(2024) Đề thi thử môn Hóa THPT Chuyên Bắc Giang - Bắc Giang (Lần 1) có đáp án
(2024) Đề thi thử môn Hóa THPT Chuyên Bắc Giang - Bắc Giang (Lần 1) có đáp án
-
152 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi cho khí CO đi qua hỗn hợp CuO, FeO, Fe3O4, Al2O3 và MgO, sau phản ứng chất rấn thu được là:
CO khử được các oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động → Chất rắn thu được gồm Cu, Fe, Al2O3 và MgO.
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sai, polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp etilen.
B. Sai, tơ poliamit kém bền trong môi trường axit do bị thủy phân.
C. Sai, cao su lưu hóa có tính đàn hồi tốt hơn cao su thường.
D. Đúng, tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp vì được điều chế từ polime thiên nhiên là xenlulozơ.
Câu 3:
Các nguyên tố ở nhóm VIIIB
Tất cả các nguyên tố nhóm B (trong đó có nhóm VIIIB), đều là kim loại.
Câu 6:
Chất nào sau đây là muối axit?
NaHSO4 là muối axit vì gốc axit có khả năng nhường H+.
Câu 7:
HNO3 tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây:
HNO3 tác dụng được với tất cả các chất trong dãy K2SO3, K2O, Cu, NaOH.
Các dãy còn lại có CuSO4, Fe2(SO4)3, CO2 không tác dụng với HNO3.
Câu 9:
Cho một ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm:
Fe + AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + Ag
→ Dung dịch sau phản ứng gồm Fe(NO3)3, AgNO3 dư.
Câu 13:
Hoà tan hết m gam kim loại M bằng dung dịch H2SO4 loãng, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5m gam muối khan. Kim loại M là:
nSO42-(muối) = (5m – m)/96 = m/24
Kim loại M hóa trị x, bảo điện tích: x.nM = 2nSO42-
→ x.m/M = 2m/24
→ M = 12x → x = 2, M = 24: M là Mg
Câu 16:
Cho 3,0 gam glyxin tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận chung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH
nHCl = nGly = 3/75 = 0,04
→ m muối = mGly + mHCl = 4,46
Câu 17:
Từ 2 phản ứng sau:
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.
Có thể rút ra:
Thông tin từ 2 phản ứng trên:
Tính khử: Fe > Cu > Fe2+
Tính oxi hóa: Fe3+ > Cu2+ > Fe2+
→ Chọn B.
Câu 18:
Hãy cho biết tập hợp các chất nào sau đây đều là chất điện li mạnh?
Dãy D gồm các chất điện li mạnh.
Các dãy còn lại chứa CH3COOH, Cu(OH)2 là chất điện li yếu; C6H12O6, C2H5OH là chất không điện li.
Câu 20:
Phản ứng giữa HNO3 với Fe(OH)2 tạo ra khi NO. Tổng các hệ số trong phương trình oxi hoá - khử này bằng
3Fe(OH)2 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O
→ Tổng hệ số = 25
Câu 21:
Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là ?
Gly-Ala + 2NaOH → GlyNa + AlaNa + H2O
→ nGlyNa = nAlaNa = nGly-Ala = 0,1
→ m muối = mGlyNa + mAlaNa = 20,8 gam
Câu 22:
Đun nóng triglixerit trong dung dịch NaOH dư đến phản ứng hoàn toàn luôn thu được chất nào sau đây?
Chọn đáp án C.
Câu 23:
Cho m gam dung dịch glucozơ 1% vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng nhẹ đến phản ứng hoàn toàn thu được 1,08 gam Ag. Giá trị của m là :
nAg = 0,01 → nC6H12O6 = 0,005
→ m = 0,005.180/1% = 90 gam
Câu 24:
Cho sơ đồ phản ứng sau: NH3 → X → Y → HNO3. X, Y có thể là:
X, Y có thể là NO, NO2:
NH3 + O2 (Pt, t°) → NO + H2O
NO + O2 → NO2
NO2 + O2 + H2O → HNO3
Câu 26:
Cho hỗn hợp Cu và Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và một lượng kim loại không tan. Muối trong dung dịch X là :
Fe3O4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + H2O
Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + FeSO4
Chất rắn không tan là Cu dư → Muối trong dung dịch chỉ có FeSO4 và CuSO4
Câu 27:
Este X được tạo bởi ancol metylic và axit fomic. Công thức của X là :
Chọn đáp án A.
Câu 29:
Cho 12 gam dung dịch NaOH 10% tác dụng với 5,88 gam dung dịch H3PO4 20% thu được dung dịch X. Dung dịch X chứa các muối sau:
nNaOH = 0,03; nH3PO4 = 0,012
nNaOH/nH3PO4 = 2,5 → Dung dịch X chứa các muối Na2HPO4 và Na3PO4.
Câu 30:
Cho các dây kim loại sau, dãy nào được sắp xếp theo chiều tăng của tính khử:
Chọn đáp án C.
Câu 31:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4.
