Thứ năm, 09/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Hóa học Bài tập Hóa học vô cơ có giải chi tiết (mức độ vận dụng cao)

Bài tập Hóa học vô cơ có giải chi tiết (mức độ vận dụng cao)

Bài tập hóa học vô cơ có giải chi tiết (mức độ vận dụng cao - P3)

  • 4293 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho 29,2 gam hỗn hợp khí X gồm Fe3O4 và CuO phản ứng với CO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho Z tác dụng với dd Ba(OH)2 dư thu được 9,85 gam kết tủa. Hòa tan hết Y trong 150 gam dung dịch HNO3 63% đun nóng thu được dung dịch T và 4,48 lít NO2 (đktc) ( là sản phẩm khử duy nhất). Cho V (lít) dung dịch NaOH 1M vào dung dịch T, phản ứng hoàn toàn tạo ra kết tủa với khối lượng lớn nhất. Phần trăm khối lượng Fe3O4 và giá trị V là

Xem đáp án

Đáp án C

nHNO3 bđ = 1,5 ; nNO2 = 0,2 (mol)

Khi thêm nước lọc vào T và thu được lượng kết tủa max thì phần dung dịch nước lọc chỉ chứa NaNO3.

Bảo toàn N => nNaNO3 = nHNO3 – nNO2 = 1,3 (mol)

=> nNaOH = 1,3 => Vdd NaOH = 1,3 (lít)

Đặt a, b là số mol Fe3O4 và CuO

mhh = 232a + 80b = 29,2   (1)

Có: nCO2 = nBaCO3 = 0,05 (mol) = nO( trong oxit  pư)

Bảo toàn e cả quá trình: nNO2 = nFe3O4 + 2nO (mất đi khi + CO)

=> nFe3O4 = nNO2 - 2nO (mất đi khi + CO) = 0,2 – 2.0,05 = 0,1 (mol)

=> %mFe3O4 = [0,1. 232: 29,2].100% = 79,45%


Câu 2:

Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl ( hiệu suất 100%), điện cực trơ, màng ngăn xốp), đến khi nước bắt đầu điện phân ở hai điện cực thì ngừng điện phân, thu dược dung dịch X và 6,72 lít khí ( đktc) ở anot. Dung dịch X hòa tan tối đa 20,4 gam Al2O3. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án C

TH1: Cl- bị đp hết trước Cu2+, H2O ở anot bị điện phân

Al2O3+6H+→2Al3++3H2O

0,2.…1,2

Catot:

Cu2+ + 2e → Cu

Anot:

Cl- -1e → 0,5Cl2

H2O - 2e→0,5O2 + 2H+

                    0,3         1,2

Ta thấy nO2=0,3 => nCl2 = 0 (vô lí)

TH2: Cu2+ bị điện phân hết trước Cl-, H2O ở catot bị điện phân sinh ra OH-

Al2O3+2OH-→2AlO2-+H2O

0,2…….0,4

Catot:

Cu2+ +2e→Cu

x           2x

H2O+1e→OH-+0,5H2

          0,4   0,4

Anot:

Cl- -1e → 0,5Cl2

        0,6...0,3

=>2x+0,4=0,6=>x=0,1 mol

=>nCuSO4=0,1 mol; nNaCl=0,6 mol

=>m=0,1.160+0,6.58,5=51,1 gam


Câu 3:

Tiến hành điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 1,2M và NaCl 0,8M bằng điện cực trơ đến khi khối lượng dung dịch giảm 10,2g thì dừng điện phân. Cho 0,2 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy thoát ra 0,672 lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất, dktc) và còn lại m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là :

