IMG-LOGO

20 đề thi thử THPTQG môn Sinh học năm 2019 - 2020 (Đề số 6)

  • 7738 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho 1 gen phân mảnh ở tế bào nhân thực có 15 đoạn intron và exon, các exon dài bằng nhau và bằng 204 angstron, các intron dài bằng nhau và bằng 102 angstron. Kết luận nào đúng:

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có intron + extron = 15 

2.nitron +1 =15 

=> Intron =7 và extron =8 

Số nucleotit của 1 đoạn exon trên mạch gốc =2043,4=60 

=> Số bộ ba của 1 đoạn exon =603=20

Số nucleotit của 1 đoạn intron =1023,4=30

=> Số bộ ba của nucleotit có trong 1 đoạn intron =303=10

Câu A: Ta có 51 = 20+10+20+1 

=> Trên mạch gốc triplet (bộ ba) thứ 51 nằm trong đoạn intron, do đó sự thay thế bằng bộ ba 3'ATT5' là 1 bộ ba kết thúc cũng không có ý nghĩa vì intron không mã hoá axit amin.

=> Đoạn gen quy định cho protein là tất cả các đoạn exon.

=> Chiều dài tất cả các đoạn exon = 8.204 =1632.

=> SAI.

Câu B: Ta có: 82 =20+10+20+10+20+2

=> Trên mạch gốc triplet thứ 82 nằm trong đoạn intron do đó nó không tham gia vào việc mã hoá axit amin, khi bộ ba này bị đột biến thì không ảnh hưởng gì đến chuỗi polipeptit được tổng hợp => SAI.

Câu C: Ta có: 117 = 20+10+20+10+20+10+20+7

=> Trên mạch gốc triplet thứ 117 nằm trong đoạn intron.

=> Đoạn gen mã hoá cho protein là tất cả các đoạn exon.

=> Số axit amin có trong protein được tổng hợp = số triplet có trong extron-2 =8.20-2 =158 (axit amin mở đầu và mã kết thúc không được tính nên phải trừ 2) => ĐÚNG.

Câu D: Ta biết rằng sau khi phiên mã thì xảy ra quá trình cắt intron và nối exon. Trừ 2 đoạn exon ở đầu và cuối được cố định thì các đoạn exon ở giữa có thể tự do sắp xếp, mỗi kiểu sắp xếp sẽ cho ta 1 loại chuỗi polipeptit khác nhau.

=> Số loại chuỗi polipeptit (extron-2)! = (8-2)! =720 

=> SAI.


Câu 2:

Một số loài cây chịu được khô hạn trong thời gian dài mà không ảnh hưởng tới quang hợp. Đặc điểm nào sau đây giúp cây có khả năng đó?

Xem đáp án

Đáp án B

Do các cây có những biến đổi về mặt hình thái của lá dẫn đến thế nước của lá rất thấp vì vậy sự thoát hơi nước qua lá là rất ít do đó khả năng chịu hạn của các cây này là rất tốt.


Câu 3:

Hoocmon Ơstrongen ở người được sản xuất từ các cơ quan nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Hoocmon Ơstrongen là hoocmon sinh dục được sản xuất chủ yếu ở nữ. Bình thường khi chưa mãn kinh hoocmon này được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng, một phần nhỏ ở tuyến trên thận. Khi có thai, hoocmon này được tổng hợp nhờ nhau thai.


Câu 4:

Dung dịch trong mạch rây chủ yếu là

Xem đáp án

Đáp án C

Dung dịch được vận chuyển trong mạch rây chủ yếu là đường saccarose.


Câu 5:

Một người bị nhiễm HIV đã đều đặn đi tiêm thuốc ức chế gen phiên mã ngược đúng định kỳ. Giả sử lúc đầu, chưa có virut nào mang đột biến kháng thuốc. Hỏi sau 1 thời gian dài, kết luận nào đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Câu A: Người này mới bị nhiễm virut HIV chứ chưa thể khẳng định có bị bệnh hay không do đó ta chưa thể kết luận được như vậy. Mặt khác, HIV là bệnh do virut gây ra, đặc biệt virut này có khả năng sống tiềm tàng rất lâu do đó rất khó để loại bỏ hoàn toàn virut ra khỏi cơ thể => SAI.

Câu B: Virut không sinh sản mà chúng chỉ nhân lên. Ở đây virut có thể ẩn nấp trong chính các tế bào bạch cầu tiềm tàng mà các tế bào miễn dịch của cơ thể không nhận biết và tiêu diệt được => SAI.