(b) Cho K vào dung dịch CuSO4 dư.
(c) Cho dung dịch NH4NO3 vào dung dịch Ba(OH)2.
(d) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dich C6H5ONa.
(e) Cho khí CO2 tới dư vào dung dịch gồm NaOH và Ca(OH)2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được cả chất rắn và khí là
(a) Ba(HCO3)2 + KHSO4 → BaSO4 + K2SO4 + CO2 + H2O
(b) K + H2O → KOH + H2
KOH + CuSO4 → K2SO4 + Cu(OH)2
(c) NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + NH3 + H2O
(d) HCl + C6H5ONa → C6H5OH + NaCl
(e) CO2 dư + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
CO2 dư + NaOH → NaHCO3
Câu 32:
Cho sơ đồ chuyển hóa:
Biết: X, Y, Z, E là các hợp chất khác nhau và khác BaCO3; mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ủng giữa hai chất tương ứng. Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
Các chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là Ba(HCO3)2, Ba(OH)2
NaOH + Ba(HCO3)2 → NaHCO3 + BaCO3 + H2O
NaHCO3 + Ba(OH)2 → NaOH + BaCO3 + H2O
NaOH + Ba(HCO3)2 → Na2CO3 + BaCO3 + H2O
Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + NaOH
Z là NaHCO3; E là Na2CO3.
Câu 33:
Dung dịch X chứa 0,3 mol Na2CO3 và 0,6 mol NaHCO3. Thêm từ từ dung dịch chứa 0,8 mol HCl và dung dịch X được dung dịch Y và V lít CO2 (đktc). Thêm dung dịch nước vôi trong dư vào Y thấy tạo thành m gam kết tủa. Giá trị của V và m là:
Cho HCl từ từ vào X thì phản ứng xảy ra theo thứ tự:
CO32- + H+ → HCO3-
HCO3- + H+ → CO2 + H2O
→ nH+ = nCO32- + nCO2 → nCO2 = 0,5
→ V = 11,2 lít
Bảo toàn C → nCaCO3 = 0,3 + 0,6 – 0,5 = 0,4
→ mCaCO3 = 40 gam
Câu 34:
Cho các sơ đồ phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol
E + 2NaOH → Y + 2Z
F + 2NaOH → Y + T + H2O
Biết E, F đều là các hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có công thức phân tử C4H6O4, được tạo thành từ axit cacboxylic và ancol. Cho các phát biểu sau:
(a) Từ chất Z điều chế trực tiếp được axit axetic.
(b) Chất T có nhiệt độ sôi thấp hơn axit axetic.
(c) Đốt cháy Y, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O và Na2CO3.
(d) Chất E có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(4) Chất T được dùng để sát trùng dụng cụ y tế.
Số phát biểu đúng là
F + NaOH tạo H2O nên F chứa COOH → F tạo bởi axit 2 chức và ancol đơn
E và F có chung sản phẩm Y nên:
E là (COOCH3)2; Y là (COONa)2, Z là CH3OH
F là HOOC-COOC2H5; T là C2H5OH
(a) Đúng: CH3OH + CO → CH3COOH
(b) Đúng: T có nhiệt độ sôi thấp hơn CH3COOH do T có liên kết H kém bền hơn và phân tử khối nhỏ hơn.
(c) Sai, đốt Y không tạo H2O do Y không có H.
(d) Sai
(đ) Đúng
Câu 35:
Bình “ga” loại 12 kg sử dụng trong hộ gia đình chứa 12 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propan và butan (tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3). Đốt cháy hoàn toàn 1 mol propan thì tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ; 1 mol butan thì tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Để đun nóng 1 gam nước tặng thêm 1°C, cần cung cấp nhiệt lượng là 4,18 J. Biết khối lượng riêng của nước là 1 gam/ml và hiệu suất sử dụng nhiệt là 70%. Khối lượng của LPG cần để đưa 2,5 lit nước từ 25°C lên 100°C có giá trị gần nhất là?
Lượng LPG cần thiết gồm C3H8 (2x) và C4H10 (3x)
Bảo toàn năng lượng:
70%(2220.2x + 2850.3x).10³ = 2500.1.4,18(100 – 25)
→ x = 0,0862
→ mLPG = 44.2x + 58.3x = 22,58 gam
Câu 36:
Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp X gồm một este đơn chức và một este hai chức với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được một ancol Y duy nhất và 24,52 gam hỗn hợp Z gồm các muối. Dẫn toàn bộ Y qua đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 9,0 gam. Đốt cháy hoàn toàn 24,52 gam Z cần dùng 0,52 mol O2, thu được Na2CO3 và 24,2 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp Z là
Bảo toàn khối lượng → nNa2CO3 = 0,16 → nNaOH = 0,32
TH1: Nếu X không chứa este của phenol.
