20 Bộ đề Chinh phục điểm 9-10 môn Sinh Học cực hay có lời giải
20 Bộ đề Chinh phục điểm 9-10 môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 6)
-
10777 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?
Đáp án D
- Ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô là:
+ Phục chế giống cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.
+ Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.
+ Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.
- Phương pháp nuôi cấy mô tạo ra cây con giữ nguyên đặc tính di truyền từ cây cho mô nuôi cấy vì vậy phương pháp nuôi cấy mô không tạo ra biến dị di truyền.
Câu 2:
Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật?
Đáp án C
* Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực với giao tử cái tạo nên hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
* Đặc trưng của sinh sản hữu tính
- Luôn có quá trình hình thành và hợp nhất giao tử đực với giao tử cái tạo nên cá thể mới, luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen.
- Luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử.
- Sinh sản hữu tính ưu việt hơn so với sinh sản vô tính:
+ Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi.
+ Tạo sự đa dạng về mặt di truyền cung cấp nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
* Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản phổ biến hơn hình thức sinh sản vô tính.
Câu 3:
Trong quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?
Đáp án A
- Giai đoạn hình thành hạt phấn:
+ Từ 1 tế bào mẹ (2n) -> 4 tiểu bào từ (n) -> 4 hạt phấn (mỗi hạt phấn có 2 nhân đơn bội: nhân của tế bào ống phấn và nhân của tế bào sinh sản).
- Giai đoạn này mầm của hạt phấn:
+ Tế bào ống phấn nảy mầm tạo ra ống phấn.
+ Nhân tế bào sinh sản -> 2 sinh tử (giao tử đực) được ống phấn đưa đến túi phôi.
=> Như vậy trong quá trình hình thành giao tử đực ở thực vật có hoa trải qua 1 lần giảm phân và 2 lần nguyên phân
Câu 4:
Đặc điểm nào không đúng với sinh sản vô tính ở động vật?
Đáp án D
a) Ưu điểm của sinh sản vô tính
- Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.
- Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền.
- Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.
- Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động.
b) Hạn chế của sinh sản vô tính
- Tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.
- Không tạo ra biến dị nên không có ý nghĩa đối với sự tiến hóa và chọn giống
Câu 5:
Điều nào không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật?
Đáp án D
Các hình thức thụ tinh:
Thụ tinh ngoài |
Thụ tinh trong |
- Trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên ngoài cơ thể con cái. - Con cái đẻ trứng vào nước, con đực xuất tinh dịch lên trứng để thụ tinh. - Thụ tinh ngoài có hiệu suất thấp nên cần nhiều trứng, tinh trùng |
- Trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên trong cơ thể con cái. - Con đực giao phối với con cái và xuất tinh dịch vào cơ quan sinh sản cái để thụ tinh. - Thụ tinh trong có hiệu suất cao nên cần ít trứng, tinh trùng. |
Câu 7:
Cấm xác định giới tính ở thai nhi người vì
Đáp án D
- Cấm xác định giới tính ở thai nhi người vì định kiến trọng nam khinh nữ, dẫn đến hành vi làm thay đổi tỷ lệ trai và gái
Câu 8:
Cơ sở khoa học của uống thuốc tránh thai là làm
Đáp án A
Trong viên thuốc tránh thai có chứa prôgestêrôn hoặc prôgestêrôn và ơstrôgen nên uống thuốc tránh thai là làm tăng nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng
Câu 11:
Một nhà chọn giống cho lai phân tích các cá thể dị hợp 2 cặp gen thuộc các loài khác nhau. Kết quả thu được ở đời con và kết luận về quy luật di truyền được ghi nhận ở bảng sau:
Phép lai và kết quả đời con lai phân tích |
Quy luật di truyền |
(1) Aa, Bb x aa,bb → Fa = 1:1 |
(a) Liên kết gen hoàn toàn |
(2) Dd,Ee x dd,ee → Fa = 3:3:1:1 |
(b) Phân li độc lập |
(3) Mm, Nn x mm,nn → F1 = 1:1:1:1 |
(c) Liên kết gen không hoàn toàn |
Biết rằng các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án nào đúng?
Đáp án A
Câu 12:
Tại sao những loài sinh vật ngoại lai thường là mối đe dọa cho sự cân bằng ở hệ sinh thái bản địa?
Đáp án C
Trong hệ sinh thái các loài tồn tại và gắn bó với nhau thông qua chuỗi và lưới thức ăn đã được hình thành dưới tác dụng của CLTN trong suốt quá trình tiến hóa. Khi đem một sinh vật ngoại lai vào một hệ sinh thái mới, có thể chúng không bị khống chế (bị các loài bắt làm thức ăn) như trong môi trường ban đầu. Đây là 1 trong các nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái bản địa.
Ốc bưu vàng là minh chứng cụ thể cho trường hợp này
Câu 13:
Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái:
(1) Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
(2) Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
(3) Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
(4) Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.
(5) Trong chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ thì giun đất là bậc dinh dưỡng bậc 2.
Số phát biểu đúng?
Đáp án A
(1) Ngoài thực vật còn có tảo, 1 số loài vi khuẩn có khả năng quang hợp.
(2) Một số loài VK có khả năng tự dưỡng.
(4) Vi khuẩn không phải là sinh vật tiêu thụ.
(5) Trong chuỗi mùn bã hữu cơ giun đất là bậc dinh dưỡng bậc 1.
Câu 14:
Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ:
(1) Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.
(2) Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật.
(3) Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
(4) Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.
(5) Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên
Đáp án A
(1) Cả hai HST đều là những hệ thống mở.
(2) Hệ sinh thái tự nhiên có thành phần loài cao hơn so với HST nhân tạo.
(3) HST tự nhiên có khả năng tự thích ứng, tự điều chỉnh cao hơn so với HST nhân tạo.
Câu 15:
Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, cho các phát biểu sau:
(1) Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.
(2) Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
(3) Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
(4) Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.
(5) Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái tự nhiên phức tạp hơn hệ sinh thái nhân tạo.
(6) Tất cả các chuỗi thức ăn đều có mắt xích cuối cùng là vi sinh vật.
(7) Một số chuỗi thức ăn có sinh vật tiêu thụ trùng với bậc dinh dưỡng.
Số phát biểu không đúng?
Đáp án A
Các câu không đúng: (2), (5) và (6).
(2) Một số loài vi sinh vật có khả năng tự dưỡng.
(5) Mỗi HST đều gồm 2 thành phần: Quần xã sinh vật và Sinh cảnh.
(6) VSV không là 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn
Câu 16:
Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt:
(1) Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học.
(2) Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.
(3) Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.
(4) Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.
(5) Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.
(6) Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật ăn thịt và con mồi không cùng một bậc dinh dưỡng.
(7) Theo thời gian con mồi sẽ dần dần bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn.
(8) Mỗi loài sinh vật ăn thịt chỉ sử dụng một loại con mồi nhất định làm thức ăn.
(9) Tất cả các sinh vật kí sinh không có khả năng tự dưỡng.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Đáp án A
Các câu đúng: (2), (4) và (6)
Câu 17:
Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái
(1) Thực vật nổi. (2) Động vật nổi. (3) Giun.
(4) Cỏ. (5) Cá ăn trắm cỏ. (6) Lục bình (Bèo Nhật bản).
Số nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái là:
Đáp án A
Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm thực vật nổi, cỏ và lục bình vì chúng là những sinh vật có khả năng tự dưỡng, mở đầu chuỗi thức ăn
Câu 18:
Xét 3 loài chim ăn hạt sống trong cùng 1 khu vực. Ổ sinh thái dinh dưỡng thể hiện thông qua tỉ lệ phần trăm các loại kích thước mỏ của 3 loài trên được biểu diễn ở đồ thị sau. Dựa vào đồ thị, dự đoán nào sau đây về 3 loài chim trên là đúng?
