(2023) Đề thi thử Hóa Sở GD Thái Nguyên (Lần 1) có đáp án
-
945 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 3:
Tinh bột là một polisaccarit, phân tử gồm nhiều mắt xích liên kết với nhau. Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột thu được
Chọn A
Câu 4:
Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch?
Chọn D
Câu 6:
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C6H12O6; X có vị ngọt hơn đường mía, có nhiều trong quả ngọt như dứa, xoài,. Đặc biệt trong mật ong có chứa tới 40% chất này, làm cho mật ong có vị ngọt sắc. X là
Chọn C
Câu 9:
Dãy gồm các cation kim loại được sắp xếp theo thứ tự giảm dần tinh oxi hóa từ trái sang phải là
Chọn B
Câu 13:
Thủy phân hoàn toàn một lượng tripanmitin ((C15H31COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được 1 mol glixerol và x mol natri panmitat. Giá trị của x là
(C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH —> 3C15H31COONa + C3H5(OH)3
—> x = 3
Chọn A
Câu 16:
Cho dãy các kim loại: Cu, Al, Ag, Fe. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong dãy là
Độ dẫn điện: Ag > Cu > Au > Al > Fe —> Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag.
Chọn C
Câu 17:
Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
KHCO3 có tính lưỡng tính vì nó có khả năng nhận proton (tính axit):
HCO3- + H+ —> CO2 + H2O
và nhường proton (tính bazơ):
HCO3- + OH- -® CO32- + H2O
Chọn B
Câu 18:
Cho 4 kim loại: Zn, Fe, Cu, Ag. Những kim loại nào phản ứng được với dung dịch HCl?
Zn, Fe phản ứng được với dung dịch HCl:
Zn + 2HCl —> ZnCl2 + H2
Fe + 2HCl —> FeCl2 + H2
Chọn C
Câu 19:
Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 80%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 9,6 gam kết tủa. Giá trị của m là
Ca(OH)2 dư —> nCO2 = nCaCO3 = 0,096
—> nC6H12O6 phản ứng = 0,048
—> mC6H12O6 đã dùng = 0,048.180/80% = 10,8 gam
Chọn B
Câu 20:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sai, amino axit là hợp chất tạp chức, phân tử chứa -NH2 và -COOH.
B. Sai, chất H2NCH2COOCH3 là este của amino axit.
C. Sai, Ala-Gly-Ala-Val thuộc loại tetrapeptit.
D. Đúng
Chọn D
Câu 21:
Hỗn hợp X gồm Al2O3, ZnO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO dư qua X nung nóng, thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch KOH dư, thu được dung dịch E và chất rắn G. Cho chất rắn G vào dung dịch CuSO4 dư, thu được chất rắn F. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất rắn F gồm
CO khử được các oxit kim loại đứng sau Al nên Y gồm: Al2O3, Zn, Fe, Cu
KOH dư hòa tan Al2O3, Zn nên G gồm Fe, Cu
G + CuSO4 dư —> F chỉ chứa Cu.
Chọn D
Câu 22:
Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra sự ăn mòn hóa học?
Thí nghiệm D chỉ xảy ra sự ăn mòn hóa học do không có 2 điện cực.
Các thí nghiệm còn lại có ăn mòn hóa học xảy ra đồng thời với ăn mòn điện hóa do có đủ điều kiện: cặp điện cực + môi trường điện li + tiếp xúc nhau.
Chọn D
Câu 23:
Hỗn hợp X gồm etylamin và đimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng O2, thu được V lít N2. Mặt khác, cho m gam X phản ứng với dung dịch HCl vừa đủ, thu được 24,45 gam muối. Giá trị của V là
X là 2 đồng phân của C2H7N —> nC2H7N = nC2H8NCl = 0,3
Bảo toàn N —> nN2 = 0,15 —> V = 3,36 lít
Chọn B
Câu 24:
Hòa tan hoàn toàn 9,2 gam hỗn hợp Fe và Mg trong dung dịch HCl, thu được 0,25 mol khí H2. Khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng là
nCl(muối) = 2nH2 = 0,5
—> m muối = m kim loại + mCl(muối) = 26,95 gam
Chọn B
Câu 25:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đúng
B. Sai, dầu thực vật có thành phần chính là chất béo, dầu mỏ có thành phần chính là hidrocacbon.
C, D. Sai, tripanmitin, tristearin đều ở trạng thái rắn điều kiện thường.
