Bài tập hóa học vô cơ có giải chi tiết (mức độ vận dụng cao - P2)
-
4292 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hòa tan hết 30 gam rắn gồm Mg, MgO, MgCO3 trong HNO3 thấy có 2,15 mol HNO3 phản ứng. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, CO2 có tỉ khối so với H2 là 18,5 và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án C
NO: x mol
CO2: y mol
x+y=0,2
30x+44y=0,2.37
=>x=0,1 mol; y=0,1 mol
=>nMgCO3=nCO2=0,1 mol
Chú ý:
Phản ứng tạo muối NH4NO3.
Câu 2:
Cho 48,165 gam hỗn hợp X gồm NaNO3, Fe3O4, Fe(NO3)2 và Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 1,68 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 259, 525 gam muối sunfat trung hòa và 3,136 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 5,5. Phần trăm khối lượng của Al trong X có giá trị gần nhất với trị nào sau đây? Giả sử sự phân li của HSO4- thành ion coi là hoàn toàn.
Đáp án A
Khí gồm NO x mol và H2 y mol
x+y=0,14
30x+2y=5,5.4.0,14
=>x=0,1; y=0,04
BTKL: mH2O=mX+mKHSO4--(m muối+mNO+mH2)
=>mH2O=48,165+1,68.136-(259,525+0,1.30+0,04.2)=14,04 gam=>nH2O=0,78 mol
BTNT H: nHSO4-=4nNH4+ +2nH2 + 2nH2O=>nNH4+=0,01 mol
nH+=4nNO+2nH2+10nNH4+ + 2nO
=>nO=0,55 mol=>nFe3O4=0,1375 mol
BT e: 3nAl=3nNO+2nH2+8nNH4++2nFe3O4
=>nAl=0,245 mol
=>%mAl=13,7%
Câu 3:
Hòa tan hết 23,76g hỗn hợp X gồm FeCl2, Cu, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl thu được dung dịch Y và khí NO. Cho từ từ dung dịch AgNO3 vào Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy đã dùng hết 0,58 mol AgNO3, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa và 0,448 lit NO (sản phẩm khử duy nhất , đo ở dktc). Giá trị của m gần nhất là:
Đáp án C
TQ : 23,76g X + 0,4 mol HCl -> NO + dd Y -> 0,02 mol NO + kết tủa + dd Z
Trong Z có Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2
nH+ = 0,4 mol => nNO = ¼ nH+ = 0,1 mol
- TN1 : nNO = 0,1 – 0,02 = 0,08 mol
=> Trong X : nFe(NO3)2 = 0,04 mol => Trong Z có : nNO3 = 0,58 – 0,02 = 0,56 mol
Gọi số mol FeCl2 và Cu trong X là a và b mol
Có : 127a + 64b = 16,56g (1)
nNO3 (Z) = (a + 0,04).3 + 2b = 0,56 (2)
Từ (1) và (2) => a = 0,08 và b = 0,1
Kết tủa thu được gồm :
nAgCl = nCl = 0,4 + 2.0,08 = 0,56 mol
nAg = 0,08 + 0,1.2 + 0,04 – 0,1.3 = 0,02 mol
=> mkết tủa = 0,56.143,5 + 0,02.108 = 82,52g
Câu 4:
Hoà tan 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và V lít (đktc) hỗn hợp khí B ( gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3:2). Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng khống đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ % của Fe(NO3)3 trong X là:
Đáp án B
Trong T có KNO3
KN KN + 0,5
Nếu trong T không có KOH, vậy khối lượng chất rắn thu được sau khi nhiệt phân T là khối lượng của KNO2.
