IMG-LOGO

20 đề thi thử THPTQG môn Sinh học năm 2019 - 2020 (Đề số 4)

  • 7747 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Các yếu tố sau đây đều có thể kết hợp với Hemoglobin, trừ:

Xem đáp án

Đáp án D

Hemoglobin (Hb) có thể kết hợp với H+,CO2,O2.

Hb kết hợp với H+ tạo thành HHb.

Hb kết hợp với O2 tạo thành HbO2 (oxyhemoglobin).

Hb kết hợp với CO2 tạo thành HBCO2 (Carbaminohemoglobin).

Hb không kết hợp với HCO3-.


Câu 4:

Các nhà khoa học nghiên cứu chu kì của quần thể thỏ tuyết và linh miêu ăn thịt thỏ đã rút ra được nhân xét đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

Quần thể con mồi (thỏ tuyết) được điều hoà bới các nhân tố vi sinh từ môi trường bên ngoài và chủ yếu từ nhân tố hữu sinh chính là vật ăn thịt (linh miêu). Thỏ tuyết và linh miêu là mối quan hệ ăn thịt - con mồi, có tác động điều chỉnh qua lại lẫn nhau. Nhưng khi thiếu loài này thì loài kia vẫn tồn tại.


Câu 5:

Giả sử có hai quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, xét 1 cặp gen có 2 alen A và a. Quần thể I có tần số alen A là 0,6; quần thể II có tần số alen a là 0,2. Một số cá thể từ quần thể I đã di chuyển sang quần thể II và chiếm 15% số cá thể đang sinh sản ở quần thể mới. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cá thể thuần chủng ở quần thể mới sau 4 thế hệ sinh sản ngẫu phối là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án D

Tần số alen của mỗi quần thể là:

Quần thể I: A = 0,6; a = 0,4.

Quần thể II: A = 0,8; a = 0,2.

Tần số các alen ở quần thể mới là:

A = 0,6.0,15 + 0,8.0,85 = 0,77; a= 1-0,77 = 0,23.

Sau 4 thế hệ ngẫu phối thì quần thể mới sẽ CBDT. Khi đó, tỉ lệ cá thể thuần chủng là: AA+aa= 0,772+0,232 = 0,6458.


Câu 6:

Một đột biến gen lặn ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?

Xem đáp án

Đáp án C

Do gen nằm trong ti thể nên cần nắm được một số chú ý sau:

 - Gen trong ti thể là gen đơn bội do đó luôn biểu hiện ra KH.

 - Do trong tế bào có nhiều ti thể nên tế bào có thể chứa cả gen đột biến cũng như gen bình thường. Khi đó tế bào biểu hiện KH bình thường hay bệnh phụ thuộc tỉ lệ giữa gen bình thường và gen đột biến.

 - Gen ti thể phân chia không đồng đều khi phân chia. Do đó, tế bào con có thể nhận gen đột biến hoặc gen bình thường.

 - Con chỉ nhận gen ti thể từ mẹ.

Như vật ở đây người mẹ bị bệnh trong tế bào có thể chứa cả gen bình thường hoặc gen đột biến. Do đó, con có thể nhận gen bình thường hoặc gen đột biến tức là có đứa bị bệnh và có đứa không bị bệnh.


Câu 8:

Sơ đồ phả hệ sau đây mô tả một bệnh di truyền ở người do một gen có 2 alen quy định:

Biết trong quần thể trên có 16% người bị bệnh và không có đột biến mới xảy ra. Cho các phát biểu sau đây:

(1) Gen quy định bệnh là gen lặn nằm trên NST thường.

(2) Kiểu gen của người II.10 là AA.

(3) Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh là 5/6.

(4) Không thể xác định được kiểu gen của từng người trong thế hệ I.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

Bố mẹ bình thường sinh con bị bệnh nên bệnh do gen lặn quy định.

Bố bình thường sinh con gái bị bệnh nên bệnh do gen nằm trên NST thường.

