Bài 30: Làm tròn và ước lượng
-
739 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em có biết vì sao trong phần mở đầu đoạn tin bên, người ta lại viết "trên 232 triệu USD" thay vì viết "232,142 372 triệu USD"?
Ta thấy trị giá 232, 142 372 triệu USD là con số nếu viết chính xác sẽ khá khó đọc và dài dòng, con số đó lớn hơn 232 nên để thuận tiện người ta viết “trên 232 triệu USD” thay vì “232, 142 372 triệu USD”.
Câu 2:
a) Theo em, khối lượng của hộp màu hồng nặng khoảng 6 kg hay 7 kg?
b) Khối lượng của hộp màu vàng nặng khoảng 4 kg hay 5 kg?
a) Ta thấy cái kim trên đồng hồ hình 7.2a chỉ gần số 6 hơn số 7 nên khối lượng của hộp màu hồng nặng khoảng 6kg.
b) Ta thấy cái kim trên đồng hồ hình 7.2b chỉ gần số 5 hơn số 4 nên khối lượng của hộp màu vàng nặng khoảng 5kg.
Câu 3:
a) Làm tròn 24,037 đến hàng phản mười ta được kết quả là 24,0.
Trong câu a, nếu viết kết quả làm tròn là 24 thì có đúng không?
Trong câu a, nếu viết kết quả làm tròn là 24 không được vì số 24,037 làm tròn tới hàng phần mười, chữ số hàng làm tròn có nghĩa và không được bỏ đi.
Câu 4:
Làm tròn số 3,141 59 đến hàng phần nghìn.
+) Bỏ đi các chữ số sau hàng phần nghìn: bỏ đi chữ số 5 và 9
+) Vì 5 lớn hơn hoặc bằng 5 nên chữ số 1 đứng trước nó tăng 1 đơn vị là 2
Do đó làm tròn số 3,141 59 tới hàng phần nghìn ta được kết quả là: 3,142.
Câu 5:
Em hãy đọc đoạn tin ngắn ở phần mở đầu rồi làm tròn số 479 633 đến hàng nghìn và làm tròn số 232,142 372 đến hàng đơn vị. So sánh hai kết quả với các số liệu trong tiêu đề của đoạn tin đó.
* Làm tròn số 479 633 tới hàng nghìn:
+) Thay các chữ số 6; 3; 3 bởi các chữ số 0
+) Vì 6 > 5 nên 479 tăng 1 đơn vị là 480
Làm tròn số 479 633 tới hàng nghìn ta được kết quả là: 480 000
* Làm tròn số 232,142 372 đến hàng đơn vị:
+) Bỏ đi các chữ số sau hàng đơn vị là 1; 4; 2; 3; 7; 2 ở hàng thập phân
+) Vì 1 < 5 nên chữ số hàng đơn vị là 2 được giữ nguyên.
Làm tròn số 232,142 372 đến hàng đơn vị ta được kết quả: 232
Nhận xét: Hai kết quả đó với các số liệu trong tiêu đề của đoạn tin đó đều giống nhau.
Câu 6:
Một xe hàng có khối lượng khi không chở hàng hoá là 12 tấn. Trên xe chở 9 thùng hàng, mỗi thùng có khối lượng là 1,3 tấn. Một cây cầu có biển chỉ dẫn cho phép các xe có khối lượng không quá 25 tấn đi qua. Hỏi xe hàng trên có được phép qua cầu không?
Khối lượng của 9 thùng hàng trên xe là: 9. 1,3 = 11,7 (tấn)
Tổng khối lượng của cả xe và hàng là:
11,7 + 12 = 23,7 (tấn)
Mà 23,7 < 25 nên xe hàng trên hoàn toàn được phép qua cầu.
Vậy xe hàng trên được phép qua cầu.
Câu 7:
Làm tròn số 387,0094 đến hàng:
a) phần mười;
b) trăm.
a) Làm tròn đến hàng phần mười:
+) Bỏ đi các chữ số sau hàng phần mười là các chữ số 0; 9; 4
+) Vì 0 < 5 nên chữ số hàng phần mười là chữ số 0 giữ nguyên
Làm tròn 387,0094 tới hàng phần mười được kết quả là: 387,0
b) Làm tròn đến hàng trăm:
+) Bỏ đi các chữ số ở hàng thập phân là các chữ số 0; 9; 4
+) Thay các chữ số 8; 7 bởi chữ số 0
+) Vì 8 > 5 nên hàng trăm thêm 1 đơn vị là 4
Làm tròn 387,0094 tới hàng trăm được kết quả là: 400.
Câu 8:
Trong bốn số sau có một số là kết quả của phép tính 256,3 + 892,37 + 45. Bằng cách ước lượng, em hãy cho biết số đó là số nào.
(A) 1 190,65
(B) 2 356,67
(C) 1 193,67
(D) 128,67
+) Làm tròn 256,3 đến hàng đơn vị ta được kết quả là: 256
+) Làm tròn 892,37 đến hàng đơn vị ta được kết quả là: 892
Do vậy tổng cần tính xấp xỉ bằng:
256 + 892 + 45 = (255 + 1) + 892 + 45 = (255 + 45) + (1 + 892)
= 300 + 893 = 1 193
Trong bốn đáp án, (B) và (D) quá xa với 1 193 nên loại (B), (D).
Ta thấy 1 193 gần (C) hơn nên khả năng (C) đúng.
Chú ý rằng tổng các chữ số hàng phần trăm là 7 nên (A) sai
Đáp án cần chọn: C
Câu 9:
Chia đều một thanh gỗ dài 6,32 m thành bốn đoạn bằng nhau. Tính độ dài mỗi đoạn gỗ (làm tròn kết quả đến hàng phần mười).
Độ dài mỗi đoạn gỗ là:
6, 32: 4 = 1,58 (m)
Làm tròn đến hàng phần mười ta được kết quả 1,6m
Vậy mỗi đoạn gỗ dài 1,6m.
Câu 10:
Để đo khoảng cách giữa các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, người ta sử dụng đơn vị thiên văn là AU (1 AU xắp xỉ bằng khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời, được tính chính xác là 149 597 870 700 m). Để dễ viết, dễ nhớ, người ta nói 1 AU bằng khoảng 150 triệu kilômét.
Nói như vậy nghĩa là ta đã làm tròn số liệu trên đến hàng nào?
1 km = 1 000 mét
150 triệu ki lô mét = 150 000 000 000 m
Khi nói “ 1 AU bằng khoảng 150 triệu ki lô mét”.
Do đó 1 AU bằng khoảng 150 000 000 000 m.
Ta thấy các chữ số từ hàng trăm triệu trở xuống đã bị bỏ qua (thay bằng các chữ số 0) và như vậy số liệu đã được làm tròn đến hàng tỉ.
Nhưng người ta nói 1 AU bằng khoảng 150 triệu kilomet thì số liệu làm tròn đến hàng triệu.
Vậy người ta làm tròn số liệu đến hàng triệu.
Câu 11:
Mẹ cho An 150 000 đồng để mua đồ dùng học tập. An dự định mua 15 quyền vở, 5 chiếc bút bi và 10 chiếc bút chì. Giá của một quyên vở, một chiếc bút bi, một chiếc bút chì lần lượt là 5 400 đồng, 2 800 đồng, 3 000 đồng. Em hãy ước lượng xem An có đủ tiền để mua đồ dùng học tập theo dự định không.
Mỗi quyển vở có giá 5 400 đồng nên mỗi quyển vở có giá không quá 6 000 đồng do đó số tiền An mua vở không quá:
6 000. 15 = 90 000 (đồng)
Mỗi bút bi giá 2 800 đồng nên mỗi bút bi giá không quá 3 000 đồng nên số tiền An mua bút bi không quá:
3 000. 5 = 15 000 (đồng)
Số tiền An mua bút chì là:
3 000. 10 = 30 000 (đồng)
Tổng số tiền An mua không quá:
90 000 + 15 000 + 30 000 = 135 000 (đồng)
Do đó với 150 000 đồng mẹ cho An, An đã đủ mua số đồ dùng học tập đó.