Chủ nhật, 19/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Toán Trắc nghiệm Toán 6 Bài 35: Trung điểm của đoạn thẳng có đáp án

Trắc nghiệm Toán 6 Bài 35: Trung điểm của đoạn thẳng có đáp án

Dạng 2: Tính độ dài đoạn thẳng có đáp án

  • 54 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho đoạn thẳng PQ = 4,5 cm. Điểm M nằm giữa hai điểm P và Q sao cho  PM=23MQ. Độ dài đoạn thẳng PM là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cho đoạn thẳng PQ = 4,5 cm. Điểm M nằm giữa hai điểm P và Q sao cho PM=2/3MQ  . Độ dài đoạn thẳng PM là (ảnh 1)

Vì M là điểm nằm giữa hai điểm P và Q nên PM + MQ = PQ

hay PM + MQ = 4,5 (cm) (1)

Mà  PM=23MQ suy ra  MQ=32PM (2)

Từ (1) và (2) suy ra   PM  +  32PM  =  4,5

Suy ra  52PM  =  4,5

Suy ra  PM  =  4,5:52=1,8  (cm)


Câu 2:

Cho IK = 4 cm; IP = 6 cm và I nằm giữa K và P. Độ dài đoạn thẳng KP là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cho IK = 4 cm; IP = 6 cm và I nằm giữa K và P. Độ dài đoạn thẳng KP là A. 1 cm; B. 2 cm; C. 10 cm; D. 24 cm. (ảnh 1)

Vì I nằm giữa K và P nên KI + IP = KP hay 4 + 6 = KP

Suy ra KP = 10 cm.


Câu 3:

Cho E là điểm nằm giữa hai điểm I và K. Biết rằng IE = 4 cm, EK = 10 cm. Độ dài đoạn thẳng IK là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Cho E là điểm nằm giữa hai điểm I và K. Biết rằng IE = 4 cm, EK = 10 cm. Độ dài đoạn thẳng IK là A. 4 cm; B. 7 cm; C. 6 cm; D. 14 cm. (ảnh 1)

Vì E là điểm nằm giữa hai điểm I và K nên ta có IE + EK = IK.

Hay 4 + 10 = IK suy ra IK = 14 cm.


Câu 4:

Gọi I là một điểm thuộc đoạn thẳng MN. Khi IM = 4 cm, MN = 7 cm thì độ dài của đoạn thẳng IN là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Gọi I là một điểm thuộc đoạn thẳng MN. Khi IM = 4 cm, MN = 7 cm thì độ dài của đoạn thẳng IN là A. 3 cm; B. 11 cm; C. 1,5 cm; D. 5 cm. (ảnh 1)

Vì I là một điểm thuộc đoạn thẳng MN nên I là điểm nằm giữa hai điểm M; N.

Do đó ta có MI + IN = MN mà IM = 4 cm, MN = 7 cm nên 4 + IN = 7 suy ra IN = 7 – 4

Suy ra IN = 3 cm.


Câu 5:

Điểm M nằm giữa hai điểm C và D sao cho CM = 1,5 cm, MD = 2,5 cm. Độ dài đoạn thẳng CM là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Điểm M nằm giữa hai điểm C và D sao cho CM = 1,5 cm, MD = 2,5 cm. Độ dài đoạn thẳng CM là A. 8 cm; B. 6 cm; C. 4 cm; D. 2 cm. (ảnh 1)

Có CM = 1,5 cm và MD = 2,5 cm.

Vì M nằm giữa C và D nên CD = CM + MD = 1,5 + 2,5 = 4 (cm).


Câu 6:

Điểm P nằm giữa hai điểm I và K sao cho IP – PK = 4 cm. Biết IK = 8 cm. Độ dài đoạn thẳng IP và PK lần lượt

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Điểm P nằm giữa hai điểm I và K sao cho IP – PK = 4 cm. Biết IK = 8 cm. Độ dài đoạn thẳng IP và PK lần lượt là A. IP = 2 cm; PK = 6 cm; B. IP = 3 cm; PK = 5 cm; C. IP = 6 cm; PK = 2 cm; D. IP = 5 cm; PK = 1 cm. (ảnh 1)

Vì điểm P nằm giữa hai điểm I và K nên ta có IP + PK = IK suy ra IP + IK = 8 (cm) (1)

Theo đề bài: IP – PK = 4 (cm) (2)

Từ (1) và (2) suy ra  IP=8+42=6  (cm)và  PK=842=2  (cm)

Vậy IP = 6 cm; PK = 2 cm.