Đáp án A
A đúng, loài 1 và loài 3 có ổ sinh thái không trùng nhau nên không cạnh tranh nhau về thức ăn.
B sai vì loài 2 và loài 3 trùng nhau một phần ổ sinh thái nên có cạnh tranh và làm ảnh hưởng đến số lượng cá thể lẫn nhau.
C sai vì loài 1 và loài 2 có trùng nhau 1 phần nhỏ ổ sinh thái, cạnh tranh không gay gắt.
D. sai vì các loài sẽ thu hẹp ổ sinh thái để giảm bớt sự cạnh tranh
Câu 19:
Điều gì là đúng với các yếu tố ngẫu nhiên và di nhập gen?
(1) Chúng đều là các nhân tố tiến hóa.
(2) Chúng đều là quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên.
(3) Chúng luôn dẫn đến sự thích nghi.
(4) Chúng đều làm phong phú vốn gen của quần thể.
Đáp án C
(1) đúng vì chúng đều là các nhân tố tiến hóa.
(2) đúng vì chúng đều là quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên.
(3) sai vì chỉ có chọn lọc tự nhiên mới luôn dẫn đến sự thích nghi.
(4) sai vì yếu tố ngẫu và di cư làm nghèo vốn gen của quần thể
Câu 20:
Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở các yếu tố ngẫu nhiên mà không có ở chọn lọc tự nhiên?
(1) Có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
(2) Có thể làm biến đổi mạnh tần số alen của quần thể.
(3) Có thể tác động liên tục qua nhiều thế hệ.
(4) Có thể làm biến đổi vô hướng tần số alen của quần thể.
(5) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể
Đáp án B
Các đặc điểm (1), (2) có ở cả yếu tố ngẫu nhiên và CLTN.
Đặc điểm (3) chỉ có ở CLTN.
Đặc điểm (4), (5) chỉ có ở yếu tố ngẫu nhiên
Câu 21:
Các quần thể tự thụ phấn lâu đời trong tự nhiên nếu không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác thì thường có đặc điểm:
(1) Có tần số alen không thay đổi qua các thế hệ.
(2) Phân hóa thành những dòng thuần khác nhau.
(3) Không chứa các gen lặn có hại.
Phương án đúng là:
Đáp án C
Phương án đúng là 1, 2
Vì không có các nhân tố tiến hóa tác động nên quần thể sẽ phân hóa thành các dòng thuần và có tần số alen không thay đổi
Các alen lặn có hại đều sẽ được biểu hiện ra kiểu hình nhưng không bị đào thải khỏi quần thể
Câu 22:
Khi nói về nhân tố tiến hoá, xét các đặc điểm sau:
(1) Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.
(2) Đều làm thay đối tần số alen không theo hướng xác định.
(3) Đều có thể dẫn tới làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
(4) Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(5) Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
Số đặc điểm mà cả nhân tố di - nhập gen và nhân tố đột biến đều có là
Đáp án B
(1) (2) (4) (5) đúng.
(3) sai, vì đột biến làm tăng đa dạng di truyền, còn di gen làm giảm đa dạng tại quần thể mà các cá thể di gen
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về giao phối không ngẫu nhiên?
Đáp án A
Phương án B đúng, giao phối không ngẫu nhiên có thể không làm thay đổi thành phần kiểu gen của một quần thể trong trường hợp quần thể chỉ bao gồm những dòng thuần, ví dụ như những loài tự thụ phấn trong tự nhiên.
Phương án C, D đúng.
Phương án A sai vì GP không làm thay đổi tần số.
Câu 24:
Thành phần nào sau đây không tham gia vào quá trình nhân đôi của ADN?