Xem đáp án

Đáp án A

nCu2+ = 1,2a ; nCl = 0,8a

nNO = 0,03 mol => nH+ = nHNO3 = 0,12 mol

nFe = 0,2 mol

Cu(NO3)2 + 2NaCl -> Cu + Cl2 + 2NaNO3

0,4a              0,8a         0,4a  0,4a

Cu(NO3)2 + H2O -> Cu + 0,5O2 + 2HNO3

0,06                        0,06   0,03       0,12

mgiảm = 64(0,4a + 0,06) + 71.0,4a + 32.0,03 = 10,2

=> a = 0,1

=> nCu2+ dư = 1,2a – 0,4a – 0,06 = 0,02 mol

Bảo toàn electron : 2nFe = 3nNO (Vì  lượng Fe quá lớn so với NO sinh ra => Fe chỉ tạo Fe2+)

=> nFe pứ = 0,045 mol

Fe + Cu2+ -> Fe2+ + Cu

0,02 0,02    ->       0,02

=> chất rắn gồm : 0,135 mol Fe và 0,02 mol Cu

=> mrắn =  8,84g


Câu 4:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp rắn gồm Fe3O4 (1,4x mol) và Cu (x mol) vào dung dịch HCl (vừa đủ), kết thúc phản ứng chỉ thu được dung dịch X. Thêm dung dịch chứa 5,7g MgCl2 vào X, được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y đến khi nước bắt đầu điện phân ở anot thì ngừng điện phân, khi đó khối lượng dung dịch Y giảm 77,54g. Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là :

Xem đáp án

Đáp án C

Fe3O4 + 8HCl -> FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

1,4x             ->   1,4x  ->    2,8x

Cu + 2FeCl3 -> CuCl2 + 2FeCl2

x   ->  2x

Y gồm : 0,06 mol MgCl2 ; x mol CuCl2 ; 3,4x mol FeCl2 ; 0,8x mol FeCl3

Điện phân đến khi anot xuất hiện khí :

Catot : 0,06 mol Mg2+ ; x mol Cu2+ ; 3,4x mol Fe2+ ; 0,8x mol Fe3+

Anot : (0,12 + 11,2x) mol Cl-

(Mg2+ không bị điện phân)

Vậy Catot : 2H2O + 2e -> H2 + 2OH-

Mol                         0,12-> 0,06

mgiảm = mCu + mFe+ mH2 + mCl2

mmuối = mgiảm – mH2 + mMg (Vì bảo toàn e, số mol e H2 nhận đúng bằng số mol điện tích Mg2+ )

=> mmuối khan Y = 77,54 - 0,06.2 + 0,06.24 = 78,86g


Câu 5:

Điện phân dung dịch gồm 28,08 gam NaCl và m gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm 51,60 gam thì ngừng điện phân thu được dung dịch X. Cho thanh sắt vào X, sau khi các phản ứng kết thúc thấy khối lượng thanh sắt giảm 6,24 gam và thu được khí NO (sản phẩm khử). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

nNaCl = 0,48 mol

Do khi cho Fe vào dung dịch X thì thấy thoát ra khí NO là sản phẩm khử duy nhất nên H2O đã bị điện phân ở anot.

Catot:

Cu2+ +2e → Cu

x…….2x……x

Anot:

Cl- -1e → 0,5Cl2

0,48…0,48…0,24

2H2O - 4e → O2 + 4H+

            4y…..y…..4y

n e trao đổi = 2x = 0,48 + 4y (1)

m dung dịch giảm = mCu + mCl2 + mO2 => 64x + 71.0,24 + 32y = 51,6 (2)

Giải (1) và (2) => x = 0,48; y = 0,12

=> nH+ = 0,48 mol

3Fe + 8H+ + 2NO3- → 3Fe2+ + 2NO + 4H2O

0,18 ← 0,48

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

z         z                     z

Khối lượng thanh sắt giảm: (z+0,18).56 – 64z = 6,24 => z = 0,48 mol

=> nCu(NO3)2 ban đầu = x + z = 0,48 + 0,48 = 0,96 mol

=> m = 0,96.188 = 180,48 gam


Câu 6:

