(2023) Đề thi thử Hóa học THPT Nghĩa Hưng A, Nam Định (Lần 3) có đáp án
(2023) Đề thi thử Hóa học THPT Nghĩa Hưng A, Nam Định (Lần 3) có đáp án
-
827 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sắt tác dụng với chất nào sau đây tạo FeCl3
Kim loại sắt tác dụng với Cl2 tạo ra muối FeCl3:
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Với HCl và CuCl2, sắt tạo muối FeCl2. Sắt không phản ứng với dung dịch FeCl2.
Chọn A
Câu 2:
Sắt vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa trong hợp chất nào sau đây?
Sắt vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa trong hợp chất FeO vì trong FeO sắt có số oxi hóa trung gian.
CHọn A
Câu 3:
Fe bị ăn mòn điện hóa khi tiếp xúc với kim loại M trong không khí ẩm. Kim loại M là
Fe bị ăn mòn điện hóa khi tiếp xúc với kim loại M trong không khí ẩm → Fe có tính khử mạnh hơn M → M là Cu.
Chọn D
Câu 12:
Có thể thu được chất béo rắn từ chất béo lỏng bằng phản ứng nào sau đây?
Trong điều kiện thường, chất béo không no ở thể lỏng và chất béo no ở thể rắn → Hiđro hoá chất béo lỏng thu được chất béo rắn
Chọn B
Câu 17:
Nước cứng vĩnh cửu không chứa ion nào sau đây?
Nước cứng vĩnh cửu không chứa ion HCO3-. Nước cứng tạm thời và nước cứng toàn phần mới chứa HCO3-.
Chọn A
Câu 18:
Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là
Chọn D
Câu 20:
Cho 3,7 gam một este X no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,1 gam muối khan. Công thức cấu tạo của este là
nX = n muối = nNaOH = 0,05
MX = 3,7/0,05 = 74: C3H6O2
M muối = 4,1/0,05 = 82: CH3COONa
→ X là CH3COOCH3
Chọn D
Câu 21:
Hãy cho biết phát biểu nào sau đây không đúng?
D không đúng, HCOOCH3 có 7 liên kết σ, gồm 4C-H, 2C-O và 1O-C
Chọn D
Câu 22:
Đốt cháy hoàn toàn 2,4 gam Mg và 4,05 gam Al bằng hỗn hợp khí O2 và Cl2 thu đươc 18,525 gam hỗn hợp chất rắn. Thể tích khí (lit) O2 và Cl2 đã tham gia phản ứng lần lượt là
nMg = 0,1; nAl = 0,15; nO2 = a và nCl2 = b
m rắn = 2,4 + 4,05 + 32a + 71b = 18,525
Bảo toàn electron: 0,1.2 + 0,15.3 = 4a + 2b
→ a = 0,1; b = 0,125
→ VO2 = 2,24 lít và VCl2 = 2,8 lít
Chọn B
Câu 23:
Chia hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(OH)3 và FeCO3 thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hết phần một trong dung dịch HCl dư, thu được 1,568 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỷ khối so với H2 bằng 10 và dung dịch chứa m gam muối. Hòa tan hoàn toàn phần hai trong dung dịch chứa 0,57 mol HNO3, tạo ra 41,7 gam hỗn hợp muối (không có muối amoni) và 2,016 lít (đktc) hỗn hợp gồm hai khí (trong đó có NO). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Ta coi như X gồm Fe, Fe3O4, Fe2O3, FeCO3
Phần 1: Với HCl dư
Khí gồm CO2 (0,03 mol) và H2 (0,04 mol)
Đặt a, b là số mol FeCl2; FeCl3 → nHCl = 2a + 3b
Quy đổi X thành Fe (a + b); O (c); CO2 (0,03) → nH2O = c mol
Bảo toàn H → 2a + 3b = 0,04.2 + 2c (1)
Phần 2: Dung dịch chứa 2 muối nên HNO3 hết
n khí = 0,09 gồm CO2 (0,03 mol) và NO (0,06 mol)
Bảo toàn N → nNO3- = 0,57 – 0,06 = 0,51
m muối = 56(a + b) + 62.0,51 = 41,7 (2)
nHNO3 = 0,57 = 0,06.4 + 2c (3)
(1)(2)(3) → a = 0,13; b = 0,05; c = 0,165
→ FeCl2 (0,13) và FeCl3 (0,05)
→ m muối = 24,635
Chọn B
Câu 25:
Cho các chất sau: tinh bột, xenlulozơ, fructozơ, glucozơ, saccarozơ. Số chất tác dụng được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
Có 3 chất tác dụng được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là fructozơ, glucozơ, saccarozơ.
Chọn C
Câu 26:
Cho 22,05 gam axit glutamic tác dụng với dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
nGluNa2 = nGlu = 0,15 → mGluNa2 = 28,65 gam
Chọn B
Câu 27:
Cho 360 gam glucozơ lên men, khí thoát ra được dẫn vào dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tuả trắng. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%. Giá trị của m là
nC6H12O6 = 2
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
→ nCO2 = 2.2.80% = 3,2
Ca(OH)2 dư → nCaCO3 = nCO2 = 3,2
→ mCaCO3 = 320 gam
Chọn B
Câu 28:
Ngâm hỗn hợp hai kim loại gồm Zn, Fe vào dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn X gồm hai kim loại và dung dịch Y. Kết luận nào sau đây đúng ?
X gồm hai kim loại → X gồm Cu và Fe
→ Zn đã phản ứng hết, Fe có thể phản ứng một phần hoặc chưa phản ứng nên Y có ZnSO4, có thể có thêm FeSO4.
Chọn C
Câu 30:
Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân triolein, thu được etylenglicol.
(b) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim.
(c) Thủy phân vinylfomat, thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Trùng ngưng axit ε-aminocaproic, thu được policaproamit.
(e) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: alanin, lysin, axit glutamic.
(f) Phenylamin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch HCl.
Số phát biểu đúng là:
(a) Sai, thủy phân triolein, thu được glyxerol.
(b) Đúng: (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 (axit hoặc enzim).
(c) Đúng, các sản phẩm HCOOH, CH3CHO đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Đúng
(e) Đúng, Lys làm quỳ tím hóa xanh, Glu làm quỳ tím hóa đỏ và alanin không làm đổi màu quỳ tím.
(f) Đúng: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl (muối tan
Chọn B
Câu 31:
Cho hỗn hợp Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn người ta thu được dung dịch X và chất rắn Y. Trong dung dịch X có chứa
Cu + Fe3O4 + 8HCl → CuCl2 + 3FeCl2 + 4H2O
Chất rắn Y là Cu dư, dung dịch X có chứa HCl, CuCl2, FeCl2.
Chọn C
Câu 32:
Cho m gam kim loại K tác dụng với nước dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 đktc. Giá trị của m là:
2K + 2H2O → 2KOH + H2
nH2 = 0,15 → nK = 0,3 → mK = 11,7 gam
Chọn A
Câu 33:
Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp gồm CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3) với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện 2,68A. Sau thời gian điện phân t (giờ), thu được dung dịch Y (chứa hai chất tan) có khối lượng giảm 14,6625 gam so với dung dịch ban đầu. Dung dịch Y phản ứng vừa hết với 3,825 gam Al2O3. Giá trị của t gần nhất với giá trị nào sau đây?.
nCuSO4 = x và nNaCl = 3x
Dung dịch Y chứa 2 chất tan gồm Na+ (3x), SO42- (x), bảo toàn điện tích → nOH- = x
nAl2O3 = 0,0375 → nOH- = x = 0,0375.2 = 0,075
Catot: nCu = 0,075; nH2 = a
Anot: nCl2 = 0,1125; nO2 = b
m giảm = 0,075.64 + 2a + 0,1125.71 + 32b = 14,6625
ne = 0,075.2 + 2a = 0,1125.2 + 4b
→ a = 0,1375 và b = 0,05
→ ne = 0,075.2 + 2a = It/F
→ t = 15303s = 4,25h
Chọn A
Câu 34:
Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X (đơn chức), Y (hai chức), Z (ba chức) đều được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol. Đốt cháy hoàn toàn 18,6 gam E bằng oxi vừa đủ được a mol CO2 và b mol H2O (a – b = 0,125 mol). Thủy phân hoàn toàn 18,6 gam E trong dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T gồm hai muối (Đều có khối lượng phân tử nhỏ hơn 240 đvC) và 10,7 gam hai ancol. Đốt cháy hoàn toàn T bằng oxi dư thu được CO2, 17,25 gam K2CO3 và 0,125 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong E gần nhất với ?
