Thứ năm, 23/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Hóa học (2023) Đề thi thử Hóa học THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 3) có đáp án

(2023) Đề thi thử Hóa học THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 3) có đáp án

(2023) Đề thi thử Hóa học THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh (Lần 3) có đáp án

  • 868 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 3:

Chất X là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, tạo nên bộ khung của cây cối. Thủy phân hoàn toàn X, thu được chất Y. Trong mật ong Y chiếm khoảng 30%. Trong máu người có một lượng nhỏ Y không đổi là 0,1%. Hai chất X, Y lần lượt là

Xem đáp án

Chất X là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, tạo nên bộ khung của cây cối → X là xenlulozơ.

Thủy phân hoàn toàn X, thu được chất Y → Y là glucozơ.

Chọn B


Câu 4:

Chất nào sau đây là chất béo


Câu 5:

Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là


Câu 6:

Cho 11,6 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là

Xem đáp án

nFe = 11,6/56 > nCu2+ = 0,1 nên Cu2+ bị khử hết.

m = 11,6 – 0,1.56 + 0,1.64 = 12,4 gam

 Chọn A


Câu 8:

Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?


Câu 9:

Cho 8,9 gam H2NCH(CH3)COOH phản ứng hoàn toàn với dung dịch KOH vừa đủ, thu được m gam muối. Giá trị của m là

Xem đáp án

H2NCH(CH3)COOH + KOH → H2NCH(CH3)COOK + H2O

nAlaK = nAla = 0,1 → mAlaK = 12,7 gam

Chọn C


Câu 10:

Thuỷ phân 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào X và đun nhẹ được m gam Ag, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn giá trị của m là?

Xem đáp án

C12H22O11 → 2C6H12O6 → 4Ag

342………………………..4.108

62,5.17,1%……………….mAg

→ mAg = 62,5.17,1%.4.108/342 = 13,5

Chọn B


Câu 12:

Tơ nào sau đây có nguồn gốc xenlulozơ


Câu 16:

Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?


Câu 17:

Etilen là tên gọi của:


Câu 18:

Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?

Xem đáp án

Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm Mg, Al2O3, Al.

+ Không tan là Mg

+ Tan, không có khí là Al2O3

Al2O3 + KOH → KAlO2 + H2O

+ Tan, có khí là Al

Al + H2O + KOH → KAlO2 + H2

Chọn B


Câu 21:

Hoà tan m gam Al bằng dung dịch HCl (dư), thu được 6,72 lít H2 (đktc). Giá trị của m là

Xem đáp án

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

nH2 = 0,3 → nAl = 0,2 → mAl = 5,4 gam

Chọn A


Câu 25:

Phản ứng hóa học nào sau đây là sai?


Câu 29:

Cho các phát biểu sau:

(1) Glucozơ được dùng để tráng gương, tráng ruột phích, làm thuốc tăng lực.

(2) Thành phần chính của cồn 75° mà trong y tế thường dùng để sát trùng là metanol.

(3) Axit glutamic là thuốc ngăn ngừa và chữa trị các triệu chứng suy nhược thần kinh (mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt).

(4) Tơ nilon-6,6 được trùng hợp bởi hexametylenđiamin và axit ađipic.

(5) Các hợp chất hữu cơ luôn có số chẵn nguyên tử hiđro.

(6) Chất béo lỏng dễ dàng bị oxi hóa thành chất béo rắn.

(7) Nhỏ dung dịch brom vào dung dịch anilin, thu được kết tủa trắng.

(8) Đưa đũa thuỷ tinh vừa nhúng dung dịch HCl đậm đặc lên sát trên miệng lọ đựng dung dịch metylamin đặc thấy có khói trắng.

(9) Nhỏ vài giọt chanh vào cốc sữa thấy xuất hiện kết tủa.

(10) Nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của quả chuối xanh thì xuất hiện màu xanh tím.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

(1) Đúng

(2) Sai, thành phần chính của cồn 75° là etanol.

(3) Đúng

(4) Sai, tơ nilon-6,6 được trùng ngưng bởi hexametylenđiamin và axit ađipic.

(5) Sai, có thể chẵn hoặc lẻ (như CH5N, CH3Cl…)

(6) Sai, khử chất béo lỏng bằng H2 dư thu được chất béo rắn.