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa 4,545 gam KNO3 và a mol H2SO4, thu được dung dịch Y chỉ chứa 63,325 gam muối trung hòa (không có ion Fe3+) và 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (trong đó có 0,02 mol H2). Tỉ khối của Z so với metan bằng 38/17.Thêm dung dịch KOH 1M vào Y đến khi thu được kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì vừa hết 865 ml. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án C

mZ = Mz. nZ = 608/17. 0,17 = 6,08 (g)

dd Y + 0,865 mol KOH  => sẽ thu được duy nhất muối K2SO4

Bảo toàn nguyên tố K => nK2SO4 = ½( nKNO3 + nKOH ) = 0,91 (mol)

=> nSO42- = nK2SO4 = 0,455 (mol) = a

Ta có hệ 3 phương trình:

Bảo toàn nguyên tố H => nH2O = nH2SO4 – nH2 – 4n(NH4)2SO4 = 0,455 – 0,02 – 4.0,0125 = 0,385 (mol)

Bảo toàn khối lượng : mX + mKNO3 + mH2SO4 = mY + mZ + mH2O

=> mX = mY + mZ + mH2O  -  mKNO3 -  mH2SO4

= 63,325 + 6,08 + 0,385.18 – 4,545 – 0,455.98

 

= 27,2 (g)


Câu 7:

Hỗn hợp X gồm Cu2O, FeO, M (kim loại M có hóa trị không đổi), trong X số mol của O gấp 2 lần số mol M. Hòa tan 38,55 gam X trong dung dịch HNO3 loãng dư thấy có 1,5 mol HNO3 phản ứng, sau phản ứng thu được 118,35 gam hỗn hợp muối và 2,24 lít NO (đktc). Phần trăm khối lượng của M trong X là

Xem đáp án

Đáp án D

BTKL: mH2O = mX + mHNO3 – m muối – mNO = 38,55 + 1,5.63 – 118,35 – 0,1.30 = 11,7 gam

=> nH2O = 0,65 mol

BTNT H: nHNO3 = 4nNH4+ + 2nH2O => nNH4+= (1,5-2.0,65)/4 = 0,05 mol

BTNT N: nNO3- muối = nHNO3 – nNH4+ - nNO = 1,5-0,05-0,1 = 1,35 mol

mKL = m muối – mNH4+ - mNO3- = 118,35 – 0,05.18 – 1,35.62 = 33,75 gam

=> mO = 38,55-33,75 = 4,8 gam (0,3 mol)

=> nM = 0,15 mol

Giả sử X gồm: 2x mol Cu; y mol Fe; 0,3 mol O; 0,15 mol M

mKL=64.2x+56y+0,15M=33,75 (1)

BT e: 2.2x+3y+0,15n = 0,3.2+0,1.3+0,05.8 (2)

(1) và (2) => M = 72n - 79

Với n = 2 thì M = 65 (Zn)

%mZn = 0,15.65/38,55 = 25,29%


Câu 8:

Tiến hành điện phân dung dịch chứa NaCl và 0,15 mol Cu(NO3)2 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 6176 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 14,93 gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa m gam bột Fe, phản ứng tạo khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị m là

Xem đáp án

Đáp án B

ne trao đổi = It/F = 5.6176/96500 = 0,32 mol

Cho Fe tác dụng với dung dịch sau đp thấy thoát ra khí NO Þ có H+ Þ Nước bị điện phân ở anot

Catot:    Cu2+    + 2e       Cu

              0,15     0,3              0,15

              H2O     +     1e            0,5H2       +       OH-

                        0,02     0,02            0,01         0,02

Anot:     Cl-       - 1e       0,5Cl2

              x          x                 0,5x

              H2O     + 2e        0,5H2       +       2H+

                          0,32 – x      0,08 – 0,25x      0,32 – x

mdd giảm = mCu + mH2 + mCl2 + mO2 = 0,15.64 + 0,01.2 + 0,5x.71 + 32(0,08 – 0,25x) = 14.93 Þ x = 0,1

