(2023) Đề thi thử Hóa Sở GD Bắc Ninh (Lần 3) có đáp án
-
515 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Số nguyên tử cacbon trong phân tử axit panmitic là
Axit panmitic là C15H31COOH —> Có 16C
Chọn B
Câu 4:
Chất nào sau đây làm quỳ tím ẩm hóa đỏ và tác dụng với Na sinh ra khí H2?
Axit fomic (HCOOH) làm quỳ tím ẩm hóa đỏ và tác dụng với Na sinh ra khí H2:
HCOOH + Na —> HCOONa + H2
Chọn C
Câu 5:
Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH?
Etylamin không phản ứng với dung dịch NaOH.
HCOOC2H5 + NaOH —> HCOONa + C2H5OH
H2N-C3H5(COOH)2 + NaOH —> H2N-C3H5(COONa)2 + H2O
C6H5OH + NaOH —> C6H5ONa + H2O
Chọn B
Câu 9:
Cồn được sử dụng rộng rãi để pha chế nước rửa tay khô. Trên nhãn một chai cồn y tế ghi "cồn 70°", nghĩa là cứ 100 ml cồn trong chai có 70 ml etanol nguyên chất. Công thức của etanol là
Chọn D
Câu 12:
Ở trạng thái rắn, hợp chất X tạo thành một khối trắng gọi là “nước đã khô". Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm. Chất X là
Chọn B
Câu 16:
Chất đồng đẳng với CH4 là
Chất đồng đẳng với CH4 là C2H6 vì hai chất này cùng thành phần nguyên tố và C2H6 hơn CH4 một nhóm CH2.
Chọn D
Câu 17:
Khi cho 6,0 gam axit axetic tác dụng với 4,8 gam ancol metylic với xúc tác axit sunfuric đặc, đun nóng thu được m gam metyl axetat. Biết hiệu suất phản ứng 80%. Giá trị của m là
CH3COOH + CH3OH ⇌ CH3COOCH3 + H2O
nCH3COOH = 0,1; nCH3OH = 0,15
H = 80% —> nCH3COOCH3 = 0,1.80% = 0,08
—> mCH3COOCH3 = 5,92 gam
Chọn B
Câu 18:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đúng, tính dẫn điện Ag > Cu > Au > Al > Fe
B. Sai, NaH2PO4 là muối axit vì gốc axit còn khả năng nhường proton.
C. Sai, CO2 không phản ứng với Ca(HCO3)2
D. Sai, CO không khử được MgO. CO khử được oxit kim loại đứng sau Al.
Chọn A
Câu 19:
Cho 4,6 gam kim loại Na tác dụng hết với H2O dư, thu được V lít khí H2. Giá trị của V là
2Na + 2H2O —> 2NaOH + H2
nNa = 0,2 —> nH2 = 0,1 —> V = 2,24 lít
Chọn B
Câu 20:
Cho các chất sau: lysin, metylamin, anilin, Ala-Ala. Có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch HCl?
Cả 4 chất đều tác dụng với dung dịch HCl:
(NH2)2C5H9-COOH + 2HCl —> (NH3Cl)C5H9-COOH
CH3NH2 + HCl —> CH3NH3Cl
C6H5NH2 + HCl —> C6H5NH3Cl
Ala-Ala + H2O + 2HCl —> 2AlaHCl
Chọn D
Câu 21:
Đốt cháy hoàn toàn m gam xenlulozơ, thu được CO2 và 2,7 gam H2O. Giá trị của m là
(C6H10O5)n + 6nO2 —> 6nCO2 + 5nH2O
nH2O = 0,15 —> nC = nCO2 = 0,18
—> m = mC + mH2O = 4,86
Chọn B
Câu 22:
Saccarozơ là chất rắn, kết tinh, có vị ngọt và chứa nhiều trong cây mía. Công thức phân tử của saccarozơ là
Chọn B
Câu 23:
Có bao nhiêu tơ tổng hợp trong các tơ: capron, xenlulozơ axetat, nitron, nilon-6,6?
Có 3 tơ tổng hợp trong các tơ trên, trừ xenlulozơ axetat là tơ bán tổng hợp.
Chọn C
Câu 24:
Đun nóng 0,1 mol tristearin với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được m gam muối. Giá trị của m là
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH —> 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
—> nC17H35COONa = 0,3 —> m = 91,8 gam
Chọn B
Câu 25:
Thủy phân hoàn toàn metyl propionat trong dung dịch NaOH dư, sản phẩm tạo ra là
C2H5COOCH3 + NaOH —> C2H5COONa + CH3OH
Chọn C
Câu 26:
Glyxin không tác dụng với
Glyxin không tác dụng với K2SO4. Với các chất còn lại:
H2N-CH2-COOH + HCl —> ClH3N-CH2-COOH
H2N-CH2-COOH + KOH —> H2N-CH2-COOK + H2O
H2N-CH2-COOH + NaOH —> H2N-CH2-COONa + H2O
Chọn B
Câu 27:
Cặp dung dịch chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra chất khí?
A. NaOH + H2SO4 —> Na2SO4 + H2O
B. NH4Cl + AgNO3 —> AgCl + NH4NO3
C. Không phản ứng
D. Ba(OH)2 + NH4Cl —> BaCl2 + NH3↑ + H2O
Chọn D
Câu 28:
Cho từ từ đến dư kim loại X vào dung dịch FeCl3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm kim loại Fe và X dư. X là kim loại nào sau đây?
X là Mg:
Mg + FeCl3 —> MgCl2 + FeCl2
Mg + FeCl2 —> MgCl2 + Fe
Fe, Cu chỉ khử được Fe3+ xuống Fe2+, còn Na khử H2O trước.
Chọn C
Câu 29:
Cho sơ đồ phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol:
E + 2NaOH → X + Y + Z
X + HCl → F + NaCl
Y + HCl → T + NaCl
Biết: E, Z, F, T đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở (MZ < MF < MT). Trong phân tử E chỉ chứa nhóm chức este và có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất F không có phản ứng tráng bạc.
(b) Từ chất Z có thể điều chế trực tiếp được CH3COOH bằng 1 phản ứng.
(c) Chất E có hai công thức cấu tạo thỏa mãn sơ đồ trên.
(d) Nhiệt độ sôi của chất Z cao hơn nhiệt độ sôi của C2H5OH.
(e) Cho 1 mol chất T phản ứng với lượng dư kim loại Na, thu được 1 mol H2.
Số phát biểu đúng là
E no, mạch hở, chỉ có chức este, cộng 2NaOH —> E có 4 oxi
E có số C = số O —> E là C4H6O4
X, Y đều chứa 1Na nên E là HCOO-CH2-COO-CH3
MZ < MF < MT nên:
X là HCOONa; F là HCOOH
Y là HOCH2COONa; T là HOCH2COOH
Z là CH3OH
(a) Sai, F (HCOOH) có tráng bạc.
(b) Đúng: CH3OH + CO —> CH3COOH
(c) Sai, E có 1 cấu tạo duy nhất.
(d) Sai, Z cùng dãy đồng đẳng với C2H5OH nhưng Z ít C hơn nên nhiệt độ sôi của Z nhỏ hơn.
(e) Đúng: HOCH2COOH + 2Na —> NaOCH2COONa + H2
Chọn A
Câu 30:
Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch amoniac làm phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu hồng.
(b) Kim loại nhôm không tan trong dung dịch H2SO4 đặc nóng.
(c) Kim loại vàng có tính dẻo lớn hơn kim loại sắt.
(d) Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch chứa hai muối.
(e) Kim loại Cu oxi hoá được ion Fe3+ trong dung dịch.
(f) Thành phần chính của supephophat kép là CaSO4 và Ca(H2PO4)2.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng, dung dịch NH3 có tính kiềm nên làm phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu hồng.
(b) Sai, Al không tan trong H2SO4 đặc nguội nhưng tan được trong dung dịch H2SO4 đặc nóng.
(c) Đúng
(d) Sai: Fe dư + AgNO3 —> Fe(NO3)2 + Ag
(e) Sai, Cu khử được Fe3+ trong dung dịch:
Cu + Fe3+ —> Cu2+ + Fe2+
(f) Sai, thành phần chính của supephophat kép là Ca(H2PO4)2 (CaSO4 đã bị loại bỏ)
Chọn D
Câu 31:
Cho m gam P2O5 vào 100 ml dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 0,5M thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được 8,12 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là
nNaOH = 0,1; nKOH = 0,05
m muối đạt giá trị nhỏ nhất khi tạo Na3PO4 (0,1/3) và K3PO4 (0,05/3)
—> m muối min = 9 > 8,12 —> Phải có kiềm dư —> H3PO4 phản ứng hết.
nH3PO4 = x —> nH2O = 3x, bảo toàn khối lượng:
98x + 0,1.40 + 0,05.56 = 8,12 + 18.3x
—> x = 0,03
—> nP2O5 = 0,015 —> mP2O5 = 2,13 gam
Chọn D
Câu 32:
Hoà tan hết 40,1 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước dư thu được dung dịch X có chứa 11,2 gam NaOH và 3,136 lít khí H2. Sục 10,304 lít khí CO2 vào dung dịch X, kết thúc phản ứng, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Dung dịch Z chứa HCl 0,3M và H2SO4 xM. Cho từ từ 200 ml dung dịch Z vào dung dịch Y, thấy thoát ra V lít khí CO2. Nếu cho từ từ dung dịch Y vào 200 ml dung dịch Z, thấy thoát ra 1,2V lít khí CO2. Giá trị của x là
nNaOH = 0,28 và nH2 = 0,14
Quy đổi hỗn hợp thành Ba (u), O (v) và Na (0,28)
—> 137u + 16v + 0,28.23 = 40,1
Bảo toàn electron —> 2u + 0,28 = 2v + 0,14.2
—> u = v = 0,22
Vậy X chứa Na+ (0,28), Ba2+ (0,22) và OH- (0,72)
nCO2 = 0,46 —> nCO32- = 0,26 và nHCO3- = 0,2
Sau khi tạo kết tủa BaCO3 (0,22), thu được dung dịch Y chứa Na+ (0,28), CO32- (0,04) và HCO3- (0,2)
Co từ từ Z vào Y và ngược lại thì lượng CO2 khác nhau nên Z không dư.
Đặt x = V/22,4 nH+ trong Z = z
Z từ từ vào Y: nH+ = 0,04 + x = z (1)
Y từ từ vào Z: nCO32- pư = 0,04k và nHCO3- = 0,2k
—> nH+ = 0,04k.2 + 0,2k = z (2)
và nCO2 = 0,04k + 0,2k = 1,2x (3)
(2)/(3) —> z/1,2x = 0,28/0,24 (4)
(1)(4) —> x = 0,1 và z = 0,14
nH+ = 0,14 = 0,3.0,2 + 0,2.a.2
—> a = 0,2
Chọn D
Câu 33:
Tiến hành thí nghiệm sau theo các bước sau:
Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 5 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.
Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl (đặc) dư vào ống nghiệm.
Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH (loãng) đến dư, đồng thời đun nóng.
Cho các phát biểu sau:
(a) Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào dung dịch thấy quỳ tím không đổi màu.
(b) Kết thúc bước 2, thu được dung dịch đồng nhất.
(c) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt.
(d) Ở bước 1, anilin hầu như không tan, tạo vẩn đục và lắng xuống đáy.
(e) Ở thí nghiệm trên, nếu thay anilin bằng metylamin thì hiện tượng thí nghiệm tương tự.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng, anilin có tính bazơ nhưng rất yếu, không làm đổi màu quỳ tím
(b) Đúng, do tạo muối tan:
C6H5NH2 + HCl —> C6H5NH3Cl
(c) Sai, hỗn hợp phân lớp do tạo anilin ít tan:
C6H5NH3Cl + NaOH —> C6H5NH2 + NaCl + H2O
(d) Đúng
(e) Sai, metylamin tan tốt nên tất cả các bước đều trong suốt.
Chọn A
Câu 34:
Cho các phát biểu sau:
(a) Oxi hóa glucozơ bằng H2 (xúc tác Ni, t°) thu được sobitol.
(b) Trimetylamin là amin bậc ba.
(c) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt Ala-Ala và Ala-Ala-Ala
(d) Phenol (C6H5OH) tan trong dung dịch NaOH loãng, dư.
(e) Chất béo lỏng khó bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn chất béo rắn.
(f) Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi.
Số mệnh đề đúng là
(a) Sai, khử glucozơ bằng H2 (xúc tác Ni, t°) thu được sobitol.
(b) Đúng, thay thế 3H trong NH3 bằng 3 gốc hiđrocacbon —> amin bậc 3.
(c) Đúng, (Ala)2 không tạo màu tím, (Ala)3 có tạo màu tím.
(d) Đúng: C6H5OH + NaOH —> C6H5ONa (tan) + H2O
(e) Sai, chất béo lỏng chứa C=C ở gốc axit nên dễ bị oxi hóa bởi O2 không khí hơn chất béo rắn.
(f) Đúng.
Chọn D
Câu 35:
Hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Fe, Fe3O4. Hòa tan hết m gam X trong dung dịch chứa 1,325 mol HCl (dư 25% so với lượng phản ứng) thu được 0,08 mol H2 và 250 gam dung dịch Y. Mặt khác, hòa tan hết m gam X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch Z (chứa 3 chất tan) và 0,12 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 172,81 gam chất rắn. Nồng độ phần trăm FeCl3 trong Y là
nHCl ban đầu = nHCl phản ứng + 25%nHCl phản ứng = 1,325
—> nHCl phản ứng = 1,06
Bảo toàn H: nHCl phản ứng = 2nH2 + 2nH2O
—> nO = nH2O = 0,45
nFe > nH2 = 0,08
—> Nếu H2SO4 còn dư thì nSO2 > 1,5nFe > 0,12: Vô lý
Vậy H2SO4 hết —> Z chứa Cu2+, Fe2+, Fe3+ và SO42-.
nH2SO4 phản ứng = 2nSO2 + nO = 0,69
Chất rắn gồm CuO (a), Fe2O3 (b) và BaSO4 (0,69 – 0,12 = 0,57)
m rắn = 80a + 160b + 0,57.233 = 172,81
—> a + 2b = 0,5
Dung dịch Y chứa Cu2+, Fe2+ (tổng u mol) và Fe3+ (v mol)
Bảo toàn kim loại —> u + v = 0,5
Bảo toàn điện tích —> 2u + 3v = 1,06
—> u = 0,44; v = 0,06
—> C%FeCl3 = 0,06.162,5/250 = 3,9%
Chọn B
Câu 36:
Đốt cháy hoàn toàn 6,46 gam hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; MX < MY < MZ < 248) cần vừa đủ 0,235 mol O2, thu được 5,376 lít khí CO2. Cho 6,46 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) rồi chưng cất dung dịch, thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,18 gam H2O. Phân tử khối của Y là
nCO2 = 0,24
Bảo toàn khối lượng —> nH2O = 0,19
—> nO(E) = (mE – mC – mH)/16 = 0,2
—> nNaOH phản ứng = 0,1 và nNaOH dư = 0,02
Đốt T (muối + NaOH dư) —> nH2O = 0,01 = nNaOH dư/2 nên các muối đều không còn H.
—> Các muối đều 2 chức —> Các ancol đều đơn chức.
Muối no, 2 chức, không có H duy nhất là (COONa)2
E + NaOH (0,12) —> T + Ancol
Bảo toàn H —> nH(ancol) = 0,48
nAncol = nNaOH phản ứng = 0,1
Số H(ancol) = 0,48/0,1 = 4,8 —> Ancol gồm CH3OH (0,06) và C2H5OH (0,04)
X là (COOCH3)2
Y là CH3OOC-COOC2H5 —> MY = 132
Z là (COOC2H5)2
Chọn C
Câu 37:
Hỗn hợp F gồm các hiđrocacbon mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon. Tỉ khối của F đối với H2 là 13,7. Đốt cháy hoàn toàn a mol F cần vừa đủ 1,14 mol O2 thu được CO2 và H2O. Mặt khác, a mol F tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là
MF = 27,4 —> F có dạng C2Hy với y = (27,4 – 12.2)/1 = 3,4
C2Hy + (0,25y + 2)O2 —> 2CO2 + 0,5yH2O
nO2 = 1,14 —> nF = a = 1,14/(0,25y + 2) = 0,4
F có k = (2.2 + 2 – y)/2 = 1,3
—> nBr2 = ka = 0,52
Chọn B
Câu 38:
Cho 6,72 gam bột sắt vào 600 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
nFe = 0,12; nAgNO3 = 0,06; nCu(NO3)2 = 0,3
X chứa NO3- (0,66 mol, theo bảo toàn N), Fe2+ (0,12), bảo toàn điện tích —> nCu2+ = 0,21
—> Y gồm Ag (0,06) và Cu (0,3 – 0,21 = 0,09)
—> mY = 12,24 gam
Chọn D
Câu 39:
Cho 19,5 gam hỗn hợp X gồm glyxin và etylamin tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1,0M. Mặt khác, nếu cho 19,5 gam X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,0M, thu được m gam muối. Giá trị của V và m lần lượt là
nGly = nNaOH = 0,2
—> nC2H5NH2 = 0,1
—> nHCl = nX = 0,3 —> Vdd = 300 ml
m muối = mX + mHCl = 30,45 gam
Chọn C
Câu 40:
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic, một este (đều no, đơn chức, mạch hở) và 2 hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 0,28 mol O2, tạo ra 0,2 mol H2O. Cho 0,1 mol X tác dụng tối đa với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là
X là CxHyOz
CxHyOz + (x + 0,25y – 0,5z)O2 —> xCO2 + 0,5yH2O
nH2O = 0,1.0,5y = 0,2 —> y = 4
nO2 = 0,1(x + 0,25y – 0,5z) = 0,28
—> x – 0,5z = 1,8
Độ không no k = (2x + 2 – y)/2
—> Số liên kết bội C=C là (2x + 2 – y)/2 – z/2 = x – 0,5z – 1 = 0,8
—> nBr2 = 0,1.0,8 = 0,08
Chọn D