=> Ý (1) ĐÚNG.

Quy ước A: bình thường; a: bị bệnh.

II10 không bị bệnh có bố mẹ chưa xác định rõ KG nên có thể có KG AA hoặc là Aa.

=> Ý (2) SAI.

Người III12 bình thường có mẹ bị bệnh nên chắc chắn có KG Aa.

II8 và II9 bình thường sinh con bị bệnh nên có KG Aa.

=> Xác suất KG của III13 là 1/3AA:2/3Aa.

Ta có sơ đồ lai:

III12 x III13:   

Aa              x       (1/3AA:2/3Aa)

1/2A:1/2a               2/3A:1/3a

=> Xác suất sinh con đầu lòng bị bệnh = 1/2.1/3=1/6

=> Xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh=1-1/6=5/6

=> Ý (3) ĐÚNG.

I1 và I2 bình thường sinh con bị bệnh nên chắc chắn có KG Aa.

=> Ý(4) SAI.

Vậy có 2 ý đúng.


Câu 9:

Nguyên nhân quyết định sự phân bố sinh khối của các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái theo dạng tháp là do:

Xem đáp án

Đáp án C

Do sinh vật ở mắt xích phía sau dùng sinh vật phía trước làm thức ăn nên để duy trì được thì sinh khối của sinh vật mắt xích trước phải lơn hơn nhiều mắt xích sau. Tuy nhiên cũng có trường hợp mà sinh khối mắt xích sau lớn hơn mắt xích đứng trước nó. Đó là khi đây là loài rộng thực sử dụng nhiều loài làm thức ăn.


Câu 10:

Quan sát quá trình giảm phân của 10 tế bào sinh dục đực có kiểu gen ABab người ta thấy có x tế bào có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa hai cromatit khác nguồn gốc dẫn đến hoán bị gen. Gọi f tần số hoán bị giữa A và B. Biểu thức thể hiện mối quan hệ đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

Mỗi tế bào khi có HVG cho 4 giao tử trong đó có 2 giao từ liên kết và 2 giao tử hoán vị.

=> x tế bào có hoán vị sẽ có 2x số giao tử hoán vị.

10 tế bào giảm phân, mỗi tế bào cho 4 giao tử nên tổng số giao tử được tạo ra là 40.

=> Tần số HVG f =2x/40.

=> x=20f


Câu 11:

Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Trong một quần thể ngẫu phối đang cân bằng di truyền, A có tần số là 0,3; B có tần số là 0,7. Kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

Đáp án A

Xét từng gen ta có:

A=0,3 => a=0,7.

=> CTDT của quần thể về gen này là 0,09AA:0,42Aa:0,49aa.

B=0,7 => b=0,3

=> CTDT của quần thể về gen này là 0,09BB : 0,42Bb : 0,49bb.

=> Tỉ lệ KG đồng hợp = ( AA + aa). ( BB +bb) = ( 0,09 + 0,49).( 0,09 + 0,48) = 0,3364

=> Tỉ lệ KG dị hợp = 1 - 0,3364 = 0,6636.


Câu 12:

Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể?

Xem đáp án

Đáp án C

Cách li địa lí không phải nhân tố tiến hoá nhưng góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra nhờ các nhân tố tiến hoá.


Câu 14:

Giải thích đúng nhất cho việc đa dạng loài ở vùng nhiệt đới lớn hơn ở vùng ôn đới là:

Xem đáp án

Đáp án B

Vùng nhiệt đới gần xích đạo do đó luôn nhân được nguồn ánh sáng dồi dào quanh năm đồng thời cùng lượng mưa khá ổn định nên môi trường ở đây có nguồn dinh dưỡng phong phú và môi trường ít biến động. Chính điều này làm cho độ đa dạng về quần xã rất cao.


Câu 15:

Ở người bình thường, số lần phát nhịp nút xoang nhĩ là:

Xem đáp án

Đáp án C

Nút xoang nhĩ ở người bình thường tự phát xung với tần số 70-80 nhịp/phút.

Nút nhĩ thất tự phát xung với tần số 40-60 nhịp/phút.

Bó His tự phát xung với tần số 30-40 nhịp/phút.

Mạng Purkinje tự phát xung với tần số 15-40 nhịp/phút.


Câu 17:

Các nhân tố đóng vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá là:

Xem đáp án

Đáp án D

Quá trình đột biến tạo ra các alen mới thông qua giao phối sẽ phát tán các alen này trong quần thể đi về các KG cung cấp nguyên liệu cho CLTN.


Câu 18:

Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây:

(1) AAaaBBbb x AAAABBBb.

(2) AaaaBBbb x AAAaBbbb.

(3) AaaaBBBB x AaaaBBbb.

(4) AAAaBbbb x AAAABBBb.

Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ có các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thu tinh bình thường. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, phép lai nào cho đời con có 9 loại kiểu gen?

Xem đáp án

Đáp án D

Tách riêng từ locut gen để tính

(1) AAaa x AAAA cho 3 loại KG.

      BBbb x BBBb cho 4 loại KG.

=> Đời con cho 12 loại KG.

(2) Aaaa x AAAa cho 3 loại KG.

      BBbb x Bbbb cho 4 loại KG.

=> Đời con cho 12 loại KG.

(3) Aaaa x Aaaa cho 3 loại KG.

     BBBB x BBbb cho 3 loại KG

=> Đời con cho 9 loại KG.

(4) AAAa x AAAA cho 2 loại KG.

      Bbbb x BBBb cho 3 loại KG.

=> Đời con cho 6 loại KG.


Câu 19:

Đâu có thể xem là biện pháp cải tạo sinh học?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 21:

Điều nào sau đây sai khi nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ?

Xem đáp án

Đáp án D

Khi môi trường không có glucose thì sẽ xảy ra phiên mã nhằm tạo ra các sản phẩm giúp sinh vật có thể sử dụng các nguyên liệu khác có trong môi trường ví dụ lactose. Lúc này protein ức chế bị biến đổi cấu hình không gian và không thể ức chế quá trình phiên mã.


Câu 22:

Nồng độ Ca2+ trong tế bào là 0,05%; nồng độ Ca2+ ở môi trường là 0,03%. Tế bào sẽ nhận Ca2+ bằng cách:

Xem đáp án

Đáp án D

Nồng độ Ca2+ trong tế bào cao hơn trong môi trường nên để lấy Ca2+ thì tế bào cần tiêu tốn năng lượng để Ca2+ đi ngược chiều gradient nồng độ. Di đó đây là dạng hấp thụ chủ động.


Câu 23:

Ở một loài thực vật, xét 4 locut gen nằm trên 4 cặp NST thường khác nhau, trong đó mỗi locut đều gồm có 2 alen là alen dại và alen đột biến. Đem cây dị hợp cả về 4 cặp gen tự thụ phấn thì tỉ lệ đột biến thu được ở đời con theo lý thuyết là bao nhiêu nếu không có đột biến mới xảy ra?

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có phép lai:

AaBbDdEe       x      AaBbDdEe

Tách riêng mỗi cặp ta thấy đời con cho tỉ lệ KH là 75% bình thường và 25% đột biến.

=> Tỉ lệ bình thường đời con = (0,75)4

=> Tỉ lệ thể đột biến = 1 - bình thường = 1- (0,75)4  0,6836.


Câu 24:

Đâu là kết quả do khuếch đại sinh học?

Xem đáp án

Đáp án D

Khuếch đại sinh học có thể được hiểu là hiện tượng các chất dinh dưỡng cũng như chất độc tích luỹ với nồng độ tăng dần ở các mắt xích phía sau khi đi vào chuỗi thức ăn.


