Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

20 Bộ đề Chinh phục điểm 9-10 môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 12)

  • 10802 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Do nguyên nhân nào nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm?

Xem đáp án

Đáp án D

→ Thực vật CAM gồm các loài thực vật mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn, nắng nóng nên vấn đề sống còn của chúng là tiết kiệm nước bằng cách lá biến đổi thành gai, khí khổng đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm, đay cũng chính là tời điểm chúng cố định CO2 để thực hiện tổng hợp chất hữu cơ vào ban ngày.


Câu 2:

Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Quá trình tiêu hóa trong dạ dày 4 ngăn diễn ra như sau: thức ăn được nhai qua loa ở miệng rồi nuốt vào dạ cỏ → khoảng 30 – 60 phút sau khi ngừng ăn, thức ăn đã được lên men chuyển sang dạ tổ ong → ợ lên miệng để nhai lại cho kĩ → dạ lá sách để hấp thụ bớt nước → chuyển sang dạ múi khế (tiết  enzim pepsin và HCl tiêu hóa protein có trong vi sinh vật và cỏ).


Câu 3:

Nội dung nào sau đây là sai?

I. Ở hầu hết động vật, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể

II. Càng xa tim huyết áp càng tăng, tốc độ máu chảy càng lớn

III. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm

IV. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, cực tiểu lúc tim dãn

Xem đáp án

Đáp án C

I. Nhịp tim là số chu kì tim trong một phút. Động vật có kích thước càng lớn thì vòng tuần hoàn - đường đi của máu đến các cơ quan càng dài → thời gian để hoàn thành một chu kì tim lớn → nhịp tim nhỏ. Ở động vật có kích thước nhỏ thì ngược lại. → Ở hầu hết động vật, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.

II.

–        Hệ mạch xa tim dần theo thứ tự: động mạch, mao mạch, tĩnh mạch.

–        Càng xa tim, áp lực của máu tác động lên thành mạch máu càng giảm → huyết áp càng giảm.

–        Trong hệ mạch, tổng tiết diện của mạch lớn nhất là mao mạch → tĩnh mạch → động mạch. Do mặc dù tiết diện của một mao mạch nhỏ hơn động mạch và tĩnh mạch nhưng số lượng mao mạch rất lớn đẻ đảm bảo tiếp xúc với tất cả tb trong cơ thể, các động mạch và tĩnh mạch tương ứng có tiết diện tương đương nhau nhưng song song với một động mạch thì có 2 tĩnh mạch đi về nên tổng tiết diện của tĩnh mạch lớn hơn động mạch. Tốc độ máu trong mạch tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện: nhanh nhất ở động mạch (gần tim nhất) → tĩnh mạch (xa tim nhất)→ mm. 

III. Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch máu. Khi tim đập nhanh và mạnh thì lượng máu tống vào thành mạch máu nhiều và dồn dậplực tác động lên thành mạch máu lớnhuyết áp cao. Khi tim đập chậm và yếu thì lượng máu tống vào thành mạch máu ít và từ từlực tác động lên thành mạch máu nhỏhuyết áp thấp.

IV. Trong chu kì tim, khi tim co thì lượng máu tống vào thành mạch máu nhiều lực tác động lên thành mạch máu lớnHuyết áp cực đại (huyết áp tâm thu). Khi tim dãn thì lượng máu tống vào thành mạch máu ít lực tác động lên thành mạch máu nhỏ Huyết áp cực tiểu (huyết áp tâm trương)


Câu 4:

Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

Ở chim đường dẫn khí bao gồm phổi và hệ thống túi khí.  Phổi của chim không có phế nang mà được cấu tạo bởi 1 hệ thống thành giàu mao mạch bao quanh. Không khí giàu O2 đi vào phổi và túi khí sau; KK giàu CO2 từ phổi đi vào túi khí trước. khi thở ra KK giàu O2 từ túi khí sau đi vào phổi. KK giàu CO2 từ phổi và túi khí trước đi theo đường dẫn khi ra ngoài → như vậy khi hít vào và thở ra đều có KK giàu O2 đi qua phổi để thực hiện TĐk → TĐK hiệu quả nhất trên cạn


Câu 5:

Juvenin có tác dụng:

Xem đáp án

Đáp án B

- Hai hoocmon chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là ecđixơn và juvenin.

- Ecđixơn được sản xuất từ tuyến trước ngực → gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu bướm biến thành nhộng và bướm.

- Juvenin được sản xuất từ thể allata → phối hợp với ecđixơn gây lột xác sâu bướm, ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm


Câu 6:

Vì sao nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào phổi?

Xem đáp án

Đáp án D

Không khí khi hít vào có nồng độ O2 cao hơn trong tế bào (do trong tế bào thực hiện quá trình hô hấp tiêu tốn O2)→ theo chiều gradien nồng độ O2 sẽ di chuyển từ các phế nang (ở phổi) vào các mao mạch để đưa đến các tế bào đồng thời khí CO2 từ các tế bào khuếch tán vào máu đến các phế nang rồi thở ra ngoài nên nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào phổi  nồng độ CO2 khi thở ra cao hơn khi hít vào


Câu 7:

Vai trò nào sau đây không phụ thuộc quá trình quang hợp?

Xem đáp án

Đáp án C

Quang hợp có các vai trò sau:

+     Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng và là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu.

+     Quang năng được chuyển hóa thành hóa năng là nguồn năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.

Điều hòa không khí: giải phóng O2 và hấp thụ CO2


Câu 8:

Nơi diễn ra sự hô hấp ở thực vật là

Xem đáp án

Đáp án D

Thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách. Hô hấp diễn ra trong mọi cơ quan của cơ thể thực vật, đặc biệt là các cơ quan đang có các hoạt động sinh lý mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa và quả đang sinh trưởng


Câu 9:

Về bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là

Xem đáp án

Đáp án C

A sai vì oxi hóa nước không tạo ra CO2

B sai vì H+ có được từ oxi hóa nước sẽ đi qua kênh ATP-synthaza để tạo ATP từ ADP

D sai vì điện tử và H+ có được nhờ oxi hóa nước


Câu 10:

Chất hữu cơ được vận chuyển trong cây chủ yếu qua cơ quan nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Chất hữu cơ được vận chuyển trong cây theo dòng mạch rây, mà mạch rây được cấu tạo từ các tế bào sống là ống rây (tế bào hình rây) và tế bào kèm


Câu 11:

Quần xã nào sau đây có lưới thức ăn phức tạp nhất và có độ ổn định cao nhất?

Xem đáp án

Đáp án B

Đi từ vĩ độ cao đến vĩ độ thấp thì quần xã có mức độ đa dạng tăng dần → lưới thức ăn càng phức tạp và độ ổn định càng cao.

Trong các quần xã trên thì rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng cao nhất → lưới thức ăn phức tạp nhất và có độ ổn định cao nhất


Câu 12:

Trong quần xã sinh vật, mối quan hệ nào sau đây không phải là quan hệ đối kháng?

Xem đáp án

Đáp án D

Mối quan hệ hỗ trợ gồm: cộng sinh, hợp tác, hội sinh.

Mối quan hệ đối kháng gồm: cạnh tranh, ức chế - cảm nhiễm, kí sinh, động vật ăn thịt và con mồi


Câu 13:

Có bao phân tử sau đây được cấu tạo từ bốn loại đơn phân?

(1) ADN.    (2) tARN.   (3) Prôtêin.    (4) rARN.    (5) mARN

Xem đáp án

Đáp án D

- (1), (2), (4), (5) được cấu tạo từ bốn loại đơn phân:

+ ADN được cấu tạo từ 4 loại đơn phân A, T, G, X.

+ mARN, tARN, rARN đều được cấu tạo từ 4 loại đơn phân A, U, G, X.

- (3) được cấu tạo từ 20 loại đơn phân khác nhau: đơn phân cấu tạo nên prôtêin là các axit amin (có 20 loại axit amin khác nhau).


