụng vừa đủ với 0,11 mol NaOH thu được dung dịch G và một ancol có tỉ khối so với H2 là 31. Cô cạn G rồi nung nóng với xút có mặt CaO thu được m gam hỗn hợp khí. Giá trị của m gần nhất với

Xem đáp án

Đáp án A

dancol/H2 = 31 => Mancol = 62

=> Ancol Z có CTCT HOCH2CH2OH(C2H6O2)

Ta có:

Khi đốt cháy E có:

Áp dụng ĐLBTNT.O:

nO(E) + 2nO2 = 2nH2O => 4a + 2b + 2c + 0,47.2 = 0,41.2 + 0,4

→ 4a + 2b + 2c + 0,47.2 = 0,41.2 +0,4 → 4a + 2b + 2c = 0,28 mol

Giả hệ PT:

Áp dụng ĐLBTKL cho phản ứng cháy:

mE + mO2 = mH2O + mCO2

→ mE = 0,41.44 + 0,4.18  – 0,47.32 = 10,2

0,1 mol E + 0,11 mol NaOH

Áp dụng ĐLBTKL cho phản ứng thủy phân: mE + mNaOH = mRCOONa + mancol + mnước

→ mRCOONa = 10,2 + 0,11.40 – 0,07.62 – 0,03.18 = 9,72 gam.

→ mRH = 9,72 – 0,11.(67 – 1) = 2,46 g 


Câu 10:

Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic Y và một este Z (Y, Z đều mạch hở không phân nhánh). Đun nóng 0,275 mol X cần dùng 200ml dung dịch NaOH 2M thu được hỗn hợp 2 muối và hỗn hợp 2 ancol. Đun nóng toàn bộ 2 ancol này với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 7,5 gam hỗn hợp 3 ete. Lấy hỗn hợp 2 muối trên nung với vôi tôi xút chỉ thu được một khí duy nhất, khí này làm mất màu vừa đủ dung dịch 44 gam Br2 thu được sản phẩm chứa 85,106% brom về khối lượng. Khối lượng của Z trong X là:

Xem đáp án

- Nhận thấy rằng, khi cho hỗn hợp X gồm axit Y và esteZ thu được hai ancol và hai muối nên Z là este hai chức được tạo từ axit hai chức và hai ancol, ta có hệ sau:

- Khi đun nóng toàn bộ lượng ancol thu được với H2SO4 đặc ở 140oC thì

→ Hỗn hợp ancol gồm CH3OH và C2H5OH.

- Xét quá trình hỗn hợp muối tác dụng với NaOH/ CaO (t0), rồi cho hỗn khí tác dụng với Br2 ta được:

 

Þ mkhí = m dẫn xuất halogen – mBr2  = 7,7 (g)

- Giả sử khí thu được là anken thì:

→ muối C2H3COONa và NaOOC-CH=CH-COONa

Vậy este Z là CH3OOC-CH=CH-COOC2H5 với mZ = 19,75g.

→ Đáp án D


Câu 11:

Este X có công thức phân tử là C5H8O2. Đun nóng 10,0 gam X trong 200ml dung dịch NaOH 0,3M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,64 gam chất rắn khan. Vậy tên gọi của X là:

Xem đáp án

nX = 0,1 mol; nNaOH = 0,06 mol → X dư

→ nchất rắn = nNaOH ( chất rắn chính là muối RCOONa )

MRCOONa = R + 67 = 94 → R = 27 (CH2=CH− )

→ X là CH2=CHCOOC2H5 ( etyl acrylat )

→ Đáp án C


Câu 12:

Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo. Nếu đốt cháy hoàn toàn a mol X thì thu được 12,32 lít CO2 (đktc) và 8,82 gam H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 40ml dung dịch Br2 1M. Hai axit béo là

Xem đáp án

Đáp án A

Vậy 2 axit béo là axit panmitic và axit linoleic

X là (C15H31COO)(C17H31COO)2C3H5


Câu 13:

Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm ba este đều no, mạch hở với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 17,28 gam Ag. Mặt khác, đun nóng m gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol hơn kém nhau một nguyên tử cacbon và 22,54 gam hỗn hợp Z gồm hai muối của hai axit có mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 11,44 gam CO2 và 9,0 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là

Xem đáp án

nAg = 0,16 mol → nHCOO = 0,08 mol

nCO2 = 0,26 mol; nH2O = 0,5 mol → nancol = 0,24 mol → C- = 1,08

→ Vậy Y chứa CH3OH (a mol) và C2H6Ox (b mol với x = 1 hoặc x = 2).

Ta có: (1) a + b = 0,24   (2) a + 2b = 0,26  →  a = 0,22; b = 0,02.

+) TH1: X là este no, đơn chức, X gồm este no tạo bởi HCOOH, RCOOH và hai ancol CH3OH và C2H6O

Muối gồm 22,54 gam: HCOONa (0,08) và RCOONa (0,16)

+) TH2: X gồm este no tạo bởi HCOOH, RCOOH và hai ancol CH3OH và C2H6O2.

Khi đó 22,54 gam: HCOONa (0,08) và RCOONa.

nRCOONa = 0,22 + 0,02.2 – 0,08 = 0,18 mol → MRCOONa = 95.

(loại - không tìm được công thức thỏa mãn).

+) TH3: X gồm este no tạo bởi HCOOH, R(COOH)2 và hai ancol CH3OH và C2H6O2

22,54 gam gồm: HCOONa (0,08) và R(COONa)2.