Chọn A
Câu 26:
Cho các este sau: anlyl axetat, propyl axetat, vinyl propionat, metyl acrylat. Có bao nhiêu este tác dụng được với dung dịch brom?
Có 3 este tác dụng được với dung dịch brom, gồm:
anlyl axetat (CH3COOCH2-CH=CH2)
vinyl propionat (C2H5COOCH=CH2)
metyl acrylat (CH2=CHCOOCH3)
Chọn A
Câu 27:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đúng, policaproamit (nilon-6) được điều chế bảng phản ứng trùng ngưng và trùng hợp.
B, C. Đúng
D. Sai, poli(vinyl clorua) có tính dẻo.
Chọn D
Câu 28:
Cho a gam hỗn hợp E gồm Na, Ba, Na2O, BaO vào H2O dư, thu được V lít dung dịch X chứa (Ba(OH)2 1M, NaOH 2M) và 2,24 lít khí H2. Tiến hành hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Sục 0,896 lít khí CO2 vào 0,5V lít dung dịch X, thu được m gam kết tủa.
Thí nghiệm 2: Sục 2,24 lít khí CO2 vào 0,5V lít dung dịch X, thu được 1,25m gam kết tủa.
Giá trị của a là
Mỗi phần chứa nBa(OH)2 = x và nNaOH = 2x
TN1: nCO2 = 0,04 —> nBaCO3 = 0,04
TN2 có 2 trường hợp:
TH1: Có Ba(HCO3)2
nCO2 = 0,1 —> nBaCO3 = 1,25.0,04 = 0,05 và nBa(HCO3)2 = x – 0,05; nNaHCO3 = 2x
Bảo toàn C —> 0,05 + 2(x – 0,05) + 2x = 0,1
—> x = 0,0375 —> nBa(HCO3)2 < 0: Vô lý, loại.
TH2: Không có Ba(HCO3)2
—> nBaCO3 max = 0,05 —> nNaOH = 0,1
Quy đổi E thành Ba (0,1), Na (0,2) và O
Bảo toàn electron: 2nBa + nNa = 2nO + 2nH2
—> nO = 0,1
—> mE = 19,9
Chọn D
Câu 29:
Hỗn hợp khí X gồm O3 và O2 có tỉ khối so với H2 là 18. Hỗn hợp khí Y gồm trimetylamin và metylamin có tỉ khối so với H2 là 26. Để đốt hoàn toàn V1 lít Y cần vừa đủ V2 lít X (biết sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2, các chất khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ V1 : V2 là
Tự chọn nY = 1, gồm (CH3)3N (0,75) và CH3NH2 (0,25)
Bảo toàn C và H —> nCO2 = 2,5 và nH2O = 4
nO3 = a; nO2 = b —> mX = 48a + 32b = 18.2(a + b)
Bảo toàn O —> 3a + 2b = 2,5.2 + 4
—> a = 1; b = 3
nX = a + b = 4 —> V1 : V2 = nY : nX = 1 : 4
Chọn B
Câu 30:
Hỗn hợp X gồm các triglixerit và các axit béo. Lấy 68,832 gam X cho tác dụng vừa đủ với 134,4 gam dung dịch KOH 10%, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan và phần hơi Y. Cho toàn bộ Y qua bình đựng kim loại Na dư, kết thúc phản ứng, khối lượng chất rắn trong bình tăng 121,056 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
nKOH = 134,4.10%/56 = 0,24
nH2O trong dung dịch KOH = 134,4.90%/18 = 6,72
Đặt x, y tương ứng là số mol các triglixerit và các axit béo
nKOH = 3x + y = 0,24
Y gồm C3H5(OH)3 (x) và H2O (y + 6,72)
m tăng = 89x + 17(y + 6,72) = 121,056
—> x = 0,072; y = 0,024
Bảo toàn khối lượng:
mX + mKOH = m muối + mC3H5(OH)3 + mH2O (sản phẩm)
—> m muối = 75,216
Chọn C
Câu 31:
Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng.
(b) Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với lưu huỳnh thu được cao su buna-S.
(c) Giấm ăn có thể khử được mùi tanh của cá do các amin gây ra.
(d) Đun nóng tristearin với dung dịch NaOH sẽ xảy ra phản ứng thủy phân.
