Thứ bảy, 18/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Hóa học Ôn thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết

Ôn thi THPTQG Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết

Ôn thi THPT Hóa Học cực hay có lời giải chi tiết ( đề 1)

  • 2431 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 4:

Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 5:

Chất nào sau đây không phải là chất điện li nước?

Xem đáp án

Chất điện li trong nước là các hiđrocacbon, ancol, anđehit, este, cacbonhiđrat

=> C6H12O6 (glucozơ) không phải là chất điện li trong nước

Các chất điện li trong nước là HCl, CH3COOH, NaOH:

Đáp án C.


Câu 6:

Chất nào dưới đây không tan trong nước?

Xem đáp án

Tristearin là chất béo

Chất béo không tan trong nước

nên Tristearin không tan trong nước.

Đáp án D


Câu 7:

Chất nào sau đây là chất lưỡng tính?

Xem đáp án

Chất lưỡng tính là chất vừa có tính axit vừa có tính bazơ

=>Các chất lưỡng tính gồm : amino axit; muối cacbonat của amino, amin; oxit lưỡng tính (Al2O3, ZnO, BeO, Cr2O3, SnO, PbO, …); hiđroxit lưỡng tính (Al(OH)3, Zn(OH)2 , Be(OH)2, Cr(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2,…), muối của axit yếu (NaHCO3, KHS, KHSO3,…)

=> Ca(HCO3)2 là chất lưỡng tính.

Đáp án D


Câu 8:

Một chất có chứa nguyên tố oxi, dùng để làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên Trái Đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là:

Xem đáp án

Ozon (O3) có các ứng dụng gồm chữa sâu răng ; tẩy trắng tinh bột, dầu ăn; sát trùng nước sinh hoạt,…

Lớp ozon (tầng ozon) có tác dụng như một tấm lá chắn, ngăn tia tử ngoại, bảo vệ sự sống trên Trái Đất.

Vậy chất chứa nguyên tố oxi đó là ozon.

Đáp án A


Câu 9:

Polime được đều chế bằng phương pháp trùng ngưng là:

Xem đáp án

Các polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là poli(etylen terephtalat); nilon-6,6;….

Polino được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng là tơ nilon=6,6.

Đáp án B


Câu 10:

Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

Xem đáp án

Tốc độ phản ứng không phụ thuộc và thời gian phản ứng.

Đáp án D


Câu 13:

Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng thí nghiệm dùng để điều chế chất tương ứng trong phòng thí nghiệm?

Xem đáp án

Khí NH3 tan nhiều trong H2O, do đó không thu được bằng phương pháp đẩy H2O. Phương án A sai.

Muốn thu được khí khi đi qua các bình rửa khí thì ống dẫn khí khi đi vào phải cắm sâu vào dung dịch (để loại tạp chất) và ống dẫn khí khi đi ra phải ở gần miệng ống hoặc có một khoảng cách nhất định với dung dịch cần loại bỏ tạp chất. Hình vẽ B sai.

Hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm là:

Muốn điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm phải dùng NaNO3 rắn và H2SO4 đặc, đun nóng .

Nếu dùng H2SO4 loãng thì phản ứng sẽ không xảy ra vì NaNO3, H2SO4 và HNO3 đều là chất điện li mạnh . Vậy chỉ có hình C mô tả đúng thí nghiệm điều chế khí SO2.

Đáp án C.


Câu 15:

Để nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn, riêng biệt: NaCl, NaNO3, Na3PO4 người ta dùng

Xem đáp án

Để nhận biết các dung dịch: NaCl, NaNO3, Na3PO4 người ta dùng dung dịch AgNO3 vì:

 

NaCl

NaNO3

Na3PO4

AgNO3

Kết tủa trắng

Không hiện tượng

Kết tủa vàng

Các phương trình hóa học:

AgNO3+NaClAgCltrang+NaNO33AgNO3+Na3PO4Ag3PO4vang+3NaNO3

Đáp án C


Câu 18:

Hỗn hợp X gồm anđehit fomic và anđehit acrylic. Hiđro hóa hoàn toàn m gam X cần dùng 0,32 mol H2 (xúc tác Ni, t0). Mạt khác, m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 60,48 gam Ag. Giá trị của m là

Xem đáp án

Đặt số mol các chất trong X là HCHO

(anđehit fomic): a mol; CH2=CH-CHO (anđehit acrylic): b mol

m gam X tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0):

Sơ đồ phản ứng:

Đáp án A


Câu 19:

Phát biết nào dưới đây không đúng?

Xem đáp án

Ăn mòn hóa học không phát sinh dòng điện

 Đáp án A sai.

Chú ý: Ăn mòn điện hóa phát sinh dòng điện


Câu 20:

Cho các dung dịch có cùng nồng độ: NaOH (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4), Ba(OH)2 (5). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tang dần từ trái sang phải là:

Xem đáp án

Thứ tự tăng dần pH của các dung dịch có cùng nồng độ mol là:

  H2SO4 (2) < HCl (3) <KNO3(4) < NaOH (1) < Ba(OH)2 (5)

Đáp án C


Câu 23:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Tinh bột không tan trong nước lạnh. Trong nước nóng hạt tinh bột sẽ ngậm nước và trương phồng lên tạo dung dịch keo, gọi là hồ tinh bôt.

Phát biểu A sai.

Đáp án A


Câu 24:

Nhóm các muối nào khi nhiệt phân cho ra các kim loại, khí NO2 và khí O2?


Câu 29:

Khi tay một người dính cồn cầm bánh mì thì trên bánh có chấm màu?

Xem đáp án

Cồn iot (dung dịch iot 5% trong ancom etylic) để làm chất sát trùng.

Bánh mì có tin bột, do đó iot trong cồn iot sẽ tác dụng với tinh bột tạo thành hợp chất nàu xanh đặc trưng: 

dung dịch iot + hồ tinh bột => hợp chất màu xanh

Vì vậy trên bánh mì sẽ chấm màu xanh. 

Đáp án A.


Câu 30:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

 C6H12O6glucozoXYT+CH3COOHC6H10O4 

Nhận xét nào các chất X, Y, Z và T trong sơ đồ trên là đúng?

Xem đáp án

X (C2H5OH) tan vô hạn trong nước => Phát biểu A sai.

Nhiệt độ sôi: T (C2H4(OH)2) > X (C2H5OH) vì T có nhiều liên kết hiđro hơn X và phân tử khối của T lớn hơn X => Phát biểu B sai

Y ( CH2=CH2) không phản ứng với KHCO3 => Phát biểu C sai.

T (HOCH2CH2OH) có 2OH liền kề, do đó T hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo thành dung dịch màu xanh lam=> Phát biểu D đúng.

Đáp án D


Câu 34:

Cho các phát biểu sau:

(1) Ở người, nồng độ glucozơ trong máu được giữ ổn định ở mức 0,1%.

(2) Oxi hóa hoàn toàn glucozơ bằng hiđro (xúc tác Ni, t0) thu được sorbitol.

(3) Tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ hóa học.

(4) Thủy phân este đơn chức trong môi trường bazơ luôn cho sản phẩm muối và ancol.

(5). Số nguyên tử N có trong phân tử đipeptit Glu-Lys là 2.

(6) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

Số phát biểu đúng:

Xem đáp án

Ở người, nồng độ glucozơ trong máu được giữu ổn định ở mức 0,1% => Phát biểu (1) đúng.

Khử hoàn toàn glucozơ bằng hiđro (xúc tác Ni, t0) thu được sobitol =>Phát biểu (2) sai.

Tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ hóa học =>Phát biểu (3) đúng.

Thủy phân este đơn chức trong môi trường bazơ luôn cho muối của axit và ancol hoặc anđehit, muối của phenol,…:

=>Phát biểu (4) sai

Glu (1NH2) , Lys (2NH2) =>Số nguyên tử N có trong phân tử đipeptit Glu-Lys là 3

=> Phát biểu (5) sai.

Từ đipeptit trở lên mới có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu tím

=> Đipeptit không có phản ứng màu biure =>Phát biểu (6) sai

Các phát biểu đúng là (1), (3).

Đáp án A.


Bắt đầu thi ngay