Thứ sáu, 08/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Sinh học (2024) Đề thi thử THPT môn Sinh học Sở GD&ĐT Hà Tĩnh lần 1

(2024) Đề thi thử THPT môn Sinh học Sở GD&ĐT Hà Tĩnh lần 1

(2024) Đề thi thử THPT môn Sinh học Sở GD&ĐT Hà Tĩnh lần 1

  • 46 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cơ quan nào sau đây của cây đậu hà lan thực hiện chức năng thoát hơi nước?

Xem đáp án

Chọn đáp án C 

Lá là cơ quan thoát hơi nước.

Câu 2:

Trong quá trình hô hấp của thực vật, bào quan nào sau đây sẽ giải phóng nhiều ATP nhất?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ti thể là bào quan thực hiện hô hấp.

Câu 3:

Ở động vật có ống tiêu hoá, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Tiêu hoá hoá học diễn ra ở miệng, ở dạ dày, ở ruột non nhưng chủ yếu diễn ra ở ruột non. Vì chỉ ở ruột non thì mới có đủ các loại enzim để tiêu hoá các loại chất hữu cơ có trong thức ăn.

Câu 4:

Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt?

Xem đáp án

Chọn đáp án C 


Câu 5:

Quá trình nào sau đây được gọi là dịch mã?

Xem đáp án

Chọn đáp án A 


Câu 6:

Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, chất cảm ứng lactôzơ làm bất hoạt loại prôtêin nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án D 


Câu 7:

Cấu trúc nào sau đây có nucleotit loại T?

Xem đáp án

Chọn đáp án D 


Câu 8:

Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi cấu trúc của NST?

Xem đáp án

Chọn đáp án B 


Câu 9:

Biến dị nào sau đây không làm thay đổi vật chất di truyền của tế bào.

Xem đáp án

Chọn đáp án C 


Câu 10:

Sinh vật nào sau đây có cặp NST giới tính ở giới cái là XX và ở giới đực là XO?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Vì châu chấu đực có cặp NST giới tính là XO; chim đực có cặp NST giới tính là XX; Bướm đực có cặp NST giới tính là XX; Ruồi giấm đực có cặp NST giới tính là XY.


Câu 11:

Gen nằm ở cấu trúc nào sau đây thì di truyền theo dòng mẹ?

Xem đáp án

Chọn đáp án B 


Câu 12:

Trong điều kiện không phát sinh đột biến. Cặp vợ chồng nào sau đây chắc chắn không thể sinh ra con có kiểu hình lặn?

Xem đáp án

Chọn đáp án A 


Câu 13:

Một tế bào sinh dục đực của cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân tạo ra giao tử AB thì sẽ có thêm loại giao tử nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án B 

Vì 1 tế bào sinh tinh giảm phân không có hoán vị thì chỉ sinh ra 2 loại giao tử và tổng kiểu gen của 2 loại giao tử đó phải bằng kiểu gen của tế bào. Cho nên, giao tử thứ nhất là AB thì giao tử còn lại phải là ab.

Câu 14:

Giới đực của phép lai nào sau đây có nhiều kiểu hình hơn giới cái?

Xem đáp án

Chọn đáp án D 


Câu 15:

Một quần thể có tần số alen A = 0,3 và a = 0,7. Quần thể này có tối đa bao nhiêu kiểu gen thuần chủng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C 


Câu 16:

Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở:

Xem đáp án

Chọn đáp án C 


Câu 17:

Trong kĩ thuật chuyển gen, enzim ligaza có vai trò:

Xem đáp án

Chọn đáp án A 


Câu 18:

Kỷ thuật nào dưới đây thuộc công nghệ tế bào trong tạo giống ở thực vật?

Xem đáp án

Chọn đáp án A 


Câu 19:

Ưu điểm của phương pháp lai tế bào (dung hợp tế bào trần) là

Xem đáp án

Chọn đáp án C 


Câu 20:

Nhóm loài nào sau đây chủ yếu được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Vì có khoảng 95% số loài dương xỉ được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa.


Câu 21:

Khi nói về tác động của nhân tố di – nhập gen đối với cấu trúc di truyền của quần thể, phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án C 

A đúng. Di – nhập gen làm thay đổi số lượng cá thể của quần thể nên dễ làm thay đổi tần số kiểu gen.

B đúng. Vì nếu nhập cư đem đến alen mới thì làm tần số các alen có sẵn trong quần thể đều giảm xuống.

C sai. Vì di – nhập gen có thể xảy ra nhờ sự lan truyền các giao tử, ví dụ hạt phấn theo gió đi xa.

D đúng. Vì nếu di cư ồ ạt, đặc biệt với các quần thể kích thước nhỏ thì có thể làm nghèo vốn gen.


Câu 23:

Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C 


Câu 24:

Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D 

A sai. Vì khi tế bào nguyên thủy được hình thành thì tiến hóa sinh học sẽ bắt đầu.

B sai. Vì các đại phân tử hữu cơ đã được hình thành trong giai đoạn tiến hóa hóa học.

C sai. Vì tế bào sơ khai là kết thúc của giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.


Câu 25:

Người ta thường bảo quản hạt giống bằng phương pháp bảo quản khô. Nguyên nhân chủ yếu là vì

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Trong phương pháp bảo quản khô hạt giống có hàm lượng nước rất thấp làm giảm cường độ hô hấp đến mức tối thiểu đủ để giúp hạt sống nhưng ức chế nảy mầm và hoạt động của các vi sinh vật gây hại. Tuy nhiên các sinh vật gây hại khác như chuột, mọt, muỗi vẫn có thể hoạt động nên cần phải có biện pháp bảo quản cẩn thận

Câu 26:

Hình dưới cho thấy mô hình của bốn dạng dị tật tim bẩm sinh thường gặp ở người.

Hình dưới cho thấy mô hình của bốn dạng dị tật tim bẩm sinh thường gặp ở người (ảnh 1)

Khi nhận xét về bốn dạng dị tật tim bẩm sinh này, nhận định nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án B 

A đúng. Vì hình 1 thể hiện bị hẹp đoạn đầu động mạch phổi. Khi động mạch phổi bị hẹp thì máu đến phổi sẽ giảm.

B sai. Do hình 2 là bị thông liên nhĩ (2 tâm nhĩ bị nối thông với nhau). Khi tâm nhĩ co thì một phần máu từ tâm nhĩ trái được đẩy sang tâm nhĩ phải => làm giảm thể tích máu trong tâm thất trái tống vào động mạch chủ.

C đúng. Do hình 3 là thể hiện bị hẹp gốc động mạch chủ nhánh xuống. Khi ống động mạch chủ nhánh xuống bị hẹp thì máu ứ lại ở cung động mạch chủ => tăng áp lực ở động mạch cánh tay.

D đúng. Do hình 4 có ống nối động mạch chủ và động mạch phổi. Khi đó, áp lực máu ở động mạch chủ lớn hơn động mạch phổi nên một phần máu từ động mạch chủ sang động mạch phổi làm cho huyết áp ở động mạch phổi tăng lên.


Câu 28:

Trên mạch gốc của một gen chỉ có 3 loại nucleotit A, T và G. Những loại bộ ba (côđon) nào sau đây sẽ có trong phân tử mARN do gen này quy định tổng hợp?

Xem đáp án

Chọn đáp án C 


Câu 29:

Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Vì các gen trên 1 NST thì có số lần nhân đôi bằng nhau.

B sai. Vì các gen khác nhau thì thường có số lần phiên mã khác nhau.

C sai. Vì các gen ở trong tế bào chất thì có số lần nhân đôi khác với các gen trong nhân.

D sai. Vì dịch mã không gây đột biến gen.


