Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Hóa học (2023) Đề thi thử Hóa THPT Nguyễn Khuyến- Lê Thánh Tông, Hồ Chí Minh (Đề 2) có đáp án

(2023) Đề thi thử Hóa THPT Nguyễn Khuyến- Lê Thánh Tông, Hồ Chí Minh (Đề 2) có đáp án

(2023) Đề thi thử Hóa THPT Nguyễn Khuyến- Lê Thánh Tông, Hồ Chí Minh (Đề 2) có đáp án

  • 744 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Cho dung dịch I2 vào hồ tinh bột, thu được dung dịch có màu


Câu 7:

Tơ nào sau đây được điều chế bằng phương pháp trùng hợp?


Câu 8:

Cho lượng dư kim loại nào sau đây vào dung dịch FeCl3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa hai muối?

Xem đáp án

A. Fe dư + FeCl3 → FeCl2

B. Zn dư + FeCl3 → ZnCl2 + Fe

C. Mg dư + FeCl3 → MgCl2 + Fe

D. Cu dư + FeCl3 → FeCl2 + CuCl2


Câu 9:

Cho 13,44 gam kim loại M tác dụng với khí Cl2 dư, thu được 53,2 gam muối. Kim loại M là

Xem đáp án

nCl2 = (m muối – mM)/71 = 0,56

Kim loại M hóa trị x, bảo toàn electron:

13,44x/M = 0,56.2 → M = 12x

→ x = 2, M = 24: M là Mg


Câu 10:

Công thức hoá học của muối sắt (II) sunfat?


Câu 11:

Hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ không no?

Xem đáp án

Triolein (C17H33COO)3C3H5 là hợp chất hữu cơ không no, phân tử có 3 liên kết π C=C.


Câu 12:

Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại

Xem đáp án

Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép (thành phần chính là Fe) người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại Zn vì Zn có tính khử mạnh hơn Fe nên Zn là cực âm và bị ăn mòn, Fe là cực dương và được bảo vệ.


Câu 13:

Chất ứng với công thức cấu tạo nào sau đây là amin bậc hai?

Xem đáp án

Khi thay thế 2H trong NH3 bởi 2 gốc hiđrocacbon ta được amin bậc II → CH3NHCH3 là amin bậc II.


Câu 14:

Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion


Câu 15:

Tên gọi nào sau đây là của este CH2=CH-COO-CH3?


Câu 16:

Hợp chất nào sau đây có màu đỏ thẫm?


Câu 17:

Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, ta cần sử dụng hóa chất nào sau đây để khử độc thủy ngân?

Xem đáp án

Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là lưu huỳnh, vì Hg và S phản ứng ở điều kiện thường, tạo sản phẩm rắn HgS ít độc hơn và dễ thu dọn hơn:

Hg + S → HgS


Câu 21:

Đốt cháy hoàn toàn m gam xenlulozơ cần dùng a mol O2 thu được CO2 và 2,7 gam H2O. Giá trị của a là

Xem đáp án

(C6H10O5)n + 6nO2 → 6nCO2 + 5nH2O

nH2O = 0,15 → nO2 = 0,18


Câu 22:

Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaHCO3 sinh ra kết tủa?

Xem đáp án

A. Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2O

B. HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O

C, D. Không phản ứng.


Câu 24:

Nhiệt phân hoàn toàn 20 gam đá vôi (có chứa 10% tạp chất không bị nhiệt phân còn lại là CaCO3), thu được khối lượng chất rắn là

Xem đáp án

CaCO3 → CaO + CO2

nCaCO3 = 20.90%/100 = 0,18 → nCO2 = 0,18

m rắn = 20 – mCO2 = 12,08 gam


Câu 25:

Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt (II) khi kết thúc phản ứng?

Xem đáp án

A. Fe + Cl2 → FeCl3

B. HCl + Fe(OH)2 → FeCl2 + H2O

C. Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O

D. Fe + H2SO4 đặc nóng dư → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O.


Câu 26:

Hoà tan hoàn toàn 7,3 gam hỗn hợp X gồm Na và Al vào nước thu được dung dịch Y chứa hai chất tan có cùng nồng độ mol và V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

Xem đáp án

Y chứa hai chất tan có cùng nồng độ mol là NaAlO2 (x) và NaOH (x)

→ X gồm Na (2x) và Al (x)

mX = 23.2x + 27x = 7,3 → x = 0,1

nH2 = 0,5nNa + 1,5nAl = 0,25 → V = 5,6 lít


Câu 27:

Thí nghiệm không thu được kim loại sau khi kết thúc phản ứng?