Câu C: Khi mà chưa có đột biến kháng thuốc thì người đó đã tiêm thuốc đều đặn đúng định kỳ thì tất cả các virut không có khả năng kháng thuốc đã bị tiêu diệt và không thể nhân lên được nữa, nên bệnh của người này sẽ giảm. Nguy cơ xuất hiện đột biến kháng thuốc là thấp => SAI.

Câu D: Virut do bị ức chế phiên mã ngược nên không thể nhân lên trong tế bào chủ được vì vậy chỉ những virut đột biến thay đổi thụ thể tế bào mới có khả năng nhân lên trong cơ thể tức là thay đổi tế bào đích => ĐÚNG. (Ở đây thuật ngữ dùng chưa thực sự chính xác nhưng chủ yếu muốn nhấn mạnh đến sự biến đổi đặc điểm thích nghi của virut nên ta có thể chấp nhận).


Câu 6:

Phần lớn Na+ được tái hấp thu ở

Xem đáp án

Đáp án A

Khoảng 70% lượng Na+ được hấp thu ở ống lượn gần, còn lại được tái hấp thu ở phần lên của quai Henle và ống lượn xa, ống góp.


Câu 7:

Xét 2 gen cách nhau 60cM, khi nói về sự hoán vị của 2 gen này, điều nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Câu A: Khoảng cách giữa 2 gen là 60cM thì chắc chắn 2 gen nằm trên 1 cặp NST => SAI.

Câu B: Hoán vị gen xảy ra giữa 2 gen không bao giờ vượt quá 50% dù khoảng cách của 2 gen là bao nhiêu => SAI.

Câu C: Khoảng cách giữa 2 gen càng lớn thì tần số hoán vị gen càng lớn do đó hoán vị gen sẽ xảy ra => SAI.

Câu D: Giữa 2 gen xa nhau luôn có các gen ở giữa và 2 gen sẽ trao đổi chéo kép qua gen này => ĐÚNG.


Câu 8:

Trong 1 giờ, tâm thất trái ở người bình thường bơm lượng máu trung bình khoảng bao nhiêu vào động mạch chủ lúc nghỉ ngơi?

Xem đáp án

Đáp án B

Ở người bình thường tần số tim khi nghỉ ngơi là 70 nhịp/phút.

Thể tích máu mỗi lần thất trái co bóp tống vào động mạch chủ là khoảng 70ml.

=> Trong 1 giờ, lượng máu thất trái tống vào động mạch chủ = 70.70.60 =294000 ml 295l 


Câu 9:

Phần lớn CO2 trong máu được vận chuyển dưới dạng:

Xem đáp án

Đáp án B

CO2 được vận chuyển trong máu dưới 2 dạng là tự do và kết hợp. Dạng kết hợp lại có 3 loại là kết hợp với Hb, kết hợp với protein huyết tương và muối kiềm trong huyết tương.

Trong các dạng vận chuyển trên thì dạng vận chuyển dưới dạng muối kiềm là chủ yếu, chiếm khoảng 70%.


Câu 10:

Ánh sáng nào có hiệu quả nhiều nhất đối với quang hợp?

Xem đáp án

Đáp án A

Hiệu quả quang hợp phụ thuộc vào số lượng photon ánh sáng được hấp thụ chứ không phụ thuộc năng lượng của photon.

Cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất và ánh sáng xanh tím có bước sóng ngắn nhất. Bước sóng càng dài thì số lượng photon càng lớn và ngược lại.

Như vậy, ánh sáng đỏ có số lượng photon nhiều nhất nên hiệu quả quang hợp cao nhất.


Câu 11:

Chuỗi truyền electron nằm ở đâu?

Xem đáp án

Đáp án D

Chuỗi truyền electron trong hô hấp phân bố ở màng trong của ty thể. Màng trong ty thể có dạng gấp khúc để tăng diện tích chứa nhiều chuỗi truyền điện tử.


Câu 12:

Ở đậu hà lan, xét 3 locut gen: gen 1 có 2 alen, gen 2 có 3 alen, gen 3 có 4 alen. Khẳng định nào sau đây chính xác?

Xem đáp án

Đáp án D

Câu A: Đậu Hà Lan là loài thực vật lưỡng tính do đó nó không có cặp NST giới tính.

Như vậy số kiểu gen tối thiểu về 3 locut trên khi mỗi locut nằm trên 1 cặp NST thường.

=> Số loại kiểu gen tối thiểu =2(2+1)2.3(3+1)2.4(4+1)2=180 

=> SAI.