Câu 14:

Một phân tử ADN có tổng số nucleotit loại A và G chiếm tỉ lệ 40%. Phân tử ADN này nhiều khả năng hơn cả là

Xem đáp án

Đáp án B

Các loài sinh vật có ADN mạch kép đều có A + G = 50%, cho dù ADN có bị đột biến thì nguyên tắc bổ sung vẫn không đổi. Chỉ có ở các virut có ADN mạch đơn thì A + G mới khác 50%.


Câu 15:

Loài người có cột sống cong chữ S và dáng đứng thẳng là nhờ quá trình nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Cột sống hình chữ S và dáng đứng thẳng là những đặc điểm thích nghi của loài người được phát sinh và giữ lại trong quá trình tiến hóa, do đó, các nhân tố tiến hóa đã tham gia vào quá trình này


Câu 16:

Để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen dị hợp thì loài nào sau đây có thể dễ dàng xác định nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

TL: Muốn xác định dc mức phản ứng thì phải tạo dc kiểu gen giống nhau. Sắn (khoai mì) là thực vật sinh sản sinh dưỡng nên dễ tạo kiểu gen đồng nhất


Câu 17:

Sự nhân đôi của các phân tử ADN trên NST của một tế bào sinh vật nhân thực

Xem đáp án

Đáp án B

A sai, nhân đôi của gen trong tế bào chất (ti thể, lục lạp,…) mới theo nhu cầu tế bào, ADN  nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi 1 lần vào pha S.

C sai, bắt đầu tại rất nhiều vùng trên NST gọi là đơn vị nhân đôi.

D sai, diễn ra khi tháo xoắn


Câu 18:

Trong nghề nuôi cá, để thu được năng suất tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì biện pháp nào sau đây là phù hợp?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong nghề nuôi cá, để thu được năng suất tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì phải nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau


Câu 19:

Ứng dụng quan trọng nhất của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái là

Xem đáp án

Đáp án A

A là ứng dụng thực tiễn của diễn thế sinh thái.

B và C là ý nghĩa lý luận của diễn thế sinh thái.

D là ứng dụng của giới hạn sinh thái


Câu 20:

Phát biểu nào sau đây về tuổi và cấu trúc tuổi của quần thể là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

B sai: Tuổi quần thể là tuổi trung bình của quần thể


Câu 21:

Mối quan hệ nào sau đây không mang tính chất thường xuyên và bắt buộc?

Xem đáp án

Đáp án A

Quan hệ cộng sinh hay ký sinh thường mang tính thường xuyên và bắt buộc, còn hội sinh thì ko mang tính bắt buộc giữa 2 loài


Câu 22:

Điểm giống nhau giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là

Xem đáp án

Đáp án B

Điểm giống nhau giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là : đều làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể

-Yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, kể cả các kiểu gen có lợi và có hại

-Chọn lọc tự nhiên làm giảm sự đa dạng quần thể bằng cách loại bỏ đi các kiểu gen không thích nghi được với môi trường


Câu 23:

Hạt phấn của loài A có 6 nhiễm sắc thể, tế bào rễ của loài B có 12 nhiễm sắc thể. Cho giao phấn giữa loài A và loài B được con lai F1. Cơ thể F1 xảy ra đa bội hóa tạo cơ thể lai hữu thụ có bộ nhiễm sắc thể trong tế bào giao tử là

Xem đáp án

Đáp án A

Cơ thể lai bất thụ có bộ NST là nA + nB = 12. Cơ thể song nhị bội hữu thụ có bộ NST: 2nA + 2nB = 24.

Trong giao tử của cơ thể song nhị bội có bộ NST là: nA + nB = 12


Câu 24:

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ưu thế lai?

Xem đáp án

Đáp án C

Để giải thích cho hiện tượng ưu thế lai, người ta đã đưa ra giả thuyết siêu trội

Nếu giả sử giải thích như trên theo tác động cộng gộp thì tại sao lại không lấy dòng thuần có toàn bộ là alen trội (AABBDD…) hoặc toàn bộ là alen lặn – đây là các dòng có kiểu hình biểu hiện ở mức cao nhất trong tác động cộng gộp


Câu 25:

Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương án A sai vì phôi là hợp tử nên kiểu gen thường không giống mẹ.

