(2023) Đề thi thử Hóa THPT Thuận Thành 2, Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án
(2023) Đề thi thử Hóa THPT Thuận Thành 2, Bắc Ninh (Lần 1) có đáp án
-
345 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Axit fomic không tác dụng được với dung dịch chất nào sau đây?
Axit fomic không tác dụng được với dung dịch NaCl, còn lại:
HCOOH + NaOH —> HCOONa + H2O
2HCOOH + Na2CO3 —> 2HCOONa + CO2 + H2O
HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O —> (NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + 2Ag
Chọn D
Câu 3:
Ứng với công thức phân tử C3H7NO2 có bao nhiêu đồng phân amino axit?
Ứng với công thức phân tử C3H7NO2 có 2 đồng phân amino axit:
NH2-CH2-CH2-COOH
CH3-CH(NH2)-COOH
Chọn C
Câu 6:
Trong phân tử chất nào sau đây có một nhóm amino (-NH2) và hai nhóm cacboxyl (-COOH)?
Chọn B
Câu 8:
Chất nào sau đây làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh?
C2H5NH2 làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh.
CH3COOH làm quỳ ẩm hóa đỏ, C6H5NH2 có tính bazơ nhưng rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím, NH2CH2COOH có môi trường trung tính.
Chọn C
Câu 9:
Thực hiện phản ứng thủy phân 8,55 gam saccarozơ, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Saccarozơ —> Glucozơ + Fructozơ —> 4Ag
nC12H22O11 = 0,025 —> nAg = 0,1 —> mAg = 10,8
Chọn C
Câu 10:
Cho các chất sau: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. Những chất mà dung dịch có khả năng hòa tan Cu(OH)2 là:
Dung dịch glucozơ, saccarozơ có khả năng hòa tan Cu(OH)2 do phân tử của chúng có nhiều nhóm OH liền kề.
Tinh bột và xenlulozơ cũng có nhiều OH nhưng chúng ở dạng polime, phân tử rất lớn nên không còn khả năng phản ứng với Cu(OH)2.
Chọn D
Câu 11:
Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp glyxin và alanin trong O2, thu được H2O, CO2 và 3,36 lít N2. Giá trị của a là
nN2 = 0,15, bảo toàn N —> a = 2nN2 = 0,3
Chọn D
Câu 15:
Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X trong dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm gồm natri axetat và ancol Y. Công thức của Y là
Y là C2H5OH:
CH3COOC2H5 + NaOH —> CH3COONa + C2H5OH
Chọn C
Câu 16:
Axit stearic là một axit béo có nhiều trong mỡ động vật. Công thức của axit stearic là
Chọn C
Câu 19:
Xà phòng hóa hoàn toàn 7,4 gam etyl fomat bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được m gam ancol. Giá trị của m là
HCOOC2H5 + NaOH —> HCOONa + C2H5OH
nC2H5OH = nHCOOC2H5 = 0,1
—> mC2H5OH = 4,6 gam
Chọn A
Câu 23:
Cho 45 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 100% thu được bao nhiêu gam C2H5OH?
C6H12O6 —> 2C2H5OH + 2CO2
—> mC2H5OH = 45.2.46/180 = 23 gam
Chọn B
Câu 24:
Anđehit thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào?
Anđehit thể hiện tính khử khi tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3: Anđehit khử Ag+ thành Ag.
Chọn B
Câu 26:
Cho 12 gam axit axetic tác dụng với 9,2 gam rượu etylic đun nóng và có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác (hiệu suất 100%) khối lượng etyl axetat là
CH3COOH + C2H5OH —> CH3COOC2H5 + H2O
nCH3COOH = nC2H5OH = 0,2 —> nCH3COOC2H5 = 0,2
—> mCH3COOC2H5 = 17,6 gam
Chọn C
Câu 29:
Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
– Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
– Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 – 6 phút ở 65 – 70°C.
– Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(1) H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
(2) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
(3) Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
(4) Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
(5) Thí nghiệm trên có thể dùng để đều chế phenyl axetat từ phenol và axit axetic.
(6) Có thể thay H2SO4 đặc bằng HNO3 đặc.
Số phát biểu đúng là
(1) Đúng, H2SO4 đặc làm chất xúc tác và chất hút nước làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
(2) Sai, dung dịch NaCl có tỉ khối lớn làm tăng sự chênh lệch tỉ khối phần dung dịch so với este, giúp este nổi lên nhanh hơn.
(3) Đúng, phản ứng thuận nghịch nên các chất tham gia đều còn dư
(4) Đúng, este không tan, nhẹ hơn và nổi lên trên
(5) Sai, C6H5OH không phản ứng với CH3COOH
(6) Sai, HNO3 đặc không có khả năng xúc tác.
