Thứ năm, 09/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Hóa học Bài tập Hóa học vô cơ có giải chi tiết (mức độ vận dụng cao)

Bài tập Hóa học vô cơ có giải chi tiết (mức độ vận dụng cao)

Bài tập Hóa học vô cơ có giải chi tiết (mức độ vận dụng cao - P1)

  • 4291 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Để hòa tan hết 38,36 gam hỗn hợp R gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 cần 0,87 mol dung dịch H2SO4 loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 111,46 gam sunfat trung hòa và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hai khí không màu, tỉ khối hơi của X so với H2 là 3,8 (biết có một khí không màu hóa nâu ngoài không khí). Phần trăm khối lượng Mg trong R gần với giá trị nào sau đây ?

Xem đáp án

Đáp án A

- 2 khí gồm H2 (không màu) và NO (không màu háo nâu trong không khí)

- Áp dụng qui tắc đường chéo :

=> Hỗn hợp X gồm 0,2 mol H2 và 0,05 mol NO

- Bảo toàn khối lượng : mR + mH2SO4 = mmuối + mX + mH2O

=> nH2O = 0,57 mol

- Xét dung dịch muối và hỗn hợp R có :

Bảo toàn H : 2nH2SO4 = 2nH2 + 2nH2O + 4nNH4

=> nNH4 = 0,05 mol

Bảo toàn N : nFe(NO3)2 = ½ (nNH4 + nNO) = 0,05 mol

Ta có : nH+ = 2nH2SO4 = 2nH2 + 4nNO + 10nNH4 + 2nO

=> nO(Oxit) = 0,32 mol

=> nFe3O4 = 0,08 mol

=> %mMg = 28,15%


Câu 2:

Hỗn hợp X gồm CaCl2, CaOCl2, KCl, KClO3. Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 1,792 lít khí oxi (đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và 25,59 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch K2CO3 1,0 M được kết tủa T và dung dịch Z. Lượng KCl trong Z gấp 4,2 lần lượng KCl có trong X. Thành phần phần trăm về khối lượng của CaOCl2 trong X có giá trị gần đúng là

Xem đáp án

Đáp án A

Hỗn hợp X gồm CaCl2, CaOCl2, KCl, KClO3 lần lượt là x, y, z,t

 Nhiệt phân hoàn toàn X thu được 0,08 mol O2 và 25,59 g Y gồm CaCl2 và KCl  lần lượt là (x+y) và (z+t) mol

Do đó 0,08 = 0,5y + 1,5t và 25,59 = 111(x + y) + 74,5(z +t)

Y tác dụng với K2CO3 có CaCl2 + K2CO3 → 2KCl + CaCO3

Nên số mol CaCl2 là : 0,15 mol=x +y

Dd Z có tổng số mol KCl là 0,3 + z+t  mol

Lượng KCl trong Z gấp 4,2 lần trong X nên 0,3 + z + t = 4,2. z

Giải được x =0,05mol ;  y=0,1mol ; z=0,1mol ; t=0,02 mol

Suy ra %CaOCl2 =45,12 %


Câu 3:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Mg(HCO3)2, MgSO3 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 30%, thu được 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí Y và dung dịch Z có nồng độ 36%. Tỉ khối của Y so với He bằng 8. Cô cạn Z được 72 gam muối khan. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án A

X + dd H2SO4 →dd  Z : MgSO4 +↑ Y (CO2 + SO2+ H2)

Dd Z có C% =36% và có chứa 72 g muối nên mddZ = 72:36.100=200 g

nMgSO4= 0,6 mol → nSO4= 0,6 mol → nH2SO4 = 0,6 mol

→ mdd H2SO4 = 0,6.98 : 30.100= 196g

mY = nY. MY = 0,5.32=16(g)

Bảo toàn khối lượng      


Câu 4:

Cho 21,6 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và NaHSO4 thu được dung dịch X chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối trung hòa và 5,6 lít hỗn hợp khí Y gồm N2O và H2 (tỉ khối của Y so với H2 là 13,6). Giá trị gần nhất của m là