Các phương án còn lại đều đúng


Câu 26:

Trong nhánh tiến hóa hình thành nên người hiện đại, những dạng người nào sau đây đã có đời sống văn hóa:

(1) Homo erectus.   (2) Homo habilis.  (3) Homo neanderthalensis.  (4) Homo sapiens.

Xem đáp án

Đáp án D

Đời sống văn hóa có ở cả người Neandectan và người hiện đại nhưng Neandectan không thuộc nhánh tiến hóa hình thành nên người hiện đại


Câu 29:

Xét các dạng đột biến sau:

(1) Mất đoạn NST.    (2) Lặp đoạn NST.   (3) Chuyển đoạn không tương hỗ.

(4) Đảo đoạn NST.    (5) Thể một.

Có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay số lượng alen của cùng một gen trong tế bào?

Xem đáp án

Đáp án D

Các dạng đột biến có thể làm thay đổi số lượng alen của cùng 1 gen trong tế bào là : (1) (2) (5)

Đảo đoạn NST chỉ làm thay đổi sự sắp xếp của gen trên NST

Chuyển đoạn không tương hỗ làm cho 1 đoạn của NST này gắn và chiếc NST khác không cùng   cặp tương đồng. Điều này không làm thay đổi số  lượng alen của cùng 1 gen trong tế bào


Câu 31:

Có bao nhiêu đặc điểm trong các đặc điểm sau chỉ có ở thể đột biến đảo đoạn NST mà không có ở thể đột biến chuyển đoạn tương hỗ?

(1) Không làm thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào của thể đột biến.

(2) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

(3) Thường ít ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến.

(4) Không làm thay đổi hình thái NST.

(5) Không làm thay đổi thành phần gen trên NST

Xem đáp án

Đáp án D

TL: (1) Không làm thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào của thể đột biến. (Cả hai)

(2) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. (Cả hai)

(3) Thường ít ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến. (cả hai)

(4) Không làm thay đổi hình thái NST. (cả hai đều có thể thay đổi hoặc không)

(5) Không làm thay đổi thành phần gen trên NST.

Đặc điểm được chọn là đặc điểm số 5


Câu 32:

Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, đặc điểm nào sau đây có ở cả enzim ARN – pôlimeraza và enzim ADN – pôlimeraza?

(1) Có khả năng tháo xoắn phân tử ADN.

(2) Có khả năng tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới theo chiều 5’ – 3’ mà không cần đoạn mồi.

(3) Có khả năng tách hai mạch của ADN mẹ.

(4) Có khả năng hoạt động trên cả hai mạch của phân tử ADN.

(5) Có khả năng lắp ráp các nuclêôtit của mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với các nuclêôtit của mạch ADN khuôn.

Phương án đúng là

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Chỉ có ở ARN –pol trong phiên mã.

(2) Chỉ ARN –pol trong phiên mã và nhân đôi.

(3) Chỉ ARN –pol trong phiên mã.

(4) Có khả năng hoạt động trên cả hai mạch của phân tử ADN (trong nhân đôi, cả 2 enzim đều có khả năng này).

(5) Có khả năng lắp ráp các nuclêôtit của mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với các nuclêôtit của mạch ADN khuôn. (trong nhân đôi và phiên mã, cả 2 enzim đều có khả năng này).


Câu 35:

Ở một loài côn trùng, tính trạng màu mắt do một gen có 2 alen quy định. Cho lai giữa một cá thể đực (XY) với một cá thể cái (XX) đều có kiểu hình mắt đỏ, F1 thu được tỉ lệ 75% mắt đỏ: 25% mắt trắng, trong đó tất cả các cá thể mắt trắng đều là con cái. Chọn ngẫu nhiên hai cá thể có kiểu hình mắt đỏ ở F1 cho giao phối với nhau được các ấu trùng F2. Xác suất để chọn được 3 ấu trùng F2 đều có kiểu hình mắt đỏ là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án D

Màu mắt phân li không đều ở 2 giới…..

