Trắc nghiệm Ước chung và ước chung lớn nhất có đáp án ( Nhận biết )
-
972 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Theo lý thuyết: Số x là ước chung của số a và số b nếu x vừa là ước của a vừa là ước của b.
Chọn đáp án A.
Câu 2:
+ Đáp án A: Đáp án này đúng vì mọi số tự nhiên đều có ước chung là 1
+ Đáp án B: Đáp án này sai, vì 0 không là ước của bất kì một số nào cả
+ Đáp án C: Đáp án này sai, vì số nguyên tố có 2 ước là 1 và chính nó
+ Đáp án D: Đáp án này sai, vì 2 số nguyên tố có ước chung là 1
Chọn đáp án A.
Câu 3:
Nếu a chia hết cho b thì b là ước của a.
Mà b cũng là ước của b nên là ước chung của a và b.
Hơn nữa b là ước lớn nhất của b nên ƯCLN (a, b) = b.
Vậy ƯCLN của a và b là bằng b nếu a chia hết cho b.
Chọn đáp án A.
Câu 4:
Theo lý thuyết, ta có:
+ Ước chung lớn nhất của hai số a và b là số lớn nhất trong các ước chung của a và b
+ Ước chung của hai số là ước của ước chung lớn nhất của chúng
+ Hai số nguyên tố cùng nhau là hai số có ước chung lớn nhất bằng 1
Vậy đáp án A, B, C đúng và D sai.
Chọn đáp án D.
Câu 5:
Nếu a ⁝ 7 và b ⁝ 7 thì 7 là ………. của a và b.
Nếu a ⁝ 7 thì 7 là ước của a, b ⁝ 7 thì 7 là ước của b, vậy 7 là ước chung của a và b.
Do đó: Nếu a ⁝ 7 và b ⁝ 7 thì 7 là ước chungcủa a và b.
Chọn đáp án B.
Câu 6:
Nếu 19 là số lớn nhất sao cho a ⁝ 19 và b ⁝ 19 thì 19 là ………. của a và b.
Nếu a ⁝ 19 thì 19 là ước của a, b ⁝ 19 thì 19 là ước của b, vậy 19 là ước chung của a và b.
Hơn nữa, 19 lại là số lớn nhất thỏa mãn a ⁝ 19 và b ⁝ 19 nên 19 là ước chung lớn nhất của a và b.
Do đó: Nếu 19 là số lớn nhất sao cho a ⁝ 19 và b ⁝ 19 thì 19 là ước chung lớn nhấtcủa a và b.
Chọn đáp án B.
Câu 7:
1. Chọn ra các thừa số nguyên tố chung
2. Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố
3. Lấy tích các lũy thừa đã chọn, ta nhận được ước chung lớn nhất cần tìm
4. Với mỗi thừa số nguyên tố chung, ta chọn lũy thừa với số mũ nhỏ nhất
Theo lý thuyết: cách tìm ước chung lớn nhất bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố.
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung
Bước 3: Với mỗi thừa số nguyên tố chung, ta chọn lũy thừa với số mũ nhỏ nhất
Bước 4: Lấy tích các lũy thừa đã chọn, ta nhận được ước chung lớn nhất cần tìm.
Vậy ta sắp xếp theo thứ tự 2 – 1 – 4 – 3.
Chọn đáp án C.
Câu 8:
Ta có:
Các ước của 9 là: 1, 3, 9.
Các ước của 15 là: 1, 3, 5, 15.
Do đó các ước chung của 9 và 15 là: 1, 3.
Vậy tập hợp các ước chung của 9 và 15 là: ƯC(9, 15) = {1; 3}.
Chọn đáp án A.
Câu 9:
Các ước của 9 là: 1, 3, 9.
Các ước của 15 là: 1, 3, 5, 15.
Do đó các ước chung của 9 và 15 là: 1, 3.
Ta thấy 3 là số lớn nhất trong các ước chung của 9 và 15.
Vậy ƯCLN(9, 15) = 3.
Chọn đáp án C.
Câu 10:
Ta có: 32 ⁝ 16; 112 ⁝ 16.
Vậy ƯCLN(16, 32, 112) = 16.
Chọn đáp án C.