Xem đáp án

Đáp án C

Theo quy tắc đường chéo tính được Y có 0,15 mol N2O và 0,1 mol H2

nMg=0,9 mol

Vì phản ứng tạo cả H2 nên NO3 hết trong dung dịch thu được X

Ta có Mg → Mg+2 +2e

           2N+5 + 8e → 2N+1

           2H+1 +2 e→H2

Ta có 2nMg > 8nN2O + 2nH2 → phản ứng tạo thêm NH4+

         N+5 + 8e → N-3

Bảo toàn e ta có nNH4 = (0,9.2 – 0,15.8-0,1.2) : 8 = 0,05 mol

Bảo toàn N ta có

nNaNO3 = 2nN2O + nNH4 = 2.0,15+0,05=0.35 mol

Đặt số mol của NaHSO4 ban đầu là x mol

Dd sau phản ứng có Mg2+ : 0,9 mol, Na+ : (x+0,35)mol ; NH4+ : 0,05 mol và SO42- : x mol

Bảo toàn điện tích ta có 0,9.2 + x +0,35 + 0,05 = 2x → x=2,2 mol

Khối lượng muối trong dd X là

mmuối = mMg + mNa + mNH4+mSO4 = 292,35 g


Câu 5:

Hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 20% khối lượng. Cho a gam hỗn hợp X tan hết vào dung dịch Y gồm H2SO4 1,32M và NaNO3 0,8M, thu được dung dịch Z chứa b gam các chất tan đều là muối trung hòa và 1,792 lít khí NO ( ở đktc). Dung dịch Z phản ứng với dung dịch KOH dư thấy có 68,32 gam KOH phản ứng hết. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và 183a = 50b. Gía trị của b gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Đặt x làm thể tích dung dịch Y và y là số mol NH4+

Quy đổi hỗn hợp thành kim loại ( chiếm 80%) và oxi ( chiếm 20%)

Trong X: mKL = 0,8a ; mO = 0,2 a

=> nH+ = 4nNO +10nNH4+

=> 4 . 0,08 +10y + 2 . (0,2a :16) = 2 . 1,32x (1)

Bảo toàn N: nNO3−  trong Z = 0,8x − 0,08 − y

=> mmuối= 0,8a + 18y + 23x + 62 . (0,8x − 0,08 - y) + 96 . 1,32x =3,66a(2)

→ -2,86a - 44y + 199,32 x = 4,96

Khi KOH phản ứng với X thì sản phẩm chứa:

1,22 mol K+; 0,8x  mol Na+ ; 1,32x mol SO42-, (0,8x − 0,08 − y) mol NO3-

Bảo toàn điện tích:  nK++ nNa+ =2nSO4 2- +nNO3−

=>1,22 + 0,8x =1,32x . 2 + 0,8x − 0,08 − y(3)

Từ đó tính được a =32,78 → b=120


Câu 6:

Hòa tan hết 31,12 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, FeCO3 vào dung dịch hỗn hợp chứa H2SO4 và KNO3. Sau phản ứng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm (CO2; NO; NO2; H2) có tỉ khối hơi so với H2 là 14,6 và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa với tổng khối lượng là m gam. Cho BaCl2 dư vào Z thấy xuất hiện 140,965 gam kết tủa trắng. Mặt khác, cho NaOH dư vào Z thì thấy có 1,085 mol NaOH phản ứng đồng thời xuất hiện 42,9 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc) thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho các nhận định sau:

 

(a) Giá trị của m là 82,285 gam.

(b) Số mol của KNO3 trong dung dịch ban đầu là 0,225 mol.

(c) Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong X là 18,638%.

(d) Số mol của Fe3O4 trong X là 0,05 mol.

(e) Số mol Mg trong X là 0,15 mol

Số nhận định đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

nSO42- = nBaSO4 = 0,605 mol

nNH4+ = nNH3 = 0,025 mol

=> m kim loại trong X = 42,9 - 17(1,085 - 0,025) = 24,88

Đặt a, b là số mol O và CO2 trong X. Đặt X là số mol H2.

=> 16a + 44b = 31,12 - 24,88 = 6,24 (1)

nNO + nNO2 = 0,2 - b - x

Bảo toàn N: nKNO3 = nNO + nNO2 + nNH3

=>nKNO3 = 0,225 -b-x

Sau phản ứng với NaOH thu được phần dung dịch chứa K2SO4 và Na2SO4, bảo toàn điện tích:

1,085 + 0,225 - b - x = 0,605.2 (2)

Bảo toàn H: 2nH2SO4 = 4nNH4+ + 2nH2 + 2nH2O

=>nH2O = 0,555 -x

Bảo toàn khối lượng:

31,12 + 0,605 . 98 + 101 (0,225 - b - x) = 24,88 + 39(0,225 - b - x) + 0,025.18 + 0,605.96 + 0,2.29,2 + 18(0,555 - x) (3)

