IMG-LOGO

20 Bộ đề Chinh phục điểm 9-10 môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 16)

  • 11089 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nhiệt độ tối ưu cho hoạt động hô hấp của thực vật nằm trong khoảng

Xem đáp án

Đáp án A

Nhiệt độ tối ưu cho hoạt động hô hấp của thực vật nằm trong khoảng 30 -35o


Câu 2:

Pha sáng của quang hợp có vai trò

Xem đáp án

Đáp án B

Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thu thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH. Nơi diễn ra pha sáng là màng Tilacoid. Trong pha sáng diễn ra quá trình ‘quang phân ly’ nước (phân tử nước bị phân ly dưới tác động của năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ). Quá trình quang phân ly này diễn ra tại xoang của Tilacoid theo sơ đồ phản ứng sau:

2H2O ------> 4H+ + 4e- + O2.

Các electron xuất hiện trong quá trình quang phân ly nước đền bù lại các electron của ‘diệp lục a’ bị mất khi diệp lục này tham gia truyền electron cho các chất khác. Các photon đến khử NADP+ (nicôtinamit ađênin đinuclêôtit phôtphat dạng ôxi hoá) thành dạng khử (NADPH). Sản phẩm của pha sáng gồm có :ATP, NADPH và ôxy (O2)


Câu 3:

Sự hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM có tác dụng chủ yếu là

Xem đáp án

Đáp án B

Thực vật CAM đóng kín các khí khổng trong thời gian ban ngày nhằm giữ gìn nước bằng cách ngăn cản quá trình thoát hơi nước. Các khí khổng sẽ được mở ra vào thời gian ban đêm lạnh và ẩm hơn, cho phép chúng hấp thụ điôxít cacbon để sử dụng trong quá trình cố định cacbon

Đáp án B

Thực vật CAM đóng kín các khí khổng trong thời gian ban ngày nhằm giữ gìn nước bằng cách ngăn cản quá trình thoát hơi nước. Các khí khổng sẽ được mở ra vào thời gian ban đêm lạnh và ẩm hơn, cho phép chúng hấp thụ điôxít cacbon để sử dụng trong quá trình cố định cacbon


Câu 4:

Sự tiến hoá của các hình thức tiêu hoá diễn ra theo hướng nào? 

Xem đáp án

Đáp án A

Trong quá trình phát triển chủng loại, ở những động vật đơn bào, hệ tiêu hoá chưa phát triển, quá trình tiêu hoá được thực hiện trực tiếp trong tế bào (như amip dùng giả túc thu nhận thức ăn; thực bào của bạch cầu ...). Đó là quá trình tiêu hoá nội bào. Từ động vật ruột khoang đã có túi tiêu hoá nhưng chưa hình thành hậu môn mà ống tiêu hoá mới chỉ có một lỗ, vừa thu nhận vật chất vào, vừa thải bã ra. Từ da gai, ống tiêu hoá phát triển và đã có miệng , hậu môn. Động vật càng ở thang tiến hoá cao, hệ tiêu hoá càng phát triển và phân hoá thành nhiều phần phức tạp, từ miệng đến hậu môn và các tuyến tiêu hoá


Câu 5:

Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra theo trật tự nào?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 6:

Cơ chế điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu giảm diễn ra theo trật tự nào?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 7:

Cung phản xạ “co ngón tay của người” thực hiện theo trật tự nào?

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 8:

Ý nào không có trong quá trình truyền tin qua xináp?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 9:

Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 11:

Hiện tượng các nhiễm sắc thể tiến lại gần nhau, kết hợp với nhau theo chiều dọc và bắt chéo lên nhau xảy ra trong giảm phân ở

Xem đáp án

Đáp án A

Trao đổi chéo: Là hiện tượng 2 cromatit của cặp nhiễm sắc thể đồng dạng trao đổi cho nhau 2 đoạn tương ứng sau khi tiếp hợp ở kì đầu giảm phân 1, dẫn tới hiện tượng hoán vị gen giữa các alen


Câu 13:

Điểm giống nhau gữa nguyên phân và giảm phân là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Điểm giống giữa giảm phân và nguyên phân: Nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi 1 lần.

Khác nhau: Nguyên phân chỉ gồm 1 lần phân bào, xảy ra ở tb sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. Kết quả tạo thành 2 tế bào có bộ NST giống hệt tb mẹ

Giảm phân gồm 2 lần phân bào, xảy ra ở tb sinh dục chín. Sau 2 lần pbao mà chỉ nhân đôi 1 lần → tạo thành 4 tế bào có bộ NST (n).


Câu 15:

Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về bệnh ung thư?

Xem đáp án

Đáp án C

- A, B, D đúng

- C sai vì ung thư có thể bắt đầu từ một tế bào đột biến xôma


Câu 16:

Một quần thể khởi đầu có cấu trúc di truyền là:0,25 + 0,15 = 0,4 . Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ trong trường hợp ngẫu phối

Xem đáp án

Đáp án D

Tần số alen A của quần thể là:0,25 + 0,15 = 0,4  ; tần số alen a = 1 - 0,4 = 0,6

Vì quần thể đã cho ngẫu phối nên tuân theo công thức: 

Thay số vào ta được cấu trúc di truyền của quần thể cân bằng: 0,16AA:0,48Aa: 0,36aa

Quần thể cân bằng nên không thay đổi cấu trúc qua các thế hệ => cấu trúc di truyền ở thế hệ


Câu 18:

Một tế bào sinh dưỡng của thể ba kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44 NST. Bộ NST lưỡng bội bình thường của loài này là:

Xem đáp án

Đáp án C

Ở kì sau của nguyên phân bộ NST dạng  (2n+1+1).2 = 44 NST -> 2n=20

* Lưu ý: Kỳ sau của nguyên phân một loại lưỡng bội có số NST là 4n


Câu 20:

Để xác định được mức phản ứng của một kiểu gen dị hợp thì loài nào sau đây có thể dễ dàng xác định nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

TL: Muốn xác định dc mức phản ứng thì phải tạo dc kiểu gen giống nhau. Sắn (khoai mì) là thực vật sinh sản sinh dưỡng nên dễ tạo kiểu gen đồng nhất


Câu 21:

Để khôi phục rừng tự nhiên tại các đồi trọc bị nhiễm chất độc màu da cam ở vùng núi A Lưới – tỉnh Thừa Thiên Huế, biện pháp nào sau đây là phù hợp nhất?

Xem đáp án

Đáp án A

A. đúng: Trồng cây khép tán tốt để giữ ẩm, giữ nước, tránh xói mòn chất dinh dưỡng, tạo tiền đề cho các cây địa phương mọc


Câu 22:

Sự nhân đôi của các phân tử ADN trên NST của một tế bào sinh vật nhân thực

Xem đáp án

Đáp án B

A sai, nhân đôi của gen trong tế bào chất (ti thể, lục lạp,…) mới theo nhu cầu tế bào, ADN  nhiễm sắc thể chỉ nhân đôi 1 lần vào pha S.

C sai, bắt đầu tại rất nhiều vùng trên NST gọi là đơn vị nhân đôi.

D sai, diễn ra khi tháo xoắn.

Phương án đúng là B


Câu 23:

Trong nghề nuôi cá, để thu được năng suất tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì biện pháp nào sau đây là phù hợp?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong nghề nuôi cá, để thu được năng suất tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì phải nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau.


Câu 24:

Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?

Xem đáp án

Đáp án C

Phát biểu không đúng là : C

Ngoại cảnh thay đổi mạnh là nguyên nhân gây nên những biến đổi của cơ thể sinh vật là học thuyết tiến hóa của Lamac 


Câu 25:

Mối quan hệ nào sau đây không mang tính chất thường xuyên và bắt buộc?

Xem đáp án

Đáp án A

Quan hệ cộng sinh hay ký sinh thường mang tính thường xuyên và bắt buộc, còn hội sinh thì ko mang tính bắt buộc giữa 2 loài


Câu 26:

Hạt phấn của loài A có 6 nhiễm sắc thể, tế bào rễ của loài B có 12 nhiễm sắc thể. Cho giao phấn giữa loài A và loài B được con lai F1. Cơ thể F1 xảy ra đa bội hóa tạo cơ thể lai hữu thụ có bộ nhiễm sắc thể trong tế bào giao tử là

Xem đáp án

Đáp án A

Cơ thể lai bất thụ có bộ NST là nA + nB = 12. Cơ thể song nhị bội hữu thụ có bộ NST: 2nA + 2nB = 24.

Trong giao tử của cơ thể song nhị bội có bộ NST là: nA + nB = 12.


Câu 27:

Phát biểu sau đây là đúng khi nói về công nghệ gen?