Câu 32:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa gồm có 1 dòng hoa đỏ và 4 dòng đột biến hoa trắng. Người ta tiến hành thí nghiệm cho các dòng hoa trắng lai với nhau, thu được kết quả như sau:

Các dòng đột biến

A

B

C

D

A

Hoa trắng

Hoa trắng

Hoa trắng

Hoa đỏ

B

Hoa trắng

Hoa trắng

Hoa trắng

Hoa đỏ

C

Hoa trắng

Hoa trắng

Hoa trắng

Hoa đỏ

D

Hoa đỏ

Hoa đỏ

Hoa đỏ

Hoa trắng

Biết rằng các locus gen nằm trên các cặp NST khác nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các gen đột biến nói trên nằm trên 2 cặp NST khác nhau.

II. Các chủng A, B, C đột biến ở cùng 1 gen.

III. Trong quần thể có tối đa 30 loại kiểu gen.

IV. F1 của chủng lai giữa A với D có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen.

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Nếu 2 đột biến ở cùng 1 gen, thì khi 2 đột biến đó lai với nhau, đời con vẫn có kiểu hình đột biến (hoa trắng).

Nếu 2 đột biến ở 2 gen khác nhau, thì khi 2 đột biến đó lai với nhau, đời con sẽ có kiểu hình bình thường (hoa đỏ).

Do đó, chúng ta suy ra các chủng A, B và C là đột biến ở cùng 1 gen; Chủng D là đột biến ở 1 gen khác. à Các chủng này thuộc 2 gen khác nhau. à I đúng.

Do 2 gen khác nhau quy định; A, B, C; D.

Các chủng đột biến A, B, C là đột biến ở gen M. Gen M này có 4 alen (1 alen kiểu dại và 3 alen đột biến). à II đúng.

Chủng đột biến D là đột biến ở gen N. Gen N này có 2 alen (1 alen kiểu dại và 1 alen đột biến).

- Số loại kiểu gen = (4×5/2)×(2×3/2) = 30 kiểu gen. à III đúng.

- Vì chủng A và chủng D khác nhau ở 2 gen, nên F1 của phép lai giữa A (MMnn) và D (mmNN) có kiểu gen là MmNn. à IV đúng.


Câu 33:

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi không xảy ra đột biến, không có chọn lọc tự nhiên, không có di - nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

II. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.

III. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.

IV. Sự thay đổi đột ngột của điều kiện thời tiết làm giảm đột ngột số lượng cá thể của quần thể có thể dẫn tới loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.

Xem đáp án

Chọn đáp án A 

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV. 

III sai. Vì với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.


Câu 34:

Ở một loài sinh vật, gen A nằm trên cặp NST thường số 1 có 2 alen là A, a; gen B nằm trên cặp NST thường số 5 có 3 alen là B, b, b1. Giả sử các alen A và B là alen trội hoàn toàn; các alen a, b1 và b2 là alen đột biến. Trong các thể đột biến có tối đa bao nhiêu kiểu gen?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

- Thể đột biến là cá thể chứa ít nhất 1 cặp gen biểu hiện kiểu hình đột biến.

- Số kiểu gen của thể đột biến = Tổng số kiểu gen – Số kiểu gen của thể bình thường

Tổng số kiểu gen = 3×6 = 18.

Kiểu hình bình thường (A-B-) có số kiểu gen = 2×3 = 6 kiểu gen.

→ Tổng số kiểu gen = 18 – 6 = 12.


Câu 36:

Ở loài ong mật, những trứng được thụ tinh thì nở thành ong thợ hoặc ong chúa; Những trứng không được thụ tinh thì nở thành ong đực. Xét gen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; Gen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh ngắn. Hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST và cách nhau 20cM. Cho ong chúa thân xám, cánh dài giao phối với ong đực thân đen, cánh ngắn, thu được F1 có 100% thân xám, cánh dài. Lấy một con ong chúa F1 cho giao phối với các ong đực thân xám, cánh ngắn, thu được F2. Biết tỉ lệ thụ tinh của trứng là 80%, tỉ lệ trứng nở là 100%. Trong điều kiện không phát sinh đột biến. Nếu ở F2 có 150 cá thể thân xám, cánh dài thì F2 sẽ có bao nhiêu cá thể thân đen, cánh ngắn?

Xem đáp án

Chọn đáp án A 

- Khi cho ong chúa thân xám, cánh dài giao phối với ong đực thân đen, cánh ngắn, thu được F1 có 100% thân xám, cánh dài.

Điều này chứng tỏ con cái F1 có kiểu gen là AB¯ab; Con đực F1 là AB.

- Khi cho 1 con ong chúa F1 giao phối với ong đực thân xám, cánh ngắn thì ta có sơ đồ lai: AB¯ab× Ab.

Ở đời con, kiểu hình thân xám, cánh dài (A-B-) = (AB + aB) × Ab + AB = 80% × 0,5 × 1 + 20% × 0,4 = 48%.

Ở đời con, kiểu hình thân đen, cánh ngắn (ab) = 20% × 0,4 = 8%.

Như vậy, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài gấp 6 lần tỉ lệ kiểu hình thân đen, cánh ngắn. Vì vậy, F2 có 150 cá thể thân xám, cánh dài thì số cá thể thân đen, cánh ngắn = 150 : 6 = 25 cá thể.


Câu 37:

Ở một loài động vật, khi cho con đực lông vàng giao phối với con cái lông đen (P), thu được F1 có tỉ lệ: 1 con cái lông đen: 1 con cái lông vàng : 1 con đực lông đen : 1 con đực lông trắng. Biết rằng tính trạng màu lông do một gen quy định, các alen trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cho con cái F1 lai phân tích, ở đời con sẽ có tỉ lệ phân ly kiểu gen ở giới đực giống với giới cái.

II. Cho các con lông đen giao phối ngẫu nhiên, đời con có tối đa 4 kiểu gen và 4 kiểu hình.

III. Nếu cho các cá thể ở F1 giao phối ngẫu nhiên thì F2 có 12,5% con đực lông trắng.

IV. Nếu cho các cá thể lông đen giao phối ngẫu nhiên với cá thể lông vàng thì xảy ra tối đa 5 phép lai.

Xem đáp án

Chọn đáp án C 

Có 3 phát biểu I, III và IV đúng. 

Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 1 cái lông đen :1 cái lông vàng :1 đực lông đen: 1 đực lông trắng. Bài toán cho biết tính trạng do 1 cặp gen quy định và đời bố mẹ là lông đen lai với lông vàng. Suy ra tính trạng màu lông do 1 gen

có 3 alen quy định, trong đó A1 quy định lông đen, A2 quy định lông vàng, A3 quy định lông trắng.

Tỉ lệ kiểu hình ở giới đực khác với giới cái. Do đó, gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X.

Phép lai ở P: XA1XA3 × XA2Y

I đúng. Cho con cái F1 lai phân tích: XA1XA3 × XA3Y ở đời con được tỉ lệ kiểu gen: 1XA1XA3 ; 1XA3XA3 ; 1XA1Y ; 1XA3Y => Tỉ lệ kiểu hình: 1 cái lông đen :1 cái lông trắng :1 đực lông đen: 1 đực lông trắng.

II sai. XA1XA3 × XA1Y => 1XA1XA1 ; 1XA1XA3 ; 1XA1Y ; XA3Y => 4 kiểu gen, 3 kiểu hình.

III đúng. Vì P là P: XA1XA3 × XA2Y => F1 : 1XA1XA2 ; 1XA2XA3 ; 1XA1Y ; 1XA3Y.

F1: giao phối ngẫu nhiên: (1XA1XA2 ; 1XA2XA3) × ( 1XA1Y ; 1XA3Y) => đực lông trắng = 1/4 XA3 × 1/2Y= 1/8 = 12,5%

IV đúng. Đực lông đen × cái lông vàng có: 1×2 = 2 (phép lai)

Cái lông đen × đực lông vàng có: 3×1 = 3 (phép lai)

=> Có 5 (phép lai).


Câu 38:

Một quần thể ngẫu phối, xét gen A có 2 alen là A và a, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Thế hệ xuất phát chỉ gồm các cá thể có kiểu hình trội trong đó kiểu gen thuần chủng chiếm tỉ lệ 20%. Biết rằng, ở quần thể này thì tỉ lệ sống sót của các hợp tử AA, Aa, aa lần lượt là 100%; 50%; 0%. Các giao tử đều có khả năng thụ tinh với xác suất như nhau. Trong điều kiện quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tần số alen lặn giảm dần qua các thế hệ.

II. Tỉ lệ kiểu hình trội sẽ tăng dần qua các thế hệ.

III. Ở F2, kiểu gen không thuần chủng chiếm tỉ lệ là 20%.

IV. Đến thế hệ F10, tỉ lệ alen trội có thể đạt 100%.

Xem đáp án

Chọn đáp án A 

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. 

Thế hệ P có tỉ lệ kiểu gen: 0,2AA : 0,8Aa

à A = 0,2 + 0,8/2 = 0,6. a = 1 - 0,6 = 0,4.

à Hợp tử F1 có tỉ lệ kiểu gen: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa

à Tỉ lệ kiểu gen cá thể F1 : 0,36AA : 0,48 × 50%Aa = 0,36AA : 0,24Aa = 0,6AA : 0,4Aa.

I đúng. Do tỉ lệ sống sót của hợp tử aa = 0 à Chọn lọc tự nhiên đang chống lại alen lặn à Tần số alen lặn giảm dần qua các thế hệ.

II sai. Kiểu hình trội luôn có tỉ lệ là 100% (vì aa bị loại bỏ hoàn toàn ở giai đoạn phôi).

III đúng. Tỉ lệ kiểu gen ở các cá thể F1: 0,6AA : 0,4Aa à A = 0,8, a = 0,2.

à Hợp tử F2 có tỉ lệ kiểu gen: 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa

à Tỉ lệ kiểu gen của cá thể F2 : 0,64AA : 0,32 × 50%Aa = 0,64AA : 0,16Aa = 0,8AA : 0,2Aa.

IV sai. Tần số kiểu gene dị hợp giảm qua các thế hệ nhưng không thể loại bỏ hết alen lặn a à Alen trội A không thể bằng 100%


Câu 39:

Ở ruồi giấm, xét 2 cặp gen Aa và Bb. Cho 2 cá thể (P) có kiểu gen khác nhau giao phối với nhau, thu được F1. Ở F1, loại kiểu hình có 2 tính trạng trội có 3 kiểu gen quy định và tổng tỉ lệ của cả 3 kiểu gen chiếm 50%. Biết rằng không xảy ra đột biến, khoảng cách giữa gen A và B là 40cM. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đời con F1 có 7 loại kiểu gen.

II. Trong số kiểu hình chứa 1 tính trạng trội, kiểu gen chứa 1 alen trội chiếm tỉ lệ 3/5.

III. Ở F1, kiểu gen chứa 3 alen trội có 2 kiểu gen.

IV. Trong số kiểu gen 2 alen trội ở F1 kiểu hình trội về 2 tính trạng chiếm tỉ lệ 50%.

Xem đáp án

Chọn đáp án B 

Theo bài ra, ở F1 có kiểu hình A-B- có 3 kiểu gen quy định; Điều này chứng tỏ P dị hợp 2 cặp gen và có hoán vị 1 bên. Nhưng ở đây, kiểu hình A-B- chiếm 50% thì suy ra cơ thể không hoán vị có kiểu gen Ab¯aB. Kiểu gen của P phải là ♀ AB¯ab × ♂ Ab¯aB hoặc ♀ Ab¯aB× ♂ Ab¯aB (chỉ có hoán vị gen ở giới cái). Nhưng vì bài toán cho biết

P có kiểu gen khác nhau, nên P là: ♀AB¯ab × ♂Ab¯aB.