Giải hệ (1)(2)(3):

a = 0,28

b = 0,04

b = 0,04 X = 0,06

m = 24,88 + 39(0,225 - b - x) + 0,025.18 + 0,605.96 = 88,285 => Nhận định a) sai

nKNO3 = 0,225 - b - X = 0,125 => Nhận định b) sai

%FeCO3 = 0,04.116/31,12= 14,91 % => Nhận định c) sai

nO = 4nFe3O4 + nFeCO3 => nFe3O4 = 0,06 => Nhận định d) sai


Câu 7:

Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Cu, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl thu được dung dịch Y và khí NO. Cho từ từ dung dịch AgNO3 vào Y đến khi thấy các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy đã dùng 0,58 mol, kết thúc phản ứng thu được kết tủa , 0,448 lít NO và dung dịch Z chỉ chứa m gam muối (NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị m gần nhất với :

Xem đáp án

Đáp án D

Trong X đặt a, b, c lần lượt là số mol FeCl2, Cu, Fe(NO3)2.

Khi cho AgNO3 vào y thì có NO thoát ra

=> Trong Y có H+ dư và NO3- hết, khi đó :

Bảo toàn e : nNO = 2c + 0,02 = ¼ nH+ = 0,1

=> c = 0,04 mol

=> Phần Ag+ phản ứng với Fe2+ = 0,58 – (2a + 0,4)

Khối lượng X = 127a + 64b + 180c = 23,76g

=> a = 0,08 và b = 0,1

=> Muối trong Z gồm : 0,1 mol Cu(NO3)2 và 0,12 mol Fe(NO3)3

=> m = 47,84g


Câu 8:

Cho 9,6 g hỗn hợp X gồm Mg và Fe3O4 vào 300ml dung dịch HNO32 M thu được dd Y và 0,896 lít (đktc) khí gồm N2O và NO có tí khối so với H2 là 16,75. Trung hòa dd Y cần dùng 40 ml dung dịch NaOH 1M thu được dd A. Khối lượng chất tan trong dd A là

Xem đáp án

Đáp án A

Theo quy tắc đường chéo tính đươc N2O :0,01 mol và NO : 0,03 mol

Đặt nMg =x và nFe3O4= y mol. Số mol NH4NO3 là a mol

Ta có mX = 24x + 232y =9,6

Bảo toàn e : 2x + y = 0,01.8 + 0,03.3 + 8a

nHNO3(dư) =0,04 mol. Bảo toàn N ta có 2x + 3.3y +2a + 0,01.2 + 0,03 + 0,04= 0,6

Giải được x =0,11 ; y =0,03 ; a=0,01

Ta có mmuối=0,11 .148 + 0,03.3.242 + 0,01.80 +0,04.85 =42,26g


Câu 9:

Cho 5,6g hỗn hợp X gồm Mg, MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 4 tan vừa đủ trong dung dịch hỗn hợp chứa HCl và KNO3. Sau phản ứng thu được 0,224 lít khí N2O (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa muối clorua. Biết các phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối. Gía trị của m là:

Xem đáp án

Đáp án B

n N2O = 0,01 mol  , n Mg : n MgO = 5 : 4 =>

Đặt n Mg  = 5 a thì ta có n MgO = 4 a

m Mg  + m MgO = 5,6 => 5 a . 24 + 4a . 40 = 5,6   => a = 0,02 mol

=> n Mg = 0,1 mol  ,  n MgO = 0,08 mol

PT bảo toàn e : 2 n Mg> 8 n N2O  => có sản phẩm khử ẩn là NH4+ nằm trong dung dịch

PT bảo toàn e đúng : 2 n Mg = 8 n N2O  + 8 n NH4+

=> n NH4+=  ( 0,1 . 2 – 0,01 . 8 ) : 8 = 0,015 mol

=>  n NO3- = n NH4+ + 2 n N2O = 0,015 + 0,01 . 2 = 0,035 mol

          => n K+ = n KNO3 = 0,035 mol

n Mg2+ = n n Mg+ n MgO = 0,18 mol

muối gồm : MgCl2  , KCl , NH4Cl

m muối  = 0,18 . 95 + 0,035 . 74,5 + 0,015 . 53,5 = 20,51 g

Chú ý : Các kim loại mạnh như Mg , Al phải nhớ kiểm tra xem có sản phẩm khử NH4+ trong sản phẩm không

            Vì chỉ có muối clorua nên muối của các ion ở đây đều là Cl- như NH4Cl chứ không phải NH4NO3