Câu B: Số kiểu gen tối đa đạt được khi cả 3 locut trên khi mỗi locut nằm trên một cặp NST thường.

=> Số loại kiểu gen tối thiểu =2.3.4(2.3.4+1)2=300 

=> SAI.

Câu C: Để tích số kiểu gen dị hợp về tất cả các locut ta tính riêng số kiểu gen dị hợp về mỗi locut sau đó tính thêm cách sắp xếp về 2 locut trên cùng 1 cặp NST.

Số kiểu gen dị hợp về locut 1 =2(2-1)2=1 

Số kiểu gen dị hợp về locut 2 =3(3-1)2=3

Số kiểu gen dị hợp về locut 3 =4(4-1)2=6 

Với 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST thường thì với mỗi cặp dị hợp về 2 locut ta sẽ có 2 cách sắp xếp (ví dụ: AB//ab và Ab//aB).

=> Tổng số kiểu gen dị hợp = 1.3.6.2 =36 

=> ĐÚNG.

Câu D: Số kiểu gen đồng hợp ít nhất về 1 locut gen tối đa khi cả 3 cùng nằm trên 1 cặp NST thường.

Khi đó ta tính tổng số kiểu gen rồi trừ đi kiểu gen dị hợp về cả 3 locut.

=> Số kiểu gen tổng =2.3.4(2.3.4+1)2=300 

Số kiểu gen dị hợp về cả 3 cặp =1.3.6.232=72

=> Số kiểu gen đồng hợp ít nhất về 1 cặp tối đa = 300-72 =228 

=> SAI.


Câu 14:

Ở một loài động vật, lôcut A nằm trên NST thường quy định tính trạng màu mắt có 4 alen có quan hệ trội lặn hoàn toàn. Tiến hành hai phép lai:

Phép lai 1: P: mắt đỏ x mắt nâu, F1: 25% đỏ: 50% nâu: 25% vàng;

Phép lai 2: P: vàng x vàng, F2: 75% vàng: 25% trắng.

Nếu lấy con mắt nâu P phép lai 1 lai với một trong hai con mắt vàng P ở phép lai 2 thì sẽ thu được kết quả là:

Xem đáp án

Đáp án C

Từ phép lai 1 ta thấy bố mẹ mắt nâu và mắt đỏ sinh con mắt vàng.

=> Mắt vàng là trội so với mắt nâu và mắt đỏ.

Mắt nâu chiếm tỉ lệ gấp 2 lần mắt đỏ nên mắt nâu là trội so với mắt đỏ.

Từ phép lai 2 ta thấy mắt vàng là trội so với mắt trắng.

=> Thứ tự trội lặn của các alen là mắt nâu > mắt đỏ > mắt vàng > mắt trắng.

Quy ước: A: mắt nâu; a: mắt đỏ; a1: mắt vàng; a2: mắt trắng.

Mắt nâu ở phép lai 1 phải chứa alen quy định mắt vàng nên có kiểu gen Aa1.

Mắt vàng ở phép lai 2 có kiểu gen dị hợp là a1a2.

Ta có phép lai:

Aa1    x        a1a2

F:       1Aa1:1Aa2:1a1a1:1a1a2

KH:   1 mắt nâu : 1 mắt vàng.


Câu 15:

Trong các chu trình sinh địa hóa dưới đây, chu trình nào có vật chất lắng đọng nhiều nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

Các chu trình cacbon, chu trình nito và chu trình nước được coi là chu trình chất khí, vật chất gần như được tái tuần hoàn hết còn chu trình photpho gọi là chu trình vật chất lắng đọng vì có rất nhiều photpho bị lắng đọng không được tái tuần hoàn vào chu trình ngay.


Câu 16:

Trong giai đoạn tiến hóa hóa học các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành là nhờ

Xem đáp án

Đáp án A

Trong giai đoạn tiến hoá hoá học, từ các phân tử đơn giản cũng như từ các chất hữu cơ đơn giản nhờ các nguồn năng lượng tự nhiên như sấm sét, nhiệt độ, bức xạ,… mà chúng tự trùng hợp với nhau thành các chất hữu cơ đơn giản và phức tạp.


Câu 17:

Ổ sinh thái là:

Xem đáp án

Đáp án A

Khái niệm ổ sinh thái là một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển của loài.


Câu 18:

Khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã, điều nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án B

Câu A: ĐÚNG.