Xem đáp án

A. Cu(NO3)2 → CuO + NO2 + O2

B. FeCl2 + AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + AgCl + Ag

C. H2 + Fe2O3 → Fe + CO2

D. Al2O3 đpnc → Al + O2


Câu 29:

Cho sơ đồ các phản ứng sau:

(1) CO2 (dư) + Ca(OH)2 → X

(2) NaOH + X → Y + Z + H2O

(3) NaOH (dư) + X → Y + T + H2O

Hai chất X, T thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là

Xem đáp án

(1) CO2 (dư) + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

(2) NaOH + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + NaHCO3 + H2O

(3) 2NaOH (dư) + Ca(HCO3)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O

Hai chất X, T thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là Ca(HCO3)2, Na2CO3.


Câu 30:

Phát biểu nào dưới đây là sai

Xem đáp án

A. Đúng

B. Sai: Cr + HCl → CrCl2 + H2

C. Đúng: Fe2O3 không tạo khí, Fe3O4 có tạo khí khi tác dụng với HNO3.

D. Đúng


Câu 32:

Phát biểu nào sau đây đúng

Xem đáp án

A. Sai, Lys (C6H14N2O2) làm quỳ tím hóa xanh do phân tử Lys có 2NH2 và 1COOH.

B. Sai, trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển hóa qua lại với glucozơ.

C. Đúng, tristearin (C17H35COO)3C3H5 là chất béo no, là chất rắn ở điều kiện thường.

D. Sai, sản phẩm của trùng hợp buta-1,3-đien thuộc nhóm vật liệu cao su.


Câu 33:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Fe, FexOy vào dung dịch HCl dư, thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch chứa 57,9 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch chứa 1,05 mol H2SO4 (đặc) đun nóng, thu được dung dịch Y và 0,25 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất S+6). Cho 550 ml dung dịch NaOH 1M vào Y, sau khi phản ứng kết thúc thu được 5,35 gam một chất kết tủa. Giá trị của V là

Xem đáp án

Giả sử Y chứa Fe3+ → nFe(OH)3 = 0,05

nNaOH = 0,55 = 3nFe(OH)3 + nH+

→ nH+ = 0,4 > 0: Điều giả sử là đúng

Y chứa H+ (0,4), SO42- (1,05 – 0,25 = 0,8), bảo toàn điện tích → nFe3+ = 0,4

Quy đổi X thành Fe (0,4) và O, bảo toàn electron:

3nFe = 2nO + 2nSO2 → nO = 0,35

X + HCl → FeCl2 (u) và FeCl3 (v)

→ 127u + 162,5v = 57,9 và u + v = 0,4

→ u = v = 0,2

nHCl phản ứng = 2u + 3v = 1

nH2O = nO = 0,35, bảo toàn H → nH2 = 0,15

→ V = 3,36 lít


Câu 36:

Cho các phát biểu sau:

(a) Dầu mỡ để lâu bị ôi do chất béo bị oxi hoá bởi oxi trong không khí.

(b) Đậu hũ (đậu phụ) là sản phẩm của quá trình đông tụ protêin thực vật.

(c) Metan (CH4) là thành phần chính của khí thiên nhiên.

(d) Nước ép của quả nho chín có phản ứng màu biurê.

(e) Xenlulozơ là thành phần chính của tơ tằm.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

(a) Đúng

(b) Đúng, nước đậu nành chứa protein hòa tan sẽ bị đông tụ bởi axit tạo đậu phụ.

(c) Đúng

(d) Sai, nước ép nho chín chứa chủ yếu nước và một số loại đường, hầu như không có protein hòa tan nên không có phản ứng màu biurê.

(e) Sai, thành phần chính của tơ tằm là protein đơn giản.