(7) Đúng

(8) Đúng, khói trắng là các hạt nhỏ CH3NH3Cl, được tạo ra do CH3NH2 và HCl đều dễ bay hơi và tương tác với nhau.

(9) Đúng, sữa chứa protein hòa tan, bị đông tụ bởi axit trong chanh.

(10) Đúng, chuối xanh chứa nhiều tinh bột nên tạo màu xanh tím với I2.

Chọn A


Câu 30:

Thực hiện sơ đồ phản ứng sau:

(1) X1 + X2 → X3↓ + X4↑ + X5 (điện phân dung dịch, điện cực trơ)

(2) X3 + X5 → X1 + NO + H2O

(3) X4 + X6 → FeCl3

Các chất X1, X2, X4, X6 lần lượt là :

Xem đáp án

(1) Cu(NO3)2 (X1) + HCl (X2) → Cu (X3) + Cl2 (X4) + HNO3 (X5)

(2) Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O

(3) Cl2 + FeCl2 (X6) → FeCl3

Các chất X1, X2, X4, X6 lần lượt là Cu(NO3)2, HCl, Cl2, FeCl2.

Chọn C


Câu 31:

Đốt cháy hoàn toàn a gam một triglixerit X, cần dùng 24,15 mol O2, thu được 17,1 mol CO2 và 15,9 mol H2O. Cho các phát biểu sau:

(1) Số nguyên tử (H) có trong một phân tử X là 106.

(2) a gam chất X có thể cộng tối đa 0,4 mol Br2.

(3) Xà phòng hóa hoàn toàn a gam X bằng dung dịch NaOH thì thu được 274,2 gam muối.

(4) Trong một phân tử X có 2 liên kết π.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Bảo toàn O: 6nX + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O

→ nX = 0,3

Số C = nCO2/nX = 57

Số H = 2nH2O/nX = 106

→ X là C57H106O6

(1) Đúng

(2) Sai, X có k = (57.2 + 2 – 106)/2 = 5

→ nBr2 = nX(k – 3) = 0,6

(3) Đúng

nNaOH = 3nX = 0,9 và nC3H5(OH)3 = nX = 0,3

Bảo toàn khối lượng:

m muối = mX + mNaOH – mC3H5(OH)3 = 274,2

(4) Sai, một phân tử X có 5 liên kết π (2C=C + 3C=O).

Chọn C


Câu 33:

Cho sơ đồ chuyển hoá:

Cho sơ đồ chuyển hoá:   (Biết CO và Y dư, các phản ứng xẩy ra hoàn toàn). Cặp chất X, Y có thể là :         A. FeCO3, NaHCO3.	B. Fe(NO3)2, AgNO3.         C. Fe(NO3)3, AgNO3.	D. BaCO3, Na2CO3. (ảnh 1)

 

(Biết CO và Y dư, các phản ứng xẩy ra hoàn toàn). Cặp chất X, Y có thể là :

Xem đáp án

X1 bị khử bởi CO nên loại A

→ X1 là oxit sắt, X2 là Fe, X3 là FeCl2

→ Y là AgNO3 và X là Fe(NO3)3

Chọn C


Câu 35:

Thực hiện các thí nghiệm sau:

+ Hidro hóa hoàn toàn anđehit X, không no mạch hở thu được ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp chứa X, Y có tỉ lệ mol 2 : 3 thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 2,88 gam nước.

+ Cho axit cacboxylic Z, mạch hở, tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thu được khí CO2 có thể tích bằng với thể tích của Z phản ứng (đo cùng điều kiện). Đốt cháy hoàn toàn 0,04 mol Z cần 2,688 lít O2 (đktc) thu được 1,44 gam nước.

+ Đun nóng Z và Y với H2SO4 đặc thu được este đơn chức, mạch hở G. Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp chứa X, Z, G có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2 : 1 cần dùng V lít O2 (đktc). Giá trị V là.