Câu B: Trong dịch mã, tiểu đơn vị bé của riboxom nhận biết và liên kết với mARN nhờ vào các trình tự nucleotit đặc biệt nằm ở đầu 5' của nhân sơ gọi là trình tự Shine-Dalgarno và trình tự mũ 7-metyl guanozin đầu 5' ở nhân thực. Sau đó, tiểu đơn bé trượt mã ở đầu AUG và bắt đầu dịch mã => SAI.

Câu C: Do ở nhân sơ không có màng nhân và các gen không phân mảnh nên mARN chưa phiên mã xong cũng tham gia dịch mã ngay để tiết kiệm thời gian.

=> ĐÚNG.

Câu D: Polixom là hiện tượng nhiều riboxom cùng trượt lên 1 mARN do đó nó có thể xảy ra ở nhiều mARN => ĐÚNG.


Câu 20:

Ở đậu Hà Lan, hạt vàng là trội so với hạt xanh. Đem gieo các hạt vàng thuần chủng và hạt xanh thuần chủng rồi cho giao phấn được các hạt lai, tiếp tục gieo các hạt lai F1 và cho chúng tự thụ phấn được các hạt F2. Nhận định nào dưới đây là không chính xác về các kết quả của phép lai nói trên là?

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có phép lai:

P:      AA    x        aa

F1:              Aa

F2:     1AA: 2Aa: 1aa.

Câu A: F1 có KG 100% là Aa => ĐÚNG.

Câu B: Hạt thu được trên cây F1 chính là thế hệ F2, F2 có tỉ lệ 3 vàng : 1 xanh => ĐÚNG.

Câu C: Trong các hạt F2 có các hạt có KG đồng hợp => Khi đem tự thụ sẽ cho đời con đồng nhất => ĐÚNG.

Câu D: Hạt trên cây F1 là thế hệ F1, F1 có KG dị hợp nên khi tự thụ sẽ có thể cho cả hạt vàng và hạt xanh => SAI.


Câu 21:

Ở một quần thể sinh vật, sau nhiều thế hệ sinh sản, thành phần kiểu gen vẫn được duy trình không đổi là 0,36AABB: 0,48 Aabb: 0,16aabb. Nhận xét nào sau đây về quần thể này là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Ta thấy tất cả các cá thể trong quần thể đều ở trạng thái đồng hợp về các locut do đó chứng tỏ không có sự giao phối giữa các cá thể có kiểu gen khác nhau.

=> Đây là quần thể tự phối hoặc sinh sản vô tính.

Quần thể này chỉ gồm các kiểu gen đồng hợp nên không thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình.

Cấu trúc của quần thể không đổi qua các thế hệ nên quần thể không chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.


Câu 22:

Một nhà khoa học làm phép lai ở một loài động vật cho con đực lông xám giao phối với con cái lông vàng được F1 toàn lông xám, tiếp tục cho F1 giao phối với nhau được F2 có kiểu hình là:

- Ở đực: 302 xám và 101 vàng.

- Ở cái: 150 xám và 251 vàng.

Cho rằng không có đột biến xảy ra và tính trạng không chịu ảnh hưởng của môi trường. Chọn phát biểu đúng:

Xem đáp án

Đáp án D

Xét tỉ lệ kiểu hình mỗi giới ta có :

- Giới đực có tỉ lệ 6 xám : 2 vàng.

- Giới cái có tỉ lệ 3 xám : 5 vàng.

Ở đây do số lượng cá thể đực và cái cân bằng nên số tổ hợp cũng phải cân bằng hay không có hiện tượng gen gây chết.

Tỉ lệ kiểu hình chung ở F2 là 9 xám; 7 vàng.

=> Tính trạng màu lông do 2 cặp gen không alen tương tác bổ sung quy định.

Tỉ lệ kiểu hình phân li không đồng đều ở 2 giới nên 1 trong 2 gen quy định nằm trên vùng không tương đồng của NST X.

Để F1 toàn lông xám => Con đực ở P phải mang toàn gen trội và không cho giao tử không chứa gen hoặc chứa gen lặn.

=> Ở loài này con cái là XY còn con đực là XX.

Quy ước: A-B: xám; (A-bb + aaB- + aabb): vàng.

Ta có sơ đồ lai:

P:       AAXBXB       x       aaXbY

F1:     AaXBXb : AaXBY.