(e) Nhỏ vài giọt nước brom vào dung dịch phenol (C6H5OH) xuất hiện kết tủa trắng.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng, Ag+ là chất oxi hóa (số oxi hóa giảm từ +1 xuống 0).
(b) Sai, đồng trùng hợp buta-1,3-đien với stiren thu được cao su buna-S.
(c) Đúng, giấm ăn chứa CH3COOH kết hợp với amin tạo muối tan, dễ bị rửa trôi.
(d) Đúng, chất béo bị thủy phân trong môi trường kiềm.
(e) Đúng, do xảy ra phản ứng thế 3Br vào vòng benzen, sản phẩm thế là chất kết tủa trắng.
Chọn B
Câu 32:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon đều mạch hở cần vừa đủ 17,64 lít khí O2, thu được 23,76 gam CO2. Nung m gam hỗn hợp X và 0,06 mol H2 (xúc tác Ni), sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y (giả sử chỉ xảy ra phản ứng cộng H2). Dẫn Y qua bình đựng dung dịch Br2 dư, kết thúc phản ứng, thu được 1,344 lít khí Z duy nhất, khối lượng của bình tăng a gam và lượng Br2 phản ứng tối đa là 26,4 gam. Giá trị của a là
nO2 = 0,7875; nCO2 = 0,54
Bảo toàn O —> nH2O = 0,495
Z là chất duy nhất thoát ra khỏi bình Br2 nên các chất trong X cùng C và H2 phản ứng hết.
X có độ không no là k, ta có:
nX(k – 1) = nCO2 – nH2O = 0,045
Bảo toàn liên kết pi: k.nX = nH2 + nBr2 = 0,225
—> nX = 0,18; k = 1,25
Số C = nCO2/nX = 3
mY = mC + mH + mH2 = 0,54.12 + 0,495.2 + 0,06.2 = 7,59
Z là C3H8 (0,06 mol)
—> m bình tăng = mY – mZ = 4,95
Chọn D
Câu 33:
Có hai lá kim loại cùng chất, cùng khối lượng, có khả năng bị oxi hoá đến số oxi hoá +2. Một lá được ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2 và lá kia được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian người ta lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô. Nhận thấy lá kim loại ngâm trong dung dịch muối đồng giảm 0,1%, khối lượng lá kim loại kia tăng 14,2%. Giả thiết trong hai phản ứng trên khối lượng kim loại phản ứng như nhau và toàn bộ lượng kim loại sinh ra bám vào lá kim loại. Kim loại đã dùng là
Trong cả 2 thí nghiệm, nR phản ứng = x, mR ban đầu = y
R + Cu(NO3)2 —> R(NO3)2 + Cu
Δm1 = 64x – Rx = -0,1%y (1)
R + Pb(NO3)2 —> R(NO3)2 + Pb
Δm2 = 207x – Rx = 14,2%y (2)
(1)/(2) —> (64 – R)/(207 – R) = -0,1/14,2
—> R = 65: R là Zn
Chọn A
Câu 34:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sai, CH2=CH-COO-CH=CH2 có 3 liên kết π, gồm 2C=C và 1C=O
B. Đúng, HCOOCH2C6H5 có thể viết dưới dạng C6H5CH2-O-CHO nên có tham gia phản ứng tráng bạc.
C. Đúng, CH2=C(CH3)COOCH3 —> (-CH2-C(CH3)(COOCH3)-)n
D. Đúng
Chọn A
Câu 35:
Cho các phát biểu sau:
(a) Kim loại Al tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội, dư.
(b) Các kim loại kiềm và kiềm thổ đều tác dụng với nước ở điều kiện thường.
(c) Nhúng thanh kim loại Zn vào dung dịch AgNO3 có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
(d) Cho dung dịch CuSO4 loãng vào dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa gồm hai chất.
(e) Cho a mol P2O5 vào dung dịch chứa 3a mol KOH thu được dung dịch chứa hỗn hợp muối.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, Al bị thụ động trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
(b) Sai, các kim loại kiềm đều tác dụng, kim loại kiềm thổ trừ Be không phản ứng, Mg phản ứng chậm với nước ở điều kiện thường.
(c) Đúng: Zn + Ag+ —> Zn2+ + Ag
Cặp điện cực Zn-Ag cùng tiếp xúc với nhau và với môi trường điện li nên có ăn mòn điện hóa học.
