Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Hóa học (2023) Đề thi thử Hóa học THPT Nguyễn Khuyến- Lê Thành Tông, Hồ Chí Minh (Lần 2) có đáp án

(2023) Đề thi thử Hóa học THPT Nguyễn Khuyến- Lê Thành Tông, Hồ Chí Minh (Lần 2) có đáp án

(2023) Đề thi thử Hóa học THPT Nguyễn Khuyến- Lê Thành Tông, Hồ Chí Minh (Lần 2) có đáp án

  • 780 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 4:

Cho thanh kim loại Zn vào dung dịch chất nào sau đây chỉ xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học?

Xem đáp án

Cho thanh kim loại Zn vào dung dịch HCl chỉ xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Thanh Zn bị ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa khi cho vào dung dịch CuSO4 và không bị ăn mòn khi cho vào KNO3, MgCl2.

Chọn B


Câu 5:

Nước có tính cứng toàn phần tác dụng với chất nào sau đây thu được kết tủa?

Xem đáp án

Nước có tính cứng toàn phần (Mg2+, Ca2+, HCO3-, Cl-, SO42-) tác dụng với KOH thu được kết tủa:

Mg2+ + HCO3- + OH- → MgCO3 + H2O

Ca2+ + HCO3- + OH- → CaCO3 + H2O

Chọn B


Câu 7:

Trong phản ứng của kim loại nhôm với khí oxi, một phân tử khí oxi nhận bao nhiêu electron?

Xem đáp án

Trong phản ứng của kim loại nhôm với khí oxi, một phân tử khí oxi nhận 4 electron:

O2 + 2.2e → 2O2-

Chọn C


Câu 8:

Công thức của etyl fomat là


Câu 11:

Dung dịch nào sau đây có pH < 7?


Câu 12:

Trong công nghiệp, natri được sản xuất bằng phương pháp nào sau đây?


Câu 13:

Cho m gam glyxin phản ứng vừa đủ với dung dịch KOH thu được 4,52 gam muối. Giá trị của m là:

Xem đáp án

H2NCH2COOH + KOH → H2NCH2COOK + H2O

nGly = nGlyK = 0,04 → mGly = 3 gam

Chọn A


Câu 15:

Chất nào sau đây là chất béo no?


Câu 17:

Chất nào sau đây là amin bậc ba?


Câu 19:

Cho 6,5 gam bột Zn phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M thì thu được m gam kim loại. Giá trị của m là

Xem đáp án

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag

nZn = 0,1; nAg = 0,04 → Kim loại sau phản ứng gồm Ag (0,04) và Zn dư (0,08)

→ m = 9,52 gam

Chọn B


Câu 21:

Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?


Câu 23:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

C sai, polistiren được điều chế bằng phản ứng trùng hợp stiren (C6H5-CH=CH2)

Chọn C


Câu 24:

Thí nghiệm nào sau đây xảy ra phản ứng?

Xem đáp án

D có phản ứng:

Fe2+ + H+ + NO3- → Fe3+ + NO + H2O

Chọn D


Câu 25:

Xà phòng hóa 4 gam este X bằng dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được ancol Y và 4,372 gam muối Z. Tên gọi của X là

Xem đáp án

mRCOOR’ < mRCOONa nên R’ < Na = 23

→ R’ = 15 (-CH3)

nX = (mZ – mX)/(23 – 15) = 0,0465

→ MX = 86 → CH2=CH-COOCH3 (Metyl acrylat)

Chọn C


Câu 26:

Chất X dạng sợi, màu trắng, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật. Thủy phân hoàn toàn X (xúc tác axit) thu được chất Y. Chất Z (có nhiều trong mật ong) là đồng phân cấu tạo của Y. Phát biểu nào sau đây không chính xác?

Xem đáp án

Chất X dạng sợi, màu trắng, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật → X là xenlulozơ.

Thủy phân hoàn toàn X (xúc tác axit) thu được chất Y → Y là glucozơ.

Chất Z (có nhiều trong mật ong) là đồng phân cấu tạo của Y → Z là fructozơ.

C sai, mỗi mắt xích của X có 3 nhóm hidroxyl.

