(2023) Đề thi thử Hóa THPT Lê Văn Thịnh , Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án
(2023) Đề thi thử Hóa THPT Lê Văn Thịnh , Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án
-
738 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 16:
Fructozơ là một trong số các đồng phân của glucozơ, fructozơ có nhiều trong mật ong làm cho mật ong có vị ngọt sắc. Công thức của fructozơ là
Chọn A
Câu 18:
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X thu được 6,72 lít khí CO2 và 5,4 gam H2O. Công thức phân tử của X là
nCO2 = 0,3 —> Số C = nCO2/nX = 3
nH2O = 0,3 —> Số H = 2nH2O/nX = 6
—> X là C3H6O2
Chọn C
Câu 20:
Cho 15,0 gam glyxin tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là
H2NCH2COOH + NaOH —> H2NCH2COONa + H2O
nGlyNa = nGly = 0,2 —> mGlyNa = 19,4 gam
Chọn B
Câu 21:
Khí thải của một số nhà máy có chứa khí sunfurơ gây ô nhiễm không khí. Công thức của khí sunfurơ là
Chọn D
Câu 22:
Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng tạo thành kim loại?
A, B. Không phản ứng
C. CO + Fe2O3 —> Fe + CO2
D. NaCl + H2O —> H2 + Cl2 + NaOH
Chọn C
Câu 25:
Đun nóng dung dịch chứa 18,0 gam glucozơ với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
nC6H12O6 = 0,1 —> nAg = 0,2
—> mAg = 21,6 gam
Chọn C
Câu 27:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sai, PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH-Cl.
B. Sai. Polietilen là polime được dùng làm chất dẻo.
C. Sai. Chất dẻo là vật liệu polime có tính dẻo..
D. Đúng. Tơ nitron (olon) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH-CN.
Chọn B
Câu 28:
Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thể tích khí H2 thu được sau phản ứng là
Mg + H2SO4 —> MgSO4 + H2
—> nH2 = nMg = 0,1 —> V = 2,24 lít
Chọn C
Câu 29:
Cho dung dịch chứa 0,08 mol alanin vào 100 ml dung dịch NaOH 0,2M thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl xM thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
nNaOH = 0,02
Muối trong Y gồm AlaHCl (0,08) và NaCl (0,02)
—> m muối = 11,21 gam
Chọn D
Câu 30:
Cho m gam tinh bột lên men rượu với hiệu suất cả quá trình là 72%, toàn bột khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 50 gam kết tủa. Giá trị của m là
Ca(OH)2 dư —> nCO2 = nCaCO3 = 0,5
C6H10O5 —> C6H12O6 —> 2CO2
—> m tinh bột = 162.0,5/2.72% = 56,25 gam
Chọn A
Câu 31:
Thực hiện các thí nghiệm sau
(a) Đốt dây Fe trong bình đựng khí Cl2;
(b) Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;
(c) Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4;
(d) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;
(e) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm.
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa học là
Ăn mòn điện hóa xảy ra khi có 2 điện cực tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với môi trường điện li —> Các trường hợp có ăn mòn điện hóa:
(c) Zn-Cu (Cu sinh ra do Zn khử Cu2+)
(d) Fe-Cu (Cu sinh ra do Fe khử Cu2+)
(e) Fe-Sn
Chọn A
Câu 32:
Cho 15,0 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH và HCOOCH3 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH. Số mol NaOH đã tham gia phản ứng là
CH3COOH + NaOH —> CH3COONa + H2O
HCOOCH3 + NaOH —> HCOONa + CH3OH
—> nNaOH = nX = 0,25
Chọn C
Câu 33:
Đốt cháy hoàn toàn 6,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Mg bằng lượng dư khí O2, thu được 12,2 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Thể tích (lít) khí O2 đã tham gia phản ứng là
nO2 = (mY – mX)/32 = 0,175 —> VO2 = 3,92 lít
Chọn B
Câu 34:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây
Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 vào cho đến khi kết tủa tan hết.
Bước 3: Thêm 3 – 5 giọt dung dịch glucozơ vào ống nghiệm trên.
Bước 4: Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 – 70°C trong vài phút.
Phát biểu nào sau đây về thí nghiệm trên sai?
Bước 1 + 2: Điều chế phức AgNO3/NH3
Bước 3 + 4: Thực hiện phản ứng tráng gương của glucozơ.
A. Đúng, lớp Ag tạo ra bám trên thành ống nghiệm làm thành ống sáng như gương.
B. Đúng
C. Đúng, do trong môi trường kiềm fructozơ chuyển hóa thành glucozơ.
D. Sai, glucozơ bị oxi hóa tạo thành muối amoni gluconat.
Chọn D
Câu 35:
Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và hiđrocacbon Y (số mol X lớn hơn số mol Y). Đốt cháy hết 0,52 mol E cần dùng vừa đủ 5,02 mol O2, thu được N2, CO2 và 3,88 mol H2O. Mặt khác, nếu cho 0,52 mol E tác dụng với dung dịch HCl dư thì lượng HCl phản ứng tối đa là 0,56 mol. Khối lượng của X trong 0,52 mol E là
Bảo toàn O: 2nO2 = 2nCO2 + nH2O —> nCO2 = 3,08
nN = nHCl = 0,56
X dạng CnH2n+2+xNx (0,56/x mol)
Do nY < nX < 0,52 —> 0,26 < 0,56/x < 0,52
—> 2 < x < 2,15
—> x = 2 là nghiệm duy nhất, khi đó nX = 0,28 và nY = 0,24
Y dạng CmHy —> nC = 0,28n + 0,24m = 3,08
—> 7n + 6m = 77 —> n = 5 và m = 7 là nghiệm duy nhất.
X là C5H14N2 (0,28) —> mX = 28,56
Chọn D
Câu 36:
Cho các phát biểu sau
(a) Trong phân tử Gly-Ala-Glu-Val chứa 5 nguyên tử oxi.
(b) Bột ngọt (mì chính) có thành phần chính là axit glutamic.
(c) Anilin và phenol đều tác dụng với nước Br2 tạo kết tủa trắng.
(d) Phân tử valin và axit glutamic đều có mạch cacbon phân nhánh.
(e) Ở điều kiện thường, glyxin là chất rắn kết tinh, tan tốt trong nước.
(f) Etylamoni clorua vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, số O = 2 + 2 + 4 + 2 – 3 = 7
(b) Sai, bột ngọt (mì chính) có thành phần chính là muối mononatri glutamat.
(c) Đúng
(d) Sai, Val có mạch C phân nhánh, Glu có mạch C không phân nhánh.
(e) Đúng
(f) Sai, C2H5NH3Cl không tác dụng với HCl, có tác dụng với NaOH:
C2H5NH3Cl + NaOH —> C2H5NH2 + NaCl + H2O
Chọn B
Câu 37:
Cho các phát biểu sau:
(a) Giấm ăn có thể khử được mùi tanh của cá do các amin gây ra.
(b) Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.
(c) Đồng trùng hợp axit ađipic với hexametylenđiamin thu được tơ nilon-6,6.
(d) Khi nấu canh cua, hiện tượng riêu cua nổi lên trên là do sự đông tụ protein.
(e) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng, giấm ăn chứa CH3COOH tác dụng với amin tạo các muối tan, dễ bị rửa trôi nên mùi tanh giảm.
(b) Sai, glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.
(c) Sai, đây là phản ứng trùng ngưng.
(d)(e) Đúng
Chọn A
Câu 38:
Cho 3,6 kim loại Mg vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm FeSO4 2M và CuSO4 1M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
nMg = 0,15; nCuSO4 = 0,1; nFeSO4 = 0,2
Mg + CuSO4 —> MgSO4 + Cu
Mg + FeSO4 —> MgSO4 + Fe
—> Kim loại sau phản ứng gồm Cu (0,1) và Fe (0,05)
—> m = 9,2 gam
Chọn B
Câu 39:
Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức) đều được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol. Đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 0,425 mol. Mặt khác, m gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 28,6 gam hai ancol và hỗn hợp T gồm hai muối. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,25 mol O2, thu được CO2, 0,35 mol Na2CO3 và 0,15 mol H2O. Khối lượng của X trong m gam E là
nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,7 —> nO(T) = 1,4
Bảo toàn O —> nCO2 = 0,35
—> nC(T) = nNa2CO3 + nCO2 = 0,7
—> T có nC = nNa —> T gồm HCOONa (0,3) và (COONa)2 (0,2)
(Bảo toàn H tính nHCOONa rồi bảo toàn Na tính n(COONa)2)
Bảo toàn khối lượng —> mE = 47,8
Đốt E tạo nCO2 = u và nH2O = v —> u – v = 0,425
mE = 12u + 2v + 1,4.16 = 47,8
—> u = 1,875; v = 1,45
Bảo toàn C —> nC(Ancol) = 1,175
Bảo toàn H —> nH(Ancol) = 3,3
—> nAncol = nH/2 – nC = 0,475
Trong 2 ancol phải có 1 ancol đơn chức; ancol còn lại 2 chức hoặc 3 chức.
TH1: Ancol gồm AOH (0,25) và B(OH)2 (0,225) (Bấm hệ nAncol và nO để tính số mol)
nC(Ancol) = 0,25CA + 0,225CB = 1,175
—> 10CA + 9CB = 47 —> CA = 2 và CB = 3 là nghiệm duy nhất.
Ancol gồm C2H5OH (0,25) và C3H6(OH)2 (0,225).
X là HCOOC2H5: 0,05 mol
Z là HCOO-C3H6-OOC-COO-C2H5: 0,2 mol
Vì nC3H6(OH)2 > n(COONa)2 nên Y là (HCOO)2C3H6: 0,025 mol
—> mX = 3,7 gam
(Lưu ý: Tính trước nY = nC3H6(OH)2 – n(COONa)2, từ đó tính nX và nZ)
TH2: Ancol gồm AOH (0,3625) và B(OH)3 (0,1125) (Bấm hệ nAncol và nO để tính số mol)
Loại ngay trường hợp này vì nHCOONa = 0,3 không đủ để kết hợp với nB(OH)3 = 0,1125.
Chọn D
Câu 40:
Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2. Nung 23,84 gam E trong môi trường trơ thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,12 mol khí NO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ 3,65% thu được 672 ml khí H2 và dung dịch Y chỉ chứa muối. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được 102,3 gam kết tủa gồm Ag và AgCl. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của muối FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
Y gồm FeCl2 (a), FeCl3 (b)
—> m↓ = 143,5(2a + 3b) + 108a = 102,3 (1)
nH2O = nO(X) = c
—> mE = 56(a + b) + 16c + 0,12.46 = 23,84 (2)
Bảo toàn electron: 3(a + b) = 2c + a + 0,03.2 (3)
(1)(2)(3) —> a = 0,15; b = 0,1; c = 0,27
nHCl = 2nH2 + 2nH2O = 0,6
mddY = mX + mddHCl – mH2 = 618,26
—> C%FeCl2 = 3,08%
Chọn D