Câu 37:

Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp KCl (x mol) và CuSO4 (y mol) với điện cực trơ, màng ngăn, dòng điện có cường độ ổn định, sau một thời gian thu được dung dịch Y. Tùy thuộc vào thời gian điện phân mà dung dịch Y có thể hòa tan tối đa các lượng bột nhôm oxit (Al2O3) khác nhau. Kết quả thu được như sau:

Thời gian điện phân (giờ)

t

2t

a

Khối lượng Al2O3 bị hòa tan (gam)

0,00

8,16

23,46

Tổng số mol khí thoát ra

b

0,44

0,785

Cho biết 2t < a < 3,6t và xem như các khí tạo ra không tan trong nước, hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Tỉ lệ của x : y gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Lúc t giây Y không hòa tan được Al2O3 nên catot chưa có H2, anot chưa có O2 → nCu = nCl2 = b

TH1: Chất hòa tan Al2O3 là OH-.

Lúc 2t: nAl2O3 = 0,08 → nOH- = 0,16

Catot: nCu = y và nH2 = nOH-/2 = 0,08

Anot: nCl2 = y + 0,08

n khí tổng = y + 0,08 + 0,08 = 0,44 → y = 0,28

→ ne trong 2t giờ = 0,72 → ne trong t giờ = 0,36

Lúc a giờ: nAl2O3 = 0,23 → nOH- = 0,46

Nếu anot chưa có O2 thì tại catot: nCu = 0,28 và nH2 = nOH-/2 = 0,23

→ Anot: nCl2 = 0,51

n khí tổng = 0,51 + 0,23 = 0,74 ≠ 0,785: Loại

Vậy anot đã có O2, dung dịch Y chứa K+ (x), SO42- (0,28), OH- (0,46), bảo toàn điện tích → x = 1,02

Catot: nCu = 0,28 và nH2 = u

Anot: nCl2 = 0,51 và nO2 = v

Bảo toàn electron: 2u + 0,28.2 = 4v + 0,51.2

n khí tổng = u + v + 0,51 = 0,785

→ u = 0,26; v = 0,015

→ ne trong a giờ = 2nCu + 2nH2 = 1,08

Nghiệm thỏa mãn giả thiết 0,36.2 < ne trong a giờ < 0,36.3,6

→ x : y = 1,02/0,28 = 3,64

TH2: Chất hòa tan Al2O3 là H+.

Lúc 2t: nAl2O3 = 0,08 → nH+ = 0,48

Anot: nCl2 = 0,5x và nO2 = nH+/4 = 0,12

n khí tổng 0,5x + 0,12 = 0,44 → x = 0,64

Lúc a giờ: nAl2O3 = 0,23 → nH+ = 1,38

Nếu catot chưa có H2 thì tại anot: nCl2 = 0,32 và nO2 = nH+/4 = 0,345

→ n khí tổng = 0,32 + 0,345 ≠ 0,785: Loại

Vậy catot đã có H2, dung dịch Y chứa K+ (0,64), SO42- (y), H+ (1,38), bảo toàn điện tích → y = 1,01

Catot: nCu = 1,01 và nH2 = u

Anot: nCl2 = 0,32 và nO2 = v

Bảo toàn electron: 2u + 1,01.2 = 4v + 0,32.2

n khí tổng = u + v + 0,32 = 0,785

→ u = 0,08; v = 0,385

→ ne trong a giờ = 2nCu + 2nH2 = 2,18

Nghiệm không thỏa mãn giả thiết 0,36.2 < ne trong a giờ < 0,36.3,6 nên loại.


Câu 38:

Este E mạch hở tạo từ axit cacboxylic và ancol, công thức phân tử có dạng Cn+2HmOn. Từ E thực hiện sơ đồ phản ứng sau:

(1) E + NaOH → X + Y + Z

(2) X + H2SO4 → T + Na2SO4

(3) Z + H2SO4 → F + Na2SO4

Biết rằng E chỉ chứa một loại nhóm chức và MX < MY < MZ. Nếu đem đốt cháy hoàn toàn chất Y cần dùng 3,5a mol O2, thu được số mol CO2 ít hơn số mol H2O là a mol. Cho các nhận xét sau:

(a) Chất E có ba đồng phân cấu tạo thoã mãn.

(b) Z tác dụng với AgNO3 trong NH3 cho kết tủa màu vàng nhạt.

(c) Chất Y thuộc cùng dãy đồng đẳng với etilenglicol.

(d) Chất T được sử dụng để điều chế khí CO trong phòng thí nghiệm.

(e) Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X và Z thu được 0,5 mol H2O.

Số nhận xét đúng là

Xem đáp án

Đốt Y có nH2O > nCO2 nên Y là ancol no, dạng Cn’H2n’+2Ot.

Tự chọn a = 1 → nY = 1 → nO2 = 1,5n’ + 0,5 – 0,5t = 3,5

→ 3n’ – t = 6 → n’ = t = 3 là nghiệm phù hợp, Y là C3H5(OH)3

E là este 3 chức nên n = 6 → E dạng C8HmO6

Từ E tạo 2 muối X, Z với MX < 92 < MZ nên E là:

(HCOO)2(C2H5COO)C3H5 (×2)

(HCOO)2(C2H3COO)C3H5 (×2)

X là HCOONa; T là HCOOH

Z là C2H5COONa hoặc C2H3COONa; F tương ứng là C2H5COOH hoặc C2H3COOH

(a) Sai, E có 2 cặp đồng phân.

(b) Sai, Z không phản ứng với AgNO3 trong NH3.

(c) Sai,C3H5(OH)3 và C2H4(OH)2 không cùng dãy đồng đẳng.

(d) Đúng: HCOOH → CO + H2O (H2SO4 đặc)

(e) Sai.


Câu 39:

Nung nóng m gam E (muối ngậm nước của kim loại X) đến khối lượng không đổi được 12,15 gam chất rắn Y và 32,4 gam hỗn hợp Z gồm khí và hơi. Hấp thụ hoàn toàn Z vào 160 gam dung dịch NaOH 7,5% được dung dịch T chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 13,254%. Biết rằng quá trình nhiệt phân không làm thay đổi số oxi hoá của X. Tổng số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử muối E là?

Xem đáp án

nNaOH = 160.7,5%/40 = 0,3

→ m muối thu được = 13,254%(160 + 32,4) = 25,5

Muối khan có k nguyên tử Na → n muối = 0,3/k

→ M muối = 25,5k/0,3 = 85k

→ k = 1, M muối = 85: Muối là NaNO3 (0,3)

Z + NaOH tạo NaNO3 → Z gồm NO2 (0,3), O2 (0,3/4 = 0,075) và hơi H2O (0,9)

mX = mE – mNO3- – mH2O = 9,75 (Trong đó nNO3- = nNO2 và mE = mY + mZ)

Kim loại X hóa trị x, bảo toàn điện tích:

9,75x/X = 0,3 → X = 32,5x → x = 2, X = 65: X là Zn

E là Zn(NO3)2.6H2O → Tổng 27 nguyên tử.


Câu 40:

Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ < 180). Đốt cháy hoàn toàn 17,94 gam hỗn hợp E thu được CO2 và 0,53 mol H2O. Thuỷ phân hoàn toàn 17,94 gam hỗn hợp E trong dung dịch NaOH thu được 0,18 mol hỗn hợp hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và 22,78 gam chất rắn T. Nếu đem đốt cháy hoàn toàn 22,78 gam chất rắn T cần dùng vừa đủ 5,04 lít O2 (đktc) thu được CO2, H2O và 0,15 mol Na2CO3. Thành phần phần trăm về khối lượng của este Y có trong hỗn hợp E là

Xem đáp án

nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,3 < 2nAncol nên các ancol đều đơn chức.

Bảo toàn khối lượng → mAncol = 7,16

→ M ancol = 39,78 → CH3OH (0,08) và C2H5OH (0,1)

Bảo toàn H → nH2O đốt T = 0,22

Bảo toàn khối lượng → nCO2 đốt T = 0,23

Bảo toàn O → nO(T) = 0,68

T chứa C (0,38), H (0,44), O (0,68), Na (0,3)

MX < MY < MZ < 180 và các ancol đều đơn chức → Muối tối đa 2COONa.

nO > 2nNa nên phải có muối chứa nhóm OH và muối này phải có số mol bằng 1 trong 2 ancol trên.

(Làm mò) → HOCH2COONa (0,1), HCOONa (0,12), (COONa)2 (0,03), NaOH dư (0,02)

E gồm:

X là HCOOCH3: 0,02 mol

Y là (COOCH3)2: 0,03 mol → %Y = 19,73%

Z là HCOOCH2COOC2H5: 0,1 mol


Bắt đầu thi ngay