Câu 23:

Một tế bào trứng của 1 loại đơn tính giao phối được thụ tinh trong ống nghiệm, khi hợp tử nguyên phân đến giai đoạn 8 phôi bào người ta tách các phôi bào và cho phát triển riêng rẽ. Các phôi bào được kích thích để phát triển thành các cá thể này có thể giao phối được với nhau không

Xem đáp án

Đáp án B

Hợp tử nguyên phân ở giai đoạn 8 phôi bào do đó tất cả các tế bào đều có kiểu gen giống hệt nhau. Như vậy, khi các tế bào được kích thích thành các cá thể thì cả 8 cá thể này đều có kiểu gen giống nhau và do đó giới tính cũng giống nhau.

Như vây, 8 cá thể này không thể giao phối với nhau được.


Câu 24:

Nhận định nào sau đây là sai

Xem đáp án

Đáp án B

Câu A: Khi tiến đến trạng thái đỉnh cực thì quần xã ngày càng trở nên đa dạng hơn và do đó lưới thức ăn sẽ càng trở nên phức tạp hơn => ĐÚNG.

Câu B: Quần xã phân bố ở vùng gần bờ đa dạng hơn so với quần xã ở vùng ngoài khơi do đó lưới thức ăn cũng sẽ phức tạp hơn => SAI.

Câu C: Trong diễn thế sinh thái thì xu hướng là quần xã tiến đến trạng thái đỉnh cực tức là quần xã đa dạng và ổn định nhất do đó lưới thức ăn cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn => ĐÚNG.

Câu D: Ở vùng nhiệt đới xích đạo do có nhiệt độ và lượng mưa ổn định hơn so với vùng ôn đới cũng như vùng đồng bằng so với vùng núi cao do đó quần xã đa dạng hơn dẫn tới lưới thức ăn đa dạng và phức tạp hơn => ĐÚNG.


Câu 25:

Ở người xét 2 bệnh di truyền đều do gen lặn nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau quy định là bệnh Tay-sach và bệnh bạch tạng. Cho phả hệ về 2 bệnh trên như sau:

Cặp bố mẹ sinh 2 người con gái bình thường ở thế hệ thứ I có kiểu gen đồng hợp. Xác xuất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III sinh đứa con bình thường là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án C

Quy ước:

A: bình thường; a: bạch tạng;

B: bình thường; b: tay-sach.

Cặp bố mẹ sinh 2 người con gái bình thường có kiểu gen đồng hợp là AABB do đó con gái họ cũng đều có kiểu gen là AABB.

Tách riêng từng tính trạng ta có:

- Xét bệnh bạch tạng:

+) Chồng:

Bố bình thường có em gái bị bệnh và có bố mẹ bình thường nên xác suất kiểu gen là 1/3AA : 2/3Aa 

Mẹ có kiểu gen là AA.

=> Xác suất kiểu gen của người chồng là 2/3AA : 1/3Aa

+) Vợ: ta thấy trên phả hệ, kiểu gen của chồng và vợ là giống hệt nhau nên ta không cần tính toán mà suy kiểu gen của vợ từ người chồng là 2/3AA : 1/3Aa

Ta có:

=> Xác suất sinh con bị bệnh =16.16=136

=> Xác suất sinh con bình thường =1-136=3536

- Xét bệnh tay-sach:

+) Chồng:

Bố bình thường có em gái bị bệnh và có bố mẹ bình thường nên xác suất kiểu gen là 1/3BB : 2/3Bb 

Mẹ có kiểu gen là BB.

=> Xác suất kiểu gen của người chồng là 2/3BB : 1/3Bb

+) Vợ: ta thấy trên phả hệ, kiểu gen của chồng và vợ là giống hệt nhau nên ta không cần tính toán mà suy kiểu gen của vợ từ người chồng là 2/3BB : 1/3Bb

Ta có:

=> Xác suất sinh con bị bệnh =16.16=136

=> Xác suất sinh con bình thường =1-136=3536

Vậy xác suất sinh con bình thường của 2 vợ chồng=3536.3536=122512960,9452


Câu 26:

Chất nhận electron cuối cùng trong chuỗi vận chuyển electron là?

Xem đáp án

Đáp án A

O2 là chất nhận điện tử cuối cùng của chuỗi, đồng thời kết hợp H+ để tạo thành H2O 


Câu 27:

Ở đậu Hà Lan: tính trạng trơn do 1 gen quy định và trội hoàn toàn so với gen quy định hạt nhăn. Cho đậu hạt trơn lai với đậu hạt nhăn được F1 đồng loạt trơn. F1 tự thụ phấn được F2 thu được đậu hạt trơn và đậu hạt nhăn, cho đậu hạt trơn F2 tự thụ phấn được F3 có 4 hạt. Xác xuất để bắt gặp quả đậu F3 có 3 hạt trơn và 1 hạt nhăn là bao nhiêu? Biết rằng tính trạng vỏ hạt do gen trong phôi quy định.

