IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Bài 16: Phép nhân số nguyên

Bài 16: Phép nhân số nguyên

Bài 16: Phép nhân số nguyên

  • 1204 lượt thi

  • 46 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một xí nghiệp may gia công có chế độ thưởng và phạt như sau: Một sản phẩm tốt được thưởng 50 000 đồng, một sản phẩm có lỗi bị phạt 40 000 đồng. Chị Mai làm được 20 sản phẩm tốt và 4 sản phẩm bị lỗi. Chị Mai nhận được bao nhiêu tiền?

Xem đáp án

Đáp án D

Chị Mai nhận được số tiền là: 

20. (+50 000) + 4. (-40 000) = 1 000 000 + (- 160 000) = 840 000 (đồng)

Vậy chị Mai nhận được 840 000 đồng.


Câu 2:

Tính tổng hai tích sau: a = (-2).(-3) và c = (+3).(+2);

Xem đáp án

Đáp án B

a = (-2).(-3) = 2.3 = 6;

c = (+3).(+2) = 3.2 = 6;

suy ra a + c = 6 + 6 = 12


Câu 3:

P là tích của 8 số nguyên khác 0 trong đó có đúng 4 số dương. Q là tích của 6 số nguyên khác 0 trong đó có duy nhất một số dương. Hãy cho biết P và Q là số dương hay số âm.

Xem đáp án

Đáp án A

P là tích của 8 số nguyên khác 0 và có đúng 4 số dương nên 4 số còn lại nguyên âm. 

Mà tích của 4 số nguyên dương là một số nguyên dương, tích của 4 số nguyên âm còn lại cùng là một số nguyên dương. Do đó P dương.

Q là tích của 6 số nguyên khác 0 trong đó có duy nhất một số dương nên 5 số còn lại là số nguyên âm và tích của 5 số nguyên âm cũng là một số nguyên âm. Do đó Q âm.


Câu 4:

Thực hiện phép tính: (-2).29 + (-2).(-99) + (-2).(-30).

Xem đáp án

Đáp án C

(-2).29 + (-2).(-99) + (-2).(-30).

= (-2).[29 + (-99) + (-30)]         

= (-2).[(-70) + (-30)]

= (-2).(-100)

= 2 . 100 = 200.


Câu 5:

Tính:  (-8).(-6)(-125);

Xem đáp án

Đáp án C

(-8).(-6)(-125) = [(-8).(-125)].(-6) = 1 000.(-6) = -6 000;


Câu 6:

Không thực hiện phép tính, hãy so sánh: (+4).(-8) với 0;

Xem đáp án

Đáp án D

Vì (+4).(- 8) ra kết quả mang dấu âm. Do đó (+4).(- 8) < 0.


Câu 7:

Thực hiện phép tính: (- 3).(- 2).(- 5). 4;

Xem đáp án

Đáp án C

(- 3).(- 2) .(- 5) .4 = [(-3).4)].[(-2).(-5)] = (-12).10 =  -120.


Câu 8:

Một kho lạnh đang ở nhiệt độ , một công nhân cần đặt chế độ làm cho nhiệt độ của kho trung bình cứ mỗi phút giảm đi. Hỏi sau 5 phút nữa nhiệt độ trong kho là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án D

Cứ mỗi phút giảm 

Sau 5 phút nhiệt độ giảm: 5.2 = 100C

Vậy: Sau 5 phút nữa nhiệt độ trong kho là: 8 – 10 = -20C.


Câu 9:

Tính giá trị của biểu thức trong mỗi trường hợp sau: 19x với x = - 7;

Xem đáp án

Đáp án D

Thay x = -7 vào 19x, ta được:

19.(-7) = -133.

Vậy với x = -7 thì giá trị biểu thức là -133.


Câu 10:

Cho hai số nguyên x, y (x ≠ 0, y ≠ 0, x > y, x ≠ -y).

Gọi m = x2.y2.(x – y).(x + y)4. Khẳng định nào sau đây đúng về giá trị của m?

Xem đáp án

Đáp án B

Vì x > y nên x – y > 0.

Ta có x2 ≥ 0 với mọi x mà x ≠ 0 nên x2 > 0.

Ta có y2 ≥ 0 với mọi x mà y ≠ 0 nên y2 > 0.

