(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Hóa có đáp án (20)
-
68 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 3:
Một loại nước cứng khi được đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những hợp chất nào sau đây?
Chọn đáp án D.
Câu 6:
Khi đốt cháy cacbon trong điều kiện thiếu oxi thường sinh ra khí X không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và rất độc. Khí X là
Chọn đáp án B.
Câu 8:
Cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí không màu, mùi hắc Y. Tên gọi của Y là
Chọn đáp án B.
Câu 9:
Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi gia súc, đồng thời cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong thành phần chính của khí biogas là
Chọn đáp án B.
Câu 10:
Quặng boxit là nguyên liệu để sản xuất nhôm. Công thức của quặng boxit là
Chọn đáp án C.
Câu 11:
Kim loại X tác dụng với dung dịch HCl loãng thu được khí H2. Mặt khác, X khử được oxit CuO thành kim loại Cu ở nhiệt độ cao. Kim loại X là
Chọn đáp án D.
Câu 12:
Trong công nghiệp, hai kim loại nào sau đây chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối của chúng là
Chọn đáp án B.
Câu 13:
Monome nào sau đây có phản ứng trùng ngưng với axit terephtalic tạo poli(etylen terephtalat)?
Chọn đáp án A.
Câu 14:
Cho 12,6 gam MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
Chọn đáp án A.
Câu 15:
Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là
Chọn đáp án D.
Câu 20:
Oxit bazơ X là chất rắn, màu trắng, tác dụng với nước tạo dung dịch nước vôi trong. X là
Chọn đáp án D.
Câu 23:
X là một -amino axit no chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 13,35 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 18,825 gam muối. Công thức cấu tạo của X là
Chọn đáp án D.
Câu 24:
Chất X có công thức phân tử là C4H6O2. Khi thủy phân X trong môi trường axit, thu được anđehit axetic. Công thức cấu tạo của X là
Chọn đáp án A.
Câu 25:
Cho phản ứng hóa học: Zn + 2AgNO3 Zn(NO3)2 + 2Ag. Trong phản ứng trên xảy ra
Chọn đáp án C.
Câu 26:
Cho dãy các polime sau: polietilen; xenlulozơ; nilon-6,6; amilozơ; nilon-6; tơ nitron; polibutađien; tơ visco; poli(vinyl clorua). Số polime tổng hợp trong dãy là
Chọn đáp án A.
Câu 27:
Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Lên men X thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là
Chọn đáp án B.
Câu 28:
Nhiệt phân hoàn toàn 1,88 gam Cu(NO3)2 rồi hấp thụ toàn bộ lượng khí sinh ra bằng nước thu được 2 lít dung dịch X. Tiếp tục thêm 0,44 gam NaOH vào 100 ml dung dịch X được dung dịch Y. Giá trị pH của dung dịch X và Y lần lượt là
Chọn đáp án A.
Câu 29:
Đun nóng dung dịch chứa 36 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 32,4 gam Ag. Hiệu suất phản ứng tráng bạc là
Chọn đáp án B.
Câu 30:
Một học sinh tiến hành điều chế metyl fomat trong phòng thí nghiệm theo các bước sau:
- Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch CH3OH và 1 ml HCOOH. Sau đó, lắc đều ống nghiệm rồi cho thêm vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào.
- Bước 2: Lắc đều ống nghiệm trên rồi tiến hành đun cách thủy khoảng 5 phút ở 70oC.
- Bước 3: Làm lạnh, sau đó thêm khoảng 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng.
Phát biểu nào sau đây sai?
Kết thúc thí nghiệm, thu được este. Este không tan, nhẹ hơn nên sẽ nổi lên trên C sai
Câu 31:
Cho 5 ống nghiệm được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), (3), (4), (5) và mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch sau: Na2SO4, Ba(HCO3)2, Ba(OH)2, KHCO3, NaHSO4. Tiến hành thí nghiệm cho kết quả như sau:
- Cho dung dịch (1) vào dung dịch (2) thấy vừa tạo kết tủa trắng, vừa có khí thoát ra.
- Cho dung dịch (2) vào dung dịch (3) và (4) đều có kết tủa.
- Cho dung dịch (3) vào dung dịch (5) có kết tủa.
Ống nghiệm (4) chứa dung dịch nào sau đây?