(d) Đúng: CuSO4 + Ba(OH)2 —> Cu(OH)2 + BaSO4
(e) Đúng, nK/nP = 3a/2a = 1,5 nên tạo K2HPO4 và KH2PO4
Chọn C
Câu 36:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để yên hỗn hợp.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng chứa muối natri của axit béo nổi lên.
(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu nhớt thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là
(a) Đúng.
(b) Đúng, muối của axit béo khó tan trong dung dịch chứa NaCl nên tách ra, nhẹ hơn và nổi lên.
(c) Đúng, phản ứng thủy phân cần có mặt H2O.
(d) Sai, dầu nhớt là hiđrocacbon, không thể tạo ra xà phòng.
(e) Đúng.
Chọn B
Câu 37:
Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C7H8O4. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH, thu được muối Y và hỗn hợp hai chất hữu cơ đơn chức là Z và T có cùng số nguyên tử hiđro (MZ < MT). Axit hóa Y thu được hợp chất hữu cơ E đa chức. Cho các phát biểu sau đây:
a) Đề hiđrat hóa Z (xúc tác H2SO4 đặc, 170°C), thu được anken.
b) Nhiệt độ sôi của chất T cao hơn nhiệt độ sôi của etanol.
c) Phân tử chất E có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử oxi.
d) X có hai công thức cấu tạo thoả mãn.
e) Từ Z có thể tạo ra T bằng một phản ứng.
Số phát biểu đúng là
X + NaOH —> Y + Z + T với Y là muối và Z, T cùng H nên:
TH1: X là CH3-OOC-CH2-COO-CH2-C≡CH
Y là CH2(COONa)2
Z là CH3OH
T là C3H3OH
E là CH2(COOH)2
TH2: X là CH3-OOC-C2H2-COO-CH=CH2
Y là C2H2(COONa)2
Z là CH3OH
T là CH3CHO
E là C2H2(COOH)2
Trong đó -C2H2- là -CH=CH- hoặc -C(=CH2)-
(a) Sai, Z có 1C nên không tạo anken.
(b) Sai, tùy theo cấu tạo của T, CH3CHO sôi thấp hơn C2H5OH, C3H3OH sôi cao hơn C2H5OH.
(c) Đúng, E có 4H và 4 oxi.
(d) Sai, X có 3 cấu tạo thỏa mãn.
(e) Sai
Chọn A
Câu 38:
Điện phân dung dịch chứa x mol CuSO4, y mol HCl và z mol KCl (với điện cực trơ, có màng ngăn xốp, hiệu suất điện phân là 100%). Khối lượng dung dịch giảm và khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa trong dung dịch sau điện phân ứng với mỗi thí nghiệm được cho ở bảng dưới đây:
|
Thí nghiệm 1 |
Thí nghiệm 2 |
Thí nghiệm 3 |
Thời gian điện phân (giây) |
t |
2t |
3t |
Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol) |
0,24 |
0,66 |
1,05 |
Khối lượng Al2O3 bị hòa tan tối đa (gam) |
6,12 |
0 |
6,12 |
Biết tại catot ion Cu2+ điện phân hết thành Cu trước khi ion H+ điện phân tạo thành khí H2, cường đi dòng điện bằng nhau và không đổi trong các thí nghiệm trên. Tổng giá trị (x + y + z) bằng
Lượng Al2O3 bị hòa tan 0,06 → 0 → 0,06 nên thời điểm t giây H+ hòa tan Al2O3, thời điểm 2t giây dung dịch không có H+, OH-, thời điểm 3t giây OH- hòa tan Al2O3 —> Lúc 2t ion Cl- chưa hết.
TH1: Lúc t giây đã có H2:
Thời điểm t giây:
Catot: nCu = x và nH2 = a
Anot: nCl2 = x + a
n khí tổng = x + a + a = 0,24 (1)
Thời điểm 2t giây: ne = 4x + 4a
Catot: nCu = x và nH2 = x + 2a
Anot: nCl2 = 2x + 2a
n khí tổng = 2x + 2a + x + 2a = 0,66 (2)
(1)(2) —> x = 0,18; a = 0,03
nH+ lúc t giây = y – 2a = 0,06.6 —> y = 0,42
nH+ bị điện phân = 2nH2 = 2(x + 2a) = 0,48 > y: Vô lí, loại.