Xem đáp án

nX = 2x; nY = 3x; X có độ không no là k

nCO2 = 0,15; nH2O = 0,16

→ nH2O – nCO2 = 0,01 = 2x(1 – k) + 3x = 5x – 2kx

X không no nên k ≥ 2 → k = 2 là nghiệm duy nhất

→ x = 0,01 → Số C = nCO2/5x = 3

X là C2H3CHO và Y là C2H5CH2OH

nCO2 = nZ nên Z đơn chức. Đốt 0,04 mol Z cần nO2 = 0,12, tạo nH2O = 0,08

Số H của Z = 0,08.2/0,04 = 4

Bảo toàn O → nCO2 = 0,12 → Số C = 0,12/0,04 = 3

Z là C2H3COOH

Đốt cháy hỗn hợp C2H3CHO (0,03), C2H3COOH (0,02) và C2H3COOCH2C2H5 (0,01) cần:

nO2 = 0,03.3,5 + 0,02.3 + 0,01.7,5 = 0,24

→ VO2 = 5,376 lít

Chọn A


Câu 38:

Có hai bình điện phân (1) và bình điện phân (2). Trong đó bình (1) đựng 26,3 ml dung dịch NaOH 2M. Trong bình (2) có chứa m gam hỗn hợp chất tan gồm Cu(NO3)2 và NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Mắc nối tiếp bình (1) và bình (2). Điện phân dung dịch một thời gian, thu được kết quả như sau

Thời gian (s)

Bình (2)

Bình (1)

Khối lượng catot tăng

Khí

CM NaOH

t

m1

Khí duy nhất

2,17896M

2t

5m1/3

0,235 mol khí ở 2 cực

2,39308M

Coi các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với

Xem đáp án

Bình 2: nNaOH = 0,0526

Trong t giây đã điện phân hết x mol H2O

→ Thể tích còn lại 26,3 – 18x ml

→ nNaOH = 0,0526 = 2,17896.(26,3 – 18x)/1000

→ x = 0,12

→ ne trong t giây = 2x = 0,24

Bình 1:

Trong t giây:

Catot: nCu = 0,12

Anot: nCl2 = 0,12

Trong 2t giây:

Catot: nCu = 0,12.5/3 = 0,2 và nH2 = a

Anot: nCl2 = b và nO2 = c

ne = 0,2.2 + 2a = 2b + 4c = 0,24.2

n khí tổng = a + b + c = 0,235

→ a = 0,04; b = 0,15 và c = 0,045

Ban đầu: nCu(NO3)2 = 0,2 và nNaCl = 2b = 0,3

→ m = 55,15

Chọn B


Câu 40:

Tiến hành thí nghiệm theo như sau:

- Bước 1: Rót vào 2 cốc thủy tinh dung tích 50 ml (đánh số là (1) và (2)), mỗi cốc khoảng 10 ml dung dịch H2SO4 1M (lấy dư) và cho vào mỗi cốc một mẩu kẽm (giống nhau).

- Bước 2: Nhỏ thêm 2-3 giọt dung dịch CuSO4 vào cốc (1) và 2-3 giọt dung dịch MgSO4 vào cốc (2).

Cho các phát biểu sau:

(a) Ở bước 1, tốc độ thoát khí H2 ở hai cốc là như nhau.

(b) Ở bước 2, tốc độ thoát khí H2 ở cốc (1) mạnh hơn ở cốc (2).

(c) Sau khi kết thúc phản ứng, lượng muối ZnSO4 ở cốc (1) nhiều hơn ở cốc (2).

(d) Sau khi kết thúc phản ứng, lượng khí H2 thu được ở cốc (1) nhiều hơn ở cốc (2).

(e) Tại cốc (1) có xảy ra ăn mòn điện hóa còn cốc (2) chỉ xảy ra ăn mòn hóa học.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

(a) Đúng, bước 1 có điều kiện phản ứng như nhau nên tốc độ thoát khí giống nhau.

(b) Đúng, tại cốc 1 có ăn mòn điện hóa (Cặp Zn-Cu, trong đó Cu vừa tạo ra do Zn khử) nên ăn mòn nhanh hơn cốc 2.

(c) Sai, Zn ban đầu giống nhau nên ZnSO4 cũng giống nhau

(d) Sai, H2 thoát ra nhanh chậm khác nhau nhưng cuối cùng cũng bằng nhau về lượng (Coi như lượng Zn khử Cu2+ là không đáng kể)

(e) Đúng, cốc 1 có cả ăn mòn điện hóa và hóa học, cốc 2 chỉ có ăn mòn hóa học.

Chọn B


Bắt đầu thi ngay