nK2CO3 = 0,125 → nKOH = 0,25
Bảo toàn khối lượng → mT = 21,9
Quy đổi T thành COOK (0,25), H (0,25) và C
nCOOK = nH và hai muối đều có M < 240 → T gồm HCOOK (0,1) và CH2(COOK)2 (0,075)
mE = 12a + 2b + 0,25.32 = 18,6
và a – b = 0,125 → a = 0,775; b = 0,65
Bảo toàn C → nC(ancol) = nC(E) – nC(T) = 0,45
nO(ancol) = 0,25 → nH(ancol) = (10,7 – mC – mO)/1 = 1,3
→ nAncol = nH/2 – nC = 0,2
TH1: Ancol gồm CxH2x+2O (0,15) và CyH2y+2O2 (0,05) (Bấm hệ nAncol và nO để tính số mol)
→ 0,15x + 0,05y = 0,45
→ 3x + y = 9 → x = 1, y = 6 hoặc x = 2, y = 3
Xét C2H5OH (0,15) và C3H6(OH)2 (0,05)
X là HCOOC2H5: 0,05
Y là CH2(COOC2H5)2: 0,025 mol
Z là HCOO-C3H6-OOC-CH2-COO-C2H5: 0,05 mol
Do nCH2(COOK)2 > nC3H6(OH)2 nên chọn Y như trên, tính số mol Z trước tiên (theo nC3H6(OH)2), sau đó tính mol Y (theo nCH2(COOK)2), tính nX sau cùng)
→ %Z = 58,60%
TH2: Ancol gồm CxH2x+2O và CyH2y+2O3 (Làm tương tự như trên).
Chọn B
Câu 35:
Cho các phát biểu sau
(a) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư thu được dung dịch chứa hai muối.
(b) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 có xuất hiện kết tủa.
(c) Nhung thành Zn vào dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 và H2SO4 xuất hiện ăn mòn điện hóa.
(d) Hỗn hợp Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch HCl dư.
(e) Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH đun nóng có khí mùi khai bay lên
(f) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa NaAlO2 và Ca(OH)2 thu được kết tủa trắng.
Số phát biểu đúng là:
(a) Sai, thu được 3 muối CuCl2, FeCl2, FeCl3 dư
(b) Đúng: NH3 + H2O + AlCl3 → Al(OH)3 + NH4Cl
(c) Đúng, cặp điện cực Zn-Cu
(d) Đúng: Fe3O4 + Cu + 8HCl → 3FeCl2 + CuCl2 + 4H2O
(e) Đúng: NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O
(f) Đúng:
CO2 + H2O + NaAlO2 → Al(OH)3 + NaHCO3
CO2 dư + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
Chọn D
Câu 36:
Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử là C6H8O4. Từ X thực hiện sơ đồ sau:
(1) X + NaOH → Y + Z + T
(2) Y + H2SO4 → Na2SO4 + E
(3) Z (H2SO4 đặc, 170°C) → F + H2O
(4) Z + CuO → T + Cu + H2O
Cho các phát biểu sau:
(a) T dùng làm nguyên liệu sản xuất nhựa phenolfomanđehit.
(b) Trong y tế, Z được dùng để sát trùng vết thương.
(c) T vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(d) E có công thức CH2(COOH)2
(e) X có đồng phân hình học.
(g) Oxi hoá không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại sản xuất T.
Số phát biểu đúng là :
(2) → Y là muối 2 chức
(3)(4) → Z là ancol, T là anđehit, hai chất này cùng C và ít nhất 2C.