Ta lại có x ≠ - y nên x + y ≠ 0 suy ra (x + y)4 > 0.

Do đó m = x2.y2.(x – y).(x + y)4 > 0.

Vậy m là một số nguyên dương.


Câu 11:

Bạn Hồng đang ngồi trên máy bay, bạn ấy thấy màn hình thông báo nhiệt độ bên ngoài máy bay là . Máy bay đang hạ cánh, nhiệt độ bên ngoài trung bình mỗi phút tăng lên . Hỏi sau 10 phút nữa nhiệt độ bên ngoài máy bay là bao nhiêu độ C? 

Bài tập trắc nghiệm Phép nhân hai số nguyên có đáp án | Toán lớp 6 Kết nối tri thức

Xem đáp án

Đáp án D

Nhiệt độ bên ngoài trung bình mỗi phút tăng lên 40C.

Sau 10 phút nữa nhiệt độ tăng: 4.10 = 400C

Vậy: Sau 10 phút nữa nhiệt độ bên ngoài máy bay là:  - 28 + 40 = 120C.


Câu 12:

Tìm số nguyên x thỏa mãn: (x – 6).(x – 3) = 0;

Xem đáp án

Đáp án D

(x – 6).(x – 3) = 0

TH1: x – 6 = 0

x = 6.

TH2: x – 3 = 0

x = 3

Vậy x = 6 hoặc x = 3.


Câu 13:

Thực hiện phép tính: (-8).(-8).(-8).(-8) – 84 + 105.

Xem đáp án

Đáp án D

(-8).(-8).(-8).(-8) – 84 + 105

= 84 – 84 + 105

= 0 + 105

= 105.


Câu 14:

Tính giá trị của biểu thức trong trường hợp sau:

(- 2021)abc + ab với a = -21, b = -11 và c = 0.

Xem đáp án

Đáp án B

Thay a = -21, b = -11 và c = 0 vào biểu thức (- 2021)abc + ab, ta được:

(- 2021)(-21).(-11).0 + (-21).(-11)

= 0 + 231

= 231.

Vậy với a = -21, b = -11 và c = 0 thì giá trị biểu thức là 231.


Câu 15:

Tính một cách hợp lí: 121.(-63) + 63.(-53) – 63.26.

Xem đáp án

Đáp án D

121.(-63) + 63.(-53) – 63.26

= 121.(-63) + (-63).53 + (-63).26

= (-63).(121 + 53 + 26)

= (-63).200

= -12 600.


Câu 16:

Báo cáo kinh doanh trong 6 tháng đầu năm của công ty Bình An được thống kê như sau:

Tháng

Lợi nhuận (triệu đồng)

Tháng 1

50

Tháng 2

-10

Tháng 3

50

Tháng 4

40

Tháng 5

-20

Tháng 6

-10

Sau 6 tháng đầu năm, công ty Bình An kinh doanh lãi hay lỗ với số tiền là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án B

Số tiền của công ty Bình An thu được sau 6 tháng đầu năm là:

50 + (-10) + 50 + 40 + (-20) + (-10) = 100 (triệu đồng)

Vậy sau 6 tháng đầu năm, công tu Bình An kinh doanh lãi 100 triệu đồng.


Câu 17:

So sánh hai biểu thức sau:

P = (8 765 – 5 678).[5 678 – 9 765 + (-12)] và Q = 4 342.

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có 8 765 – 5 678 > 0, 5 678 – 9 765 + (-12) < 0.

Do đó (8 765 – 5 678).[5 678 – 9 765 + (-12)] < 0 mà 4 342 > 0.

Vậy (8 765 – 5 678).[5 678 – 9 765 + (-12)] < 4 342 hay P < Q.


Câu 19:

a) Tìm các ước của – 9;

b) Tìm các bội của 4 lớn hơn – 20 và nhỏ hơn 20.

Xem đáp án

a) Ta có các ước nguyên dương của 9 là: 1; 3; 9

Do đó tất cả các ước của -9 là: -9; -3; -1; 1; 3; 9

b) Lần lượt nhân 4 với 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6… ta được các bội dương của 4 là: 0; 4; 8; 12; 16; 20; 24;…

Do đó các bội của 4 là …; -24; -20; -16; -12; -8; -4; 0; 4; 8; 12; 16; 20; 24;…

Vậy các bội của 4 lớn hơn – 20 và nhỏ hơn 20 là -16; -12; -8; -4; 0; 4; 8; 12; 16.


Câu 20:

1. Thực hiện các phép nhân sau:

a) (-12).12

b) 137. (-15). 

2. Tính nhẩm: 5. (-12).

Xem đáp án

1) 

a) (-12).12 = - (12.12) = -144

b) 137. (-15) = - (137.15) = - 2 055

2)  5. (-12) = - (5.12) = - 60.


Câu 23:

Dựa vào nhận xét ở HĐ 3, hãy dự đoán kết quả của (-3).(-7)

Xem đáp án

Dựa vào nhận xét ở HĐ 3, ta thấy:

3.(-7) = -21

↓ (đổi dấu)

(-3).(-7) = ?

Do đó ta dự đoán kết quả (-3).(-7) = 21 (đổi dấu từ -2121).


Câu 24:

Thực hiện các phép nhân sau:

a)(-12).(-12);

b)(-137).(-15).

Xem đáp án

a) (-12).(-12)  = 12. 12 = 144;

b) (-137).(-15) = 137. 15 = 2 055.


Câu 25:

Thay mỗi dấu “?” bằng số sao cho số trong mỗi ô ở hàng trên bằng tích các số trong hai ô kề với nó ở hàng dưới (H.3.18)

Thay mỗi dấu ? bằng số sao cho số trong mỗi ô ở hàng trên bằng tích

Xem đáp án

Vì mỗi ô ở hàng trên bằng tích các số trong hai ô kề với nó ở hàng dưới nên ta có:

+) - 1 = ?. (-1)  

+) 1 = ?. (-1)  

Do đó ? dòng cuối từ trái sang là 1 và -1

Tương tự:

Ở dòng thứ ba: ? = 1. (-1) = -1

Ở dòng thứ hai: 

+) ? đầu tiên từ trái sang: ? = (-1) . (- 1) = 1. 1 = 1

+) ? thứ hai từ trái sang là: ? = (- 1). 1 = - 1

Ở dòng đầu tiên: ? = 1. (- 1) = - 1

Ta được kết quả:

Thay mỗi dấu ? bằng số sao cho số trong mỗi ô ở hàng trên bằng tích


Câu 26:

Tính a(b + c) và ab + ac khi a = - 2, b = 14, c = - 4.

Xem đáp án

Với a = - 2, b = 14, c = - 4 ta có:

+) a(b + c) = (- 2).[14 + (- 4)] = (- 2).(14 - 4) = (- 2).10 = - (2.10) = - 20

+) ab + ac = (- 2).14 + (- 2).(- 4) = - (2.14) + 2.4 = - 28 + 8 = - (28 – 8) = - 20.


Câu 27:

1. a) Tính giá trị của tích P = 3. (- 4). 5. (- 6). 

b) Tích P sẽ thay đổi thế nào nếu ta đổi dấu tất cả các thừa số?

2. Tính 4. (-39) - 4. (-14).

Xem đáp án

1. a) P = 3. (- 4). 5. (- 6) 

= 3. (- 6). (- 4). 5 (tính chất giao hoán)

= [3. (- 6)]. [(- 4). 5] (tính chất kết hợp)

= [- (3. 6)]. [- (4. 5)]

= (- 18). (- 20)

= 18. 20 = 360

b) Nếu ta đổi dấu tất cả các thừa số, ta có:

P' = (- 3). 4. (- 5). 6 = [(- 3). (- 5)]. [4. 6] = 3. 5. 4. 6 = (3. 6). (5. 4) = 18. 20 = 360

Nên P = P'

Do đó tích P không thay đổi.

2) 4. (-39) - 4. (-14) 

 = 4. [-39 – (- 14)]   (tính chất phân phối của phép nhân đối với phép trừ)

 = 4. (- 39 + 14) = 4. [- (39 – 14)] 

 = 4. (-25)  = - (4. 25) = - 100.


Câu 28:

Nhân hai số khác dấu:

a) 24.(-25);

b) (-15).12.

Xem đáp án

a) 24.(-25) = - (24. 25) = - 600.

b) (-15).12 = - (15. 12) = - 180.


Câu 29:

Nhân hai số cùng dấu:

a)(-298).(-4); 

b)(-10).(-135).

Xem đáp án

a) (-298).(-4) = 298. 4 = 1 192.

b) (-10).(-135) = 10. 135 = 1 350.


Câu 30:

Một tích nhiều thừa số sẽ mang dấu dương hay âm nếu trong tích đó có

a) Ba thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương?

b) Bốn thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương?

Xem đáp án

a) Ta thấy tích của hai số cùng mang dấu âm sẽ mang dấu dương. Do đó tích của số chẵn các thừa số mang dấu âm sẽ mang dấu dương. Vì thế tích của ba thừa số mang dấu âm sẽ mang dấu âm.

Vậy tích của ba thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương sẽ mang dấu âm.

b) Tích của bốn thừa số mang dấu âm (vì có số chẵn các thừa số mang dấu âm) sẽ mang dấu dương.

Vậy tích của bốn thừa số mang dấu âm, các thừa số khác đều dương sẽ mang dấu dương.


Câu 31:

Tính một cách hợp lí:

a) 4.(1 930 + 2 019) + 4.(-2 019); 

b) (-3). (-17) + 3. (120 - 17).

Xem đáp án

a) 4. (1 930 + 2 019) + 4. (-2 019) 

= 4. (1 930 + 2 019 - 2 019) (tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng)

= 4. (1 930 + 0)

= 4. 1 930 = 7 720

b) (-3). (-17) + 3. (120 - 17) 

= 3.17 + 3. (120 - 17) 

= 3. (17 + 120 - 17) (tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng)

= 3. (17 – 17 + 120)

= 3. (0 + 120)

= 3. 120 = 360.


Câu 32:

Cho biết tích của hai số tự nhiên n và m là 36. Mỗi tích n.(-m) và (-n).(-m) bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Vì tích của hai số tự nhiên n và m là 36 nên m.n = 36 (1)

Ta có: n.(-m) = - (n.m) = - (m.n) = -36 (vì m.n = 36 theo (1))

(- n).(- m) = n.m = m.n = 36 (theo (1))

Vậy n.(-m) = - 36; (-n).(-m) = 36.


Câu 33:

Tính giá trị của biểu thức sau một cách hợp lí:

a) (- 8).72 + 8.(-19) - (-8); 

b) (- 27).1 011 -  27.(-12) + 27.(-1).

Xem đáp án

a) (- 8).72 + 8.(-19) - (-8) 

= (- 8).72 + (- 8).19 + 8

= (- 8).72 + (- 8). 19 + (- 8). (- 1)

= (-8).[72 + 19 + (- 1)] 

= (- 8).(72 + 19 – 1)

= (- 8).90 = - (8.90) = - 720.

b) (- 27).1 011 -  27.(-12) + 27.(-1) 

= 27.(-1 011) – 27.(-12) + 27.(-1) 

= 27.(-1 011 + 12 - 1) 

= 27.(-1 000)

= - (27.1 000) = - 27 000.


Câu 34:

Ba bạn An, Bình, Cường chơi ném tiêu với bia gồm năm vòng như Hình 3.19. Kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Ba bạn An, Bình, Cường chơi ném tiêu với bia gồm năm vòng như Hình 3.19

Hỏi trong ba bạn, bạn nào đạt điểm cao nhất?

Ba bạn An, Bình, Cường chơi ném tiêu với bia gồm năm vòng như Hình 3.19

Xem đáp án

Số điểm của An là: 

10.1 + 2.7 + 1.(- 1) + 1.(- 3) = 20

Số điểm của Bình là: 

 2.10 + 1.3 + 2.(- 3) = 17

Số điểm của Cường là:  

3.7 + 1.3 + 1.(-1) = 23

Vì 17 < 20 < 23 nên bạn Cường đạt điểm cao nhất

Vậy bạn Cường đạt điểm cao nhất.


Câu 35:

Thực hiện phép nhân sau:

a) (-23).12;

b) 134.(-25);

c) 6.(-32).

Xem đáp án

a) (-23).12 = - (23.12) = -276;

b) 134.(-25) = - (134.25) = - 3350;

c) 6.(-32) = - (6.32) = -192.


Câu 36:

Thực hiện các phép nhân sau:

a) (-12).(-32);

b) (-138).(-25);

c) (-10).(-5 134).

Xem đáp án

a) (-12).(-32) = 12.32 = 384;

b) (-138).(-25) = 138.25 = 3450;

c) (-10).(-5 134) = 10. 5 134 = 51 340.


Câu 37:

Tính một cách hợp lí:

a) (125).(-134).(-8);

b) 12.(-27) + 12.(-73);

c) 4.(1 930 + 2 019) + 4.(-2 019).

Xem đáp án

a) (125).(-134).(-8)

= [125.(-8)].(-134)

= (-1000).(-134) = 134 000.

b) 12.(-27) + 12.(-73)

= 12.[(-27) + (-73)]

= 12. (-100) = - 1 200.

c) 4.(1 930 + 2 019) + 4.(-2 019)

= 4.1 930 + 4.2 019 + 4.(-2 019)

= 4.1 930 + [4.2 019 + 4.(-2 019)]

= 4.1 930 + 4.[2019 + (-2 019)]

= 4.1 930 + 4.0 = 7 720.


Câu 38:

Ba bạn An, Bình, Cường chơi ném tiêu với bia gồm năm vòng như hình vẽ. Kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Phép nhân số nguyên | Lý thuyết Toán lớp 6 chi tiết Kết nối tri thức

Vòng

10 điểm

7 điểm

3 điểm

-1 điểm

- 3 điểm

An

1

2

0

1

1

Bình

2

0

1

0

2

Cường

0

3

1

1

0

 

Xem đáp án

Số điểm của An đạt được là: 

1.10 + 7.2 + 3.0 + (-1).1 + (-3).1

= 10 + 14 + (-1) + (-3)

= 24 + (-1) + (-3) 

= 23 + (-3) = 20.

Số điểm bạn Bình đạt được là: 

2.10 + 0.7 + 3.1 + (-1).0 + (-3).2

= 20 + 3 + (-6)

= 23 – 6 = 17.

Số điểm bạn Cường đạt được là:

10.0 + 3.7 + 3.1 + 1.(-1) + (-3).0

= 21 + 3 + (-1) = 23.

Vậy bạn Cường đạt điểm cao nhất.


Câu 39:

Tính một cách hợp lí

a) (-3).(-17) + 3.(120 – 17);

b) (-8).72 + 8.(-19) – (-8);

c) (-27).1 011 – 27.(-12) + 27.(-1).

Xem đáp án

a) (-3).(-17) + 3.(120 – 17)

= 3.17 + 3.120 – 3.17

= (3.17 – 3.17) + 3.120

= 0 + 360 = 360.

b) (-8).72 + 8.(-19) – (-8)

= 8.(-72) + 8.(-19) + 8

= 8[(-72) + (-19) + 1]

=8[(-91) + 1]

=8.(-90) = -720.

c) (-27).1 011 – 27.(-12) + 27.(-1)

= 27.(-1 011) – 27.(-12) + 27.(-1)

= 27.[(-1 011) – (-12) + (-1)]

= 27.(-1 000) = -27 000.


Câu 40:

Tích của hai số nguyên âm là số thế nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Sau bài này ta sẽ biết được là:

Tích của hai số nguyên âm sẽ là một số nguyên dương.


Câu 41:

Thực hiện phép tính sau: (-5).4

Xem đáp án

Đáp án A

(-5).4 = -(5.4) = - 20


Câu 42:

Phép nhân có tính chất gì:

Xem đáp án

Đáp án D

Phép nhân có cả ba tính chất: giao hoán, kết hợp và phân phối của phép nhân với phép cộng.


Câu 44:

Tích của các số nguyên âm có số thừa số là số lẻ thì:

Xem đáp án

Đáp án D

Tích của các số nguyên âm có số thừa số là số lẻ thì mang dấu âm.


Câu 45:

Tích của các số nguyên âm có số thừa số là số chẵn thì:

Xem đáp án

Đáp án C

Tích của các số nguyên âm có số thừa số là số chẵn thì có dấu dương.


Câu 46:

Cho tích 213.3 = 639. Từ đó suy ra nhanh kết quả của các tích sau: (- 213).3;

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có: 213.3 = 639

Từ đó suy ra: 

(- 213).3 = - 639


Bắt đầu thi ngay