mKNO2 = 0,5. 85 = 42,5 > 41,05
=> T gồm KOH dư và KNO2
Câu 5:
Cho Zn dư vào dung dịch gồm HCl; 0,05 mol NaNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối, 01,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2. Giá trị gần nhất của m là:
Đáp án B
NO3- phản ứng hết
Giả sử nNH4+ = x mol
+ BTNT N: nNH4++nNO = nNaNO3+nKNO3 => x+0,1 = 0,05+0,1 => x=0,05 mol
+ BT electron => nZn = (3nNO+2nH2+8nNH4+)/2=(3.0,1+2.0,025+8.0,05)/2=0,375 mol
+ BTĐT: nCl-=(2nZn2+ + nNa+ + nK+ + nNH4+) = (2.0,375+0,05+0,1+0,05)=0,95 mol
Dung dịch X gồm:
0,375 mol Zn2+
0,05 mol Na+
0,1 mol K+
0,05 mol NH4+
0,95 mol Cl-
=>m=0,375.65+0,05.23+0,1.39+0,05.18+0,95.35,5=64,05 g
Câu 6:
Hòa tan hoàn toàn 1,62 gam A trong 280 ml dung dịch HNO3 1M thu dưuọc dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất ). Mặt khác cho 7,35 gam hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp vào 500 ml dung dịch HCl được dung dịch Y và 2,8 lít khí H2 (đktc). Khi trộn dung dịch X vào dung dịch Y tạo thành 1,56 gam chất kết tủa.Nồng độ mol/l của dung dịch HCl là
Đáp án C
nAl = 0,06 (mol) ; nHNO3 = 0,28 (mol)
BT e: ne (Al nhường) = 0,06. 3 = 0,18 < n e (N+5 nhận ) = (0,28: 4). 3 = 0,21
=> nHNO3 dư = 0,28 – 4nNO = 0,28 – 4. 0,06 = 0,04 (mol)
Vậy dd X thu được gồm: Al3+ : 0,06 mol ; H+ : 0,04 mol; NO3- : 0,22 mol
nH2 = 0,125 (mol) => n e (KL kiềm nhận) = 2nH2 = 0,25 (mol)
Khi cho KL kiềm + axit thiếu thì khi phản ứng hết với axit KL sẽ tiếp tục phản ứng với H2O để tạo thành dd bazơ
=> dd Y thu được phải chứa OH- : y (mol); ( y < 0,25 mol)
Trộn X + Y → nAl(OH)3 ↓ = 0,02 (mol) xảy ra các PTHH sau:
H+ + OH - → H2O
0,04→ 0,04
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3
0,06 ← 0,02
=> ∑ nOH- = 0,04 + 0,06 = 0,1 (mol) = y
=> nHCl = 0,25 – 0,1 = 0,15 (mol) => CM = 0,15 : 0,5 = 0,3 (M)
Câu 7:
Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl với M là kim loại kiềm. Nung nóng 20,29 gam hỗn hợp X, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 18,74 gam chất rắn. Cũng đem 20,29 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với 500 ml dung dịch HCl 1M thì thoát ra 3,36 lít (đktc) và thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 74,62 gam kết tủa. Kim loại M là:
Đáp án C
+ Khi nung X chỉ có MHCO3 bị nhiệt phân:
2MHCO3 → M2CO3 + CO2 ↑ + H2O
x → 0,5x → 0,5x
mrắn giảm = mCO2 + mH2O
=> 44.0,5x + 18.0,5x = 20,29 – 18,74
=> x = 0,5 (mol)
+ Khi X + HCl thì có MHCO3 và M2CO3 phản ứng
BTNT C: nCO2 = nMHCO3 + nM2CO3 = 0,15 (mol)
=> nM2CO3 = 0,15 – 0,05 = 0,1 (mol)
+ nAgCl = 0,52 (mol)
BTNT Cl: nAgCl = nMCl + nHCl => nMCl = 0,52 – 0,5 = 0,02 (mol)
mX = 0,05( M + 61 ) + 0,1 ( 2M + 60) +0,02 ( M + 35,5 ) = 20,29
=> M = 39 là K
Câu 8:
Hỗn hợp X1 gồm Fe, FeCO3 và kim loại M (có hóa trị không đổi). Cho 14,1 gam X1 tác dụng hết với 500 ml dung dịch HNO3 x M, thu được dung dịch X2 và 4,48 lít hỗn hợp Y1 (có tỉ khối so với hiđro là 16,75) gồm 2 chất khí không màu trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Để trung hòa HNO3 dư có trong dung dịch X2 cần vừa đủ 200ml dung dịch NaOH 1M và thu được dung dịch X3. Chia X3 thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 đem cô cạn cẩn thận thì thu được 38,3 gam hỗn hợp muối khan.
- Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 8,025 gam kết tủa của 1 chất.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các chất khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học. Giá trị của x gần với giá trị nào sau đây nhất?