Dung dịch sau điện phân gồm: 0,2 ml H+; 0,3 mol NO3-; Na+. Khi cho Fe tác dụng với dung dịch sau đp:

              3Fe  +  8H+ + 2NO3- 3Fe2+ + 2NO + 4H2O

                     0,2       0,3

          0,075   0,2       0,05

mFe = 0,075.56 = 4,2 gam


Câu 9:

Cho 13,8335 gam hỗn hợp X gồm FeCO3 , MgCO3 và Al2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 và NaNO3 (trong đó tỷ lệ mol của H2SO4 và NaNO3 tương ứng là 19: 1) thu được dung dịch Y (không chứa ion NO3-) và 2,464 lít khí Z (đktc) gồm NO, CO2, NO2 có tỉ khối hơi so với H2 là 239/11. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH đến khi thu được kết tủa cực đại thấy có 0,444 mol NaOH tham gia phản ứng. Mặt khác, khi cho dung dịch Y tác dụng với dung dich NaOH dư đun nóng không thấy khí bay ra. Phần trăm về khối lượng của FeCO3 trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Đặt nH2SO4 = 19x  và nNaNO3 = x

Khi cho dd Y tác dụng với NaOH, lọc bỏ kết tủa thì phần nước lọc chứa Na+ :  x + 0,444 ( mol) và SO42- : 19x (mol)

Bảo toàn điện tích => x + 0,444 = 19x. 2

=> x = 0,012 (mol)

Trong khí Z đặt a,b,c là số mol NO, CO2, NO2

∑ nZ = a + b + c = 0,11   (1)

∑ mZ = 30a + 44b + 46c = 0,11. 2. 239/11  (2)

Bảo toàn nguyên tố N  ∑ nNaNO3 = a + c = 0,012   (3)  ( Vì Y + NaOH dư không tạo khí => không tạo muối amoni)

Từ (1), (2), (3) => a=  0,00525 ; b = 0,098; c = 0,00675 (mol)

Bảo toàn electron:

nFeCO3 = 3nNO + nNO2 = 0,0225 (mol)

=> % FeCO3 =[ (0,0225.116): 13,8335].100% = 18,87% ( gần nhất với 20,3%)


Câu 10:

Hỗn hợp X gồm 0,15 mol Mg và 0,1 mol Fe cho vào 500 mol dung dịch Y gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 20 gam chất rắn Z và dung dịch E. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch E, lọc kết tủa và nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 8,4 gam hỗn hợp 2 oxit. Nồng độ mol/l của AgNO3 và Cu(NO3)2 lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án A

+ Thứ tự phản ứng:

Mg, Fe

AgNO3, Cu(NO3)2

+ Do khi cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch E, lọc kết tủa và nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu hỗn hợp 2 oxit nên AgNO3 và Cu(NO3)2 phản ứng hết, Mg hết.

Gọi số mol AgNO3 và Cu(NO3)2 lần lượt là x, y.

+ 2 oxit: Fe2O3 và MgO (0,15) => mFe2O3 = 8,4-0,15.40 = 2,4 gam => nFe2O3 = 0,015 mol

=> nFe pư = 0,015.2 = 0,03 mol

+ Khối lượng chất rắn Z: mZ = mFe dư + mAg + mCu => 0,07.56 + 108x + 64y = 20 (1)

+ BT e: 2nMg pư + 2nFe pư =  nAg + 2nCu => 2.0,15 + 2.0,03 = x+2y (2)

Giải (1) và (2) => x = 0,06; y = 0,15

Nồng độ AgNO3 và Cu(NO3)2 ban đầu là 0,12M và 0,3M


Câu 12:

Hỗn hợp X gồm Na2SO3, CuO, CuCO3,. Hòa tan m gam hỗn hợp X trong dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M vừa đủ, thu được dung dịch Y chứa (m+8,475) gam chất tan gồm muối clorua và sunfat trung hòa; 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với hidro là 27,6. Điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi lượng Cu2+ còn lại bằng 6% lượng Cu2+ trong dung dịch Y thì dừng lại thu được dung dịch Z. Cho 0,14m gam Fe vào dung dịch Z đến khi phản ứng kết thúc thu được m1 gam chất rắn. Giá trị của m1