Xem đáp án

Đáp án B

Quy ước: A: hạt trơn; a: hạt nhăn.

Ta có SĐL:

P:      AA    x        aa

F1:              Aa

F2:     14AA:12Aa:14aa

Đậu hạt trơn F2 có 13AA:23Aa, đem tự thụ phấn ta thu được F3 có 12AA:13Aa:16aa

Ở đây ta biết rằng đậu HL sinh sản bình thường theo lối tự thụ do đó các cây F3 tự thụ để tạo ra thế hệ hạt F4.

Để cây đậu tự thụ ra cả hạt trơn (A-) và hạt nhăn (aa) thì chỉ có thể là cây đậu có KG Aa ở thế hệ F3.

=> Xác suất để chọn được 1 quả trên cây Aa =13

Bây giờ ta cần chọn xác xuất để gặp được quả chứa 3 hạt trơn và 1 hạt nhăn từ quả trên cây Aa.

Ta có phép lai :

Aa x Aa => 1AA:2Aa:1aa

Ta thấy trên mỗi cây Aa thì luôn có tỉ lệ 3 trơn : 1 nhăn.

=> Xác suất để bắt gặp được 1 quả đậu chứa 3 trơn, 1 nhăn 

=> Xác suất cần tìm 


Câu 28:

Chiều cao người do 3 cặp gen A,a; B,b; D,d phân ly độc lập tác động theo kiểu cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội trong tổ hợp gen làm tăng chiều cao lên 10cm. Người thấp nhất kiểu gen đồng hợp lặn có chiều cao = 120cm. Một cặp vợ chồng có kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen nói trên, họ dự kiến sinh 2 người con. Xác suất sinh được người con có chiều cao 180cm và người con có chiều cao 170cm là:

Chọn câu trả lời đúng

Xem đáp án

Đáp án B

- Người cao 120cm không có alen trội nào trong kiểu gen.

=> Người cao 170cm có số alen trội trong kiểu gen =170-12010=5 

Người cao 180cm có số alen trội trong kiểu gen =180-12010=6

Như vậy ta cần tính xác suất để có được 1 kiểu gen chứa 5 alen trội và 1 kiểu gen chứa 6 alen trội ở đời con.

- Ta có phép lai: AaBbDd x AaBbDd

Ta thấy ở mỗi cặp gen đều cho đời con alen trội = alen lặn =12

=> Tỉ lệ kiểu gen mang 5 alen trội ở đời con 

Tỉ lệ kiểu gen mang 6 alen trội ở đời con 

Ở đây ta cần tính thêm xác suất thứ tự sinh (sinh trước sinh sau)=C21=2

=> Xác suất sinh được người con có chiều cao 180cm và người con có chiều cao 170cm 


Câu 29:

Cho các phát biểu sau:

(1)  Một tháp sinh khối bền vững đôi khi có bậc dinh dưỡng phía trên rộng hơn bậc dinh dưỡng phía dưới.

(2)  Mỗi loài sinh vật có thể tham gia nhiều lưới thức ăn trong hệ sinh thái.

(3)  Tháp sinh khối bền vững luôn có cạnh xiên.

(4)  Sinh vật tiêu thụ chỉ là động vật.

(5)  Số lượng cá thể của bậc dinh dưỡng cao hơn luôn ít hơn bậc dinh dưỡng thấp hơn.

Tổ hợp phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

Ý 1: Với tháp sinh khối của hệ sinh thái dưới nước đôi khi vào mùa đông nhiệt độ giảm làm cho sự sinh sản của thực vật phù du giảm do đó tại thời điểm thu sinh khối thì tổng sinh khối của thực vật phù du ít hơn so với động vật ăn thực vật. Tuy nhiên, do thực vật phù du, tảo có đời sống ngắn, sinh sản cũng khá nhanh nên vòng đời của chúng ngắn do đó vẫn có thể cung cấp đầy đủ thức ăn cho các động vật ăn thực vật và đảm bảo sự bền vững cho hệ sinh thái => ĐÚNG.

Ý 2: Trong một hệ sinh thái chỉ có 1 lưới thức ăn do đó mỗi loài chỉ có thể tham gia vào 1 lưới thức ăn duy nhất => SAI.

Ý 3: Tháp sinh khối của hệ sinh thái dưới nước bền vững nhưng cạnh có thể không xiên vì lí do như ý 1 => SAI.

Ý 4: Sinh vật tiêu thụ có thể là thực vật ăn sâu bọ => SAI.

Ý 5: Ở tháp số lượng biểu hiện mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh thì số lượng sinh vật kí sinh bao giờ cũng lớn hơn số lượng vật chủ rất nhiều trong đó vật chủ là bậc dinh dưỡng phía dưới => SAI.

Vậy chỉ có ý 1 là đúng.


Câu 30:

Khi môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, quần thể có khả năng thích nghi cao nhất là:

Xem đáp án

Đáp án A

Môi trường thay đổi thì quần thể nào có nhiều biến dị tổ hợp hơn sẽ có thể thích nghi tốt hơn. Sinh sản hữu tính tạo ra biến dị tổ hợp nhiều hơn so với sinh sản vô tính.

Những loài có kích thước nhỏ sẽ có vòng đời ngắn hơn, chu kì sinh sản nhanh hơn và do đó khả năng thích ứng với sự biến đổi cũng tốt hơn so với các loài có kích thước lớn. Những loài có kích thước nhỏ thì kích thước quần thể thường lớn và do đó số lượng quần thể sẽ đảm bảo trước sự biến đổi của môi trường sống.

Vậy quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính sẽ thích nghi tốt hơn.


Câu 31:

Một phân tử ADN có chiều dài 0,408 micromet, trong đó có tích % giữa nuclêôtit loại A với một loại khác là 4% và số nuclêôtit loại A lớn hơn loại G. Số nuclêôtit từng loại của phân tử AND này là:

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có : A.G =0,04 và A+G =0,5 

=> A= T= 0,4 và G= X= 0,1 (do A > G)

Số nucleotit của gen  

=> Số nucleotit từng loại của gen là:

A=T= 2400.0,4 =960;

G=X= 2400.0,1 =240.


Câu 32:

Môn vị được mở dưới tác động trực tiếp của

Xem đáp án

Đáp án B

Khi dạ dày co bóp thành từng đợt sẽ làm mở môn vị và đẩy nhũ trấp xuống tá tràng.


Câu 33:

Kết luận nào sau đây là chính xác?

Xem đáp án

Đáp án C

Không phải tất cả thực vật đều có khả năng quang hợp, ví dụ tơ hồng.

Các nhân tố sinh thái cùng tác động tổng hợp lên sinh vật.

Có những động vật lưỡng tính chỉ sinh sản bằng hình thức giao phối.


Câu 34:

Cho các thông tin về nhiễm sắc thể như sau:

(1) NST tồn tại ở 2 trạng thái trong chu kì tế bào là NST đơn và NST kép.

(2) Ở kì giữa chu kì tế bào mỗi NST đơn chỉ có 1 cromatit.

(3) Mỗi NST thể kép bình thường có 1 tâm động vì chứa 2 cromatit còn NST đơn chỉ có 1 tâm động.

(4) Một cặp NST kép tương đồng có chứa 2 cromatit và trong mỗi cromatit có 1 phân tử ADN.

(5) Mỗi cromatit chứa một phân tử ADN giống phân tử ADN của NST ở trạng thái đơn tương ứng.

(6) Dựa vào chức năng chia NST thành 2 loại: NST thường và NST giới tính.

Số thông tin chính xác là:

Xem đáp án

Đáp án C

Ý 1: Trong chu kì tế bào NST có sự biến đổi trạng thái giữa kép và đơn, trong đó, NST kép gồm 2 cromomatit dính với nhau ở tâm động => ĐÚNG.

Ý 2: Ở kì giữa của chu kì tế bào thì NST tồn tại ở trạng thái kép => ĐÚNG.

Ý 3: Mỗi NST kép có 2 cromatit nhưng chỉ dính với nhau ở 1 tâm động duy nhất, còn mỗi NST cũng chỉ có 1 tâm động => SAI.

Ý 4: Mỗi cặp NST kép tương đồng có 2 NST kép, mỗi NST kép có 2 cromatit do đó mỗi cặp NST kép phải chứa 4 cromatit, trong mỗi cromatit chứa 1 phân tử ADN => SAI.

Ý 5: Cromatit khi tách nhau khỏi tâm động thì sẽ trở thành NST đơn, do đó ADN chứa trong cromatit giống như ADN chứa trong NST đơn => ĐÚNG.