Chọn D
Câu 30:
Dẫn 0,015 mol hỗn hợp X gồm CO2 và hơi nước qua than nóng đỏ thu được 0,03 mol hỗn hợp khí Y gồm H2, CO và CO2. Cho Y đi qua ống sứ đựng 12 gam hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 (dư, đun nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
nC phản ứng = nY – nX = 0,015
—> nO bị lấy = 2nC phản ứng = 0,03
—> m rắn = 12 – mO bị lấy = 11,52 gam
Chọn A
Câu 31:
Cho hỗn hợp A gồm 0,1 mol alanin và 0,15 mol glyxin tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho X phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
nNaOH = 0,3
Muối gồm AlaHCl (0,1), GlyHCl (0,15) và NaCl (0,3)
—> m muối = 46,825 gam
Chọn D
Câu 32:
Polisaccarit X là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không mùi vị. X có nhiều trong bông nõn, gỗ, đay, gai. Thủy phân X thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây đúng?
Polisaccarit X là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không mùi vị. X có nhiều trong bông nõn, gỗ, đay, gai —> X là xenlulozơ.
Thủy phân X thu được monosaccarit Y —> Y là glucozơ:
(C6H10O5)n + nH2O —> nC6H12O6
A. Sai, X có mạch không phân nhánh
B. Sai, MY = 180
C. Sai, Y tan tốt trong nước lạnh
D. Đúng:
CH2OH-(CHOH)4-CHO + AgNO3 + NH3 + H2O —> CH2OH-(CHOH)4-COONH4 (amoni gluconat) + NH4NO3 + Ag
Chọn D
Câu 33:
Cho các phát biểu sau:
(a) Tinh bột, xenlulozơ khi thủy phân hoàn toàn đều thu được một loại monosaccarit.
(b) Dung dịch etylamin làm quỳ tím đổi sang màu xanh.
(c) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
(d) Anilin làm cho dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
(e) Dầu thực vật và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng, tinh bột, xenlulozơ khi thủy phân hoàn toàn đều thu được glucozơ.
(b) Đúng, C2H5NH2 có tính bazơ mạnh hơn NH3, dung dịch của nó làm quỳ tím hóa xanh.
(c) Đúng
(d) Sai, anilin có tính bazơ rất yếu, không làm đổi màu phenolphtalein.
(e) Sai, dầu thực vật có thành phần chính là chất béo (C, H, O), mỡ bôi trơn có thành phần chính là hidrocacbon (C, H)
Chọn A
Câu 34:
Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và ankan Y, trong đó số mol X lớn hơn số mol Y. Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol E cần dùng vừa đủ 0,67 mol O2, thu được N2, CO2 và 0,54 mol H2O. Khối lượng của X trong 7,28 gam hỗn hợp E là
X = xCH2 + H2 + ?NH
Y = yCH2 + H2
Quy đổi E thành H2 (0,09), CH2 (a) và NH (b)
nO2 = 0,09.0,5 + 1,5a + 0,25b = 0,67
nH2O = 0,09 + a + 0,5b = 0,54
—> a = 0,4; b = 0,1 —> mE = 7,28
nX > nY —> 0,045 < nX < 0,09
—> Số N = b/nX —> 1,11 < Số N < 2,22
—> N = 2 là nghiệm duy nhất
—> nX = b/2 = 0,05 và nY = 0,04
nCH2 = 0,05x + 0,04y = 0,4 —> 5x + 4y = 40
—> x = 4, y = 5 là nghiệm duy nhất
X là C4H12N2 (0,05) và Y là C5H12 (0,04)
—> mX = 4,4 gam
Chọn C
Câu 35:
Hai este X, Y có cùng công thức phân tử C8H8O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 6,8 gam hỗn hợp gồm X và Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,06 mol, thu được dung dịch Z chứa 4,7 gam ba muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic có phân tử khối lớn hơn trong Z là
nEste = 0,05; nNaOH = 0,06
—> X là este của phenol (x mol) và Y là este của ancol (y mol)
x + y = 0,05 & nNaOH = 2x + y = 0,06
—> x = 0,01 và y = 0,04
(X, Y) + NaOH —> Muối + Ancol + H2O
Bảo toàn khối lượng —> m ancol = 4,32
n ancol = y = 0,04
—> M ancol = 108: C6H5-CH2OH
Vậy Y là HCOO-CH2-C6H5
Để tạo 3 muối thì X phải là CH3-COO-C6H5
—> nCH3COONa = x = 0,01
—> mCH3COONa = 0,82
Chọn B
Câu 36:
Este X hai chức mạch hở có công thức phân tử C7H10O4. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được ancol Y và hai chất hữu cơ Z và T (MZ < MY < MT). Y tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường, tạo dung dịch màu xanh lam. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất Z có phản ứng tráng gương.
(b) Có hai công thức cấu tạo phù hợp với chất X.
(c) Chất T làm mất màu nước brom.
(d) Chất Y là propan-1,2-điol.
(e) Nung chất T với NaOH và CaO ở nhiệt độ cao, thu được khí etilen.
(f) Đốt cháy 0,1 mol Z cần vừa đủ 0,075 mol O2 (hiệu suất phản ứng 100%).
Số phát biểu đúng là :
Do MZ < MY < MT và Y có 2OH kề nhau nên X là
HCOO-CH2-CH(CH3)-OOC-CH=CH2
HCOO-CH(CH3)-CH2-OOC-CH=CH2
Z là HCOONa (68)
Y là CH3-CHOH-CHOH (76)
T là CH2=CH-COONa
(a) Đúng
(b) Đúng
(c) Đúng: CH2=CH-COONa + Br2 —> CH2Br-CHBr-COONa
(d) Đúng
(e) Đúng:
CH2=CH-COONa + NaOH (CaO, t°) —> CH2=CH2 + Na2CO3
(f) Sai, đốt 0,1 mol Z cần 0,05 mol O2:
2HCOONa + O2 —> CO2 + H2O + Na2CO3
Chọn A
Câu 37:
Hỗn hợp X chứa 0,06 mol vinyl axetilen; 0,06 mol buten và H2. Đun nóng hỗn hợp X có mặt Ni làm xúc tác một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng x. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Br2 (dư), thấy khối lượng Br2 đã phản ứng là 19,2 gam và thoát ra 2,24 lít khí Z (ở đktc) có tỉ khối so với He bằng 6,1. Giá trị của x là
Z gồm C4H10 (u) và H2 (v)
nZ = u + v = 0,1 và mZ = 58u + 2v = 0,1.4.6,1
—> u = 0,04; v = 0,06
Bảo toàn pi: 3nC4H4 + nC4H8 = nH2 phản ứng + nBr2
—> nH2 phản ứng = 0,12 —> nH2 ban đầu = 0,18
—> mY = mX = 6,84
nY = nX – nH2 phản ứng = 0,18
—> MY = 38 —> dY/H2 = 19
Chọn B
Câu 38:
Hỗn hợp T gồm triglixerit X, axit panmitic và axit stearic. Đốt cháy hoàn toàn m gam T, thu được 1,29 mol CO2 và 1,25 mol H2O. Mặt khác, cho m gam T phản ứng vừa đủ với 0,08 mol KOH, thu được a gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của a là
nO(T) = 2nKOH = 0,16
—> mT = mC + mH + mO = 20,54
Các axit béo đều no nên nX = (nCO2 – nH2O)/2 = 0,02
—> nC3H5(OH)3 = 0,02 và nH2O = 0,08 – 0,02.3 = 0,02
Bảo toàn khối lượng:
mT + mKOH = m muối + mC3H5(OH)3 + mH2O
—> m muối = 22,82 gam
Chọn C
Câu 39:
Este X có công thức phân tử là C4H6O2. Thủy phân X trong môi trường axit, thu được 2 chất đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X là
Thủy phân C4H6O2 —> Các sản phẩm đều tráng gương nên X là: HCOO-CH=CH-CH3
Các sản phẩm thủy phân gồm HCOOH và CH3-CH2-CHO.
Chọn A
Câu 40:
Cho hỗn hợp E gồm 2 ancol đơn chức X, Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY) phản ứng với CuO nung nóng, thu được 5,4 gam H2O và hỗn hợp hơi Z (gồm 2 anđehit tương ứng và 2 ancol dư). Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 10,5 gam H2O. Mặt khác cho toàn bộ lượng Z trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, kết thúc các phản ứng thu được 1,1 mol Ag. Hiệu suất tạo anđehit của X là:
Đốt E —> nCO2 = 0,5 và nH2O = (5,4 + 10,5)/18 = 53/60
—> nE = nH2O – nCO2 = 23/60
—> Số C = nCO2/nE = 30/23
—> E gồm CH3OH (4/15) và C2H5OH (7/60)
Z chứa HCHO (x) và CH3CHO (y)
—> nH2O = x + y = 0,3 và nAg = 4x + 2y = 1,1
—> x = 0,25; y = 0,05
Hiệu suất tạo anđehit của CH3OH là x/(4/15) = 93,75%
Chọn C