Vì X là các este no, hở nHCOONa = 0,08 > nC2H6O2 = 0,02

→ các este trong X gồm HCOOCH3: 0,04 mol, HOOC-CH2-CH2-OOCH: 0,02 mol và CH3OOC-R-COOCH3

 nR(COONa)2 = (0,22 + 0,02.2 – 0,04) : 2 = 0,09 →  MR(COONa)2 = 190

→ (CH2)4(COONa)2.

→ X gồm: HCOOCH3 (0,04); HCOO-CH2-CH2-OOCH (0,02) và CH3OOC-(CH2)4-COOCH3 (0,09).

→  Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn nhất là

0,09.1740,04.60+0,02.118+0,09.174.100%=76,7%

→ Đáp án A


Câu 14:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo X cần 1,106 mol O2, thu được 0,798 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Cho m gam chất béo X tác dụng tối đa với a gam H2. Giá trị của a là

Xem đáp án

Gọi CTPT của chất béo X là CxHyO6

Áp dụng ĐLBT nguyên tố oxi ta có:

 

 

→ Trong X: 8 liên kết p gồm 3 liên kết p ở nhóm chức COO + 5 liên kết p ở gốc hidrocacbon

→ X tác dụng với H2 theo tỉ lệ 1:5

→  nH2 = 5nX = 5.0,014 = 0,07 mol → mH2 = 0,14 gam

→ Đáp án B


Câu 15:

X là este đơn chức, không có phản ứng tráng bạc. Axit cacboxylic Y là đồng phân của X. Trong phân tử X và Y đều có vòng benzen. Cho 0,2 mol hỗn hợp X, Y tác dụng vừa đủ với 350ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z chứa ba muối. Đốt cháy hoàn toàn muối trong Z, dẫn khí thoát ra vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 142,5 gam kết tủa. Khối lượng muối cacboxylat trong dung dịch Z là:

Xem đáp án

X và Y là đồng phân nên đặt số nguyên tử C của X và Y là n.

 nNaOH = 0,35 mol → nNa2CO3 = 0,175 mol

nCaCO3 = 1,425 mol

BTNT C : 0,2n = 0,175 + 1,425 → n = 8.

Z chứa 3 muối nên X là este của phenol. Đặt số mol của X, Y lần lượt là x, y.

 

X không tham gia phản ứng tráng gương nên X là CH3COOC6H5

→ Y là C7H7COOH.

Muối cacboxylat gồm CH3COONa (0,15 mol) và C7H7COONa (0,05 mol).

→  mmuối  = 82.0,15 + 158.0,05 = 20,2g

→ Đáp án A.


Câu 16:

Đốt cháy este 2 chức mạch hở X (được tạo từ axit cacboxylic no, đa chức, phân tử X không có quá 3 liên kết π) thu được tổng thể tích CO2 và H2O gấp 5/3 lần thể tích O2 cần dùng. Lấy 21,6 gam X tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị lớn nhất của m là

Xem đáp án

CTPT của este là CnH2n – 2 – 2kO4

Ta có vì tổng số mol của CO2 và H2O gấp 5/3  số mol O2

Vì este có nhiều nhất là 3 liên kết đôi →  k = 1, k = 0

Với  k = 0 ta có n = 6,333 loại

        k = 1 ta có n = 6(chọn)

Mà este 2 chức gồm axit no nên X có CTPT là CH3OOCCH2COOCH=CH2 thì có khối lượng muối lớn nhất

→ mmax = 0,15.148 + 0,1.40 = 26,2 gam

→ Đáp án B


Câu 17:

Este có đặc điểm sau:

- Đốt cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và H2O  có số mol bằng nhau;

- Thủy phân X trong môi trường axit được Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).

Phát biểu không đúng là:

Xem đáp án

- Đốt cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau → X là este no đơn chức mạch hở

- Thủy phân X trong môi trường axit được Y (tham gia phản ứng tráng gương) → Y là HCOOH. Chất Z có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X → Z là CH3OH → X là HCOOCH3

A. Sai vì từ C2H5OH mới tạo ra anken

B. Chất X thuộc loại este no, đơn chức → Đúng

C. Chất Y tan vô hạn trong nước → Đúng: axit HCOOH tan vô hạn trong nước

D. Đốt cháy hoàn toàn 1mol X sinh ra sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O →  Đúng: C2H4O2 → 2CO2 + 2H2O.

→ Đáp án A


Câu 19:

Đốt cháy hoàn toàn 8,6 gam 1 este G thu được hỗn hợp X. Cho X lội từ từ qua nước vôi trong dư thu được 40 gam kết tủa đồng thời khối lượng dung dịch giảm đi 17 gam. Mặt khác, lấy 8,6 gam G cho vào 250ml KOH 1M đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 19,4 gam chất rắn khan. Tên của G là

Xem đáp án

Đáp án A

mdung dịch giảm  = mkết tủa  - m(CO2 + H2O) → 17 = 40 – m(CO2 + H2O) → m(CO2 + H2O) =  23 g

nkết tủa = nCO2 = 0,4 mol => mCO2 = 17,6g => mH2O = 5,4g => nH2O = 0,3 mol

Gọi CTCT là RCOOR’

→ Meste=86 g/mol → CTPT C4H6O2

Có nRCOOR’ = 0,1 mol → n­RCOOK = 0,1 mol

mrắn= mKOH dư + mmuối

→ mmuối=19,4 – (0,25 – 0,1).56 = 11 → Mmuối = 110 g/mol

→ MRCOO = 110-39 = 71 g/mol → R là CH2=CH-

→ X là CH2=CHCOOCH3 → X là Metyl acrylat


Bắt đầu thi ngay