Đáp án C
Câu 9:
Hòa tan hoàn toàn x gam hỗn hợp E chứa Fe, Cu và các oxit của sắt bằng dung dịch HNO3 20% thu được 3,36 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch T. Thêm vào T dung dịch KOH 1M đến khi kết tủa cực đại thì đã dùng hết 570 ml. Nhiệt phân hoàn toàn lượng kết tủa trên trong chân không thì thu được 19,76 gam hỗn hợp rắn. Mặt khác, nếu cô cạn dung dịch T rồi nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được (x+3,84) gam chất rắn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)2 trong dung dịch T là
Đáp án A
Câu 10:
Hòa tan hết 37,28 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Cu trong 500ml dung dịch chứa HCl 2,4M và HNO3 0,2M, thu được dung dịch Y và khí NO. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, lọc, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 41,6 gam chất rắn Z. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y có khí NO thoát ra và thu được m gam kết tủa. Biết sản phẩm khử của NO3- là NO duy nhất, Cl- không bị oxi hóa trong các quá trình phản ứng, các phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
Đáp án B
Câu 11:
Cho 9,6 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe có tỉ lệ mol 1:1 phản ứng với hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp rắn gồm các oxit và muối clorua, không còn khí dư. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp sản phẩm bằng một lượng vừa đủ 360ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Y, thu được 85,035 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của O2 trong hỗn hợp X là:
Đáp án C
nMg=nFe=9,6/(24+56)=0,12 mol
nO=nH+/2=0,36/2=0,18 mol => nO2=0,09 mol
nCl2=z
Giả sử trong Y:
Fe2+: x
Fe3+: y
Cl-: 2z+0,36 (BTNT Cl)
Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
x x
Ag+ + Cl- → AgCl
2z+0,36 2z+0,36
BTNT Fe: x+y=0,12 (1)
BT e: 0,12.2+2x+3y=2z+0,18.2 (2)
m kết tủa = 108x+143,5(2z+0,36) = 85,035 (3)
Giải hệ pt ta được: x=0,03; y=0,09; z=0,105
%VO2=0,09/(0,09+0,105)=46,15%
Câu 12:
Hỗn hợp X gồm KCl và KClO3. Người ta cho thêm 10 gam MnO2 vào 39,4 gam hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y. Nung Y ở nhiệt độ cao thu được chất rắn Z và khí P. Cho Z vào dung dịch AgNO3 lấy dư thu được 67,4 gam chất rắn. Lấy 1/3 khí P sục vào dung dịch chứa 0,5 mol FeSO4 và 0,3 mol H2SO4 thu được dung dịch Q. Cho dung dịch Ba(OH)2 lấy dư vào dung dịch Q thu được x gam kết tủa. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của x là
Đáp án D
Chất rắn gồm AgCl và MnO2. mAgCl=m chất rắn – mMnO2=67,4-10=57,4 gam => nAgCl=0,4 mol
Đặt mol KCl và KClO3 lần lượt là x, y
74,5x+122,5y=39,4
x+y=nAgCl=0,4(BTNT Cl)
=>x=0,2; y=0,2
=>nO2=1,5nKClO3=0,2.1,5=0,3 mol
=>1/3 khí P chứa 0,1 mol O2
4Fe2+ + O2 + 4H+ → 4Fe3+ + 2H2O
Bđ: 0,5 0,1 0,6
Pư: 0,4 0,1 0,4 0,4
Sau: 0,1 0 0,2 0,4
Khi cho tác dụng với Ba(OH)2 dư:
Fe(OH)2: 0,1 mol
Fe(OH)3: 0,4