Câu 25:

Ở đậu Hà Lan, gen A: hạt vàng trội hoàn toàn so với gen a: hạt xanh; gen B: hạt trơn trội hoàn toàn so với gen b: hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình như sau: 120 vàng, trơn; 40 vàng, nhăn; 120 xanh, trơn; 40 xanh, nhăn. Tỉ lệ hạt xanh, trơn có kiểu gen đồng hợp ở F1 là:

Xem đáp án

Đáp án B

F1 thu được tỉ lệ 3 vàng trơn : 1 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn

Xét thấy:

Vàng: Xanh = 1: 1 => P: Aa   x  aa => F1: 1Aa:1aa

Trơn: Nhăn =3 : 1 => P:  Bb  x  Bb => F1:1BB:2Bb:1bb.

=> P: Vàng trơn  x  Xanh trơn

            AaBb           aaBb

=> Tỉ lệ xanh, trợn đồng hợp (aaBB) = 1/2.1/4=1/8.


Câu 26:

Gen quy định màu thân của ruồi giấm trên nhiễm sắc thể số II, để xác định xem gen quy định màu mắt có thuộc NST số II không, một sinh viên đã làm thí nghiệm như sau: Lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, mắt hồng và thân đen, mắt đỏ thu được F1 100% thân xám, mắt đỏ sau đó cho F1 giao phối ngẫu nhiên. Vì nóng lòng muốn biết kết quả nên khi mới có 10 con ruồi F2 nở ra anh ta phân tích ngay, thấy có 9 con thân xám, mắt đỏ và 1 con thân đen, mắt hồng. Biết các quá trình sinh học diễn ra bình thường. Có thể kết luận:

Xem đáp án

Đáp án B

Pt/c : Xám, hồng   x   Đen , đỏ

F1:                  Xám, đỏ

=> Xám là trội hoàn toàn so với đen và đỏ là trội hoàn toàn so với hồng.

=> F1 có thể có KG AaBb thì các gen PLĐL hoặc Ab//aB khi các gen liên kết.

F2 xuất hiện ruồi đen, hồng (đồng hợp lặn).

Xét thấy nếu các gen liên kết trên NST số II thì KG ab//ab. Như vật F1 phải tạo giao tử ab.

Ta lại biết rằng ruồi giấm đực không xảy ra HVG do đó KG Ab//aB sẽ không thể tạo ra giao tử ab.

Như vậy gen quy định màu mắt sẽ không thuộc NST số II.


Câu 27:

Chọn đáp án điền vào chỗ trống trong câu sau: “Vi khuẩn phản nitrat biến đổi ....thành .....”

Xem đáp án

Đáp án B

Chú ý nitrat là NO3- còn nitrit là NO2-.


Câu 28:

Hạt photon của bước sóng nào giàu năng lượng nhất?

Xem đáp án

Đáp án C

Bước sóng tỉ lệ thuận với số lượng hạt photon và tỉ lệ nghịch với năng lượng của hạt

Ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất còn ánh sáng xanh tím có bước sóng ngắn nhất.


Câu 29:

Một loài động vật xét 2 tính trạng màu lông và chiều cao chân, mỗi tính trạng đều do một locus gen gồm 2 alen trội lặn hoàn toàn trên NST thường quy định. Người ta thực hiện 2 phép lai phân tích như sau:

- Phép lai 1: Đem lai phân tích con đực lông đỏ, chân cao thấy đời con lai có 50% số con có kiểu hình giống mẹ

- Phép lai 2: Đem lai phân tích con cái lông đỏ, chân cao thấy đời con lai có 30% số con có kiểu hình giống mẹ.

Người ta đem 2 con lông đỏ, chân cao ở 2 phép lai phân tích cho giao phối với nhau. Biết rằng quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra hoàn toàn bình thường. Cho các phát biểu sau:

(1) Đời con xuất hiện đầy đủ các loại kiểu hình.

(2) Tỉ lệ biến dị tổ hợp ở đời con chiếm 65%.