Ancol dạng ROH (0,32 mol)
→ m tăng = 0,32(R + 16) = 9
→ R = 12,125: Loại
TH2: X chứa este của phenol
Nếu este đơn chức là este của phenol thì nNaOH ≥ 2nX: Vô lí
Vậy este đơn chức là este của ancol. Dưới đây ta xét trường hợp este hai chức có 1 chức là este của phenol.
nEste đơn = a và nEste đôi = b
→ nX = a + b = 0,2
nNaOH = a + 3b = 0,32
→ a = 0,14 và b = 0,06
→ nROH = a + b = 0,2
m tăng = 0,2(R + 16) = 9 → R = 29: Ancol là C2H5OH
Muối gồm ACOONa (0,14), B(COONa)2 (0,06) và PONa (0,06) với n, m, p là số C tương ứng.
Đốt 3 muối này → nCO2 = u và nH2O = v
→ 44u + 18v = 24,2
Bảo toàn O → 2u + v + 0,16.3 = 0,52.2 + 0,14.2 + 0,06.4 + 0,06.1
→ u = 0,46 và v = 0,22
Bảo toàn C:
nC = 0,14n + 0,06m + 0,06p = nCO2 + nNa2CO3
→ 7n + 3m + 3p = 31
Do n ≥ 1; m ≥ 2 và p ≥ 6 nên n = 1, m = 2 và p = 6 là nghiệm duy nhất.
Muối gồm HCOONa (0,14), (COONa)2 (0,06) và C6H5ONa (0,06)
→ %(COONa)2 = 32,79%
Các este gồm HCOOC2H5 (0,14) và C2H5-OOC-COO-C6H5 (0,06)
Câu 37:
Lấy 7,78 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại hoạt động X, Y có hóa trị không đổi chia thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Đem nung trong oxi dư thu được 4,74 gam hỗn hợp oxit.
Phần 2: Hoà tan hoàn toàn trong dung dịch hỗn hợp (HCl, HSO4 loãng) thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
Mỗi phần nặng 7,78/2 = 3,89 gam
Bảo toàn electron → nH2 = nO = (4,74 – 3,89)/16 = 17/320 mol
→ V = 1,19 lít
Câu 38:
Chất béo X gồm các triglixerit. Phần trăm khối lượng của cacbon và hiđro trong X lần lượt là 77,25% và 11,75%. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch KOH dư, đun nóng thu được m gam gam muối. Mặt khác, cứ 0,1m gam X phản ứng tối đa với 5,12 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
%O = 100% – 77,25% – 11,75% = 11%
nCO2 = nC = 77,25%m/12
nH2O = nH/2 = 11,75%m/2
nX = nO/6 = 11%m/(16.6)
m gam X phản ứng tối đa nBr2 = 51,2/160 = 0,32
nX = [nCO2 – (nH2O + nBr2)]/2
⇔ 11%m/(16.6) = [77,25%m/12 – (11,75%m/2 + 0,32)]/2
→ m = 96
→ nX = 0,11 → nKOH phản ứng = 0,33 và nC3H5(OH)3 = 0,11
Bảo toàn khối lượng:
m + mKOH = a + mC3H5(OH)3 → a = 104,36 gam
Câu 39:
Cho các phát biểu sau:
(1) Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền tốt hơn cao su thiên nhiên.
(2) Vinyl axetat có khả năng làm mất màu nước brom.
(3) Tinh bột khi thủy phân hoàn toàn trong môi trường kiềm chỉ tạo glucozơ.
(4) Dung dịch anbumin của lòng trắng trứng khi đun sôi bị đông tụ.
(5) Tơ nilon bền đối với nhiệt, axit, kiềm hơn tơ lapsan.
(6) Anilin ở điều kiện thường là chất lỏng, không màu, độc, ít tan trong nước và nhẹ hơn nước.
Số phát biểu đúng là
(1) Sai, cao su thiên nhiên có tính đàn hồi và độ bền tốt hơn.
(2) Đúng: CH3COOCH=CH2 + Br2 → CH3COOCHBr-CH2Br
(3) Sai, tinh bột không bị thủy phân trong môi trường kiềm.
(4) Đúng
(5) Sai, tơ nilon kém bền hơn.
(6) Sai, anilin nặng hơn H2O.
Câu 40:
Đốt cháy 19,2 gam Mg trong oxi một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X cần dùng V lít dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 0,75M thu được dung dịch chứa (3m + 20,8) gam muối. Mặt khác cũng hòa tan X trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO và N2 có tỉ khối so với H2 là 14,4. Số mol HNO3 đã phản ứng là
Đặt nHCl = x; nH2SO4 = 0,75x
Muối gồm Mg2+ (0,8), Cl- (x), SO42- (0,75x)
Bảo toàn điện tích → 0,8.2 = x + 0,75x.2
→ x = 0,64
m muối = 3m + 20,8 → m = 22,4
→ nO = (m – mMg)/16 = 0,2
Y gồm NO (0,04) và N2 (0,06)
Bảo toàn electron: 2nMg = 2nO + 3nNO + 10nN2 + 8nNH4+
→ nNH4+ = 0,06
nHNO3 = 4nNO + 12nN2 + 10nNH4+ + 2nO = 1,88