Đáp án D
Trong quá trình nhân đôi của ADN, ARN pôlimeraza có vai trò xúc tác tổng hợp đoạn mồi, ADN pôlimeraza xúc tác tổng hợp mạch mới của ADN và enzim nối ligaza tham gia xúc tác nối các đoạn ADN nhỏ lại thành một mạch polinuclêôtit liên tục (ví dụ như đoạn Okazaki). Chỉ có enzim cắt restrictaza (có vai trò nhận biết và cắt ADN tại những điểm xác định) là không tham gia vào quá trình này.
Câu 25:
Hiện tượng di nhập gen
Đáp án C
Phương án A sai vì chỉ có đột biến gen mới có thể tạo ra alen mới, còn di nhập gen chỉ có thể làm xuất hiện alen mới trong quần thể do quá trình nhập gen.
Phương án B sai vì di nhập gen làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen.
Phương án C đúng vì sự di nhập của các cá thể sẽ là giảm bớt sự phân hóa kiểu gen và tần số alen giữa các quần thể khác nhau của cùng một loài.
Phương án D sai vì di nhập gen phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa số lượng cá thể đi vào và số lượng cá thể đi ra khỏi quần thể
Câu 26:
Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
Đáp án C
Phương án A đúng. Ribôxôm là cơ quan diễn ra quá trình dịch mã và tARN có vai trò mang các axit amin đến ribôxôm để dịch mã nên chúng không mang tính đặc hiệu đối với các loại prôtêin. Do vậy, chúng được sử dụng nhiều lần và tồn tại được qua một số thế hệ tế bào, có khả năng tham gia tổng hợp nhiều loại prôtêin khác nhau.
Phương án B đúng vì trong quá trình dịch mã, sự hình thành liên kết peptit giữa các axit amin kế tiếp nhau giúp các axit amin phải diễn ra trước khi ribôxôm dịch chuyển tiếp một bộ ba trên mARN trưởng thành theo chiều 5’ – 3’ để đảm bảo được sự gắn kết thành một chuỗi các axit amin.
Phương án C sai vì hiện tượng pôliribôxôm làm tăng hiệu suất của quá trình dịch mã nhờ sự tổng hợp các chuỗi polipeptit riêng biệt ở các riboxom khác nhau trượt cách nhau một đoạn trên cùng 1 mARN.
Phương án D đúng vì ở sinh vật nhân thực, gen thường chứa những đoạn không mã hóa axit amin (intron) nên các đoạn này thường bị loại bỏ trước khi mARN tham gia dịch mã. Do đó, phân tử mARN trưởng thành thường có chiều dài ngắn hơn chiều dài của gen
Câu 27:
Cho biết các codon (bộ ba mã sao) mã hóa các axit amin tương ứng như sau: AAU: Asparagin(Asn), XXX: Prolin(Pro), GGG: Glixin(Gly) và UUU: Pheninalanin(Phe). Đoạn mạch gốc nào sau đây sẽ mã hoá cho chuỗi polipeptit gồm các axit amin theo trình tự sau: Phe – Gly – Asn – Pro?
Đáp án D
Theo qui ước của đề bài, ta có đoạn mARN là: 5’UUU-GGG-AAU-XXX3’.
Do đó, đoạn mạch gốc sẽ là 3’AAA-XXX-TTA-GGG5’. Do đó, nếu đọc đúng theo chiều 3’ -5’ thì phương án D là phù hợp
Câu 28:
Khi thống kê tỉ lệ cá đánh bắt trong các mẻ lưới ở 3 vùng khác nhau, người ta thu được kết quả như sau:
Nhóm tuổi Vùng |
Trước sinh sản |
Đang sinh sản |
Sau sinh sản |
A |
78% |
20% |
2% |
B |
50% |
40% |
10% |
C |
10% |
20% |
70% |
Kết luận được rút ra về hiện trạng khai thác cá ở 3 vùng trên là:
Đáp án B
Tỉ lệ cá đánh bắt trong các mẻ lưới ở 3 vùng khác nhau cho thấy:
- Quần thể ở vùng A là quần thể trẻ với nhóm tuổi trước sinh sản chiếm ưu thế.
- Quần thể ở vùng B là quần thể ổn định với nhóm tuổi trước sinh sản và đang sinh sản chiếm tỉ lệ xấp xỉ nhau.
- Quần thể ở vùng C là quần thể suy thoái vì nhóm tuổi sau sinh sản chiếm ưu thế.
Câu 29:
Có bao nhiêu phát biếu sau đây về sự biểu hiện của đột biến gen là đúng?
(1) Một đột biến gen lặn gây chết xuất hiện ở giai đoạn tiền phôi thường không thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
(2) Đột biến gen lặn ở tế bào xôma thường biểu hiện ở một phần của cơ thể tạo nên thể khảm và không di truyền được qua sinh sản hữu tính.
(3) Đột biến gen trội xảy ra ở giao tử cần phải trải qua ít nhất là hai thế hệ để tạo ra kiểu gen đồng hợp thì mới có thể biểu hiện ra kiểu hình.
(4) Sự biểu hiện của đột biến gen không những phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ và liều lượng của từng loại tác nhân mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen.
Đáp án A
(1) Đúng. Đột biến gen lặn gây chết thì chỉ gây chết ở trạng thái đồng hợp lặn. Do đó, alen lặn này vẫn có thể tồn tại trong quần thể khi ở trạng thái dị hợp và không biểu hiện ra kiểu hình, do đó, thường không bị đào thải hoàn toàn dưới tác động của chọn lọc tự nhiên.
(2) Sai. Đột biến gen lặn ở tế bào xôma thì thường không biểu hiện được ra kiểu hình và không di truyền được qua sinh sản hữu tính. Đột biến gen trội ở tế bào xôma thường biểu hiện ở một phần của cơ thể tạo nên thể khảm.
(3) Sai. Đột biến gen trội xảy ra ở giao tử thường chỉ cần một thế hệ và có thể biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái dị hợp.
(4) Sai. Tần số xuất hiện của của đột biến gen mới phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ và liều lượng của từng loại tác nhân mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen. Còn sự biểu hiện của đột biến gen phụ thuộc vào tính trội - lặn của đột biến (nếu trội thường được biểu hiện ngay ra kiểu hình, còn nếu lặn thì chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp) và loại tế bào bị xảy ra đột biến (đột biến tiền phôi, đột biến giao tử hay đột biến xoma).
Câu 30:
Ở loài cừu, con đực có kiểu gen SS và Ss đều qui định tính trạng có sừng, còn kiểu gen ss qui định tính trạng không sừng, con cái có kiểu gen SS quy định tính trạng có sừng, Ss và ss đều qui định tính trạng không sừng. Thế hệ xuất phát (P) cho giao phối cừu đực và cái đều có sừng, F1 cho được 1 cừu cái không sừng. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Đáp án D
Xét phép lai P: Cừu đực có sừng (S-) x cừu cái có sừng (SS). Cừu cái F1 không sừng nhận S từ mẹ nên phải có kiểu gen Ss. Do đó, cừu đực có sừng (P) phải có kiểu gen Ss.
Phép lai P là Ss x SS ÷ F1: 1SS: 1Ss. Tỉ lệ kiểu hình F1 là: 2 đực có sừng:1 cái có sừng: 1 cái không sừng.
Vậy, phương án D sai vì tỉ lệ thu được là: 75% có sừng : 25% không sừng
Câu 31:
Ở một loài động vật có vú ngẫu phối, xét 3 gen: Gen 1 có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen 2 có 3 alen và gen 3 có 4 alen cùng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính ở vùng tương đồng. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Số kiểu gen tối đa trong quần thể là 1332.
(2) Số kiểu gen đồng hợp tối đa trong quần thể là 36.
(3) Số kiểu gen dị hợp về tất cả các cặp gen trong quần thể là 162.
(4) Số kiểu giao phối tối đa trong quần thể là 11232.
Đáp án A
Xét gen 1 trên NST thường, số kiểu gen tối đa của gen 1 là: [3 x (3+1)] : 2 = 6.