I đúng: Số kiểu gen = 7.

II đúng. P là ♀AB¯ab × ♂ Ab¯aB và có hoán vị gen ở giới cái với tần số 40% thì kiểu gen có 1 alen trội (Ab¯ab;aB¯ab) = 2×0,5×0,3 = 0,3 = 30%.

Kiểu hình chứa 1 tính trạng trội = A-bb + aaB- = 50%.

Trong số kiểu hình chứa 1 tính trạng trội, kiểu gen chứa 1 alen trội chiếm tỉ lệ = 30%/50% = 3/5.

III đúng. Kiểu gen có 3 alen trội gồm có 2 kiểu gen là AB¯AbAB¯aB

IV đúng. Kiểu gen có 2 alen trội (Ab¯aB; Ab¯Ab; aB¯aB) có tỉ lệ = 4×0,1×0,5 = 20%.

Kiểu gen  Ab¯aB= 2×0,5×0,1 = 10%.

=> Trong số kiểu gen 2 alen trội ở F1, kiểu hình trội về 2 tính trạng chiếm tỉ lệ 10%/20% = 1/2 = 50%.


Câu 40:

Cho phả hệ sau:

Cho biết không xảy ra đột biến và bệnh P do gen P có 2 alen là P1 và P2 gen quy định (ảnh 1)

Cho biết không xảy ra đột biến và bệnh P do gen P có 2 alen là P1 và P2 gen quy định; Bệnh Q do gen Q có 2 alen là Q1 và Q2 quy định. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Bệnh Q do gen lặn nằm trên NST X quy định.

II. Bệnh P do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

III. Người số 11 sẽ tạo ra giao tử không mang alen bệnh với xác suất 1/3.

IV. Cặp 7-8 có xác suất sinh con trai không mang alen bệnh là 1/9.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

- 1 và 2 đều không bị bệnh P, sinh con số 6 bị bệnh P. Suy ra bệnh P do gen lặn quy định. Người số 2 là nam và có 2 alen của gen P, suy ra gen P không liên kết giới tính. Quy ước, a quy định bệnh P.

- Người số 4 bị bệnh Q và chỉ có alen Q2, điều này chứng tỏ alen Q2 quy định bệnh Q. Người số 10 không bị bệnh Q và không nhận alen bệnh Q2 từ người số 4. Điều này chứng tỏ bệnh Q do gen nằm trên nhiễm sắc thể X quy định, người bố (số 4) bị bệnh Q sinh con gái (số 8) không bị bệnh Q. Suy ra bệnh Q do gen lặn quy định. Quy ước, b quy định bệnh Q.

Người số 11 không bị bệnh P mà có bố mẹ đều dị hợp về bênh P, nên người số 11 có xác suất kiểu gen là 2/3Aa : 1/3AA. Người số 11 sẽ tạo ra giao tử A = 2/3. Về bệnh Q, thì người số 11 là XBXb. Do đó, người 11 sinh ra giao tử AB = 2/3×1/2 = 1/3.

Về bệnh P: Người số 7 có xác suất kiểu gen 2/3Aa : 1/3AA; Người số 8 có xác suất kiểu gen 2/3Aa : 1/3AA cho nên xác suất sinh con AA = 2/3×2/3 = 4/9.

Về bệnh Q: Số 7 có kiểu gen XBY; Số 8 có kiểu gen XBXb. Xác suất sinh con trai không mang alen bệnh Q (XBY) = 1/4.

→ Xác suất sinh con đầu lòng là con trai không mang alen gây bệnh P và không mang alen gây bệnh Q của cặp 7-8 = 4/9 × 1/4 = 1/9.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương