Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO

900 bài ôn tập rèn luyện lý thuyết tổng hợp môn hóa học (P13)

  • 9171 lượt thi

  • 50 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng. (2) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng.

(3) Sục khí etilen vào dung dịch Br2 trong CCl4.

(4) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.

(5) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (6) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.

(7) Cho FeS vào dung dịch HCl.                    (8) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc, nóng.

(9) Cho Cr vào dung dịch KOH                    (10) Nung NaCl ở nhiệt độ cao.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa-khử là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Các thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa-khử là:

(1) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng.

(2) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng.

(3) Sục khí etilen vào dung dịch Br2 trong CCl4.

(4) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.

(5) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.

(6) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.

(8) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc, nóng.


Câu 3:

Cho các phương trình phản ứng:

(1) dung dịch FeCl2 + dung dịch AgNO3 dư 

Trong các phản ứng trên, số phản ứng tạo đơn chất là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Các phản ứng tạo ra đơn chất là:

(1) dung dịch FeCl2 + dung dịch AgNO3 Cho ra Ag


Câu 4:

Cho các cặp dung dịch sau:

(1) NaAlO2 và AlCl3 ;            (2) NaOH và NaHCO3;

(3) BaCl2 và NaHCO3 ;           (4) NH4Cl và NaAlO2 ;

(5) Ba(AlO2)2 và Na2SO4;       (6) Na2CO3 và AlCl3

(7) Ba(HCO3)2 và NaOH.       (8) CH3COONH4 và HCl

(9) KHSO4 và NaHCO3          (10) FeBr3 và K2CO3

Số cặp trong đó có phản ứng xảy ra là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Các cặp có phản ứng là:

(1) NaAlO2 và AlCl3 ;            (2) NaOH và NaHCO3;

                                             (4) NH4Cl và NaAlO2 ;

(5) Ba(AlO2)2 và Na2SO4;       (6) Na2CO3 và AlCl3

(7) Ba(HCO3)2 và NaOH.       (8) CH3COONH4 và HCl

(9) KHSO4 và NaHCO3   (10) FeBr3 và K2CO3


Câu 5:

Cho các chất sau:

KHCO3; (NH4)2CO3; H2ZnO2; Al(OH)3; Pb(OH)2; Sn(OH)2; Cr(OH)3; Cu(OH)2; Al, Zn.

Số chất lưỡng tính là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Các chất lưỡng tính là:

KHCO3; (NH4)2CO3; H2ZnO2; Al(OH)3; Pb(OH)2; Sn(OH)2; Cr(OH)3; Cu(OH)2


Câu 7:

Cho các phát biểu sau:

(1) Phản ứng có este tham gia không thể là phản ứng oxi hóa khử.

(2) Các este thường có mùi thơm dễ chịu.

(3) Tất cả các este đều là chất lỏng nhẹ hơn nước, rất ít tan trong nước.

(4) Để điều chế este người ta cho rượu và ancol tương ứng tác dụng trong H2SO4 (đun nóng).

Số phát biểu sai là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Số phát biểu sai là:

(1) Phản ứng có este tham gia không thể là phản ứng oxi hóa khử.

(3) Tất cả các este đều là chất lỏng nhẹ hơn nước, rất ít tan trong nước (do este có thể ở trạng thái rắn ví dụ như Tristearin …).

(4) Để điều chế este người ta cho rượu và ancol tương ứng tác dụng trong dung dịch H2SO4 (đun nóng).


Câu 10:

Cho phản ứng: Na2SO3+KMNO4+NaHSO4Na2SO4+MnSO4+K2SO4+H2O

Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Suy ra hệ số cân bằng ở phương trình phân tử là :

Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là 27.


Câu 11:

Cho các nhận xét sau:

(1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí, mùi khai, tan nhiều trong nước.

(2) Anilin làm quỳ tím ẩm đổi thành màu xanh.

(3) Dung dịch HCl làm quỳ tím ẩm chuyển màu đỏ.

(4) Phenol là một axit yếu nhưng có thể làm quỳ tím ẩm chuyển thành màu đỏ.

(5) Trong các axit HF, HCl, HBr, HI thì HI là axit có tính khử mạnh nhất.