Bố mẹ đều mắt đỏ, sinh con trắng……

P: XY đỏ x XX đỏ

F1 : 25% mắt trắng, là con cái Xa Xa

Cái mắt trắng nhận Xa  cả từ bố và mẹ

Bố mẹ có kiểu gen : XA Xa  × Xa YA => XA Xa  : Xa Xa  : Xa YA : XA YA

Cho hai cá thể có kiểu hình mắt  đỏ :

XA Xa   × (1/2 Xa YA : 1/2 XA YA)

P1 : XA Xa    ×  Xa YA  → 3/4  đỏ : 1/4   trắng

P2 : XA Xa    × XA YA → 100% đỏ

Xác suất để sinh ra ấu trùng có kiểu hình mắt đỏ là :

1× 1/2× (1)3  + 1× 1/2 × (3/4)3 =   0,7109


Câu 36:

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với d quy định quả dài. Cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây P đều thuần chủng được F1 dị hợp về ba cặp gen. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân cao, hoa vàng, quả tròn chiếm 12%. Biết hoán vị gen xảy ra trong cả quá trình phát sinh giao tử đực và cái với tần số bằng nhau và không có hiện tượng đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Tần số hoán vị gen là 20%.

(2) Kiểu hình chiếm tỉ lệ nhỏ nhất F2 ở là thân thấp, hoa vàng, quả dài.

(3) Tỉ lệ cây cao, đỏ, tròn có kiểu gen dị hợp là 42%.

(4) Tỉ lệ kiểu hình mang đúng hai tính trạng trội ở F2 chiếm tỉ lệ 38,75%.

Xem đáp án

Đáp án C

- (1): F1 : (Aa,Bb)Dd

F2 : A-bbD- = 12%

Có D- = 75% nên A-bb = 0,12 : 0,75 = 0,16 = 16%

→Kiểu hình aabb = 25% - 16% = 9%, tỉ lệ giao tử ab . Tần số hoán vị gen là 40% nên ý (1) sai

- (2):  có tỉ lệ A-B- = 9% + 50% = 59% nên A-bb = aaB- = 16% và aabb = 9%; Tỉ lệ D - =75% , dd = 25%. Vậy kiểu hình có tỉ lệ thấp nhất là aabbdd <=> thấp, vàng, dài nên ý (2) đúng.

- (3):  Có tỉ lệ cao, đỏ, tròn A-B-D- = 0,59 × 0,75 = 0,4425. Tỉ lệ giao tử AB = ab = 30%

→Tỉ lệ kiểu gen AB/AB = 0,3 × 0,3 = 0,09

→Tỉ lệ kiểu gen AB/AB DD = 0,09 × 0,25 = 0,0225

→Vậy tỉ lệ cao, đỏ, tròn dị hợp là 0,4425 – 0,0225 = 0,42 = 42%

Vây, ý 3 đúng

- (4):  tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội ( A-B-dd + A-bbD- + aaB-D- ) là

0,59 × 0,25 + 0,16×0,75 + 0,16 × 0,75 = 0,3875, vậy ý 4 đúng.

Các phát biểu đúng là (2), (3), (4).


Câu 39:

Ở một loài cá, tiến hành một phép lai giữa cá vảy đỏ, to thuần chủng với cá vảy trắng, nhỏ được F1 đồng loạt có kiểu hình vảy đỏ, to. Cho con cái F1 lai phân tích thu được Fb như sau:

Ở giới đực: 121 vảy trắng, nhỏ: 118 vảy trắng, to: 42 vảy đỏ, nhỏ: 39 vảy đỏ, to;

Ở giới cái: 243 vảy trắng, nhỏ: 82 vảy đỏ, nhỏ.

Biết ở loài này con cái là thể dị giao, con đực là thể đồng giao. Nếu cho chỉ chọn những con cá vảy trắng, nhỏ ở Fb đem tạp giao thì tỉ lệ cá cái có kiểu hình vảy trắng, nhỏ không chứa các alen trội là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án A

- F1: Vảy đỏ × phân tích → Fb: 1 vảy đỏ : 3 vảy trắng

=> Tương tác bổ sung 9:7 (A-B-: Vảy đỏ, A-bb = aaB- = aabb: Vảy trắng).