Câu 10:

Hòa tan hoàn toàn 23,76g hỗn hợp gồm Cu, FeCl2 và Fe(NO3)2 vào 400 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào X thấy lượng AgNO3 phản ứng là 98,6g , thu được m gam kết tủa và thoát ta 0,448 lit khí (dktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m gần nhất với :

Xem đáp án

Đáp án A

Trong X đặt a, b, c lần lượt là số mol của FeCl2 ; Cu ; Fe(NO3)2

Khi cho AgNO3 vào Y thì có NO thoát ra

=>Y có H+ dư và NO3- hết, khi đó nNO = 2c + 0,02 = ¼ nH+ = 0,1

=> c = 0,04 mol

Phần Ag+ phản ứng với Fe2+ = 0,58 – (2a + 0,4)

Bảo toàn e : ne = a + 2b + c = 0,1.3 + 0,58 – (2a + 0,4)

mX = 127a + 64b + 180c = 23,76g

=> a = 0,08 ; b = 0,1 => nAgCl = 2a + 0,4 = 0,56 và nAg = 0,02

=> mtủa = 82,52g


Câu 11:

Cho m gam hỗn hợp X gồm MgO, CuO, MgS và Cu2S (oxi chiếm 30% khối lượng) tan hết trong dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 4m gam muối trung hòa và 2,016 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO2, SO2 (không còn sản phẩm khử khác). Cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(NO3)2, được dung dịch T và 27,96 gam kết tủa. Cô cạn T được chất rắn M. Nung M đến khối lượng không đổi, thu được 8,064 lít (đktc) hỗn hợp khí Q (có tỉ khối so với He bằng 9,75). Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Cu(NO3)2  → CuO + 2NO2 + 1/2 O2

Mg(NO3)2 → MgO + 2NO2 + 1/2 O2

NaNO3→NaNO2 + 1/2 O2

 Hỗn hợp khí là O2 : a mol và NO2 : b mol

=> hệ a + b = 0,36 và 32a + 46b = 14,04

=> a = 0,18 ; b = 0,18

Từ phương trình phản ứng có nNaNO3 = (nO2  - nNO2/4 ). 2 = 0,27 mol

=> n (Cu2+ và Mg 2+) = 0,09 mol

Trong dung dịch Y có : Cu2+ ,Mg2+ ,NO3- ,SO42- Na+ có nSO42- = n BaSO4 = 0,12 mol

Bảo  toàn điện tích : 0,09.2 +  0,27 = 0,12.2 + nNO3- => nNO3- = 0,21

Lại có  0,03 mol gồm NO2 và SO2

BTNT nito có nNO2  = nNaNO3   -   nNO3- = 0,06 mol

                        nSO2 = 0,03 mol  

Cu → Cu 2+

Mg → Mg 2+

O → O 2-

S→  S +6

N +5 → N +4

S +6   S  +4( H2SO4)

 => nS = ( 2nSO2 + nNO2 + 2nO  - ( nCu2+ + nMg2+).2 ) : 6   ( nO = 0,3m/16)

 => m - 0,3m - (0,00625m – 0,01).32 + 0,27.23 + 0,12.96 + 0,21.62 = 4m

=>m = 8,877g


Câu 12:

Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe2O3 vào dung dịch HCl, sau đó phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa 2 chất tan và còn lại 0,2m gam chất rắn chưa tan. Tách bỏ phần chưa tan, cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được 43,08g kết tủa. Giá trị của m là :

Xem đáp án

Đáp án A

Đặt nFe2O3 (X) = x mol

Fe2O3 + 6HCl -> 2FeCl3 + 3H2O

Cu + 2FeCl3 -> CuCl2 + 2FeCl2

Dung dịch Y chứa 2 chất tan là CuCl2 x mol và FeCl2 2x mol. Chất rắn chưa tan có khối lượng 0,2m là Cu.

nCl = 2x + 4x = 6x mol

Fe2+ + Ag+ -> Fe3+ + Ag

2x         ->                  2x

Ag+ + Cl- -> AgCl

            6x    -> 6x

=> mkết tủa = 2x.108 + 6x.143,5 = 43,8 => x = 0,04 mol

Bảo toàn khối lượng: mrắn = mCu = m – 160x – 64x = 0,2m

=> m = 11,2g


Câu 13:

Hòa tan hết 11,1g hỗn hợp Fe và Cu trong 94,5g dung dịch HNO3 48% thu được dung dịch X (không chứa muối amoni). Cho X phản ứng với 300 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH 0,5M, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 15g hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO. Cô cạn Z thu được hỗn hợp chất rắn khan T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 32,145g chất rắn hỗn hợp. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong X có giá trị gần nhất với :

Xem đáp án

Đáp án B

nHNO3 = 0,72 mol ; nNaOH = 0,3 mol ; nKOH = 0,15 mol

Đặt nFe = x ; nCu = y => nFe2O3 = 0,5x ; nCuO = y

Ta có : 56x + 64y = 11,1g ; 80x + 80y = 15

=> x = 0,1125 ; y = 0,075

Giả sử chất rắn khan sau khi nung T gồm 0,3 mol NaNO2 và 0,15 mol KNO2

mT = 0,3.69 + 0,15.85 = 33,45g > 322,145g => trong chất rắn khan sau nung T có cả bazo dư

Đặt nNO2 = a ; nOH = b

0,3.23 + 0,15.39 + 46a + 17b = 32,145

a + b = 0,45

=> a = 0,405 ; b = 0,045

Do nNO3 muối = 0,405 < 3nFe + 2nCu = 3.0,1125 + 2.0,075 = 0,4875

=> Sản phẩm có cả Fe2+ và Fe3+ và HNO3 phản ứng hết.

Trong dung dịch X có : z mol Fe2+ ; t mol Fe3+ ; 0,075 mol Cu2+ ; 0,405 mol NO3-

Bảo toàn Fe : z + t = 0,1125

Bảo toàn điện tích : 2z + 3t + 2.0,075 = 0,405

=> z = 0,0825 và t = 0,03

Bảo toàn H : nH2O = ½ nHNO3 = 0,36 mol

Bảo toàn khối lượng : msp khử = mHNO3 – mNO3 muối – mNO3 (X) – mH2O = 13,77g

mdd X = mKL + mdd HNO3 – msp khử  = 91,83g

=> C% Fe(NO3)3 = 7,91%


Câu 14:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn gồm Fe3O4 (1,2x mol) và Cu ( x mol) vào dung dịch HCl ( vừa đủ), kết thúc phản ứng chỉ thu được dung dịch X. Thêm dung dịch chứa 7,6 gam MgCl2 vào X, được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y đến khi nước bắt đầu điện phân ở anot thì ngừng điện phân, khi đó khối lượng dung dịch Y giảm 71,12 gam. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là

Xem đáp án

Đáp án D

Điện phân dung dịch Y đến khi ở catot nước bắt đầu điện phân => Cl- điện phân hết

nOH- = 2nMg(OH)2 = 2.0,08 = 0,16 (mol)

Khối lượng dung dịch giảm :

∆ = m↓ + m↑ = mCu + mFe + mMg(OH)2 + mCl2 +mH2

<=> 71,12  = 64x + 56.3,6x + 0,08.58 + (9,6x + 0,08).35,5 + 0,04.2

=>  x  =  0,1 (mol)

mY  =  mkl + mCl-

       = 64. 0,1 + 56.3,6.0,1 + 0,08.24 + (9,6.0,1 + 0,16).35,5

 

       =68, 24(g)

 

 

 


Câu 15:

Để hòa tan hết 59,7 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4, Cu(NO3)2 cần 2,6 mol dung dịch HCl loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chỉ chứa 134,0 gam muối clorua và 5,6 lit (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2O và H2, tỉ khối hơi của Y so với H2 là 5,2. Khối lượng Al trong hỗn hợp là

Xem đáp án

Đáp án A

nX = 0,25 mol nH2 = 0,2; nN2O = 0,05 mol
Bảo toàn khối lượng: mhh đầu + mHCl = mmuối clorua+ mY + mH2O
=> nH2O = 1 mol
Bảo toàn H: nHCl =2nH2O + 4nNH4+ + 2nH2

=>nNH4+=0,05 mol
Bảo toàn N: 2nCu(NO3)2 = nNH4+ + 2nN2O=>nCu(NO3)2=0,075 mol

Bảo toàn O: 4nFe3O4 + 6nCu(NO3)2 = nH2O + nN2O

=> nFe3O4 = 0,15 mol => mAl=10,8 g


Câu 17:

Cho hỗn hợp gồm 0,04 mol Al và 0,35 mol Fe tác dụng với dung dịch chứa hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và H2SO4, thu được 2,24 lít ( đktc) hỗn hợp hai khí ( gồm NO và H2), dung dịch chứa m gam muối và 10, 04 gam hỗn hợp hai kim loại ( trong đó kim loại mạnh hơn chiếm 80,88% khối lượng). Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án B

Sau phản ứng thu được hỗn hợp kim loại gồm Fe, Cu

=>mFe=10,04.80,88/100=8,12 gam; mCu=1,92 gam

=>nFe=0,145 mol; nCu=0,03 mol =>nFe pu=0,35-0,145=0,205 mol; nCu(NO3)2=0,03 mol.

Đặt nNO=x; nH2=y; nNH4+=z (mol).

- Ta có: x+y=n khí=0,1 mol (1).

- BT e: 3nAl+2nFe=3nNO+2nH2+8nNH4++2nCu=>0,04.3+0,205.2=3x+2y+8z+2.0,03 (2)

- BTNT N: nNO3- bđ=nNO+nNH4+=>0,03.2=x+z(3)

Giải (1),(2),(3)=>x=0,03; y=0,07; z=0,03 mol.

Dung dịch muối gồm có: 0,04 mol Al3+; 0,205 mol Fe2+; 0,03 mol NH4+

BT điện tích =>nSO4 2-=(0,04.3+0,205.2+0,03.1)/2=0,28 mol.

=> m muối=0,04.27+0,205.56+0,03.18+0,28.96=39,98 gam.


Câu 18:

Hòa tan hoàn toàn 216,55 gam hỗn hợp KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước được dung dịch X. Cho m gam hỗn hợp Y gồm Mg, Al, MgO, Al2O3 ( trong đó mO = mY) tan hết vào X. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối trung hòa và 2,016 lít ( ở đktc) hỗn hợp khí T có tổng khối lượng 1,84 gam ( trong đó H2 chiếm 4/9 về thể tích và nguyên tố oxi chiếm 8/23 khối lượng hỗn hợp). Cho BaCl2 dư vào Z thu được 356,49 gam kết tủa. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án D

nKHSO4 = nBaSO4 = 1,53 mol => nFe(NO3)3  = ( 216,55 – 1,53.136) : 242  = 0,035 mol

nT = 0,09 mol

nH2 = 4/9. 0,09 = 0,04 mol ; nO = 8/23. 1,84 : 16 = 0,04 mol => nN = ( 1,84 – 0,04.2 – 0,04.16) = 0,08 mol

Do có H2 thoát ra nên NO3- phản ứng hết.

Bảo toàn nguyên tố N: nNH4+ = 3nFe(NO3)3 - nN(T) = 3.0,035 – 0,08 = 0,025 (mol)

Bảo toàn H: nH2O = (nKHSO4 - 4nNH4+ - 2nH2 )/2 = (1,53 - 2.0,025 - 0,04 )/2 = 0,675 mol

Bảo toàn O: 4nKHSO4 + 9nFe(NO3)3 + nO (Y) = nH2O + nO(T) + 4nSO4 2-

=> nO(Y) = ( 0,675 + 0,04 + 4.1,53) – ( 4.1,53 – 9. 0,035) = 0,4


Câu 19:

Hòa tan hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3, Mg, MgO và CuO vào 200 gam dung dịch H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch X chỉ chứa muối sunfat trung hòa của kim loại, hỗn hợp khí Y gồm 0,01 mol N2O và 0,02 mol NO. Cho X phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 89,15 gam kết tủa. Lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 84,386 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của FeSO4 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Bảo toàn N => nNaNO3 = 2nN2O + nNO = 0,04

Đặt nH2SO4 = a và nO trong hỗn hợp ban đầu = b

=> nH+ = 2a = 2b + 0,01.10 + 0,02.4 (1 )

nBa(OH)2 = nBaSO4 = a

nNaOH = nNaNO3 = 0,04

Bảo toàn OH- => nOH trong↓ = 2a - 0,04

=> m↓ = 233a + (15,6 - 16b) + 17(2a - 0,04) = 89,15 (2)

(1)(2) => a = 0,29 và b = 0,2

Đặt nFe2+ = c

Bảo toàn electron => nO2 phản ứng với↓= 0,25c

Bảo toàn H => nH2O khi nung ↓ = a - 0,02 = 0,27

m rắn = 89,15 + 32.0,25c - 18.0,27 = 84,386

=>c = 0,012

mdd X= 15,6 + 200 - mY = 214,56

=> C%FeSO4 =  0,012.152214,56. 100% = 0,85%


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Các bài thi hot trong chương