(6) Oxi có thể phản ứng trực tiếp với Cl2 ở điều kiện thường.

(7) Cho dung dịch AgNO3 vào 4 lọ đựng các dung dịch HF, HCl, HBr, HI, thì ở cả 4 lọ đều có kết tủa.

(8) Khi pha loãng H2SO4 đặc thì nên đổ từ từ nước vào axit.

Trong số các nhận xét trên, số nhận xét không đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

(1) Đúng.Theo SGK lớp 12.

(2) Sai. Anilin có tính bazo yếu không đủ làm quỳ tím chuyển màu

(3) Đúng

(4) Sai. Tính axit yếu của phenol không đủ làm quỳ tím đổi màu

(5) Đúng. Theo SGK lớp 10.

(6) Sai. Oxi không phản ứng trực tiếp với Cl2 dù ở điều kiện nhiệt độ cao.

(7) Sai. (Ag+ có thể kết tủa bởi các ion halogennua, trừ ion Florua F-)

(8) Sai. (Nguyên tắc pha loãng axit H2SO4 đặc bằng cách rót từ từ axit đặc vào nước, khuấy đều và tuyệt đối không làm ngược lại)


Câu 12:

Cho các phát biểu sau:

(1) Các oxit axit khi cho vào H2O ta sẽ thu được dung dịch axit tương ứng.

(2) Tất cả các nguyên tử đều được cấu tạo từ các hạt p,n,e.

(3) Chất tan trong nước tạo ra dung dịch dẫn được điện là chất điện li.

(4) Phản ứng oxi hóa khử cần phải có ít nhất 2 nguyên tố thay đổi số oxi hóa.

(5) Cho HCHO vào dung dịch nước Brom thấy dung dịch nhạt màu vì đã xảy ra phản ứng cộng giữa HCHO và Br2.

(6) Trong các phản ứng hóa học Fe(NO3)2 vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa nhưng Fe(NO3)3 chỉ thể hiện tính oxi hóa.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

(1) Sai. Ví dụ SiO2 không tác dụng với H2O.

(2) Sai. Ví dụ nguyên tử của H không có n (notron).

(3) Sai. Ví dụ Ba, SO3

(4) Sai. Phản ứng tự oxi hóa khử sẽ chỉ có 1 nguyên tố thay đổi số oxi hóa.

(5) Sai. Đây là phản ứng thế.

(6) Sai. Fe(NO3)3 cũng vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa vì Oxi có thể tăng số Oxi

hóa còn sắt, nito thì có thể giảm. 

Tất cả các phát biểu đều sai

Câu hỏi này đòi hỏi học sinh cần phải có kiến thức chắc về hóa học. Nếu chỉ học vẹt sẽ khó mà trả lời đúng được.


Câu 13:

Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng

được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Có 5 chất đều tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là: Al, Al2O3, Zn(OH)2, NaHS, (NH4)2CO3. Phương trình phản ứng:


Câu 15:

Cho chuỗi phản ứng sau:

Etylclorua+NaOH, toX+CuO, toY+Br2/xtZ+NaOHG

Trong các chất trên chất có nhiệt độ sôi cao nhất là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

X là C2H5OH. Y là CH3CHO. Z là CH3COOH. G là CH3COONa.

Các hợp chất có liên kết ion thì nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy cao hơn hợp chất có liên kết cộng hóa

trị  chọn chất G.

HS phải phối hợp vận dụng kiến thức hữu cơ 11 mới có thể làm được bài này. HS hay nhầm lẫn với đáp án là Z.


Câu 20:

Cho các nhận định sau:

(1) Dung dịch Lysin và axit Glutamic đều làm cho quỳ tím đổi màu.

(2) Các chất có độ pH nhỏ hơn 7 đều làm quỳ tím chuyển đỏ.

(3) Các chất khi tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn được điện gọi là chất điện li.

(4) Khi sục khí CO2 qua dung dịch natri phenolat ta thu được chất làm quỳ tím hóa đỏ.

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

(1) Đúng. Lysin làm quỳ tím chuyển xanh. Glu làm quỳ tím chuyển đỏ.

(2) Sai ví dụ như phenol không làm quỳ tím chuyển đỏ mặc dù có pH nhỏ hơn 7

(3) Sai. Ví dụ như Na tan trong nước tạo ra dung dịch NaOH dẫn được điện nhưng Na không phải chất điện ly.

(4) Sai. Do sản phẩm của phản ứng là C6H5OH nhưng không làm quỳ tím đổi màu.


Câu 21:

Trong bình kín có hệ cân bằng hóa học sau:

CO2(k) + H2(k)CO(k) + H2O(k) H>0

Xét các tác động sau đến hệ cân bằng:

(a) Tăng nhiệt độ;                          (b) Thêm một lượng hơi nước;

(c) giảm áp suất chung của hệ;       (d) dùng chất xúc tác;

(e) thêm một lượng CO2;

Trong những tác động trên, số các tác động làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Các tác động làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là: (a) và (e)

Nhắc lại về nguyên lý dịch chuyển cân bằng Le Chatelier: “Khi hệ đang ở trạng thái cân bằng, nếu ta thay đổi một trong các thông số trạng thái của hệ (T, P và C ) thì cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều chống lại sự thay đổi đó.”

Ta nhận thấy đây là một phản ứng thu nhiệt nên khi tăng nhiệt độ thì cân bằng sẽ dịch chuyển theo chiều thuận giúp làm giảm nhiệt độ

Khi tăng nồng độ CO2 thì hệ sẽ dịch chuyển theo chiều làm giảm nồng độ chất đó (chiều thuận).


Câu 22:

Cho sơ đồ biến hóa sau

Nhận định nào sau đây không đúng:

Xem đáp án

Chọn đáp án D


Câu 23:

Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

+ amin thơm yếu hơn NH3 (do gốc C6H5 hút e làm giảm mật độ e trên N)

+ amin mạch hở (béo) mạnh hơn NH3 (do gốc ankyl đẩy e làm tăng mật độ e trên N)

Chú ý: amin bậc 2 mạnh hơn amin bậc 1 (đối với amin mạch hở, còn amin thơm thì ngược lại) do có nhiều nhóm ankyl đẩy e hơn. Amin bậc 3 tuy có nhiều nhóm đẩy e hơn nhưng khả năng kết hợp H+ (tính bazơ) giảm vì hiệu ứng không gian cồng kềnh, làm giảm khả năng hiđrat hóa nên tính bazơ giảm.

 Vậy thứ tự giảm dần là: (C2H5)2NH > C2H5NH2 > NH3 > C6H5NH2 > (C6H5)2NH.


Câu 26:

Cho dãy các chất: NaOH; Sn(OH)2; Pb(OH)2; Al(OH)3; Cr(OH)3; Cr2O3; (NH4)2CO3;  K2HPO4.

Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là: Sn(OH)2; Pb(OH)2; Al(OH)3; Cr(OH)3; Cr2O3; (NH4)2CO3;  K2HPO4.

Lưu ý: Cr2O3 chỉ tác dụng với dung dịch kiềm đặc không tác dụng với kiềm loãng.


Câu 28:

Cho các phát biểu sau:

(1) Tách nước các ancol no đơn chức bậc 1 có số C2 trong H2SO4 (đn) 170oC luôn thu được anken tương ứng.

(2) Trong công nghiệp người ta điều chế Clo bằng cách điện phân nóng chảy NaCl.

(3) Trong các muối sau FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Fe2O3 có 3 chất chỉ thể hiện tính oxi hóa trong các phản ứng hóa học.

(4) Trong các hợp chất thì số oxi hóa của mỗi nguyên tố luôn khác 0.

(5) Trong các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có C và H có thể có thêm O, N…

(6) Axit HNO3 có thể hiện tính oxi hóa hoặc khử.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

(1) Tách nước các ancol no đơn chức bậc 1 có số C2 trong H2SO4 (đn) 170OC luôn thu được anken tương ứng.

Sai. Vì các ancol dạng (R)3_C_CH2_OH chỉ có thể tách nước cho ete.

(2) Trong công nghiệp người ta điều chế Clo bằng cách điện phân nóng chảy NaCl.

Sai. Người ta điều chế Clo bằng cách điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.

(3) Trong các muối sau FeCl2, FeCl3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Fe2O3 có 3 chất chỉ thể hiện tính oxi hóa trong các phản ứng hóa học.

Sai. Có 1 là Fe2O3 các chất còn lại đều có khả năng thể hiện tính oxi hóa và khử.

(4) Trong các hợp chất thì số oxi hóa của mỗi nguyên tố luôn khác 0.

Sai. Ví dụ C(CH3)4 thì C ở trung tâm có số oxi hóa là 0.

(5) Trong các hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có C và H có thể có thêm O, N…

Sai.Ví dụ CCl4 là hợp chất hữu cơ

(6) Axit HNO3 có thể hiện tính oxi hóa hoặc khử.


Câu 32:

Cho các chất sau đây: axetilen, Natrifomat, saccarozơ, mantozơ, glucozơ, fructozơ, số chất tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3 dư sau khi phản ứng kết thúc:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Số chất tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3 dư sau khi phản ứng kết thúc gồm:

axetilen, Natrifomat, mantozơ, glucozơ, fructozơ


Câu 33:

Cho các polime sau đây: tơ lapsan, tơ nilon-6, poli(vinyl axetat), poli(ure-fomanđehit) và polietilen. Số chất bị thủy phân trong môi trường HCl loãng là?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Số chất bị thủy phân trong môi trường HCl loãng là: tơ lapsan, tơ nilon-6, poli(vinyl axetat), poli(ure-fomanđehit)

Điều kiện là: polime phải có nhóm chức kém bền (-COO-, NH-CO..)


Câu 34:

Cho các mệnh đề sau:

(1) Chất béo là Trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch Cacbon dài, không phân nhánh.

(2) Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit, …

(3) Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa và nó xảy ra chậm hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

(4) Chất béo chứa các gốc axit béo không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và gọi là xì dầu.

(5) Dầu mỡ bị ôi thiu là do nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất chất béo bị khử chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit.

(6) Mỗi vị axit có vị riêng: Axit axetic có vị giấm ăn, axit oxalic có vị chua của me, …

(7) Phương pháp hiện đại sản xuất axit axetic được bắt đầu từ nguồn nguyên liệu metanol.

(8) Phenol có tính axit rất yếu: dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.

(9) Cho dung dịch HNO3 vào dung dịch phenol, thấy có kết tủa trắng của 2,4,6-trinitrophenol.

Số mệnh đề đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

(1) Chất béo là Trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch Cacbon dài, không phân nhánh.

Đúng. Theo SGK lớp 12.

(2) Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit, …

Đúng. Theo SGK lớp 12.

(3) Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa và nó xảy ra chậm hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

Sai. Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa và nó xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

(4) Chất béo chứa các gốc axit béo không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và gọi là xì dầu.

Sai. Chất béo chứa các gốc axit béo không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và gọi là dầu.

(5) Dầu mỡ bị ôi thiu là do nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất chất béo bị khử chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit.

Sai. Dầu mỡ bị ôi là do nối đôi C=C ở gốc axit không no của chất chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit.

(6) Mỗi vị axit có vị riêng: Axit axetic có vị giấm ăn, axit oxalic có vị chua của me, …

Đúng. Theo SGK lớp 11.

(7) Phương pháp hiện đại sản xuất axit axetic được bắt đầu từ nguồn nguyên liệu metanol.

Đúng. Theo SGK lớp 11.

(8) Phenol có tính axit rất yếu: dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.

Đúng. Theo SGK lớp 11.

(9) Cho dung dịch HNO3 vào dung dịch phenol, thấy có kết tủa trắng của 2,4,6-trinitrophenol.

Sai. Cho dung dịch HNO3 vào dung dịch phenol, thấy có kết tủa vàng của 2,4,6-trinitrophenol.


Câu 35:

Một pentapeptit A khi thủy phân hoàn toàn thu được 3 loại α aminoaxit khác nhau. Mặt khác trong một phản ứng thủy phân không hoàn toàn pentapeptit đó người ta thu được một tripeptit có 3 gốc α-aminoaxit giống nhau. Số công thức có thể có của A là?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Dễ thấy A được cấu tạo từ 3 loại aminoaxxit khác nhau X,Y,Z

Vì trong A có 3 mắt xích giống nhau nên có 3 TH xảy ra

Trường hợp 1:  Có 3!=6

Trường hợp 2 và 3 tương tự. Vậy tổng cộng có thể có 18 công thức cấu tạo của A


Câu 37:

Cho các dung dịch trong suốt mất nhãn sau được đựng trong các bình riêng biệt: NaOH, (NH4)2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4. Số thuốc thử ít nhất cần sử dụng để nhận ra các dung dịch trên là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

 

(NH4)2CO3

BaCl2

MgCl2

NaOH

H2SO4

(NH4)2CO3

 

trắng

 trắng

khai

BaCl2

 trắng

 

-

-

 trắng

MgCl2

 trắng

-

 

 trắng

-

NaOH

khai

-

 trắng

 

-

H2SO4

 trắng

-

-

 

 

2+2

2

2

1+khai

1+1

Theo bảng trên ta thấy

Mẫu thử nào có 2 kết tủa + 2 khí thoát ra là (NH4)2CO3

Mẫu thử nào có 1 kết tủa + 1 khí mùi khai thoát ra là NaOH

Mẫu thử nào có 1 kết tủa + 1 khí không màu thoát ra là H2SO4

Hai mẫu thử cùng xuất hiện 2 kết tủa là MgCl2 và BaCl2

Nhỏ dung dịch NaOH vừa nhận vào hai ống nghiệm này

Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa: MgCl2

Ống nghiệm còn lại chứa BaCl2 không có hiện tượng gì


Câu 39:

Cho các thí nghiệm sau:

(1) Nhỏ dung dịch Na3PO4 vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 thấy xuất hiện kết tủa vàng, thêm tiếp dung dịch HNO3 dư vào ống nghiệm trên thu được dung dịch trong suốt.

(2) Nhỏ dung dịch BaS vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 thấy xuất hiện kết tủa đen, thêm tiếp dung dịch HCl dư vào thì thu được dung dịch trong suốt.

(3) Cho từ từ dung dịch H2S vào dung dịch FeCl2 thấy xuất hiện kết tủa đen.

(4) Khi cho từ từ dung dịch HCl tới dư vào dung dịch Na2ZnO2 (hay Na[Zn(OH)4]) thì xuất hiện kết tủa màu trắng không tan trong HCl dư.

(5) Ống nghiệm đựng hỗn hợp gồm anilin và dung dịch NaOH có xảy ra hiện tượng tách lớp các chất lỏng.

(6) Thổi từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch natri phenolat, thấy dung dịch sau phản ứng bị vẩn đục.

(7) Cho fomanđehit tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thấy xuất hiện lớp kim loại sáng như gương bám vào thành ống nghiệm, lấy dung dịch sau phản ứng cho phản ứng với dung dịch HCl dư thấy sủi bọt khí.

Số thí nghiệm xảy ra hiện tượng đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

(1) Đúng. Kết tủa vàng Ag3PO4 tan trong axit HNO3.

(2) Sai. Kết tủa đen Ag2S không tan trong axit HCl.

(3) Sai. H2S không tạo kết tủa với Fe2+

(4) Sai.  Kết tủa trắng Zn(OH)2 tan trong axit HCl.

(5) Đúng. Anilin không tan trong dung dịch NaOH nên xảy ra hiện tượng tách lớp.

(6) Đúng. Phản ứng tạo phenol không tan trong nước, nên xuất hiện vẩn đục.

(7) Đúng. Bọt khí là CO2.


Câu 41:

Trong các chất sau: CH3COONa; C2H4; HCl; CuSO4; NaHSO4; CH3COOH; Fe(OH)3; Al2(SO4)3; HNO3; LiOH. Số chất điện li mạnh là

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Số chất điện li mạnh là

CH3COONa; C2H4; HCl; CuSO4; NaHSO4; CH3COOH; Fe(OH)3; Al2(SO4)3; HNO3; LiOH


Câu 42:

Hình ảnh dưới đây cho biết sự phân bố electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm oxi

Nhận định nào sau đây đúng

Xem đáp án

Chọn đáp án C

A. Khi tham gia phản ứng với các nguyên tố có độ âm điện lớn hơn các nguyên tố oxi có thể tạo hợp chất có số oxi hóa là +4 và +6 (trừ nguyên tố oxi do oxi không có phân lớp d trống)

B. Ở trong các hợp chất các nguyên tố nhóm oxi thường có số oxi hóa -2 (Trong OF2 ta thấy O có số oxi hóa +2)

D. Lưu huỳnh có khả năng tạo các hợp chất ion, trong đó có số oxi hóa là +4 (SO2) hoặc +6 (H2SO4,SF6) (Các hợp chất cộng hóa trị)


Câu 47:

Cho các nhận định dưới đây

(1). Ancol bậc II là hợp chất hữu cơ phân tử chứa nhóm OH liên kết với C bậc II trong phân tử.

(2). Theo quy tắc Zai xép: Khi tách HX khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen (X) ưu tiên tách ra cùng với H ở nguyên tử C có bậc cao hơn.

(3). Dẫn xuất 2-brombutan khi đun nóng trong NaOH/H2O và KOH/ancol cho cùng sản phẩm.

(4). Thổi khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch natriphenolat ta thấy dung dịch xuất hiện vẩn đục sau đó trong suốt

(5). Sản phẩm của phản ứng (CH3)2CHCH2CH2-OH và H2SO4 là anken duy nhất.

(6). Nhận biết 3 chất lỏng mất nhãn, riêng biệt butyl metyl ete; butan-1,4-diol; etylenglicol cần duy nhất một thuốc thử.

(7). Trong hỗn hợp chất lỏng gồm ancol và nước tồn tại 4 loại liên kết hidro trong đó liên kết hidro giữa ancol và ancol chiếm ưu thế.

(8). Để chứng minh phenol có tính axit mạnh hơn ancol ta dùng chỉ thị quỳ tím.

Số nhận định đúng trong số nhận định trên là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

(1). Ancol bậc II là hợp chất hữu cơ phân tử chứa nhóm OH liên kết với C bậc II trong phân tử

Sai-nguyên tử C phải no thì OH đính vào mới là ancol

(2). Theo quy tắc Zai xép: Khi tách HX khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen (X) ưu tiên tách ra cùng với H ở nguyên tử C có bậc cao hơn bên cạnh

(3). Dẫn xuất 2-brombutan khi đun nóng trong NaOH/H2O và KOH/ancol cho cùng sản phẩm

5). Sản phẩm của phản ứng (CH3)2CHCH2CH2-OH và H2SO4 là anken duy nhất

Sản phẩm có thể là ete hoặc muối (CH3)2CHCH2CH2-HSO3H

(6). Nhận biết 3 chất lỏng mất nhãn, riêng biệt butyl metyl ete; butan-1,4-diol; etylenglicol cần duy nhất một thuốc thử. Phải dùng ít nhất 2 thuốc thử (ví dụ như Cu(OH)2; Na)

(7). Trong hỗn hợp chất lỏng gồm ancol và nước tồn tại 4 loại liên kết hidro trong đó liên kết hidro giữa ancol và ancol chiếm ưu thế.

Việc liên kết nào chiếm ưu thế phải xét thêm độ rượu (thành phần thể tích ancol nguyên chất trong hỗn hợp lỏng)

(8). Để chứng minh phenol có tính axit mạnh hơn ancol ta dùng chỉ thị quỳ tím.

Phenol có tính axit nhưng không làm đổi màu quỳ tím (có thể dùng NaOH)


Câu 48:

Cho các dung dịch chứa các chất hữu cơ mạch hở sau: glucozơ, mantozơ, glixerol, ancol etylic, axit axetic, propan-1,3-điol, etylenglicol, sobitol, axit oxalic. Số hợp chất đa chức trong dãy có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Các chất thỏa mãn là: glixerol, etylenglicol, sobitol, axit oxalic

Các chất glucozơ, mantozơ, axit axetic có khả năng hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường nhưng không phải hợp chất đa chức. Trong đó glucozo, mantozo là hợp chất tạp chức. Axit axetic là hợp chất đơn chức.


Câu 50:

Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Mg, Fe, Ag, Al. Số kim loại trong dãy tác dụng với dung dịch FeCl3 là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Số kim loại trong dãy tác dụng với dung dịch FeCl3 là: Na, Cu, Mg, Fe, Al.


Bắt đầu thi ngay