=> Tính trạng màu sắc vảy biểu hiện đều ở cả 2 giới → Gen quy định màu sắc vảy nằm trên NST thường.

- F1 : Vảy to × phân tích → Fb : 1 vảy to : 3 vảy nhỏ

=> Tương tác bổ sung kiểu 9:7 (D-E-: Vảy to, D-ee = ddE- = ddee: Vảy nhỏ).

=> Tính trạng kích thước vảy phân bố không đều ở 2 giới => Gen Dd hoặc Ee nằm trên NST giới tính × không có alen tương ứng trên Y.

- Ở Fb, tích các tính trạng (3:1)(3:1) = 9:3:3:1 và bằng với tỉ lệ của đề → các gen phân li độc lập.

- F1 lai phân tích: AaBbDdXEY × aabbddXeXe

=> Fb : (1AaBb :1Aabb :1aaBb :1aabb)(1Dd :1dd)(XEXe :XeY)

- Cho các con vảy trắng, nhỏ ở Fb giao phối với nhau:

+ Đực vảy trắng, nhỏ ở Fb: (1/3Aabb; 1/3aaBb; 1/3aabb)(ddXEXe) giảm phân cho giao tử abXe = 1/3.

+ Cái vảy trắng, nhỏ ở Fb: (1/3Aabb ; 1/3aaBb ; 1/3aabb) (1/2DdXeY ; 1/2ddXeY) giảm phân cho giao tử abY = 1/4.

=> Cái vảy trắng, nhỏ không mang alen trội là (aabbddXeY) = 1/3 × 1/4 = 1/12


Câu 40:

Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Một gen khác gồm 3 alen qui định nhóm máu ABO nằm ở một nhóm gen liên kết khác. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ.

Xác suất để đứa con trai do cặp vợ chồng ở thế hệ III sinh ra mang gen bệnh và có kiểu gen dị hợp về nhóm máu là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án C

- Ở thế hệ thứ I, từ trái sang phải lần lượt là: I1, I2, I3, I4.

- Ở thế hệ thứ II, từ trái sang phải lần lượt là: II1, II2, II3, II4, II5, II6, II7, II8, II9.

- Ở thế hệ thứ III, từ trái sang phải lần lượt là: III1, III2, III3, III4, III5, III6.

1. Quy ước gen:

- Trong phả hệ, bố mẹ I1 và I2 không bị bệnh sinh con gái II1 bị bệnh → tính trạng bệnh là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường.

- Quy ước:

+ A – không bị bệnh, a bị bệnh.

+ IAIA, IAIO: máu A; IBIB, IBIO: máu B; IAIB: máu AB; IOIO: máu O.

2. Xác định kiểu gen có thể có của chồng III3 và vợ III4:

a. Bên phía người chồng III3:

* Xét tính trạng bệnh:

- II1: aa → I1: Aa  × I2: Aa → II4: 1/3AA:2/3Aa.

- I3: aa → II5: Aa.

- II4: (1/3AA:2/3Aa)  × II5: Aa → III3: (2/5AA:3/5Aa).

* Xét tính trạng nhóm máu:

- I2: IOIO → II4: IAIO.

- II7: IOIO → I3: IAIO × I4: IAIO → II5: (1/3IAIA:2/3IAIO).

- II4: IAIO  ×  II5: (1/3IAIA: 2/3IAIO) → III3: (2/5IAIA:3/5IAIO).

=> Người chồng III3: (2/5AA:3/5Aa)(2/5IAIA:3/5IAIO).

b. Bên phía người vợ III4:

* Xét tính trạng bệnh: III6: aa → II8: Aa  × II9: Aa → III4: (1/3AA:2/3Aa).

* Xét tính trạng nhóm máu: III6: IOIO → II8: IBIO  × II9: IBIO → III4: (1/3IBIB:2/3IBIO).

=> Người vợ III4: (1/3AA:2/3Aa)(1/3IBIB:2/3IBIO)


Bắt đầu thi ngay