Xem đáp án

Đáp án C

nCuCO3 = nCO2 = 0,11 mol

nNa2SO3 = nSO2 = 0,14 mol

Thể tích dung dịch axit là x lít => nHCl = x và nH2SO4 = 0,5x => nH2O = x

BTKL:36,5x+98.0,5x+m=m+8,475+0,25.55,2+18x => x = 0,33

Dung dịch Y chứa SO42- (0,165), Cl- (0,33), Na+ (0,28) => nCu2+ = 0,19 => nCuO = 0,08

=> m = 37,68 và nFe = 0,0942

nCu2+ bị đp = 0,19.94%  = 0,1786

=> n e trao đổi = nCl- + 4nO2 => nO2 = 0,068

=> nH+ = 4nO2 = 0,0272

Fe với dung dịch Z: nFe pư = nCu2+ + nH+/2 = 0,025

=> m1 = mFe dư + mCu = 4,6048 gam


Câu 13:

Hòa tan hoàn toàn 5,22 gam hỗn hợp bột M gồm Mg, MgO, Mg(OH)2, MgCO3, Mg(NO3)2 bằng một lượng vừa đủ 0,26 mol HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và 0,448 lít hỗn hợp khí gồm N2O và CO2. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 6,96 gam kết tủa màu trắng. Phần trăm theo khối lượng của Mg(OH)2 trong hỗn hợp đầu gần nhất là

Xem đáp án

Đáp án C

Trong dung dịch X chứa Mg(MO3)2 và NH4NO3

nMg(NO3)2 = nMg(OH)2 = 0,12

nNaOH = 2nMg(NO3)2 + nNH4NO3 => nNH4NO3 = 0,01

m khí = 0,02.44 = 0,88

BTKL: 5,22 + mHNO3 = mMg(NO3)2 + mNH4NO3 + m khí + mH2O

=> nH2O = 0,12

BTNT H: 2nMg(OH)2 + nHNO3 = 4nNH4NO3 + 2nH2O

=> nMg(OH)2 = 0,01

=> %Mg(OH)2 = 0,01.58/5,22 = 11,11%


Câu 14:

Điện phân dung dịch chứa đồng thời NaCl và CuSO4 (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân 100% bỏ qua sự hòa tan của các khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

Xem đáp án

Đáp án C

Do tại 3 thời điểm khối lượng catot đều tăng nên Cu2+ điệp phân chưa hết ở t1 và t2

*Tại t1 = 1930 giây: ne1 = It1/F = 0,02I

=> nCl2 = 0,01I

n e1 = 2nCu2+ bị đp => 0,02I = 2m/64 (1)

m dung dịch giảm = mCu + mCl2 => 2,7 = m + 71.0,01I (2)

Giải (1) và (2) => m = 1,28; I = 2

*Tại t2 = 7720 => ne2 = 0,16 mol

Anot:

Cl- -1e → 0,5Cl2

        x          0,5x

H2O -2e → 0,5O2 + 2H+

           y          0,25y

x+y = 0,16

0,5x.71+0,25y.32+4.1,28 = 9,15

Giải ra ta được x = 0,1; y = 0,06

*Tại t3 = t: Giả sử nước bị điện phân ở cả 2 điện cực

nH2 = a mol, nO2 = b mol

m dung dịch giảm = mCu + mH2 + mCl2 +mO2 => 11,11 = 5.1,28 + 2a + 0,05.71 + 32b (3)

n e anot = ne catot => 2nCu + 2nH2 = 2nCl2 + 4nO2 => 2.0,1 + 2a = 0,05.2 + 4b (4)

Giải (3) và (4) thu được: a = 0,02; b = 0,035

n e3 = 2.0,1 + 2.0,02 = 0,24 mol => t = 0,24.96500/2 = 11580 giây


Câu 16:

Điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp tới khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 cực thì dừng điện phân, thu được dung dịch X và 4,48 lít khí thoát ra ở anot (đktc). Dung dịch X hòa tan tối đa 15,3 gam Al2O3. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án A

nkhí = 4,48 : 22,4 = 0,2 (mol); nAl2O3 = 15,3 : 102 = 0,15 (mol)

Có thể xảy ra:

Catot:                                                                                    Anốt

Cu2+ + 2e → Cu                 (1)                                            Cl- → Cl2 + 2e               (3)

2H2O + 2e → 2OH- + H2   (2)                                           2H2O → 4H+ + O2 + 4e    (4)

Vì Al2O3 có thể bị hòa tan bởi OH- hoặc H+ nên có thể xảy ra 2 trường hợp sau:

TH1: Bên anot nước bị điện phân trước, không có (2) xảy ra.

Al2O3 + 6H+ → 2Al3+ + 3H2O

0,15→ 0,9 (mol)

=> nO2 = 1/4nH+ = 0,225 (mol)  > 0,2 mol khí => loại

TH2: Bên catot nước bị điện phân trước, không có (4)

=> nCl2 = nkhí = 0,2 (mol) => ne trao đổi = 2nCl2 = 0,4 (mol)

Al2O3 + 2OH- → 2AlO2- + 2H2O

0,15→ 0,3 (mol)

=> nCu2+  = (0,4 – 0,3)/ 2 = 0,05 (mol)

=> m = mCuSO4 + mKCl = 0,05. 160 + 0,4. 74,5 = 37,8 (g)


Câu 17:

Cho m gam bột Cu vào 300 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian thu được 3,44 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 2,05 gam Zn vào dung dịch Y đến phản ứng hoàn toàn, thu được 5,06 gam chất rắn Z và dung dịch chứa 1 muối duy nhất. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đáp án C

Bảo toàn N => nZn(NO3)2 = 1/2nAgNO3 = 0,03 (mol)

=> mZn dư = 2,05 – 0,03.65 = 0,1 (g)

=>  m (Cu + Ag )II = 5,06 – 0,1 = 4,96 (g)

Ta có: ∑ m( Cu + Ag)I + ∑ m( Cu + Ag) II =  mCu bđ + mAgbđ

=> mCu bđ = 4,96 + 3,44 – 0,06.108 = 1,92 (g)


Câu 18:

Tiến hành điện phân dung dịch chứa x mol Cu(NO3)2 và y mol NaCl bằng điện cực trơ, với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 2895 giây thì dừng điện phân, thu được dung dịch X. Cho 0,125 mol bột Fe vào dung dịch X, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 0,504 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc); đồng thời còn lại 5,43 gam rắn không tan. Tỉ lệ x : y gần nhất

Xem đáp án

Đáp án B

ne = It/F = 5.2895/96500 = 0,15 mol

Do khi cho Fe vào dung dịch điện phân sinh ra khí NO nên H2O ở anot đã bị điện phân tạo H+.

Giả sử dung dịch sau phản ứng không có Cu2+

nFe = 3nNO/2 = 0,03375 mol => mFe pư = 1,89 gam, chất rắn sau phản ứng có khối lượng là 0,125.56 – 1,89 = 5,11 gam (loại)

Vậy dung dịch sau điện phân có chứa Cu2+

Catot :

Cu2+ +2e → Cu

           0,15    0,075 mol

Anot :

Cl- - 1e → 0,5Cl2

         y          0,5y

H2O - 2e → 0,5O2 + 2H+

         0,09                    0,09

3Fe        +     8H+ +2NO3- → 3Fe2+ + 2NO + 4H2O

0,03375        0,09                                0,0225

Fe          +       Cu2+ → Fe2+ + Cu

x-0,075       x-0,075             x-0,075

m chất rắn = mCu + mFe dư = 64(x-0,075) + 0,125.56 - 56(0,03375+x-0,0075) = 5,43 => x = 0,115 mol

n e trao đổi (anot) = y+0,09 = 0,15 => y = 0,06

x:y = 1,917


Câu 19:

Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol KHSO4. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunphat trung hòa và 10,08 lít đktc khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỷ khối của Z so với He là 23182318. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Dùng quy tắc đường chéo => nH2 = 0,4 (mol); nNO = 0,05 (mol)

Bảo toàn khối lượng ta có: mx + mKHSO4 = mmuối + mkhí + mH2O

=> mH2O = 66,2 + 3,1. 136 – 466,6 – 0,45. 46/9 = 18,9 (g)

=> nH2O = 1,05 (mol)

Bảo toàn nguyên tố H => nKHSO4 = 2nH2 + 2nH2O + 4nNH4+

=> nNH4+ = (3,1 – 2.0,4 – 2.1,05)/4 = 0,05 (mol)

Bảo toàn nguyên tố N: 2nFe(NO3)2 = nNO + nNH4+ => nFe(NO3)2 = ( 0,05 + 0,05)/2 = 0,05 (mol)

Bảo toàn nguyên tố O: 4nFe3O4 + 6nFe(NO3)2 = nNO + nH2O => nFe3O4 = 0,2 (mol)

mAl = 66,2 – mFe(NO3)2 – mFe3O4 = 66,2 – 0,05.180 – 0,2.232 = 10,8(g)

%mAl = (10,8: 66,2).100% = 16,3% gần nhất với 15%


Câu 20:

Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch chứa hỗn hợp CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol 1:1) bằng dòng điện một chiều có cường độ ổn định. Sau t (h), thu được dung dịch X và sau 2t (h), thu được dung dịch Y. Dung dịch X tác dụng với bột Al dư, thu được a mol khí H2. Dung dịch Y tác dụng với bột Al dư, thu được 4a mol khí H2. Phát biểu nào sau đây không đúng ?

Xem đáp án

Đáp án D

Giả sử nCuSO4 = nNaCl = 2 mol

CuSO4 + 2NaCl → Cu + Cl2 +Na2SO4 (1)

CuSO4 + H2O → Cu + 0,5O2 + H2SO4 (2)

H2O → H2 + 0,5O2

Sau t giờ thu được dung dịch X có hòa tan Al nên (1) đã điện phân hết, (2) đang điện phân.

(1) => nCuSO4(1) = 1

(2) => nCuSO4(2) = a

=>ne(t) = 2+2a

Sau 2t giờ:

(2) => nCuSO4(2) = nH2SO4 = 4a

=> nCuSO4 đp = 1+4a => ne(2t) = 2+8a

Nếu sau 2t giờ catot chưa sinh ra H2 thì ne(2t)=2ne(t) => 2+8a = 2(2+2a) => a=0,5

=> nH2SO4 = 2 (vô lí vì nH2SO4<nCuSO4 = 2)

Vậy sau 2t giờ catot đã sinh ra H2 (b mol), CuSO4 đã hết => nH2(H2SO4) = 4a = 1 => a = 0,25

BT e tại catot trong trong 2t giờ:

2nCu+2nH2 = 2(2+2a) => b = 0,5

Tại anot: nCl2 = 1 và nO2 = 0,75 (Bte tính O2)

=> n khí tổng = 2,25 = 9a => A đúng

Sau 1,75t giờ thì ne = 1,75(2+2a) = 4,375 > 2nCu2+ = 4 nên catot đã có khí thoát ra => B đúng

Sau 1,5t giờ thì ne = 1,5(2+2a) = 3,75 < 2nCu2+ = 4 nên Cu2+ chưa hết => C đúng

Sau 0,75t giờ thì ne = 0,75(2+2a) = 1,875 < nCl- = 2 nên Cl- chưa hết, H2O chưa bị điện phân => D sai


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Các bài thi hot trong chương