TH2: Lúc t giây chưa có H2:
Thời điểm t giây: nCu = nCl2 = 0,24
Thời điểm 2t giây: ne = 0,24.2.2 = 0,96
Catot: nCu = x và nH2 = 0,48 – x
Anot: nCl2 = 0,48
n khí tổng = 0,48 + 0,48 – x = 0,66 —> x = 0,3
nH+ = y = 2(0,48 – x) —> y = 0,36
Thời điểm 3t giây: ne = 0,24.2.3 = 1,44
Catot: nCu = 0,3 và nH2 = 0,42
Anot: nCl2 = (y + z)/2 và nO2 = p
—> y + z + 4p = 1,44
và n khí tổng = (y + z)/2 + p + 0,42 = 1,05
—> z = 0,72; p = 0,09
—> x + y + z = 1,38
Chọn A
Câu 39:
Cho 19,04 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và FeCO3 tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y và 2,016 lít hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 15. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 92,27 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch H2SO4 (đặc, nóng, dư), thu được 2,8 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
X + HCl —> Khí gồm CO2 (0,06) và H2 (0,03)
Quy đổi X thành Fe (a), O (b) và CO2 (0,06)
mX = 56a + 16b + 0,06.44 = 19,04
nH2O = b —> nHCl = 2nH2O + 2nH2 = 2b + 0,06
Bảo toàn electron —> 3a = 2b + 2nH2 + nAg
—> nAg = 3a – 2b – 0,06
m↓ = 143,5(2b + 0,06) + 108(3a – 2b – 0,06) = 92,27
—> a = 0,23; b = 0,22
Nếu hòa tan 19,04 gam X vào H2SO4 (đặc, nóng, dư) thì:
3a = 2b + 2nSO2 —> nSO2 = 0,125
—> nCO2 + nSO2 = 0,185
Tỉ lệ: 19,04 gam X tạo ra nCO2 + nSO2 = 0,185
m gam X tạo ra nCO2 + nSO2 = 0,125
—> m = 0,125.19,04/0,185 ≈ 12,865
Chọn A
Câu 40:
X, Y (MX < MY) là hai axit đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng; Z là ancol no; T là este hai chức được tạo bởi X, Y và Z (X, Y, Z, T đều mạch hở). Dẫn 22,56 gam hỗn hợp E dạng hơi chứa X, Y, Z, T qua bình đựng 9,2 gam Na (dùng dư), phần khí và hơi thoát ra khỏi bình đem nung nóng có mặt Ni làm xúc tác thấy chúng phản ứng vừa đủ với nhau, thu được một chất hữu cơ R, đem đốt cháy hợp chất hữu cơ này cần dùng 0,44 mol O2, thu được 5,76 gam nước. Phần chất rắn còn lại trong bình đem hòa tan vào nước dư, thấy thoát ra 0,04 mol H2. Mặt khác, đốt cháy 22,56 gam E thì cần dùng hết 0,968 mol O2. Phần trăm khối lượng của Y có trong hỗn hợp E là
Khí thoát ra khỏi bình Na là este và H2, khi dẫn qua Ni chúng phản ứng vừa đủ với nhau tạo chất hữu cơ duy nhất R là CnH2n-2O4
CnH2n-2O4 + (1,5n – 2,5)O2 —> nCO2 + (n – 1)H2O
nH2O = 0,32 —> 0,44(n – 1) = 0,32(1,5n – 2,5)
—> n = 9: R là C9H16O4
Các gốc axit trong R không trùng nhau và ít nhất 3C nên R là (C2H5COO)(C3H7COO)C2H4 (0,04 mol)
nNa ban đầu = 0,4; nNa dư = 2nH2 = 0,08
—> nNa phản ứng với E = 0,32 —> nH2 = 0,16
nH2 = 4nR nên T là (C2HCOO)(C3H3COO)C2H4
E gồm:
X là CH≡C-COOH: x mol
Y là C3H3COOH: y mol
Z là C2H4(OH)2: z mol
T là (C2HCOO)(C3H3COO)C2H4 (0,04 mol)
nNa phản ứng = x + y + 2z = 0,32
mE = 70x + 84y + 62z + 180.0,04 = 22,56
nO2 = 2,5x + 4y + 2,5z + 0,04.9 = 0,968
—> x = 0,096; y = 0,032; z = 0,096
—> %Y = 11,91%
Chọn B