(3) Đời con xuất hiện số cá thể thuần chủng bằng 1/3 số cá thể không thuần chủng.

(4) Đặc điểm di truyền của 2 giới ở loài này không giống nhau.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

Giả sử tính tương phản với lông đỏ, chân cao là lông đen, chân thấp.

Tính trạng chân cao là trội hoàn toàn so với chân thấp và tính trạng lông đỏ trội hoàn toàn so với lông đen.

Quy ước:

A: lông đỏ; a: lông đen.

B: chân cao; b: chân thấp.

Với 2 phép lai phân tích khi thay đổi vai trò của KH chân cao, lông đỏ thấy thu được kết quả khác nhau nên có thể nhận thấy 2 tính trạng do 2 gen liên kết với nhau trên cùng 1 NST và ở loài này HVG chỉ xảy ra ở giới cái.

Ở phép lai 1 thấy tỉ lệ KH giống mẹ chân thấp, lông đen chiếm 50% chứng tỏ con đực chân cao, lông đỏ có KG dị hợp đều (AB//ab).

Ở phép lai 2 thấy tỉ lệ KH giống mẹ chân thấp, lông đen chiếm 30% chứng tỏ con cái chân cao, lông đỏ có KG dị hợp đều (AB//ab).

=> Giao tử tạo ra từ con cái là giao tử liên kết.

=> Tần số HVG = (0,5 - 0,3) .2 = 0,4

- Rõ ràng thấy con cái cho đủ các loại giao tử còn con đực cho giao tử lặn ab do đó đời còn cho đủ các loại KH.

=> Ý (1) ĐÚNG

- Tỉ lệ ab//ab = 0,3.0,5 = 0,15.

=> A-B- =0,5+0,15 = 0,65.

=> Tỉ lệ BDTH = 1- 0,65 = 0,35

=> Ý (2) SAI.

 - Tỉ lệ các thể thuần chủng (AB//AB + ab//ab)= 0,3.0,5.2 = 0,3

=> Tỉ lệ cá thể không thuần chủng =1- 0,3 = 0,7

=> Số cá thể thuần chủng =3/7 số cá thể không thuần chủng.

=> Ý (3) SAI

- Ở loài này HVG chỉ xảy ra ở con cái.

=> Ý (4) ĐÚNG

Vậy có 2 ý đúng.


Câu 30:

Hậu quả của việc gia tăng nồng đọ khí CO2 trong khí quyển là:

Xem đáp án

Đáp án D

Khí CO2  tăng trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên và gây nhiều thiên tai.


Câu 31:

Chọn câu sai trong các câu sau:

Xem đáp án

Đáp án D

Nhân tố sinh thái gồm nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.

Nhân tố vô sinh là các nhân tố trong môi trường. Nhân tố hữu sinh chính là quần xã sinh vật.


Câu 33:

Aldosteron kích thích sự tái hâp thu Na+ và thải K+ tại:

Xem đáp án

Đáp án D

Aldosteron được sinh ra ở vỏ của tuyển trên thận dưới sự kích thích của Angiotensin II, có tác dụng tái hấp thụ Na+ và thải K+ ở ống lượn xa và ở ống góp.


Câu 34:

Ở trẻ con, thiếu vitamin A sẽ gây ra:

Xem đáp án

Đáp án A

VTM A có vai trò trong sự chuyển đổi giữa các tế bào sắc tố ở mắt do đó khi thiếu VTM A sẽ gây ra các bệnh lý do mắt trong đó có bệnh quáng gà.


Câu 35:

Ở người, gen M quy định mắt phân biệt màu bình thường, alen đột biến m quy định bệnh mù màu, các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X di truyền liên kết với giới tính. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Cho các nhận xét sau đây:

(1) Nếu bố mắt bình thường thì toàn bộ con gái sẽ có mắt bình thường.

(2) Nếu mẹ mắt bình thường thì toàn bộ con trai có mắt bình thường.

(3) Nếu bố bị mù màu nhưng mẹ bình thường thì con gái có thể bị mù màu.

(4) Nếu một cặp vợ chồng có con gái bị mù màu thì tất cả con trai của họ sẽ bị mù màu.

Số phát biểu sai là:

Xem đáp án

Đáp án B

Xét từng đáp án ta có:

(1) Bố mắt bình thường có KG XMY, do đó toàn bộ con gái sẽ nhận giao tử XM từ bố do đó có mắt bình thường. => ĐÚNG.

(2) Mẹ mắt bình thường có thể có KG XMXM hoặc XMXm. Nếu mẹ có KG XMXm thì con trai có thể nhận giao tử Xm và bị mù màu. => SAI.

(3) Bố mù màu có KG XMY, mẹ bình thường có XMXm hoặc XMXm. Nếu mẹ có KG XMXm thì con gái có thể nhận giao tử Xm từ cả bố và mẹ và bị mù màu.

=> ĐÚNG.

(4) Nếu có con gái bị mù màu thì mẹ vẫn có thể có KG XMXm, khi đó con trai có thể nhận XM từ mẹ và sẽ không bị mù màu. => SAI

Như vậy có 2 ý đúng.


Câu 36:

Thời kì trơ tuyệt đối của nơron:

Xem đáp án

Đáp án D

Kênh Na+ mở rộng trong pha khử cực và phần đầu pha tái cực. Thời kì trơ là do kênh Na+ mở. Do đó thời kì trơ có thể xuất hiện ở khử cực và phần đầu tái cực.


Câu 37:

Nếu hệ số hô hấp (RQ) <1 thì nguyên liệu hô hấp là chất nào trong các chất sau đây:

Xem đáp án

Đáp án D

Axit stearic là lipit do đó có hệ số hô hấp < 1.

Hoặc ta có thể dựa vào tỉ số giữa C và O trong phân tử. Thấy só O < C thì hệ số hô hấp < 1.


Câu 38:

Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, cho các kết luận sau:

(1) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phn tử ADN tạo nên nhiều đơn vị tái bản.

(2) Trong dịch mã, sự kết cặp các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nucleotit trên phân tử mARN.

(3) Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nucleotit theo NTBS xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mỗi mạch đơn.

(4) Trong phiên mã, sự kết cặp các nucleotit theo NTBS xảy ra ở tất cả các nucleotit trên mạch mã gốc ở vùng mã hoá của gen.

Những kết luận đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Xét từng ý ta có:

(1) Tái bản ADN ở sinh vật nhân thực có nhiều điểm khởi đầu tái bản. => ĐÚNG

(2) Trong dịch mã sự kết cặp bổ sung giữa các Nu trên mARN với các Nu của tARN chỉ xảy ra từ bộ ba mở đầu còn đoạn trước đó thì không. => SAI

(3) Tái bản ADN có sự kết hợp các Nu ở tất cả các Nu trên 2 mạch đơn => ĐÚNG.

(4) Trong phiên mã sự kết hợp các Nu xảy ra trên mạch gốc của gen => ĐÚNG


Câu 39:

Số hạt trong quả được quyết đnh bởi số:

Xem đáp án

Đáp án D

Trong túi phôi chứa bao nhiêu phôi thì sẽ bấy nhiêu hạt, mỗi phôi 1 hạt.


Câu 40:

Nhiệt độ nóng chảy của ADN là nhiệt độ để phá vỡ các liên kết hyđrô và làm tách hai mạch đơn của phân từ. Hai phân tửu ADN có chiều dài bằng nhau nhưng phân t ADN thứ nhất có tỷ lệ giữa nucleotit loại A/G lớn hơn phân tử ADN thứ hai. Kết luận nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Phân tử nào có nhiều liên kết hyđro hơn thì sẽ bền vững hơn và có nhiệt độ nòng chảy cao hơn.


Bắt đầu thi ngay