Chọn C


Câu 27:

Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Mg tác dụng oxi thu được 1,2m gam chất rắn Y. Hòa tan vừa hết Y bằng dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được 2,24 khí H2 (đktc) và dung dịch chứa 57,4 gam hỗn hợp muối trung hòa. Giá trị của m là

Xem đáp án

nH2O = nO = (mY – mX)/16 = 0,0125m; nH2 = 0,1

nH2SO4 = x; nHCl = 2x, bảo toàn H:

2x + 2x = 2.0,0125m + 0,1.2 → x = (0,0125m + 0,1)/2

m muối = m + 96(0,0125m + 0,1)/2 + 35,5.2.(0,0125m + 0,1)/2 = 57,4

→ m = 24

Chọn A


Câu 28:

Cho 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, FeCl3, HCl và NaOH. Số dung dịch có khả năng phản ứng được với kim loại Al là

Xem đáp án

Cả 4 dung dịch có khả năng phản ứng được với kim loại Al:

CuSO4 + Al → Al2(SO4)3 + Cu

FeCl3 + Al → AlCl3 + FeCl2

HCl + Al → AlCl3 + H2

NaOH + Al + H2O → NaAlO2 + H2

Chọn B


Câu 29:

Triglixerit X được tạo bởi glixerol và ba axit béo gồm: axit panmitic, axit oleic và axit Y. Hỗn hợp E gồm X và Y, trong đó có % khối lượng oxi là 11,33%. Đốt cháy hoàn toàn m gam E thu được 1,64 mol CO2 và 25,74 gam H2O. Mặt khác, m gam hỗn hợp E tác dụng tối đa với 0,17 mol Br2 trong dung dịch. Phần trăm khối lượng của Y trong E là

Xem đáp án

nH2O = 1,43

mE = m = 1,64.12 + 1,43.2 + 11,33%m → m = 25,42

nX = [nCO2 – (nH2O + nBr2)]/2 = 0,02

nO = 6nX + 2nY = 11,33%m/16 → nY = 0,03

X là (C15H31COO)(C17H33COO)(RCOO)C3H5

Y là RCOOH

→ mE = 0,02(R + 621) + 0,03(R + 45) = 25,42

→ R = 233

→ %Y = 0,03(R + 45)/25,42 = 32,81%

Chọn B


Câu 30:

Hấp thụ hoàn toàn 1,344 lít khí CO2 (đkc) vào 200 ml dung dịch NaOH 0,6M và Ba(OH)2 0,2M thu được kết tủa X và dung dịch Y chứa m gam chất tan. Giá trị của m là bao nhiêu?

Xem đáp án

nCO2 = 0,06

nNaOH = 0,12; nBa(OH)2 = 0,04 → nOH- = 0,2

nOH-/nCO2 > 2 nên tạo CO32- (0,06) và OH- dư (0,08)

→ X là BaCO3 (0,04) và Y chứa Na+ (0,12), CO32- (0,02) và OH- (0,08)

→ m chất tan = 5,32 gam

Chọn C


Câu 31:

Cho các phát biểu sau:

(1) Benzyl axetat có mùi thơm của chuối chín.

(2) Tơ tằm kém bền trong dung dịch kiềm.

(3) Chất béo là nguyên liệu để sản xuất xà phòng và glixerol.

(4) Nhỏ vài giọt dung dịch I2 vào lát cắt của củ khoai lang xuất hiện màu xanh tím.

(5) Nhỏ lòng trắng trứng vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 xuất hiện hợp chất màu tím.

(6) Axit glutamic được sử dụng làm thuốc bổ gan.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

(1) Sai, isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín.

(2) Đúng, do tơ tằm có nhóm peptit dễ bị thủy phân trong kiềm.

(3) Đúng

(4) Đúng, khoai lang chứa nhiều tinh bột nên tạo màu xanh tím với I2.

(5) Đúng, lòng trắng trứng là các protein đơn giản, tan được nên tạo màu tím với Cu(OH)2.

(6) Sai, axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh.

Chọn B


Câu 35:

Cho sơ đồ các phản ứng sau:

(1) X + HCl → Y + H2O

(2) Y + NH3 + H2O → Z + NH4Cl

(3) X + NaOH → T + H2O

Các chất Z, T thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là

Xem đáp án

(1) Al2O3 (X) + HCl → AlCl3 (Y) + H2O

(2) AlCl3 + NH3 + H2O → Al(OH)3 (Z) + NH4Cl

(3) Al2O3 + NaOH → NaAlO2 (T) + H2O

Các chất Z, T thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là Al(OH)3, NaAlO2.

Chọn A


Câu 36:

Hỗn hợp E gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3 và FeS2. Nung 26,24 gam E trong bình kín chứa 0,3 mol O2 thu được chất rắn X (chỉ gồm Fe và các oxit) và 0,2 mol khí SO2. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl nồng độ 7,3% thu được 2,24 lít khí H2 và dung dịch Y. Cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được 0,01 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 136 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của muối FeCl2 trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

X còn Fe dư nên O2 đã phản ứng hết.

Bảo toàn khối lượng → mX = 23,04

nH+ dư = 4nNO = 0,04

Y chứa Fe2+ (a), Fe3+ (b), H+ (0,04) và Cl- (2a + 3b + 0,04)

Bảo toàn electron: nFe2+ = 3nNO + nAg

→ nAg = a – 0,03

→ m↓ = 143,5(2a + 3b + 0,04) + 108(a – 0,03) = 136 (1)

nH2O = nO(X) = c → 56(a + b) + 16c = 23,04 (2)

Bảo toàn H: nHCl = 2nH2O + 2nH2 + nH+ dư = 2c + 0,24

Bảo toàn Cl → 2a + 3b + 0,04 = 2c + 0,24 (3)

(1)(2)(3) → a = 0,12; b = 0,2; c = 0,32

mddY = mX + mddHCl – mH2 = 462,84

→ C%FeCl2 = 127a/462,84 = 3,29%

Chọn B


Câu 37:

Hỗn hợp T gồm ba este mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức), đều được tạo thành từ ancol và axit cacboxylic có mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được H2O và 0,81 mol CO2. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam T bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp E gồm 3 ancol no (có số nguyên tử cacbon liên tiếp) và 20,78 gam hỗn hợp muối F gồm 2 muối có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E thu được 0,43 mol CO2 và 11,88 gam H2O. Đốt cháy toàn bộ F, thu được H2O, Na2CO3 và 10,34 gam CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong T là:

Xem đáp án

Đốt F → nCO2 = 0,235, bảo toàn C → nNa2CO3 = 0,145

Quy đổi F thành COONa (0,29), C (0,09 – Theo bảo toàn C) và H (0,27 – Tính từ mF)

Hai muối cùng C → CH3COONa (0,09) và (COONa)2 (0,1)

Đốt E → nCO2 = 0,43 và nH2O = 0,66

→ nE = nH2O – nCO2 = 0,23

Số C = nCO2/nE = 1,87 → CH3OH, C2 và C3

nO(E) = nCOONa = 0,29 → Ancol đơn (0,17) và ancol đôi (0,06)

Nếu chỉ có CH3OH là ancol đơn → Số C của ancol đôi = (0,43 – 0,17)/0,06 = 4,3: Vô lí

Vậy trong E có 2 ancol đơn:

TH1: CH3OH (0,09), C2H5OH (0,08), C3H6(OH)2 (0,06)

CH3COO-C3H6-OOC-COO-CH3: 0,06 mol

(COOC2H5)2: 0,04 mol → %Y = 28,77%

CH3COOCH3: 0,03 mol

TH2: CH3OH (0,1), C3H7OH (0,07), C2H4(OH)2 (0,06)

CH3COO-C2H4-OOC-COO-CH3: 0,06 mol

CH3OOC-COOC3H7: 0,04 mol → %Y = 28,77%

CH3COOC3H7: 0,03 mol

Chọn B


Câu 38:

Cho E (C4H6O4) và F (C5H8O5) là các chất hữu cơ mạch hở. Cho các chuyển hóa sau:

(1) E + NaOH → X + Y + Z

(2) F + NaOH → X + Y + T

(3) Y + HCl → G + NaCl

Biết X, Y, Z là các hợp chất hữu cơ (MZ < MX < MY). Cho các phát biểu sau:

(a) Chất X có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử hiđro.

(b) Phân tử chất F chứa đồng thời nhóm -OH và nhóm -COOH.

(c) Từ chất T có thể điều chế trực tiếp axit axetic.

(d) Chất F có 2 công thức cấu tạo phù hợp.

(e) 1 mol chất G tác dụng với Na dư thu được tối đa 1 mol khí H2.

(g) Z và T có cùng công thức đơn giản nhất.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

X, Y, Z là các hợp chất hữu cơ (MZ < MX < MY) nên từ (1) ta có:

E là HCOO-CH2-COO-CH3

Z là CH3OH; X là HCOONa và Y là HO-CH2-COONa

→ G là HO-CH2-COOH

(2) → F là HCOO-CH2-COO-CH2-CH2OH

hoặc HCOO-CH2-CH2-OOC-CH2-OH

T là C2H4(OH)2

(a) Đúng, X là CHO2Na

(b) Sai, F có -OH, không có -COOH.

(c) Sai, từ T không tạo trực tiếp CH3COOH được.

(d) Đúng

(e) Đúng, G có 2H linh động nên 1 mol G tạo 1 mol H2.

(g) Sai, CTĐGN của Z là CH4O, của T là CH3O

Chọn B


Câu 39:

Nung 30 gam hỗn hợp E gồm Al và một oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Chia X thành hai phần. Cho phần một vào dung dịch NaOH dư, thu được 0,015 mol khí H2 và còn lại chất rắn Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO3 dư, thu được 0,02 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho phần hai phản ứng tối đa với 0,63 mol H2SO4 trong dung dịch (đặc, nóng), thu được 0,135 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Phần trăm khối lượng Al trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Phần 2: nH2SO4 = 2nSO2 + nO → nO = 0,36

Các chất trong cả 2 phần đều bị oxi hóa lên tối đa nên:

Phần 2 / Phần 1 = 2nSO2 / (3nNO + 2nH2) = 3 lần

→ m phần 2 = 22,5 gam và m phần 1 = 7,5 gam

Quy đổi phần 1 thành Al (a), Fe (b) và O (0,36/3 = 0,12)

m phần 1 = 27a + 56b + 0,12.16 = 7,5

Bảo toàn electron: 3a + 3b = 0,12.2 + 2nH2 + 3nNO

→ a = 0,02; b = 0,09

→ %Al trong E = 27a/7,5 = 7,2%

Chọn A


Câu 40:

Điện phân dung dịch chứa x mol CuSO4, y mol H2SO4 và z mol NaCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân là 100%). Khối lượng dung dịch giảm đi trong quá trình điện phân và khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa trong dung dịch sau điện phân ứng với mỗi thí nghiệm được cho ở bảng dưới đây:

 

Thí nghiệm 1

Thí nghiệm 2

Thí nghiệm 3

Thời gian điện phân (giây)

t

2t

3t

Khối lượng dung dịch giảm (gam)

40,5

68,6

m

Khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa (gam)

6,8

0

20,4

Biết tại catot ion Cu2+ điện phân hết thành Cu trước khi ion H+ điện phân tạo thành khí H2; cường độ dòng điện bằng nhau và không đổi trong các thí nghiệm trên. Giá trị m là bao nhiêu?

Xem đáp án

Lúc 2t giây có mAl2O3 = 0 nên 2 phản ứng sau đây vừa kết thúc:

CuSO4 + 2NaCl → Cu + Cl2 + Na2SO4

H2SO4 + 2NaCl → H2 + Cl2 + Na2SO4

→ nCu = x, nH2 = y và nCl2 = x + y

→ 64x + 2y + 71(x + y) = 68,6 (1)

ne trong 2t giây = 2x + 2y → ne trong t giây = x + y

Lúc t giây đầu tiên: nAl2O3 = 1/15 → nH+ = 0,4

Nếu H+ đã bị điện phân thì nH2 = y – 0,2

→ nCu = x, nH2 = y – 0,2 và nCl2 = x + y – 0,2

→ 64x + 2(y – 0,2) + 71(x + y – 0,2) = 40,5 (2)

(1) – (2) → 14,6 = 28,1: Vô lí, loại.

Vậy lúc t giây H+ chưa bị điện phân → nH+ = 2y = 0,4 (3)

(1)(3) → x = 0,4; y = 0,2

Lúc 3t giây có nAl2O3 = 0,2 → nOH- = 0,4

Trong khoảng t giây (từ 2t đến 3t) nếu Cl- vẫn chưa hết thì ne = x + y = 0,6 → nOH- = 0,6: Vô lí, loại.

Vậy Cl- đã bị điện phân hết, dung dịch lúc này chứa SO42- (x + y = 0,6) và OH- (0,4), bảo toàn điện tích → nNa+ = z = 1,6

Trong 3t giây (ne = 0,6.3 = 1,8)

Catot: nCu = 0,4 → nH2 = 0,5

Anot: nCl2 = 0,8 → nO2 = 0,05

→ m giảm = m = 85 gam

Chọn B


Bắt đầu thi ngay