BaSO4: 0,5+0,3=0,8 (BTNT S)
=> x=0,1.90+0,4.107+0,8.233=238,2 gam
Câu 13:
Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm FexOy, Fe và Cu bằng dung dịch chứa 1,8 mol HCl và 0,3 mol HNO3 sau phản ứng thu được 5,824 lít khí NO ( đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X chứa ( m+60,24) gam chất tan. Cho a gam Mg vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được (m-6,04) gam rắn và hỗn hợp Y gồm hai khí ( trong đó có một khí hóa nâu trong không khí) có tỉ khối so với He bằng 4,7. Giá trị a gần nhất với:
Đáp án D
nHCl = 1,8 (mol); nHNO3 = 0,3 (mol); nNO = 0,26 (mol)
Quy đổi A thành Fe ( a) Cu ( b) ; O ( c) mol
Bảo toàn e ta có: 3a + 2b = 2c + 0,26.3 (1)
MY = 18,8 => 2 khí đó là H2 và NO. Vậy trong dd X phải có H+ dư
Dd X chứa: Fe3+ (a); Cu2+ (b); Cl- (1,8), NO3- ( 0,3 – 0,26 = 0,04); H+ dư = ( 2,1 – 0,26.4 -2c)
=> 56a + 64b + 35,5.1,8 + 62.0,04 + 1,06 – 2c = ( 56a + 64b + 16c) + 60,24
=> c = 0,4 (mol)
Vậy H+ dư = 0,26 (mol)
mFe+ Cu = mA – mO = m – 6,4. Nhưng khi cho Mg vào X thì thu được m – 6,04 gam chất rắn
=> Đã có Mg dư 6,4 – 6,04 = 0,36 gam. Vậy Fe3+, Cu2+ đã bị đẩy ra hết
MY = 18,8 (g/mol) dùng quy tắc đường chéo => nNO = 3/2 nH2.
Đặt nNO = 3x ; nH2 = 2x; nNH4+ = y (mol)
Có H2 thoát ra nên NO3- hết, bảo toàn N: 3x + y = 0,04 (3)
nH+ = 4.3x + 2.2x + 10y = 0,26 (4)
Từ ( 3) và (4) => x = y = 0,01 (mol). Từ (1) => 3a + 2b = 1,58
Bảo toàn e: 2nMg = 3a + 2b + 3.3x + 2.2x + 8y
=> nMg = (1,58 + 13. 0,01 + 8.0,01) : 2
= 0,895
=> mMg ban đầu = 0,895.24 + 0,36 = 21,84 (g) ≈ 22 (g)
Chú ý:
Tạo muối NH4+
Câu 14:
Để hòa tan hết 38,36 hỗn hợp R gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 cần 0,87 m Để hòa tan hết 38,36 hỗn hợp R gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 cần 0,87 mol ol dung dịch H2SO4 loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 111,46 gam sunfat trung hòa và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hai khí không màu, tỉ khối hơi của X so với H2 là 3,8 (biết có một khí không màu hóa nâu ngoài không khí). Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong R gần nhất với giá trị nào sau đây?
Đáp án D
X gồm NO (x mol) và H2 (y mol)
x+y=0,25
20x+2y=0,25.3,8.2
=>x=0,05; y=0,2
BTKL: mR+mH2SO4=m muối+mNO+mH2+mH2O
=>mH2O=38,36+0,87.98-111,46-0,05.30-0,2.2=10,26 gam=>nH2O=0,57 mol
BTNT H: 2nH2SO4=4nNH4++2nH2+2nH2O=>nNH4+=(0,87.2-0,57.2-0,2.2)/4=0,05 mol
BTNT N: nNO3-=nNH4++nNO=0,05+0,05=0,1 mol=>nFe(NO3)2=0,05 mol
Giả sử Mg (a mol), Fe3O4 (b mol)
Dung dịch muối gồm: ion KL, 0,05 mol NH4+, 0,87 mol SO4 2-
24a+232b+0,05.180=38,36
24a+56(3b+0,05)=111,46-0,05.18-0,87.96 (KL ion KL)
=>a=0,45;b=0,08
%mFe3O4=232.0,08/38,36=48,38%
Câu 15:
Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, hiệu suất 100%, dòng điện có cường độ không đổi), với dung dịch X gồm 0,4 mol CuSO4 và 0,25 mol NaCl, sau một thời gian điện phân thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 17,625g so với khối lượng dung dịch X. Cho 18g bột sắt Fe vào Y đến khi kết thức các phản ứng thu được m gam chất rắn. Bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước. Giá trị m là:
Đáp án B
Do cho Fe vào X thu được chất rắn => Y có Cu2+ dư tức là Cu2+ chưa bị điện phân hết
Do 0,125.71+0,125.64=16,876<17,625=> Cl- bị điện phân hết, H2O bị điện phân ở anot
Catot: Cu2+ +2e→ Cu
x 2x x
Anot: Cl- -1e→ 0,5Cl2
0,25 0,25 0,125
H2O -2e→ 0,5O2 + 2H+
4y y 4y
+ m dd giảm=mCu+mCl2+mO2=>64x+0,125.71+32y=17,625
+ n e trao đổi=>2x=0,25+4y
=>x=0,135; y=0,005
Vậy Y gồm: Cu2+ dư (0,4-0,135=0,265 mol); H+ (0,02 mol)
nFe>nCu2++2nH+ => Fe dư
Fe +2H+→ Fe2+ + H2
0,01← 0,02
Fe +Cu2+→ Fe2+ + Cu
0,265←0,265 0,265
m chất rắn=mCu+mFe dư=0,265.64+18-0,275.56=19,56 gam
Câu 16:
Hỗn hợp X chứa etylamin và trimetylamin. Hỗn hợp Y chứa 2 hidrocacbon mạch hở có số liên kết pi nhỏ hơn 3. Trộn X và Y theo tỷ lệ mol nx:ny=1:5 thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy hoàn toàn 3,17g hỗn hợp Z cần vừa đủ 7,0 lít khí oxi (đktc), sản phẩm cháy gồm CO2,H2 và N2 được dẫn qua dung dịch NaOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng 12,89 gam. Phần trăm khối lượng của hidrocacbon có phân tử khối lớn hơn trong Y gần nhất với giá trị nào?
Đáp án A
nO2=0,3125 mol
BTKL=>mN2=3,17+0,3125.32-12,89=0,28 gam=>nN2=0,01 mol=>n amin=0,02 mol => n hiđrocacbon=0,1 mol
- Giả sử số mol CO2 và H2O lần lượt là x, y
44x+18y=12,89
0,3125.2=2x+y (BTNT: O)
=>x=0,205; y=0,215
Ctb=0,205/0,12=1,7 => CH4
Htb=0,215/0,12=1,8 => C2H2 (Do số liên kết pi nhỏ hơn 3)
Đặt:
C2H7N: a
C3H9N: 0,02-a
CH4: b
C2H2: 0,1-b
+ BTNT C: 2a+3(0,02-a)+b+2(0,1-b)=0,205
+ BTNT H: 7a+9(0,02-a)+4b+2(0,1-b)=0,215.2
=>a=0,015;b=0,04 => CH4 (0,04 mol) C2H2 (0,06 mol)
=>%mC2H2=0,06.26/(0,06.26+0,04.16)=71%
Câu 17:
Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm bột Al và FexOy trong điều kiện không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ, trộn đều hỗn hợp Y rồi chia thành 2 phần:
- Phần 1: có khối lượng 6,025 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư, đun nóng thu được dd Z và 0,075 mol NO (sản phẩm khử duy nhất)
- Phần 2 đem tác dụng với dd NaOH dư, đun nóng thu được 0,1125 mol H2 và còn lại 8,4 gam chất rắn. Công thức của oxit sắt và giá trị của m lần lượt là:
Đáp án B
Do P2 tác dụng với NaOH sinh ra H2 => Al dư sau phản ứng nhiệt nhôm => Y gồm Al dư, Fe, Al2O3
+P2: nAl dư=nH2/1,5=0,075 mol;
Chất rắn là Fe: nFe=8,4/56=0,15 mol
=>nAl/nFe=1/2
+ P1: Giả sử số mol
Al dư: x
Fe: 2x
BT e: 3nAl+3nFe=3nNO=>3x+3.2x=3.0,075=>x=0,025 mol
=>mAl2O3=6,025-0,025.27-0,05.56=2,55 g=>nAl2O3=0,025 mol
=>nO=3nAl2O3=0,075 mol
=>nFe/nO=0,05/0,075=2/3 (Fe2O3)
m=4mP1=6,025.4=24,1 gam
Câu 18:
Nung m gam hỗn hợp gồm Mg và Cu(NO3) trong điều kiện thích hợp không có không khí, sau một thời gian thu được chất rắn X và 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X bằng 650ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 71,87 gam muối clorua vào 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2. Tí khối của Z với He bằng 5,7. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
Đáp án A
Đặt nMg = a và nCu(NO3)2 = b (mol)
∑n (NO2 +O2) = 0,45
BTNT O => nO ( trong X) = 6b – 0,45. 2 = 6b – 0,9 (mol)
=> nH2O = 6b – 0,9
Dùng quy tắc đường chéo tính được nN2 = 0,04 ; nH2 = 0,01 (mol)
Bảo toàn nguyên tố H:
nHCl = 4nNH4Cl + 2nH2 + 2nH2O
=> nNH4Cl = (3,08 – 12b)/4
Bảo toàn nguyên tố Cl:
nHCl = 2a + 2b + ( 3,08 – 12b)/4 = 1,3 (1)
mmuối = 95a + 135b + 53,5 ( 3,08 -12b)/4 = 71,87 (2)
Từ (1) và (2) => a = 0,39 và b = 0,25
=> m = 0,39.24 + 0,25. 188 = 56,36 (g)
=> gần nhất với giá trị 55 gam
Chú ý:
Tạo muối NH4Cl
Câu 19:
Hòa tan hết hỗn hợp gồm Mg, Al, và Al(NO3) trong dịch chứa NaHSO4 và 0,06 mol NaNO3 kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chứa các muối trung hòa có khối lượng 115,28 gam và V lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm N2O và H2 ( tỉ lệ 1:1). Cho dung dịch NaOH dư vào X thấy lượng dư NaOH phản ứng là 36,8 gam, đồng thời thu được 13,92 gam kết tura. Giá trị của V là:
Đáp án B
Đặt nN2O = nH2 = a (mol)
nNH4+ = b (mol)
=> nH+ = 10nN2O + 2nH2 + 10 nNH4+ = 12a + 10b
=> nNa+ = 12a + 10b + 0,06 ; nSO42- = 12a + 10b
nMg = nMg(OH)2 = 0,24 (mol)
Bảo toàn electron: 2nMg + 3nAl = 8nN2O + 2nH2 + 8nNH4+
=> nAl = (10a + 8b – 0,48)/3
BTNT N => 3nAl(NO3)3 + nNaNO3 = 2n N2O + nNH4+
=> nAl(NO3)3 = (2a + b – 0,06)/3
BTNT Al => nAl3+ trong X = nAl + nAl(NO3) = 4a + 3b – 0,18
Khối lượng muối trong X( Na+ ; Al3+; Mg2+; NH4+ ; SO42- ):
23( 12a + 10b + 0,06) + 27 ( 4a + 3b – 0,18) + 0,24.24 + 18b + 96 ( 12a + 10b) = 115, 28 (1)
nNaOH = 4nAl3+ + 2nMg2+ + nNH4+
=> 0,92 = 4 ( 4a + 3b – 0,18 ) + 2.024 + b (2)
Từ (1) và (2) => a = b = 0,04 (mol)
=> nT = 2a = 0,08 (mol)
=> V= 1,792 (lít)
Câu 20:
Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl với M là kim loại kiềm, nung nóng 20,29 gam hỗn hợp X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn lại 18,74 gam chất rắn. Cũng đem 20,29 gam hỗn hợp X trên tác dụng hết với 500ml dung dịch HCl 1M thì thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 74,62 gam kết tủa. Kim loại M là:
Đáp án C
2MHCO3 M2CO3 + CO2 + H2O
x →0,5x →0,5x
mrắngiảm = mCO2 + mH2O
=> (20,29 – 18,74) = 44. 0,5x + 0,5.18
=> x = 0,05 (mol)
Chất rắn thu được gồm: M2CO3 và MCl
nHCl = 0,5 (mol); nCO2 = 3,36 :22,4 = 0,15 (mol) nAgCl = 74,62:143,5 = 0,52 (mol)
BTNT Cl => nMCl = nAgCl - nHCl = 0,52 – 0,5 = 0,02 (mol)
BTNT C => nM2CO3 = nCO2 – nMHCO3 = 0,15 – 0,05 = 0,1 (mol)
BTKL mX = 0,1( 2M + 60) + 0,05( M + 61) + 0,02 ( M + 35,5) = 20,29 (g)
=> M = 39 (K)
Đáp án C
Chú ý:
Muối của kim loại kiềm M2CO3 sẽ không bị nhiệt phân