(1) NaHSO4 (2) Ba(HCO3)2 (3) Ba(OH)2
(4) Na2SO4 (5) KHCO3
Câu 32:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm ba triglixerit X, Y, Z (tỉ lệ mol lần lượt là 1 : 2 : 3, 860 < MX < MY < MZ, Y chứa 3 liên kết C=C) và hai axit béo cần dùng 5,78 mol O2 thu được 7,94 mol hỗn hợp CO2 và H2O. Mặt khác, cho m gam E tác dụng với dung dịch KOH 14,784% (đun nóng, lấy dư 20% so với lượng phản ứng), thu được dung dịch F. Cô cạn hoàn toàn F thu được 72,064 gam chất rắn (trong đó có chứa ba muối của ba axit panmitic, oleic và stearic) và phần hơi nặng 91,456 gam. Số nguyên tử hiđro trong Z là
Câu 33:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho 0,3 mol P2O5 vào dung dịch chứa 1,5 mol KOH.
(b) Sục 0,2 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,1 mol Na2CO3 và 0,1 mol NaOH.
(c) Hòa tan 0,3 mol Na và dung dịch chứa 0,1 mol Al2O3 vào nước dư.
(d) Cho 0,45 mol bột Fe vào dung dịch chứa 1,2 mol AgNO3.
(e) Cho dung dịch chứa 1 mol KHSO4 vào dung dịch chứa 1 mol NaHCO3.
(f) Điện phân hỗn hợp dung dịch CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol 1 : 1) đến khi catot bắt đầu thoát khí.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được dung dịch có chứa 2 muối là
(a) Đúng, thu được Na3PO4 và Na2HPO4
(b) Sai, chỉ thu được NaHCO3
(c) Sai, chỉ thu được muối NaAlO2
(d) Đúng, thu được muối Fe2+ và Fe3+
(e) Đúng, thu được Na2CO3 và K2CO3
(f) Sai, chỉ thu được Na2SO4
Câu 35:
Để loại bỏ ion amoni (NH4+) trong nước thải, trước tiên người ta phải kiềm hóa dung dịch nước thải bằng NaOH đến pH = 11, sau đó cho chảy từ trên xuống trong một tháp được nạp đầy các vòng đệm bằng sứ, còn không khí được thổi ngược từ dưới lên để oxi hóa NH3. Phương pháp này loại bỏ được khoảng 92% lượng amoni trong nước thải.
Kết quả phân tích của ba mẫu nước thải khi chưa được xử lý như sau:
Mẫu |
Hàm lượng amoni trong nước thải (mg/lít) |
1 |
10 |
2 |
18 |
3 |
125 |
Giả sử tiến hành xử lí ba mẫu nước thải theo phương pháp trên, biết rằng tiêu chuẩn hàm lượng amoni cho phép là 1,0 mg/lít. Cho các nhận định sau:
(a) Mục đích của việc kiềm hóa amoni là để thu được amoniac.
(b) Phương pháp ngược dòng nhằm mục đích tăng diện tích tiếp xúc giữa amoniac với oxi không khí.
(c) Mẫu nước thải (2) đạt tiêu chuẩn cho phép.
(d) Tổng lượng amoni còn lại của mẫu nước thải (1) và (3) là 10,8 mg/lít.
Số nhận định đúng là
(a) Đúng, NH4+ + OH- \[ \to \] NH3 (amoniac) + H2O
(b) Đúng
(c) Sai, hàm lượng amoni còn lại của mẫu nước thải (2) \[ = \frac{{18.8}}{{100}} = 1,44 > 1 \to \] không đạt tiêu chuẩn
(d) Đúng, hàm lượng amoni còn lại của mẫu nước thải (1) + (3) \[ = \frac{{(10 + 125).8}}{{100}} = 10,8\]
Câu 36:
Cho các phát biểu sau:
(a) Tinh bột và xenlulozơ có khối lượng mol phân tử bằng nhau.
(b) Cho anbumin tác dụng với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH thu được hợp chất màu tím.
(c) Thủy phân hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được ancol.
(d) Các loại tơ được cấu tạo từ các phân tử có liên kết amit thì kém bền trong môi trường axit và bazơ.
