Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Trắc nghiệm Các dạng toán về phép cộng trừ hai số nguyên (tiếp) (có đáp án)

Trắc nghiệm Các dạng toán về phép cộng trừ hai số nguyên (tiếp) (có đáp án)

Trắc nghiệm Các dạng toán về phép cộng trừ hai số nguyên (tiếp) (có đáp án)

  • 843 lượt thi

  • 23 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Giá trị của biểu thức a + (−45) với a = 25 là

Xem đáp án

Thay a = 25 vào biểu thức ta được :

25 + (−45) = −(45 − 25) = −(20)

Đáp án cần chọn là: A


Câu 2:

Tìm tổng các giá trị nguyên của x biết −12 < x ≤ −1.

Xem đáp án

Vì −12 < x ≤ −1 nên x∈{−11; −10; −9; ...; −1}

Tổng cần tìm là:

(−11) + (−10) + (−9) + (−8) + ... + (−1)

= −(11 + 10 + 9 +...+ 1)

= −[(11 + 1).11:2]

= −66

Đáp án cần chọn là: A


Câu 4:

Cho x = −31; y = −15 thì x + y = ?

Xem đáp án

Ta có: 

x + y = (−31) + (−15) = −(31 + 15) = −46.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 5:

Tính giá trị biểu thức A = x + (−1009) biết x = 576.

Xem đáp án

Thay x = 576 vào biểu thức A = x + (−1009), ta được

A = 576 + (−1009) = −(1009 − 576) = −433.

Vậy A = −433 khi x = 576.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 6:

Giá trị của biểu thức B = 8912 + x biết x = −6732 là

Xem đáp án

Thay x = −6732 vào biểu thức B = 8912 + x, ta được

B = 8912 + (−6732)

= +(8912 − 6732)

= 2180 >2000.

Vậy B nhận giá trị là số nguyên dương lớn hơn 2000 khi x = −6732.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 8:

Tính tổng các số nguyên x,  biết: −4 ≤ x < 6

Xem đáp án

Ta có:

−4 ≤ x < 6⇒ x∈{−4;−3;−2;−1;0;1;2;3;4;5}Tổng của các số nguyên x là:(−4) + (−3) + (−2) + (−1) + 0 + 1 + 2 + 3 + 4 + 5

= [(−4) + 4] + [(−3) + 3] + [(−2) + 2] + [(−1) + 1] + 0 + 5

= 0 + 0 + 0 + 0 + 0 + 5 = 5.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 9:

Một chiếc chiếc diều cao 30m  ( so với mặt đất), sau một lúc độ cao của chiếc diều tăng lên 7m  rồi sau đó giảm 4m.4m. Hỏi chiếc diều ở độ cao bao nhiêu mét so với mặt đất sau 2  lần thay đổi?

Xem đáp án

Độ cao của chiếc diều sau 2 lần thay đổi là

30 + 7 + (−4) = 37 + (−4) = +(37 − 4) = 33(m)

Đáp án cần chọn là: C


Câu 10:

Cho x = −25; y = 19. Tổng x + y = ?

Xem đáp án

Ta có: x + y = (−25) + 19 = −(25 − 19) = −6.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 12:

Một cửa hàng kinh doanh có lợi nhuận như sau: tháng đầu tiên là

– 10 000 000 đồng; tháng thứ 2 là 30 000 000 đồng. Tính lợi nhuận của cửa hàng sau hai tháng đó.

Xem đáp án

Lợi nhuận của cửa hàng sau hai tháng là: 

(– 10 000 000) + 30 000 000 = 20 000 000 đồng.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 14:

Tìm tổng các số nguyên x biết −10 < x ≤ 11.

Xem đáp án

Vì −10 < x ≤ 11 nên x∈{−9; −8;...; 10; 11}

Tổng các số nguyên đó là:

(−9) + (−8) +...+ 10 + 11

= [(−9) + 9] +...+ [(−1) + 1] + 10 + 11

= 0 +...+ 0 + 10 + 11

= 21

Vậy tổng các giá trị nguyên của xx thỏa mãn bài toán là 21.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 15:

Tính tổng các số nguyên có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 200.

Xem đáp án

Gọi các số nguyên cần tìm là x

Theo bài ra,

|x| < 200

→ – 200 < x < 200

→ x∈{−199;−198;...;198;199}

Do đó tổng các số nguyên x thỏa mãn là:

(−199) + (−198) +...+ 198 + 199

= [(−199) + 199] + [(−198) + 198]  +...+ [(−1) + 1] + 0

= 0 + 0 +...+ 0

= 0

Vậy tổng các số nguyên cần tìm là 0

Đáp án cần chọn là: B


Câu 16:

Tính giá trị biểu thức A = (−98) + x + 109 biết x = −50

Xem đáp án

Thay x = −50 vào A ta được:

A = (−98) + (−50) + 109

A = (−148) + 109

A = −(148 − 109)

A = −39

Đáp án cần chọn là: B


Câu 17:

Tổng S = 1 + (−3) + 5 + (−7) +...+ 2001 + (−2003) bằng

Xem đáp án

S = 1 + (−3) + 5 + (−7) +...+ 2001 + (−2003)

= [1 + (−3)] + [5 + (−7)] +...+ [2001 + (−2003)]

\[ = \underbrace {\left( { - 2} \right) + \left( { - 2} \right) + ... + \left( { - 2} \right)}_{501so\,hang}\]

= (−2).501

= −1002

(Vì dãy số 1; (−3); 5; (−7);...; 2003 có (2003 − 1):2+ 1 = 1002 số hạng  nên khi nhóm hai số hạng vào một ngoặc thì ta thu được 1002:2 = 501 dấu ngoặc. Hay có 501 số (−2))

Đáp án cần chọn là: A


Câu 19:

Giá trị của x thỏa mãn −15 + x = −20

Xem đáp án

−15 + x = −20

x = −20 − (−15)

x = −20 + 15

x = −5

Đáp án cần chọn là: A


Câu 20:

Tính giá trị của A = 453 − x biết x = 899.

Xem đáp án

Thay x = 899 ta được:

A = 453 – 899

= 453 + (−899)

= −(899 − 453)

= −446

Đáp án cần chọn là: D


Câu 21:

Giá trị của B= −567 − x  biết x = −90  là

Xem đáp án

Thay x = −90 ta được:

B = −567 − (−90)

= −567 + 90

= −(567 − 90)

= −477

Đáp án cần chọn là: B


Câu 22:

Tính P = −90 − (−2019) + x − y với x = 76; y = −160.

Xem đáp án

Thay x = 76; y = −160 vào P ta được:

P = −90−(−2019) + 76 − (−160)

= (−90) + 2019 + 76 + 160

= [(−90) + 160] + (2019 + 76)

= 70 + 2095

= 2165

Đáp án cần chọn là: D


Câu 23:

Tổng của các phần tử của tập hợp: M = {x∈Z|−20 < x ≤ 20} là:

Xem đáp án

Ta có: M = {−19;−18;−17;...;17;18;19;20}

Tổng các phần tử của tập M là:

(−19) + (−18) + (−17) +...+ 17 + 18 + 19 + 20

= 20 + [(−19) + 19] + [(−18) + 18] + [(−17) + 17] +....+ [(−1) + 1] + 0

= 20 + 0 + 0 + 0 +...+ 0

= 20

Đáp án cần chọn là: A


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương