Bài tập: Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố chọn lọc, có đáp án
-
1708 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khẳng định nào sau đây sai?
Đáp án là B
Số a phải là số tự nhiên lớn hơn 1 và có nhiều hơn 2 ước thì a mới là hợp số
Nên đáp án B sai.
Câu 2:
Khẳng định nào sau đây đúng?
Đáp án là B
+ Đáp án A sai vì 0 và 1 không phải là số nguyên tố.
+ Đáp án B đúng vì 3 và 5 là số nguyên tố.
+ Đáp án C sai vì 1 không phải là hợp số và 3, 5 là số nguyên tố.
+ Đáp án D sai và 7 là số nguyên tố, 8 là hợp số.
Câu 3:
Kết quả của phép tính nào sau đây là số nguyên tố
Đáp án là A
Ta có
+ Đáp án A: 15 - 5 + 3 = 13 là số nguyên tố.
+ Đáp án B: 7.2 + 1 = 15 là hợp số.
+ Đáp án C: 14.6:4 = 84:4 = 21 là hợp số.
+ Đáp án D: 6.4 - 12.2 = 24 - 24 = 0 không phải là số nguyên tố, cũng không phải là hợp số
Câu 4:
Tìm số tự nhiên x để được số nguyên tố 3x−−−
Đáp án là A
+ Đáp án A: 37 là số nguyên tố
+ Đáp án B: 34 không phải là số nguyên tố vì 34 chia hết cho {1; 2; 17; 34}
+ Đáp án C: 36 không phải là số nguyên tố vì 36 chia hết cho {1; 2; 3; ...; 36}
+ Đáp án D: 39 không phải là số nguyên tố vì 39 chia hết cho {1; 3; 13; 39}
Câu 5:
Cho các số 21; 71; 77; 101. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau?
Đáp án là B
+ Số 21 có các ước là 1; 3; 7; 21 nên 21 là hợp số.
+ Số 71 có các ước là 1; 71 nên 71 là số nguyên tố.
+ Số 77 có các ước là 1; 7; 11; 77 nên 77 là hợp số.
+ Số 101 chỉ có hai ước là 1; 101 nên 101 là số nguyên tố.
Câu 6:
Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?
Đáp án là B
Có hai số tự nhiên liên tiếp là 2 và 3 đều là số nguyên tố nên A đúng
Có ba số lẻ liên tiếp là 3; 5 và 7 đều là số nguyên tố nên C đúng
Số 1 không là số nguyên tố và cũng không là hợp số nên D đúng
Số 2 là số nguyên tố chẵn do đó B sai
Câu 7:
Có bao nhiêu số nguyên tố có hai chữ số mà chữ số hàng đơn vị là 7
Đáp án là A
Số tự nhiên có hai chữ số với chữ số hàng đơn vị là 7 là: 17; 27; 37; 47; 57; 67; 77; 87; 97
Trong đó, số nguyên tố là: 17; 37; 47; 67; 97
Câu 8:
Thay chữ số vào dấu * để 6*−−−−−−−−−−−− là số nguyên tố
Đáp án là C
A: Ta được số 65. U(65) = {1; 5; 13; 65} nên 65 là hợp số
B: Ta được số 66. U(66) = {1; 2; 3;...; 66} nên 66 là hợp số
C: Ta được số 67. Ư(67) = {1; 67} nên 67 là số nguyên tố
D. Ta được số 68. nên 68 là hợp số
Câu 9:
Số tự nhiên có 2 chữ số khác nhau nhỏ nhất chia hết cho các số nguyên tố nhỏ hơn hoặc bằng 5 là:
Đáp án là C
Các số nguyên tố nhỏ hơn hoặc bằng 5 là: 2; 3; 5
Vì số cần tìm chia hết cho 2 và 5 nên có dạng a0−−−−−−−−−−−−
Vì a0−−−−−−−−−−−− ⋮ 3 ⇒ a ⋮ ⇒ a ∈ {3; 6; 9}
Vì a0−−−−−−−−−−−− là số nhỏ nhất nên a = 3
Vậy số cần tìm là 30
Câu 10:
Viết tập hợp các số là hợp số trong các số sau: 1431; 635; 119; 73
Đáp án là B
Ta có các số 1431; 635; 119 là hợp số vì ngoài 1 và chính nó thì
1431 còn có ước là 3
635 còn có ước là 5
119 còn có ước là 7
Câu 11:
Có bao nhiêu số nguyên tố x thỏa mãn 40 < x < 50?
Đáp án cần chọn là: C
Các số x thỏa mãn 40<x<50 là: 41;42;43;44;45;46;47;48;49
Trong đó các số nguyên tố là: 41;43;47.
Câu 14:
Có bao nhiêu số nguyên tố p sao cho p + 4 và p + 8 cũng là số nguyên tố
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15:
Có bao nhiêu số nguyên tố p sao cho p + 2 và p + 10 cũng là số nguyên tố
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16:
Cho nguyên tố p chia cho 42 có số dư r là hợp số. Tìm r.
Đáp án cần chọn là: D
Ta có p=42.a+r=2.3.7.a+r(a,r∈N;0<r<42)
Vì p là số nguyên tố nên r không chia hết cho 2;3;7.
Các hợp số nhỏ hơn 42 không chia hết cho 2 là 9;15;21;25;27;33;35;39
Loại bỏ các số chia hết cho 3 và 7 ta còn số 25.
Vậy r=25.
Câu 17:
Cho nguyên tố p chia cho 30 có số dư r và r không là số nguyên tố. Tìm r
Đáp án cần chọn là: A
Ta có:p=30.a+r=2.3.5.a+r(a,r∈N;0<r<30)
Vì p là số nguyên tố nên r không chia hết cho 2;3;5.
Các số nhỏ hơn 30 không chia hết cho 2 và không là số nguyên tố là 1;9;15;21;25;27
Loại bỏ các số chia hết cho 3 và 5 ta còn số 1.
Vậy r=1