(e) C6H5OH và C6H5CH2OH là đồng đẳng của nhau (C6H5-: gốc phenyl).
(f) Cao su buna-N, buna-S đều thuộc loại cao su thiên nhiên.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, tinh bột và xenlulozơ có hệ số phân tử khác nhau nên khối lượng mol khác nhau
(b) Đúng, do xảy ra phản ứng màu biure
(c) Đúng
(d) Đúng, liên kết amit là liên kết -NHCO-
(e) Sai, C6H5OH đứng đầu dãy phenol còn C6H5CH2OH đứng đầu dãy ancol thơm
(f) Sai, cao su buna-N và buna-S là cao su tổng hợp
Câu 37:
Dung dịch X chứa CuSO4 và NaCl; dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và NaCl. Tiến hành điện phân X và Y (bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp, với cường độ dòng điện như nhau I = 5A). Quá trình điện phân diễn ra như sau:
Thời gian điện phân (giây) |
Dung dịch X |
Dung dịch Y |
||
Khối lượng catot tăng (gam) |
Khí thoát ra ở hai cực (lít) |
Khối lượng catot tăng (gam) |
Khí thoát ra ở hai cực (lít) |
|
t |
m |
2,240 |
m |
1,792 |
2t |
1,5m |
4,704 |
2m |
2,912 |
Biết các khí sinh ra không tan trong dung dịch, thể tích đo ở đktc và quá trình điện phân đạt hiệu suất 100%. Cho các nhận định sau:
(a) Giá trị của m là 6,4.
(b) Giá trị của t là 4246.
(c) Điện phân dung dịch X sau thời gian 4632 giây, nước bắt đầu điện phân ở catot.
(d) Số mol NaCl trong X gấp đôi số mol NaCl trong Y.
Số nhận định đúng là
Tại t (s):
Tại 2t (s):
(a) Đúng, \[m = 0,2:2.64 = 6,4\]
(b) Sai, \[t = \frac{{0,2.96500}}{5} = 3860\]
(c) Sai, với t = 4632 (s) \[ \to {n_e} = 0,24 < 2n_{Cu}^X \to \]nước chưa bị điện phân
(d) Đúng
Câu 38:
Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z (MX < MY < MZ < 170) đều mạch hở và chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần dùng 1,23 mol O2, thu được CO2 và 0,92 mol H2O. Nếu đun nóng 0,2 mol E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm hai ancol đều no và 27,68 gam hỗn hợp F gồm hai muối của hai axit cacboxylic. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được 18,92 gam CO2 và 12,24 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là
Câu 39:
Đun nóng m gam hỗn hợp E gồm Al và các oxit sắt trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp rắn F (oxi chiếm 20,2166% về khối lượng trong F). Chia F thành hai phần:
- Phần 1: Cho phản ứng với 200 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch chứa 31,12 gam hai chất tan và 2,688 lít khí H2 (đktc).
- Phần 2: Cho tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch T chứa các muối trung hòa và 17,472 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Dung dịch T hòa tan tối đa 33,84 gam Mg. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?
- Xét phần 1:
- Xét phần 2:
Phần 2 : Phần 1 \[ = 0,63:0,42 = 3:2\]
Câu 40:
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
X (C10H16O7N2) Y Z.
Biết: X là đipeptit của một -amino axit T có cấu tạo không phân nhánh; Y và Z là các hợp chất hữu cơ; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng giữa hai chất tương ứng. Cho các phát biểu sau:
(a) Ở điều kiện thường, chất T dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao.
(b) X tác dụng tối đa với dung dịch NaOH theo tỉ lệ 1 : 2.
(c) Chất Y dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hoặc bột ngọt).
(d) X là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(e) Phần trăm khối lượng của clo trong phân tử chất Z chiếm 19,216%.
Số phát biểu đúng là
T: Axit glutamic X: Glu-Glu
Y: Glu-Na2 Z: ClH3N-C3H5-(COOH)2
(a) Đúng
(b) Sai, X tác dụng tối đa với NaOH theo tỉ lệ 1 : 4
(c) Sai, bột ngọt (mì chính) là muối mononatri của axit glutamic
(d) Đúng, X vừa có nhóm -NH2 và vừa có nhóm -COOH
(e) Sai, clo chiếm 19,346% về khối lượng trong Z