Xét gen 2 và 3 thuộc vùng tương đồng của cặp NST giới tính:
- Đặt r = số alen của gen 2 x số alen của gen 3 = 3 x 4 = 12.
- Số kiểu gen tối đa của giới XX: [12 × (12+1)] : 2 = 78.
- Số kiểu gen tối đa của giới XY: 12 × 12 = 144.
- Số kiểu gen tối đa của gen 2 và 3 là: 78 + 144 = 222.
Vậy, số kiểu gen tối đa trong quần thể là: 6 × 222 = 1332.
(2) Sai.
- Số kiểu gen đồng hợp của gen 1 (có 3 alen) là 3.
- Số kiểu gen đồng hợp của gen 2 (có 3 alen) và 3 (có 4 alen): 3× 4 × 2 = 24 (vì gen ở vùng tương đồng mỗi kiểu gen đồng hợp có thể xuất hiện ở cả cặp XX và cặp XY).
Vậy, số kiểu gen đồng hợp tối đa trong quần thể là: 3×24 = 72.
(3) Sai.
Số kiểu gen dị hợp về tất cả các cặp gen trong quần thể là
- Số kiểu gen dị hợp của gen 1 (có 3 alen) là
- Số kiểu gen dị hợp của gen 2 (có 3 alen)
- Số kiểu gen dị hợp của gen 3 (có 4 alen)
Vì gen 2 và 3 cùng nằm trên 1 cặp NST giới tính và ở vùng tương đồng nên số kiểu gen dị hợp về cả 2 gen 2 và 3 là: (3 × 6) × 6 = 108 (do mỗi kiểu dị hợp có 1 ở giới XX và 2 ở giới XY).
Vậy, số kiểu gen dị hợp về tất cả các cặp gen tối đa trong quần thể là: 3 × 54 = 324.
(4) Sai.
Số kiểu giao phối tối đa trong quần thể = số kiểu gen giới đực x số kiểu gen giới cái.
- Số kiểu gen của giới XX là: 6×78 = 468.
- Số kiểu gen của giới XX là: 6 × 144 = 864.
Vậy, số kiểu giao phối tối đa trong quần thể là: 234 × 432 = 404352
Câu 32:
Giả sử có 3 loại nuclêôtit A, T, X cấu tạo nên mạch gốc của một gen cấu trúc thì số loại bộ ba mã hóa axit amin tối đa có thể có là:
Đáp án D
- Tổng số bộ ba có trên mạch gốc của gen = 33 = 27 bộ ba, trong đó có 3 bộ ba kết thúc (ATT, ATX, AXT) không mã hóa axit amin.
- Vậy tổng số bộ ba mã hóa axit amin tối đa có thể có: 27 – 3 = 24 bộ ba
Câu 33:
Cho một số thành tựu về công nghệ gen như sau:
(1) Giống bông có khả năng kháng sâu hại do sản xuất được prôtêin của vi khuẩn.
(2) Giống vi khuẩn có khả năng sản xuất insulin của người.
(3) Giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
(4) Giống đại mạch có hoạt tính của enzim amylaza được tăng cao.
Trong các sinh vật trên, sinh vật nào được xem là sinh vật chuyển gen?
Đáp án C
Sinh vật chuyển gen là sinh vật được nhân thêm gen từ loài khác, làm xuất hiện những đặc tính mới mà loài đó chưa có.
Các trường hợp phù hợp là, (1), (2).
Trường hợp (3) là sinh vật biến đổi gen nhưng không được xem là sinh vật chuyển gen (xem SGK cơ bản).
Trường hợp 4 là đột biến lặp đoạn NST
Câu 34:
Trong một hệ sinh thái đồng cỏ, xét 5 loài với mức năng lượng như sau: Loài A có 2,8.105 kcal, loài B có 3,5.106 kcal, loài C có 2,1.105 kcal, loài D có 107 kcal và loài E có 104 kcal. Chuỗi thức ăn nào sau đây là chuỗi thức ăn dài nhất có thể xảy ra?
Đáp án C
- Đối với hệ sinh thái trên cạn, qua mỗi bậc dinh dưỡng năng lượng bị thất thoát khoảng 90%, chỉ còn khoảng 10% năng lượng được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn phía sau. Như vậy ở bậc dinh dưỡng phía trước luôn có tổng năng lượng lớn hơn ở bậc dinh dưỡng phía sau.
- Sắp xếp thứ tự các loài có tổng năng lượng giảm dần, ta thấy loài A và loài C có tổng mức năng lượng tương tự nhau, vì vậy loài A và loài C là 2 loài trong cùng một bậc dinh dưỡng.
D (107kcal) → B (3,5.106kcal) → A (2,8.105 kcal) → C (2,1.105 kcal) → E (104 kcal)
- Vậy từ số liệu trên ta có thể thu được 2 loại chuỗi thức ăn tối đa có 4 mắt xích như sau:
D → B → A → E
D → B → C → E
Câu 35:
Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ xuất hiện ở người hiện đại Homo sapiens mà không có ở các dạng người tổ tiên?
(1) Có đời sống văn hóa và tôn giáo.
(2) Biết sử dụng lửa để nấu chín thức ăn.
(3) Dáng đứng thẳng.
(4) Biết chế tác và sử dụng công cụ lao động.
(5) Có lồi cằm.
(6) Chi năm ngón
Đáp án B
Trong các dạng người tổ tiên, cần loại trừ Homo neanderthalesis (người Neanđectan) vì không phải tổ tiên trực tiếp của loài người.
Chỉ có hai đặc điểm (1) (có đời sống văn hóa và tôn giáo) và (5) (có lồi cằm) là chưa có ở nhóm người trước đó là Homo erectus
Câu 36:
Một gen có chiều dài 0,51µm và có 3900 liên kết hiđrô tiến hành nhân đôi 5 đợt. Nếu trong lần nhân đôi đầu tiên của gen đã có 1 phân tử 5-Brôm Uraxin liên kết với một nuclêôtit trên một mạch khuôn của gen thì tổng số nucleotit mỗi loại có trong các gen đột biến là bao nhiêu? Biết rằng 5-Brôm Uraxin chỉ có một lần thay đổi cấu trúc trong suốt quá trình nhân đôi của gen trên.
Đáp án C
- Tính số nu từng loại của gen ban đầu (gen chưa đột biến):
+ N = 3000.
+
- Tính số nu từng loại 1 gen đột biến: hóa chất 5 BU gây đột biến thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X
- Tính số nu từng loại trong tổng số các gen đột biến được tạo ra sau 5 lần nhân đôi.
+ Số gen đột biến được tạo ra gen.
+ Số nu từng loại trong tổng số các gen đột biến là:
Câu 37:
Ở dê, tính trạng râu xồm do một gen gồm 2 alen nằm trên NST thường quy định. Nếu cho dê đực thuần chủng (AA) có râu xồm giao phối với dê cái thuần chủng (aa) không có râu xồm thì F1 thu được 1 đực râu xồm: 1 cái không râu xồm. Cho F1 giao phối với nhau thu được ở F2 có tỉ lệ phân li 1 có râu xồm: 1 không râu xồm. Nếu chỉ chọn những con đực râu xồm ở F2 cho tạp giao với các con cái không râu xồm ở F2 thì tỉ lệ dê cái không râu xồm thu được ở đời lai là bao nhiêu?
Đáp án A
- Vì P: AA x aa → F1: Aa (1 đực râu xồm: 1 cái râu không xồm) → AA: cả đực và cái đều râu xồm; aa: cả đực và cái đều râu không xồm; Aa: ở con đực râu xồm, ở con cái râu không xồm.
- F1 x F1: Aa x Aa → F2: 1AA 2Aa 1aa.