X là C2H5-OOC-COO-CH=CH2
Y là (COONa)2; E là (COOH)2
Z là C2H5OH; F là C2H4
T là CH3CHO
(a) Sai, nhựa phenolfomanđehit tổng hợp từ C6H5OH và HCHO.
(b) Đúng
(c) Đúng (tính oxi hóa: với H2…), tính khử (với O2, AgNO3/NH3…)
(d) Sai
(e) Sai
(g) Đúng: C2H4 + O2 → CH3CHO
Chọn C
Câu 37:
Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E gồm (triglixerit X và triglixerit Y) trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E cần vừa đủ 2,42 mol O2, thu được H2O và 1,71 mol CO2. Mặt khác, m gam E tác dụng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của (m/a) là :
Các muối có cùng 18C nên E có 18.3 + 3 = 57C
→ nE = nCO2/57 = 0,03
Quy đổi E thành (HCOO)3C3H5 (0,03), CH2 (x) và H2 (y)
nCO2 = 0,03.6 + x = 1,71
nO2 = 0,03.5 + 1,5x + 0,5y = 2,42
→ x = 1,53; y = -0,05
→ mE = 26,6 và a = 0,05
→ m/a = 532
Chọn C
Câu 38:
Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước qua than nung đỏ thu được 0,35 mol hỗn hợp khí X gồm CO, CO2, H2. Dẫn toàn bộ X qua dung dịch chứa hỗn hợp NaHCO3 (x mol) và Na2CO3 (y mol) thu được dung dịch Y chứa 27,4 gam chất tan, khí thoát ra còn CO và H2. Cô cạn dung dịch Y, nung đến khối lượng không đổi thu được 21,2 gam chất rắn. Giá trị của x là :
nC = 0,35 – 0,2 = 0,15
Bảo toàn electron: 4nC = 2nCO + 2nH2
→ nCO + nH2 = 0,3
→ nCO2(X) = nX – (nCO + nH2) = 0,05
→ nH2CO3 = 0,05
m chất tan = 84x + 106y + 0,05.62 = 27,4
Sau khi nung → nNa2CO3 = 0,5x + y = 0,2
→ x = 0,1; y = 0,15
Chọn A
Câu 39:
Nung nóng hỗn hợp X gồm vinylaxetilen, but-1-in, but-2-en, butan và hiđro (với xúc tác Ni, giả thiết chỉ xảy ra phản ứng hiđro hóa) sau một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với H2 là 12,75. Dẫn Y vào bình đựng dung dịch nước Br2 dư, thấy có 0,105 mol Br2 phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và thoát ra hỗn hợp khí Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần 0,9 mol O2, thu được 0,48 mol CO2. Giá trị của m là ?
Z thoát ra gồm C4H10 và H2 dư.
Bảo toàn C → C4H10 = 0,48/4 = 0,12
nO2 = 0,12.6,5 + 0,5nH2 = 0,9 → nH2 = 0,24
→ nZ = 0,36 và mZ = 7,44
Phần hiđrocacbon phản ứng với Br2 có dạng C4Hx (y mol)
→ nBr2 = y(10 – x)/2 = 0,105
mY = y(x + 48) + 7,44 = 12,75.2(y + 0,36)
→ xy = 0,39 và y = 0,06
→ m = mC4Hx = y(x + 48) = 3,27
Chọn C
Câu 40:
Thực hiện các phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất)
(1) X + Y → X1 + Y1 + H2O
(2) Z + Y1 → X1 + Y + H2O
(3) X1 + H2SO4 (loãng, dư) → BaSO4 + CO2 + H2O
(4) Y + HCl (loãng, dư) → KCl + CO2 + H2O
Các chất X, Y, Z lần lượt là :
(3) → X1 là BaCO3
(4) → Y là KHCO3
(1) → X là Ba(OH)2:
Ba(OH)2 + KHCO3 → BaCO3 + KOH + H2O
(2) → Z là Ba(HCO3)2:
Ba(HCO3)2 + KOH → BaCO3 + KHCO3 + H2O
Các chất X, Y, Z lần lượt là Ba(OH)2, KHCO3, Ba(HCO3)2.
Chọn D