Xem đáp án

Đáp án B

A sai, thể truyền và đoạn gen cần chuyển phải được xử lý bằng cùng 1 loại enzim cắt giới hạn để chỗ nối của 2 bên là giống nhau

C sai, thể truyền có thể tồn tại trong vùng nhân của tế bào nhận. ví dụ như dùng virut để gắn đoạn gen cần chuyển vào

D sai. các gen đánh dấu được gắn vào thể truyền để giúp nhận định được các tế bào đã nhận được gen cần chuyển và có khả năng loại đi các tế bào chưa nhận được


Câu 28:

Trong nhánh tiến hóa hình thành nên người hiện đại, những dạng người nào sau đây đã có đời sống văn hóa:

(1) Homo erectus. (2) Homo habilis. (3) Homo neanderthalensis. (4) Homo sapiens

Xem đáp án

Đáp án D

Đời sống văn hóa có ở cả người Neandectan và người hiện đại nhưng Neandectan không thuộc nhánh tiến hóa hình thành nên người hiện đại


Câu 30:

Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến điểm không làm thay đổi tỉ lệ A+G/T+X của gen?

(1) Thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X.   (2) Thay thế một cặp A-T bằng một cặp T-A.

(3) Thêm một cặp nuclêôtit.      (4) Đảo vị trí các cặp nuclêôtit

Xem đáp án

Đáp án A

A+G/T+X  = 1.

Các dạng đột biến đều không làm thay đổi tỉ lệ A+G/T+X.

Đột biến đảo đoạn không được xếp vào đột biến điểm nên chỉ chọn được 1, 2, 3


Câu 31:

Quá trình hình thành loài mới ở một loài thực vật được mô tả ở hình sau:

Biết rằng 2 loài A và B có mùa sinh sản trùng nhau nhưng hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.

Cho một số phát biểu sau về con đường hình thành loài này:

(1) Con đường hình thành loài này gặp phổ biến ở thực vật và ít gặp ở động vật.

(2) Điều kiện độ ẩm khác nhau đã tạo ra sự khác biệt về hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản của hai quần thể A và quần thể B.

(3) Hai quần thể A và B có thể được xem là hai nòi sinh thái.

(4) Trong quá trình hình thành loài của loài thực vật này đã có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên, cách li địa lý và cách li cơ học.

Số phát biểu không đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

Con đường hình thành loài này là con đường địa lý vì ở giai đoạn 2 có sự chia cắt khu phân bố.

(1) sai vì con đường địa lý gặp phổ biến ở cả thực vật và ở động vật.

(2) sai vì điều kiện độ ẩm khác nhau chỉ đóng vai trò là chọn lọc tự nhiên nên không tạo ra sự khác biệt về hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản của hai quần thể A và quần thể B.

(3) sai vì hai quần thể A và B có thể được xem là hai nòi địa lý do khác khu phân bố.

(4) Đúng. Trong quá trình hình thành loài của loài thực vật này đã có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên (sự dâng lên của nước biển làm chết 1 số lượng cá thể), cách li địa lý (eo biển) và cách li cơ học (cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau).


Câu 32:

Có bao nhiêu đặc điểm trong các đặc điểm sau chỉ có ở thể đột biến đảo đoạn NST mà không có ở thể đột biến chuyển đoạn tương hỗ?

(1) Không làm thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào của thể đột biến.

(2) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

(3) Thường ít ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến.

(4) Không làm thay đổi hình thái NST.

(5) Không làm thay đổi thành phần gen trên NST

Xem đáp án

Đáp án D

TL: (1) Không làm thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào của thể đột biến. (Cả hai)

(2) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến. (Cả hai)

(3) Thường ít ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến. (cả hai)

(4) Không làm thay đổi hình thái NST. (cả hai đều có thể thay đổi hoặc không)

(5) Không làm thay đổi thành phần gen trên NST.

Đặc điểm được chọn là đặc điểm số 5


Câu 33:

Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3.106 kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hoá được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác 10% năng lượng tích luỹ trong tảo, cá ăn giáp xác khai thác được 15% năng lượng của giáp xác. Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong chuỗi thức ăn : Tảo => Giáp xác => cá

Giáp xác là loài sinh vật có sinh khối lớn nhất ( tham khảo SGK 12  nâng cao /238)

Năng lượng tích lũy ở bậc sinh khối lớn nhất – giáp xác là

3.106 x 0,3% x 10% = 900 kcal/m2/ngày

A đúng

Bậc dinh dưỡng có sự thất thoát năng lượng nhỏ nhất là ở bậc 3 – cá . Do chúng đã khai thác được 15% năng lượng tích lũy của giáp xác – là sự khai thác được chiếm tỉ lệ cao nhất

B sai

C năng lượng được tích lũy ở sinh vật tiêu thụ bậc 2 ( bậc dinh dưỡng 3) 

3.106 x 0,3% x 10% x 15% = 135 kcal/m2 / ngày

Sinh vật tiêu thụ bậc 3 thuộc bậc dinh dưỡng 4, sẽ phải có năng lượng tích lũy được nhỏ hơn năng lượng được tích lũy trong cá .

C sai

Sinh vật sản xuất tích lũy được : 3.106 x 0,3% = 9000 = 9.103 kcal/m2/ngày

D sai


Câu 34:

Ở một loài, trong quá trình giảm phân bình thường nếu có xảy ra hiện tượng trao đổi chéo tại 1 điểm ở 2 cặp NST có thể tạo ra tối đa 4096 loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST. Có 4 hợp tử bình thường của loài này thực hiện quá trình nguyên phân liên tiếp với số lần bằng nhau. Khi quan sát các tiêu bản tế bào vào kỳ sau của lần nguyên phân cuối cùng, người ta đếm được 10240 NST đơn trong 248 tế bào. Biết rằng trong 1 lần nguyên phân đã xảy ra một lần thoi vô sắc không hình thành ở 1 tế bào. Số lượng tế bào bình thường sau khi kết thúc quá trình nguyên phân và lần nguyên phân bị xảy ra đột biến lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án A

TL: Có 2 cặp NST có trao đổi chéo tại một điểm nên số giao tử tối đa là 42 x 2a = 4096 (trong đó a là số cặp NST không có trao đổi chéo). Ta có a = 8 nên n = 8 +2 = 10. Vậy, bộ NST của loài là 2n  = 20.

Ở kì sau lần nguyên phân cuối cùng tạo ra được 10240 NST đơn nên số tế bào nếu không có  đột biến là: 10240 : 40 = 256 tế bào

= > Số tế bào đột biến 4n là 256 – 248 = 8

Vậy số tế bào bình thường ở kì sau là 248 – 8 = 240.

Vậy số tế bào bình thường sau khi kết thúc nguyên phân là 240 x 2 = 480

Giả sử mọi thứ đều bình thường, ở lần nguyên phân này có 256 tế bào đang nguyên phân

Kết thúc nguyên phân sẽ tạo 512 tế bào

Vậy 4 tế bào đã trải qua tổng cộng số lần nguyên phân là

Vậy chúng ta đang quan sát ở kì sau lần nguyên phân số 7.

Kết thúc lần nguyên phân số 6 tạo ra 248 tế bào, giảm đi 8 tế bào so với bình thường

Vậy tế bào không phân li cách đây :  lần nguyên phân

Vậy tế bào không phân li ở lần nguyên phân thứ : 6 – 3 = 3

Vậy có 480 tế bào bình thường và tế bào xảy ra không phân li ở lần nguyên phân số 3


Câu 35:

Ở một loài thú, có 3 gen không alen phân li độc lập, tác động qua lại cùng quy định màu sắc lông, mỗi gen đều có 2 alen (A, a; B, b; D, d). Khi trong kiểu gen có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, D cho lông xám; các kiểu gen còn lại đều cho lông trắng. Cho cá thể lông xám giao phối với cá thể lông trắng, đời con thu được 25% số cá thể lông xám. Số phép lai có thể xảy ra là:

Xem đáp án

Đáp án A

- P: Phép lai giữa lông xám (A-B-D-) với lông trắng (không chứa đồng thời A-B-D-).

- F1: Đời con tỉ lệ lông xám (A-B-D-) = 1/4 = 1/2 x 1/2 x 1 = 1/4 x 1 x 1 (loại trường hợp 1/4 x 1 x 1 vì không có phép lai nào cho kiểu hình trội = 1/4).

- Con F1: A-B-D- = 1/2 x 1/2 x 1 = 1/2A- x 1/2B- x 1D- + 1/2A- x 1B- x 1/2D- + 1A- x 1/2B- x 1/2D-

+ Xét trường hợp: Con A-B-D- = 1/2A- x 1/2B- x 1D- → P: (Aa x aa)(Bb x bb)(DD x DD + DD x Dd + Dd x DD + DD x dd) = 4 phép lai.

+ Các trường hợp 1/2A- x 1B- x 1/2D- và 1A- x 1/2B- x 1/2D- , mỗi trường hợp cũng đều có 4 phép lai.

→ Tổng số phép lai cho con A-B-D- = 1/4 gồm có 4 x 3 = 12 phép lai


Câu 36:

Cho hai giống lúa mì thuần chủng hạt đỏ thẫm và hạt trắng lai với nhau thu được F1 100% hạt đỏ vừa. Cho F1 tự thụ phấn được F2 phân tính theo tỉ lệ 1 đỏ thẫm: 4 đỏ tươi: 6 hồng: 4 hồng nhạt: 1 trắng. Biết rằng sự có mặt của các alen trội làm tăng sự biểu hiện của màu đỏ. Nếu cho F1 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở Fb là:

Xem đáp án

Đáp án D

TL: Phép lai tuân theo quy luật tương tác cộng gộp.

F2 16 tổ hợp => F1: dị hợp 2 cặp => F1: AaBb

Quy ước gen: 4 alen trội: đỏ thẫm; 3 alen trội: đỏ tươi; 2 alen trội: hồng (đỏ vừa)             1 alen trội: hồng nhạt   và 0 alen trội: trắng.

F1 lai phân tích: AaBb x aabb

F2:  1AaBb (hồng)

       1Aabb (hồng nhạt)    

       1aaBb (hồng nhạt)

       1aabb (trắng)

1 hồng : 2 hồng nhạt :1 trắng


Câu 37:

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với d quy định quả dài. Cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây P đều thuần chủng được F1 dị hợp về ba cặp gen. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó cây có kiểu hình thân cao, hoa vàng, quả tròn chiếm 12%. Biết hoán vị gen xảy ra trong cả quá trình phát sinh giao tử đực và cái với tần số bằng nhau và không có hiện tượng đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Tần số hoán vị gen là 20%.

(2) Kiểu hình chiếm tỉ lệ nhỏ nhất F2 ở là thân thấp, hoa vàng, quả dài.

(3) Tỉ lệ cây cao, đỏ, tròn có kiểu gen dị hợp là 42%.

(4) Tỉ lệ kiểu hình mang đúng hai tính trạng trội ở F2 chiếm tỉ lệ 38,75%.

Xem đáp án

Đáp án C

- (1): F1 : (Aa,Bb)Dd

F2 : A-bbD- = 12%

Có D- = 75% nên A-bb = 0,12 : 0,75 = 0,16 = 16%

→Kiểu hình aabb = 25% - 16% = 9%, tỉ lệ giao tử ab =0,,09=0,3 . Tần số hoán vị gen là 40% nên ý (1) sai

- (2):  có tỉ lệ A-B- = 9% + 50% = 59% nên A-bb = aaB- = 16% và aabb = 9%; Tỉ lệ D - =75% , dd = 25%. Vậy kiểu hình có tỉ lệ thấp nhất là aabbdd <=>thấp, vàng, dài nên ý (2) đúng.

- (3):  Có tỉ lệ cao, đỏ, tròn A-B-D- = 0,59 x 0,75 = 0,4425. Tỉ lệ giao tử AB = ab = 30%

=> Tỉ lệ kiểu gen AB/AB = 0,3 x 0,3 = 0,09

=> Tỉ lệ kiểu gen AB/AB DD = 0,09 x 0,25 = 0,0225

=> Vậy tỉ lệ cao, đỏ, tròn dị hợp là 0,4425 – 0,0225 = 0,42 = 42%

Vây, ý 3 đúng

- (4):  tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội ( A-B-dd + A-bbD- + aaB-D- ) là

0,59 x 0,25 + 0,16 x 0,75 + 0,16 x 0,75 = 0,3875, vậy ý 4 đúng.

Các phát biểu đúng là (2), (3), (4).


Câu 38:

Một quần thể của một loài động vật sinh sản giao phối bao gồm các cá thể thân xám và thân đen. Giả sử quần thể này đang đạt trạng thái cân bằng di truyền về kiểu gen quy định màu thân, trong đó tỉ lệ cá thể thân xám chiếm 36%. Nếu người ta chỉ cho những con có kiểu hình giống nhau giao phối qua 2 thế hệ thì theo lý thuyết, tỉ lệ thân đen trong quần thể thu được là bao nhiêu? Biết rằng tính trạng màu thân do 1 gen quy định, thân xám trội hoàn toàn so với thân đen

Xem đáp án

Đáp án D

- A xám >> a đen

- Quần thể cân bằng di truyền: Tỉ lệ  0,36A- + 0,64aa = 1 → tần số a = 0,8.