- Đực râu xồm ở F2 (1/3AA:2/3Aa) x cái râu không xồm ở F2 (2/3Aa : 1/3aa)
→ F3: 2/9AA:5/9Aa:2/9aa → tỉ lệ dê cái không râu xồm ở F3 = 1/2(Aa + aa) = 1/2.7/9 = 7/18
Câu 38:
Ở một loài chim, màu sắc lông do một gen nằm trên vùng tương đồng của cặp NST giới tính quy định. Giới cái của loài này có khả năng tạo ra tối đa 6 loại giao tử bình thường khác nhau về tính trạng màu sắc lông. Hai cặp gen khác có số alen bằng nhau và cùng nằm trên một cặp NST thường lần lượt qui định chiều dài cánh và chiều cao chân có khả năng tạo ra tối đa 36 kiểu gen dị hợp.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Số kiểu gen tối đa về cả 3 cặp gen là 675.
(2) Số kiểu gen dị hợp về cả 3 cặp gen tối đa là 162.
(3) Số kiểu gen đồng hợp về cả 3 cặp gen tối đa là 27.
(4) Số kiểu giao phối tối đa trong quần thể là 109350
Đáp án D
- Giả sử gen quy định màu sắc lông có x alen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X → số giao tử của con cái (XY) = giao tử X + giao tử Y = 2x = 6 → x = 3 alen.
- Giả sử gen quy định chiều dài cánh và chiều cao chân lần lượt có a và b alen:
= 36 → ab(ab - 1) = 72 → ab = 9 → a = b = 3.
Câu 39:
Ở ruồi giấm, khi nghiên cứu sự di truyền tính trạng màu sắc thân và hình dạng mắt, người ta thực hiện phép lai giữa 2 cơ thể (P) đều thuần chủng thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình: 70% thân xám, mắt tròn; 5% thân đen, mắt tròn; 3,75% thân xám, mắt dẹt; 15% thân đen, mắt dẹt; 1,25% thân xám, mắt dài; 5% thân đen, mắt dài. Sau đó người ta cho các con thân đen, mắt dẹt ở F2 giao phối tự do với các con thân xám, mắt dài cũng ở F2 và thu được đời con F3. Biết rằng tính trạng màu sắc thân do 1 cặp gen qui định. Giả sử không xảy ra đột biến và sức sống các kiểu gen như nhau. Theo lý thuyết, ở F3 số cá thể thân đen, mắt dài chiếm tỉ lệ
Đáp án A
- Ở F2: 70% thân xám, mắt tròn.
5% thân đen, mắt tròn.
3,75% thân xám, mắt dẹt.
15% thân đen, mắt dẹt.
1,25% thân xám, mắt dài.
5% thân đen, mắt dài.
+ Xám đen = 3:1 → F1 : Aa x Aa (A – xám trội hoàn toàn với a – đen).
+ Tròn : dẹt : dài = 12:3:1→ F1: BbDd x BbDd (B-D- + B-dd: Tròn; bbD-:dẹt, bbdd: dài).
- Tích 2 tính trạng ở F2 (12:3:1)(3:1) = 36:12:9:3:3:1 ≠ F1
70%:15%:5%:5%:3,75%:1,25% → có hoán vị gen.
- Nếu Aa và Dd cùng nằm trên 1 cặpt NST:
F1: (Aa,Dd)Bb x (Aa,Dd)Bb → F2: (aa,dd)bb = 5% → đen, dẹt = aa,bbD- = (aa,D-)bb = 1,25% ≠ đề Þ Loại.
- Nếu Aa và Bb cùng nằm trên một cặp NST:
F1: (Aa,Bb)Dd x (Aa,Bb)Dd → F2: (aa,bb)dd = 5% → đen, dẹt = aa,bbD- = (aa,bb)D- = 15% Þ Vậy Aa và Bb cùng trên một cặp nhiễm sắc thể:
→ aa,bb = 0,2 Þ ab x ab = 0,5.0,4