Ý 6: Dựa vào chức năng của các gen trên NST (chức năng của NST) người ta sẽ chia NST thành 2 loại là NST thường và NST giới tính => ĐÚNG.

Vậy có 3 ý đúng.


Câu 35:

Một cặp vợ chồng bình thường sinh một con trai mắc cả hội chứng Đao và Claifentơ (XXY). Kết luận nào sau đây là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Xét cặp NST giới tính ta có:

Kiểu gen XXY chỉ có thể do sự kết hợp của XX và Y hoặc giữa XY với X.

+) XX kết hợp với Y: cơ thể nhận Y từ bố có giảm phân bình thường; XX sẽ nhận từ mẹ được tạo ra do sự giảm phân bất thường trong GP I hoặc GP II.

+) XY kết hợp với X: cơ thể nhận X từ mẹ có giảm phân bình thường; XY sẽ nhận từ bố có rối loạn giảm phân I.

Như vậy không thể có sự rối loạn trong GP II của bố để tạo ra cơ thể XXY.

Cặp NST số 21 thì rối loạn trong GP I hay GP II ở cả bố hoặc mẹ đều được.


Câu 36:

Ở đậu Hà Lan, xét 2 gen (A,a) và (B,b) cùng nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng quan hệ trội lặn hoàn toàn, mỗi gen quy định 1 tính trạng. Xét phép lai giữa 2 cây dị hợp về 2 cặp gen, gọi x là tỉ lệ số cây ở F1 mang kiểu gen aabb. Biết quá trình phát sinh giao tử ở 2 cây là như nhau và xảy ra hoán vị gen. Kết luận nào sau đây chưa chính xác?

Xem đáp án

Đáp án C

Đáp án A: Tỉ lệ cây trội về 2 tính trạng = tỉ lệ cây lặn + 0,5 =12+x

=> ĐÚNG.

Đáp án B: Tỉ lệ cây trội về 1 tính trạng = 0,25 - tỉ lệ cây lặn = 0,5 - 2.tỉ lệ cây lặn =12-2x 

=> ĐÚNG.

Đáp án C: Tỉ lệ x có thể lớn hơn 6,25% nếu P dị hợp đều; tỉ lệ  có thể không lớn hơn 6,25% nếu P dị hợp chéo.

=> SAI

Đáp án D: Tỉ lệ cây mang ít nhất 1 tính trạng trội = 1 - tỉ lệ cây lặn = 1-x.

=> ĐÚNG.


Câu 37:

Có mấy loại môi trường sống của sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án B

Có 4 loại môi trường sống của sinh vật là môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.


Câu 38:

Nội dung nào dưới đây mô tả vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hoá nhỏ

Xem đáp án

Đáp án C

CLTN có vai trong quy định chiều hướng và nhịp điều biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng cho quá trình tiến hoá.

CLTN tác động dựa trên kiểu hình thông qua đó gián tiếp tác động lên kiểu gen loại bỏ các cá thể mang kiểu gen có hại và giữ lại các cá thể mang kiểu gen biểu hiện những đặc điểm có lợi.

Như vậy thực chất của CLTN là phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong thành quần thể giao phối.

Kết quả của CLTN sẽ dẫn đến hình thành quần thể sinh vật thích nghi.


Câu 39:

Nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là

Xem đáp án

Đáp án C

Sự biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì là do các nhân tố vô sinh (điều kiện môi trường như nhiệt độ, áng sáng,..) hoặc nhân tố hữu sinh (vật ăn thịt, con mồi,..) theo 1 chu kì nào đó.


Câu 40:

Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hoá như sau:

(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

(2) Làm giàu vốn gen của quần thể.

(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù là alen đó là có lợi.

(4) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể.

(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể tương đối nhanh.

Các thông tin nói về vai trò của chọn lọc tự nhiên là:

Xem đáp án

Đáp án B

Ý 1: CLTN làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen theo 1 hướng xác định trong đó tăng tần số alen có lợi và giảm tần số alen có hại => ĐÚNG.

Ý 2: CLTN làm nghèo vốn gen của quần thể => SAI.

Ý 3: CLTN chỉ loại bỏ alen có hại ra khỏi quần thể => SAI.

Ý 4: Alen trội biểu hiện kiểu hình dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp do đó CLTN có thể loại bỏ hoàn toàn alen trội có hại ra khỏi quần thể => ĐÚNG.

Ý 5: CLTN có tác dụng biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen là tương đối nhanh => ĐÚNG.

Vậy ý (1), (4) và (5) là đúng.


Bắt đầu thi ngay