Bài 38: Dữ liệu và thu thập dữ liệu
-
1105 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
a) Từ bảng 9.1, em hãy liệt kê nhiệt độ cao nhất (đơn vị độ C) trong các ngày từ 11-4-2019 đến 20-4-2019.
b) Những ngày nào trong các ngày từ 11-4-2019 đến 20-4-2019 là được dự báo không mưa?
a) Nhiệt độ cao nhất (đơn vị độ C) trong các ngày từ 11-4-2019 đến 20-4-2019 lần lượt là: 34; 29; 28; 31; 26; 28; 26; 29; 31; 28.
b) Những ngày trong các ngày từ 11-4-2019 đến 20-4-2019 dự báo không mưa lần lượt là ngày: 13; 16; 18; 19; 20.
Câu 2:
Trong các thông tin thu được từ HĐ1, thông tin nào là số? Thông tin nào không phải là số?
+) Thông tin là số trong hoạt động 1 là: 34; 29; 28; 31; 26; 28; 26; 29; 31; 28; 13; 16; 18; 19; 20.
+) Thông tin không phải là số là: nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất, ngày có mây không mưa, nhiều mây không mưa, có mây không mưa.
Câu 3:
Cho ví dụ về dữ liệu là số, ví dụ về dữ liệu không phải là số.
Dữ liệu số:
Ví dụ chiều cao của các bạn học sinh trong lớp 6A lần lượt là: 153 cm; 154 cm; 160 cm; 145 cm; 155 cm; ...
+) Ví dụ dữ liệu về số trong ví dụ trên là: 153 cm; 154 cm; 160 cm; 145 cm; 155 cm; ...
+) Ví dụ về dữ liệu không phải là số: Những môn học có điểm tổng kết trên 8,0 của bạn Nam, các loại hoa quả yêu thích của các bạn học sinh lớp 6A, các loại phương tiện giao thông, …
Câu 4:
Cho hai dãy dữ liệu như sau:
(1) Số học sinh các lớp 6 trong trường:
35 42 87 38 40 41 38.
(2) Tên món ăn yêu thích của các thành viên trong gia đình:
Bánh chưng, pizza, canh cua, gà rán, rau muống luộc, cá kho, rượu vang.
a) Trong các dãy dữ liệu trên, dãy nào là dãy số liệu?
b) Hãy tìm dữ liệu không hợp lí (nếu có) trong mỗi dãy dữ liệu trên.
a) Dãy số liệu là dãy (1):
35 42 87 38 40 41 38
b)
(1) Theo quy định, mỗi lớp ở bậc THCS thường có không quá 45 học sinh. Thực tế, do điều kiện khó khăn một số lớp có số học sinh nhiều hơn 45 nhưng không lớp nào có 87 học sinh. Do đó 87 là số liệu không hợp lí.
(2) “Rượu vang” là dữ liệu không hợp lí vì đây không phải là tên món ăn mà là tên một loại đồ uống.
Câu 5:
Trong giờ học môn Giáo dục công dân, em được giao nhiệm vụ khảo sát cách xử lí của các bạn trong lớp khi phát hiện bạn của mình chưa trung thực.
Em hãy làm khảo sát trong lớp em theo các gợi ý sau:
1. Lập phiếu hỏi theo mẫu dưới đây và phát cho các bạn trong lớp.
2. Thu phiếu và tổng hợp như bảng dưới đây xem mỗi cách xử lí có bao nhiêu bạn lựa chọn.
3. Cách nào được nhiều bạn chọn nhất?
Mỗi lớp sẽ có một kết quả khác nhau. Ví dụ ở một lớp 6:
1. Làm phiếu hỏi theo mẫu trên rồi thực hành ở lớp, phát cho các bạn trong lớp.
2. Dưới đây là một kết quả thu được ở một lớp 6 có 40 học sinh:
Nói với mọi người sự thật | ////////// |
Khuyên bạn không nên làm như vậy, để bạn tự nói ra sự thật | ///////////////////////// |
Không làm gì cả | /// |
Cách làm khác | // |
(Mỗi gạch ứng với một bạn chọn)
3. Qua bảng tổng hợp trên ta thấy cách khuyên bạn không nên làm như vậy, để bạn tự nói ra sự thật được nhiều bạn chọn nhất (25 bạn)
Câu 6:
Dựa vào bảng Hoa điểm tốt tháng Ba (H.9.1), hãy lập bảng số điểm 8 của các bạn trong tổ Một theo mẫu như hình bên.
Ngoài thông tin này, em còn thu được những thông tin nào khác từ bảng đó?
Tên | Số điểm 8 |
Nam Anh |
|
Thanh Hằng |
|
Đức Minh |
|
Từ bảng Hoa điểm tốt tháng Ba (Hình 9.1) ta có: Số điểm 8 của Nam Anh, Thanh Hằng, Đức Minh lần lượt là 2; 2; 1
Do đó ta có bảng:
Tên | Số điểm 8 |
Nam Anh | 2 |
Thanh Hằng | 2 |
Đức Minh | 1 |
Từ bảng Hoa điểm tốt còn có thể thu được thông tin về số điểm 9, số điểm 10 của ba bạn trong tổ Một.
Câu 7:
Người ta muốn thống kê số người tham gia giao thông vượt đèn đỏ trong một ngày tại một ngã tư. Vuông và Tròn đề xuất cách thu thập dữ liệu như sau:
Theo em, cách nào tốt hơn? Vì sao?
Trong trường hợp này nghĩ là cách của Tròn tốt hơn vì:
Máy quay ghi lại hình ảnh thực tế, cụ thể mang tính khách quan và chính xác hơn...
Còn cách hỏi ý kiến của người tham gia giao thông sẽ mang tính chủ quan, không thu được kết quả chính xác vì nhiều người tham gia giao thông vi phạm luật nhưng khi được hỏi có thể trả lời là “không”.
Câu 8:
Trong các dữ liệu sau, dữ liệu nào là số liệu, dữ liệu nào không phải là số liệu?
(1) Cân nặng của trẻ sơ sinh ( đơn vị tính là gam)
(2) Quốc tịch của học sinh trong một trường quốc tế;
(3) Chiều cao trung bình của một số loại cây thân gỗ ( đơn vị tính là mét)
(1). Cân nặng của trẻ sơ sinh được biểu thị bằng số như 2700 gam, 3200 gam, … nên dữ liệu này là số liệu
(2). Quốc tịch của các bạn trong một trường quốc tế, chẳng hạn như: Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Nga,… Do đó dữ liệu này không là số liệu.
(3). Chiều cao trung bình của một số loại cây thân gỗ như là: 3m, 2,5 m, 1,2m, … Do đó dữ liệu này là số liệu.
Câu 9:
Bản tin sau được trích từ báo điện tử Vietnamnet ngày 18-3-2020:
"Như vậy, chỉ trong 12 ngày, Việt Nam đã ghi nhận thêm 60 ca mắc mới Covid -19, trong đó có 24 người nước ngoài. Hiện Hà Nội là địa phương có nhiều ca mắc mới nhất, với 20 trường hợp, kế đó là Bình Thuận 9 ca, Thành phố Hồ Chí Minh 9 ca"
Thay dấu "?" trong bảng sau bằng số liệu thống kê sốca mắc mới Covid -19 tại các địa phương tính đến ngày 18-3-2020.
Địa phương | Số ca mắc mới Covid-19 |
Hà Nội | ? |
Bình Thuận | ? |
Thành phố Hồ Chí Minh | ? |
Vì Hà Nội có 20 ca, Bình Thuận có 9 ca, Thành phố Hồ Chí Minh có 9 ca mắc Covid – 19 nên ta có bảng sau:
Địa phương | Số ca mắc mới Covid-19 |
Hà Nội | 20 |
Bình Thuận | 9 |
Thành phố Hồ Chí Minh | 9 |
Câu 10:
Bảng sau cho biết số anh chị em ruột trong gia đình của 35 học sinh lớp 6A.
Số anh chị em ruột | 0 | 1 | 2 | 3 |
Số học sinh | 18 | 12 | 5 | 1 |
Hãy tìm điểm không hợp lí trong bảng thống kê trên.
Tổng số học sinh trong bảng thống kê trên là:
18 + 12 + 5 + 1 = 36 (học sinh)
Mà lớp 6A có 35 học sinh nên điều này là không hợp lí.
Câu 11:
Hãy tìm dữ liệu không hợp lí ( nếu có) trong dãy dữ liệu sau.
Thủ đô của một số quốc gia châu Á:
Hà Nội, Bắc Kinh, Paris, Tokyo, Đà Nẵng.
Dữ liệu không hợp lý là:
+) Đà Nẵng vì Đà Nẵng không là thủ đô của quốc gia châu Á nào.
+) Paris vì Paris là thủ đô của Pháp không thuộc châu Á.
Câu 12:
Để hoàn thành bảng sau, em sẽ sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu nào?
Cây | Môi trường sống | Dạng thân | Kiểu lá |
Đậu |
|
|
|
Bèo tây |
|
|
|
Để hoàn thiện bảng, ta sử dụng phương pháp thu nhập dữ liệu từ: SGK, sách, báo, hỏi thầy cô, bố mẹ, quan sát, thí nghiệm, lấy thông tin từ những nguồn có sẵn...
Câu 13:
Hãy lập phiếu hỏi để thu thập dữ liệu về phương tiện đến trường của các thầy, cô giáo trong trường em.
Có nhiều cách tạo phiếu hỏi khác nhau, dưới đây là một ví dụ:
PHIẾU HỎI
Thầy (cô) đi phương tiện gì đến trường?
Tích vào ô thầy (cô) chọn:
Ô tô
Xe máy
Xe bus
Xe đạp
Tàu điện
Các loại phương tiện khác
Câu 14:
Vuông và Tròn đưa ra nhận xét về Bảng Hoa điểm tốt tháng Ba (H.9.1).
Em có đồng ý với Vuông và Tròn không?
Bảng hoa điểm tốt tháng ba:
- Điểm số của các bạn là số liệu
- Tên các bạn trong tổ Một không phải là số liệu
Do đó cả Vuông và Tròn đều nói đúng nên đồng ý với hai bạn.
Câu 15:
Quân muốn thu thập số liệu về số lượng học sinh đeo kính trong một số lớp học đề làm một dự án học tập.
Em hãy giúp Quân bằng cách quan sát và đếm xem lớp em có bao nhiêu bạn đeo kính.
Quân nên lập một bảng như sau:
Đeo kính |
|
Không đeo kính |
|
Bạn Quân sẽ đi hỏi từng bạn trong lớp:
Nếu có bạn đeo kính thì sẽ tích dấu “x” vào ô đeo kính;
Nếu có bạn không đeo kính sẽ tích dấu “x” vào ô không đeo kính.
(Làm như vậy để bạn có thể kiểm soát được số bạn đã được hỏi)
Giả sử lớp Quân có 42 người, bằng cách trên Quân sẽ thu được bảng sau:
Đeo kính | x x x x x x x x x x x x x x x x |
Không đeo kính | x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x |
Vậy lớp Quân có 16 bạn đeo kính trong tổng số 42 bạn học sinh.
Câu 16:
Vuông gieo một đồng xu 5 lần và ghi lại kết quả như bảng bên (mỗi gạch ứng với một lần xuất hiện).
Em hãy gieo một đồng xu 10 lần và ghi lại kết quả theo cách tương tự.
Thực hiện gieo đồng xu 10 lần và dưới đây là một kết quả thực hành:
Mặt sấp | /////// |
Mặt ngửa | /// |
Vậy trong 10 lần gieo thì có 7 lần được mặt sấp và 3 lần được mặt ngửa.