=> P: 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa

- Chỉ cho các cá thể giống nhau giao phối qua các thế hệ = xám x xám + đen x đen

+ P giao phối: 0,36. [(1/9AA : 8/9Aa)   x   (1/9AA : 8/9Aa)] + 0,64 (aa x aa)

=> F1 : 0,36 (25/81AA + 40/81Aa + 16/81aa) + 0,64aa = 1.

=> F1 : 5/45AA + 8/45Aa + 32/45aa = 1.

+ F1 giao phối: 13/45[(5/13AA : 8/13Aa) x (5/13AA : 8/13Aa)] + 32/45(aa x aa)

=>  F2 : Tỉ lệ con đen (aa) = 13/45 x 4/13 x 4/13 + 32/45 = 48/65


Câu 39:

Ở một loài cá, tiến hành một phép lai giữa cá vảy đỏ, to thuần chủng với cá vảy trắng, nhỏ được F1 đồng loạt có kiểu hình vảy đỏ, to. Cho con cái F1 lai phân tích thu được Fb như sau:

Ở giới đực: 121 vảy trắng, nhỏ: 118 vảy trắng, to: 42 vảy đỏ, nhỏ: 39 vảy đỏ, to;

Ở giới cái: 243 vảy trắng, nhỏ: 82 vảy đỏ, nhỏ.

Biết ở loài này con cái là thể dị giao, con đực là thể đồng giao. Nếu cho chỉ chọn những con cá vảy trắng, nhỏ ở Fb đem tạp giao thì tỉ lệ cá cái có kiểu hình vảy trắng, nhỏ không chứa các alen trội là bao nhiêu

Xem đáp án

Đáp án A

Chú ý: P AaBb x aabb

F1 có TLKH là 1:1:1:1 → PLĐL

F1 có TLKH là 1: 3 → Tương tác gen, kiểu bổ trợ 9 :7

F1 có TLKH 1:2:1→ Tương tác gen, kiểu bổ trợ 9: 6: 1

Phép lai phân tích:

- Xét Trắng/Đỏ = 3/1 => Tương tác bổ sung kiểu 9:7. (A-B-: Đỏ, A-bb = aaB- = aabb: Trắng)

- Xét Nhỏ/ To = 3/1 => Tương tác bổ sung kiểu 9:7. (D-E-: Nhỏ, D-ee = ddE- = ddee: To)

 - Vì tính trạng kích thước vảy phân bố không đều ở 2 giới (Cái chì có vảy nhỏ) => Tính trạng này do gen NST X quy định.

- F1 lai phân tích: AaBbDdXEY x aabbddXeXe

- Đực trắng - nhỏ: (1/3Aabb ; 1/3aaBb ; 1/3aabb) (XEXe)

- Cái trắng - nhỏ: (1/3Aabb ; 1/3aaBb ; 1/3aabb) (1/2DdXeY ; 1/2ddXeY)

- Tỉ lệ các loại giao tử: ab= 2/3 ; dXe = 1/2 ; dY = 3/8

=> Cái trắng – nhỏ không mang alen lặn là (aabbddXeY) = 2/3 x 2/3 x 1/2 x 3/8 = 1/12


Câu 40:

Sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người, bệnh bạch tạng do alen lặn nằm trên NST thường quy định, alen trội tương ứng quy định kiểu hình bình thường

Biết rằng không còn ai trong phả hệ trên có biểu hiện bệnh. Tính theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là chính xác về phả hệ trên?

(I) (11) và (12) có kiểu gen giống nhau.

(II) Xác suất đển người con trai của (11) mang gen bệnh là .

(III. Nếu vợ chồng (12) và (13) dự định sinh thêm con thì xác suất sinh ra người con mang gen bệnh là 75%.

(IV) Có tối thiểu 6 người trong phả hệ có gen dị hợp tử

Xem đáp án

 

Đáp án A

Quy ước:

Alen A: bình thường >> alen a: bệnh bạch tạng

(15) bị bạch tạng nên có kiểu gen là aa → (12) và (13) có kiểu gen Aa.

(1) bị bạch tạng nên có kiểu gen là aa → (5) có kiểu gen là Aa.

(7) bị bạch tạng nên có kiểu gen là aa → (3) và (4) đều có kiểu gem là Aa → (6) có kiểu gen là (1AA:2Aa) → chưa xác định được kiểu gen của (11) (tức là kiểu gen của (11) có thể là AA hoặc Aa) → có thể giống và khác kiểu gen với (12) → I sai.

 


Bắt đầu thi ngay