Câu 7:

Trên đường thẳng a lấy 4 điểm M, N, P, Q theo thứ tự đó. Cho biết MN = 2 cm; MQ = 5 cm và NP = 1 cm. Các đoạn thẳng bằng nhau là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trên đường thẳng a lấy 4 điểm M, N, P, Q theo thứ tự đó. Cho biết MN = 2 cm; MQ = 5 cm và NP = 1 cm. Các đoạn thẳng bằng nhau là A. MP = PQ; B. MP = NQ; C. MN = PQ; D. Cả B, C đều đúng. (ảnh 1)

Vì N nằm giữa M và P nên MQ = MN + NQ

Suy ra NQ = MQ – MN = 5 – 2 = 3 (cm).

Vì P nằm giữa N và Q nên NQ = NP + PQ

Suy ra PQ = NQ – NP = 3 – 1 = 2 (cm).

Vì N nằm giữa M và P nên MP = MN + NP = 2 + 1 = 3 (cm)

Vậy NQ = 3 cm; MP = 3 cm; PQ = 2 cm; MN = 2 cm.

NQ = MP; MN = PQ; MP < PQ.

Vậy A sai và cả B, C đều đúng.


Câu 8:

Cho đoạn thẳng AB = 4,5 cm và điểm C nằm giữa hai điểm A và B. Biết  AC=23BC

Độ dài đoạn thẳng AC và BC là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Đáp án đúng là: A

Cho đoạn thẳng AB = 4,5 cm và điểm C nằm giữa hai điểm A và B. Biết   (ảnh 1)

Vì điểm C nằm giữa hai điểm A và B nên ta có AC + BC = AB (1)

Thay  AC=23BC (theo đề bài) vào (1) ta được:

 23BC  +  BC  =  AB suy ra  BC  .  23+1=4,5suy ra  BC  .  53  =  92 

Suy ra BC=92:53=2710=2,7 (cm)

Từ đó  AC  =  23BC  =  23  .  2,7  =  1,8  (cm)

Vậy BC = 2,7 cm; AC = 1,8 cm.


Câu 9:

Cho bốn điểm A, B, C, D thẳng hàng theo thứ tự đó. Biết rằng AD = 16 cm;
AC – CD = 4 (cm); CD = 2AB.

Tính độ dài đoạn thẳng BD.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Cho bốn điểm A, B, C, D thẳng hàng theo thứ tự đó. Biết rằng AD = 16 cm;  AC – CD = 4 (cm); CD = 2AB. Tính độ dài đoạn thẳng BD. A. BD = 11 cm; B. BD = 14 cm; C. BD = 13 cm; D. BD = 12 cm. (ảnh 1)

Theo đề bài điểm C nằm giữa hai điểm A và D nên ta có AC + CD = AD.

Mà AD = 16 cm nên AC + CD = 16 (cm) và AC – CD = 4 (cm).

Suy ra  AC=16+42=10  (cm) và  CD=1642=6  (cm).

Lại có CD = 2AB nên  AB=CD2=62=3  (cm).

Theo đề bài ta có điểm B nằm giữa hai điểm A và D nên AB + BD = AD.

Suy ra 3 + BD = 16 suy ra BD = 16 – 3 = 13 (cm).

Vậy BD = 13 cm.


Câu 10:

Trên tia Ox lấy các điểm M, N sao cho OM = 2 cm; ON = 3 cm. Trên tia đối của tia NO lấy điểm P sao cho NP = 1cm.

Tính độ dài các đoạn thẳng MN và MP.    

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trên tia Ox lấy các điểm M, N sao cho OM = 2 cm; ON = 3 cm. Trên tia đối của tia NO lấy điểm P sao cho NP = 1cm. Tính độ dài các đoạn thẳng MN và MP.                        A. MN = 1 cm; MP = 3 cm; B. MN = 2 cm; MP = 3 cm; C. MN = 2 cm; MP = 1 cm; D. MN = 1 cm; MP = 2 cm. (ảnh 1)

Vì hai điểm M; N cùng thuộc tia Ox mà OM < ON (2 cm < 3 cm) nên điểm M nằm giữa hai điểm O và N.

Do đó OM + MN = ON suy ra MN = ON − OM = 3 – 2 = 1 (cm).

Vì hai tia NP và NO đối nhau mà M nằm giữa hai điểm O và N nên N là điểm nằm giữa M và P.

Do đó MN + NP = MP hay MP = 1 + 1 = 2 (cm).

Vậy MN = 1 cm; MP = 2 cm.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương