IMG-LOGO

20 đề thi thử THPTQG môn Sinh học năm 2019 - 2020 (Đề số 3)

  • 7737 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi nói về kích thước quần thể, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể đủ để có thể duy trì quần thể tồn tại. Kích thước tối thiểu là đặc trưng cho từng loài.


Câu 2:

Mỗi phân tử ARN vận chuyển

Xem đáp án

Đáp án D

Mỗi phân tử ARN vận chuyển gắn với axit amin ở đầu 3' của chuỗi polinucleotit. tARN chỉ vận chuyển axit amin đến riboxom.

Do có 64 bộ ba mã hóa nên sẽ có 64 bộ ba đối mã trên tARN.


Câu 3:

Hệ tuần hoàn kín gặp ở:

Xem đáp án

Đáp án D

Lưỡng cư là ngành động vật có xương sống, có hệ tuần hoàn kín.


Câu 4:

Ở trường hợp nào sau đây, đột biến gen lặn sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể?

Xem đáp án

Đáp án D

Quần thể tự thụ sẽ nhanh chóng tạo ra KG đồng hợp lặn từ các cá thể dị hợp do đó các đột biến gen lặn sẽ nhanh chóng biểu hiện ra KH.


Câu 5:

Ở một loài thực vật, alen A nằm trên NST thường quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng được F1, các cây F1 tự thụ phấn được F2. Cho rằng khi sống trong một môi trường thì mỗi kiểu gen chỉ quy định một kiểu hình. Theo lý thuyết, sự biểu hiện của tính trạng màu hoa ở thế hệ F2 sẽ là

Xem đáp án

Đáp án A

KH màu hoa do KG của cây quy định. Mỗi cây sẽ chỉ có 1 KG duy nhất do đó mỗi cây sẽ chỉ cho 1 màu hoa duy nhất.

Cây F1 dị hợp có KG Aa. Khi tự thụ sẽ cho đời con tỉ lệ 1AA:2Aa:1aa.

=> Trong tổng số cây ở F2 có 75% số cây cho hoa đỏ.


Câu 7:

Cho các phát biểu sau:

(1) Lai thuận nghịch là phương pháp duy nhất để xác định 1 gen nào đó nằm ở tế bào chất.

(2) Lai xa kèm đa bội hóa là phương pháp duy nhất tạo thể song nhị bội.

(3) Chuyển đoạn NST là đột biến cấu trúc NST làm thay đổi số lượng nhóm gen liên kết.

(4) Gen gây bạch tạng là 1 gen đa hiệu.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Xét từng ý ta có:

(1) Có 2 cách để xác định 1 gen nào đó nằm trong nhân hay tế bào chất là: lai thuận nghịch và thay nhân tế bào. => SAI.

(2) Để tạo thể song nhị bội cũng có 2 cách: lai xa kèm đa bội hóa và dung hợp tế bào trần. => SAI.

(3) Đột biến chuyển đoạn kiểu sáp nhập tâm (Robertson) có thể làm giảm số lượng NST hay chính là làm giảm số lượng nhóm gen liên kết. => ĐÚNG.

(4) Gen gây bạch tạng bản chất là gen quy định enzim tham gia vào quá trình tổng hợp nên sắc tố trong cơ thể, do đó nhiều mô cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng bởi đb này nếu có liên quan đến sắc tố, chúng ta nhận ra dễ vì là màu sắc da biểu hiện rõ ràng. Định nghĩa gen bạch tạng là gen ảnh hưởng lên sự biểu hiện của nhiều tính trạng, do đó ý này hoàn toàn chính xác. => ĐÚNG.

Vậy có 2 ý đúng.


Câu 9:

Ở một loài thực vật lưỡng bội, cho cây có hoa đỏ tự thụ phấn được F1 có 3 loại kiểu hình, trong đó cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 56,25%. Trong số những cây hoa đỏ ở F1, loại cây thuần chủng chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án B

Khi cây hoa đỏ tự thụ thu được đời con có 3 loại KH trong đó tỉ lệ hoa đỏ chiếm 56,25% thì màu hoa chỉ có thể được quy định bởi 2 gen không alen tương tác bổ sung theo tỉ lệ 9:6:1.

Nếu chỉ cho hoa đỏ tự thụ thu được đời con có 3 loại KH thì ta có thể nghĩ đến gen đa alen.

=> Cây hoa đỏ (A-B-) có 4 loại KG là 1AABB:2AABb:2AaBB:4AaBb.

=> Cây hoa đỏ thuần chủng trong số hoa đỏ chiếm 1/9.


Câu 10:

Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho tất cả các nhân tố tiến hóa?

Xem đáp án

Đáp án C

Nhìn chung tất cả các nhân tố tiến hóa đều dẫn đến sự thay đổi về tần số KG. Còn tần số alen thì giao phối không ngẫu nhiên có thể không thay đổi.


Câu 12:

Các chất dưới đây là enzim, trừ:

Xem đáp án

Đáp án B

Secretin là 1 hoocmon cũng được tiết ra ở đường tiêu hóa và tham gia vào điều hòa bài tiết dịch tiêu hóa.


Câu 13:

Ở người, bộ phận có vai trò quan trọng nhất trong trao đổi khí là:

Xem đáp án

Đáp án C

Ở người, phế nang là nơi trao đổi khí.


Câu 15:

Trong quan hệ hỗ trợ cùng loài, sự quần tụ giúp cho sinh vật:

(1) Dễ dàng săn mồi và chống được kẻ thù hơn.

(2) Hình thành các vùng lãnh thổ khác nhau của từng cặp trong đàn.

(3) Dễ kết cặp trong mùa sinh sản.

(4) Chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên.

(5) Thúc đẩy quá trình chọn lọc tự nhiên.

Phương án đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

Mối quan hệ cùng loài thể hiện thông qua hiệu quả nhóm giúp tăng khả năng kiếm ăn cũng như chống kẻ thủ, dễ kết đôi mùa sinh sản cũng như chống chọi với những bất lợi từ môi trường.


Câu 16:

Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ:

Xem đáp án

Đáp án A

HST nhân tạo cũng là hệ mở, nhưng nguồn năng lượng ngoài từ tự nhiên còn do con người liên tục cung cấp.


Câu 17:

Khi lai cà chua quả màu đỏ, dạng tròn với cà chua quả màu vàng, dạng bầu dục ở F1 thu được 100% quả màu đỏ, dạng tròn. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 tổng số 150 cây, trong đó có 99 cây quả màu đỏ, dạng tròn. Cho rằng mỗi gen quy định một tính trạng, không có đột biến xảy ra, mọi diễn biến của quá trình sinh giao tử đực và cái giống nhau. Tần số hoán vị gen là

Xem đáp án

Đáp án B

F1 đồng nhất đỏ, tròn nên P thuần chủng và F1 dị hợp về 2 cặp gen.

Quy ước: A: quả đỏ; a: quả tròn.

                B: quả tròn; b: quả dài.

F2 có tỉ lệ quả đỏ, tròn (A-B-) = 99/150 = 0,66.

=> ab//ab = 0,66 - 0,5 = 0,16.

Do tần số HVG 2 giới như nhau và F1 tự thụ.

=> 0,16 ab//ab = 0,4ab×0,4ab 

=> Tần số HVG = (0,5 - 0,4).2 = 0,2.


Câu 18:

Ở bò, gen A nằm trên NST thường quy định chân cao trội hoàn toàn so với a quy định chân thấp. Trong một trại chăn nuôi có 20 con đực giống chân cao và 200 con cái chân thấp. Quá trình ngẫu phối đã sinh ra đời con có 80% cá thể chân cao, 20% cá thể chân thấp. Trong số 15 con bò đực trên, có bao nhiêu con có kiểu gen dị hợp?

Xem đáp án

Đáp án A

Bò đực chân cao có KG AA hoặc Aa.

Bò cái chân chấp chắc chắn có KG aa.

=> Bò chân thấp đời con có KG aa luôn nhận alen a từ bò cái và đực chân cao (các con bò chân cao dị hợp).

Đời F1 có tỉ lệ aa = 0,2.

=> Tỉ lệ bò đực chân cao có KG dị hợp Aa = 0,2.2 = 0,4.

=> Trong số 15 con bò đực chân cao sẽ có 15.0,4 = 6 con có KG dị hợp.


Câu 19:

Ở một loài thực vật, tính trạng khối lượng quả do nhiều cặp gen quy định nằm trên các cặp NST khác nhau di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp. Cho cây có quả nặng nhất 120g lai với cây có quả nhẹ nhất 60g được F1. Cho F1 giao phấn tự do được F2 có 7 loại kiểu hình về tính trạng khối lượng quả. Ở F2, loại cây có quả nặng 90g chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án C

Giả sử rằng mỗi alen trội sẽ làm cho quả nặng thêm.

Khi lai cây có quả nặng nhất (đồng hợp trội) với cây có quả nhẹ nhất (đồng hợp lặn) thì F1 sẽ mang KG dị hợp về tất cả các cặp.

=> F2 sẽ có đầy đủ các loại KG.

F2 có 7 KH về cân nặng quả.

=> Tính trạng do 3 cặp gen không alen PLĐL quy định.

=> Cây có quả nặng 90g sẽ có 3 alen trội trong KG.

=> Tỉ lệ cây có KG mang 3 alen trội = 


Câu 20:

Ruồi giấm bộ NST 2n = 8. Trên mỗi cặp NST thường xét 2 cặp gen dị hợp, trên cặp NST giới tính xét 2 locut gen trên vùng tương đồng của X và Y. Biết không có đột biến xảy ra. Một cá thể ruồi giấm đực có kiểu gen dị hợp về các gen đang xét cho số loại tinh trùng tối đa là

Xem đáp án

Đáp án B

Đây là câu hỏi khá hay cần lưu ý một số chỗ như sau:

- Với 1 bài bất kì mà người ta cho một loài cụ thể nào đấy thì các bạn cần phải lưu ý tại sao người ta lại cho nó mà không phải một loài nào khác. Cụ thể bài này là ruồi giấm, ngay lập tức các bạn cần phải phản xạ tìm điểm đặc biệt của ruồi giấm là hoán vị gen chỉ xảy ra ở con cái.

- Điều thứ 2 là cần đọc rất kĩ câu hỏi và dữ kiện cho, vì rất dễ bị bẫy chỗ về số lượng tế bào hay các gen nằm ở đâu.

Như vậy ở đây đề cho cá thể ruồi giấm đực mà trên các cặp NST đều mang các gen khác nhau. Cá thể ruồi giấm đực thì mỗi cặp NST thường dù dị hợp về 2 cặp gen nhưng do không có hoán vị nên sẽ chỉ cho 2 loại giao tử về các locut đó.

Ruồi giấm 2n = 8, do đó có 4 cặp NST trong đó mỗi cặp cho 2 loại giao tử.

=> Số loại giao tử tạo ra = 24 = 16.


Câu 21:

Ở người tính trạng nhóm máu hệ ABO do 1 gen có 3 alen nằm trên NST thường quy định. Ở một quần thể người đang cân bằng di truyền về tính trạng nhóm máu và có tần số IA=IB=IO. Xét một phả hệ trong quần thể:

Cho các phát biểu sau:

(1) Có 8 người trong phả hệ đã biết kiểu gen.

(2) Nếu III1 là máu O thì người III2 chắc chắn có kiểu gen dị hợp về máu A.

(3) Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III sinh một đứa con có nhóm máu khác họ là 57,67%.

(4) Cặp vợ chồng ở thế hệ III có thể sinh ra đời con có đủ 4 loại nhóm máu.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Trong phả hệ chắc chắn xác định được KG của 7 người là:

I1 có KG IAIOI2 có KG là IBIOII1 có KG là IOIOII2 có KG là IAIOII4 và II5 có KG là IBIOIII4 có KG là IOIO.

=> Ý (1) SAI.

Xét ý (2): Nếu III1 là máu O thì II2 và II3 đều có KG là IAIO. Khi đó III2 máu A có thể có 2 KG là IAIA hoặc IAIO.

=> Ý (2) SAI.

Quần thể có tần số các alen bằng nhau:

=> IA=IB=IO=1/3.

=> Tỉ lệ các KG về nhóm máu A trong quần thể là:

IAIA = 1/9; IAIO = 2/9.

=> 1 người có nhóm máu A trong quần thể sẽ có xác suất KG là 1/3 IAIA : 2/3 IAIO.

Ta có sơ đồ lai:

+) II2 x II3: IAIO   x    (1/3 IAIA : 2/3 IAIO)

=> III2 máu A có xác suất về KG là 2/5 IAIA : 3/5 IAIO

+) II4 x II4: IBIO    x    IBIO

=> III3 máu B có xác suất về KG là 1/3 IBIO : 2/3 IBIO

=> III2 x III3:

(2/5 IAIA : 3/5 IAIO) x (1/3 IBIB : 2/3 IBIO)

7/10 IA: 3/10 IO             2/3 IB: 1/3 IO

=> Xác suất để sinh được đứa con có KG khác bố mẹ (máu O và máu AB):

IAIB + IOIO = 7/10.2/3 + 3/10.1/3 = 17/30 0,5667 

=> Ý (3) ĐÚNG.

Cặp vợ chồng trên có thể sinh đầy đủ 4 loại KG.

=> Ý (4) ĐÚNG.


Câu 23:

Khi nói về giới hạn sinh thái, điều nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển.

Như vậy, giới hạn sinh thái hẹp thì sự phân bố của loài càng hẹp.


Câu 25:

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn quy định tính trạng thường nằm trên NST giới tính X?

Xem đáp án

Đáp án A

Gen lặn trên NST X thì KH chủ yếu biểu hiện ở giới XY.


Câu 26:

Môi trường sống của loài sán lá gan ở trong ống tiêu hóa của loài trâu, bò, lợn,…là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Có 4 loại môi trường là: môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.

Như vậy, giun sán sống trong ống tiêu hóa của trâu, bò, lợn là môi trường sinh vật.


Câu 27:

Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia?

Xem đáp án

Đáp án C

Mối quan hệ giữa cá ép và cá lớn là hội sinh. Trong đó, cá ép có lợi còn cá lớn không có lợi cũng không bị hại.


Câu 28:

Khi ánh sáng chiếu vào một phía, ngọn cây hướng về phía ánh sáng chiếu. Hiện tượng này gọi là

Xem đáp án

Đáp án B

Đây là hiện tượng hướng sáng. Cơ chế là do auxin di chuyển về phía không bị chiếu sáng, do đó sự tích lũy nhiều auxin ở phía bị che tối đã kích thích sự sinh trưởng mạnh của tế bào mạnh hơn phía được chiếu sáng. Kết quả là ngọn cây uốn cong về phía bị chiếu sáng.


Câu 29:

Nói về quá trình nhân đôi ADN ở vi khuẩn E.Coli cho các phát biểu sau:

(1) Cả 2 mạch mới đều được tổng hợp gián đoạn.

(2) Sự nhân đôi ADN đúng bằng số lần phân đôi tế bào.

(3) Nguyên liệu để tổng hợp nên mạch liên tục trong một chạc sao chép là 4 loại nucleotit A, T, G, X.

(4) Quá trình nhân đôi có sự tham gia của enzym ARN polymeraza.

Số phát biểu chính xác là:

Xem đáp án

Đáp án B

Xét từng ý ta có:

Ý 1:Đúng. Chỉ xét trên 1 chạc tái bản thì mới 1 mạch tổng hợp liên tục còn 1 mạch gián đoạn, còn xét chung trên cả phân tử thì 2 mạch đều tổng hợp gián đoạn => ĐÚNG.

Ý 2: Ở đây cần phải nắm rõ trong E.Coli ngoài ADN-NST còn có ADN plasmit, trong đó ADN-NST nhân đôi khi tế bào nhân đôi còn ADN plasmit nhân đôi hoàn toàn độc lập với tế bào do đó câu này chưa chính xác => SAI. Chỗ ADN plasmit là tích hợp kiến thức của chương ứng dụng di truyền học-kĩ thuật di truyền nên đây không phải là kiến thức nâng cao gì cả nhé.

Ý 3: Dù là mạch liên tục hay gián đoạn thì cũng đều cần đoạn mồi có bản chất ARN để cung cấp vị trí 3'-OH cho ADN polimerase kéo dài mạch, mà ARN thì cần có 4 loại là rA, rU, rG, rX. Tức là chính xác cần 8 loại Nu => SAI.

Ý 4: Quá trình nhân đôi cần tổng hợp đoạn mồi có bản chất ARN nhờ enzym primase thuộc họ ARN polimerase => ĐÚNG.

Như vậy có 2 ý đúng.


Câu 30:

Một gam chất béo trong hô hấp hiếu khí sẽ tạo ra số ATP gấp bao nhiêu lần so với một gam cacbohidrat?

Xem đáp án

Đáp án B

1g lipit khi hô hấp hiếu khí có thể cho tương đương 9 Kcal.

1g carbohidrat khi hô hấp hiếu khí có thể cho tương đương 4 Kcal.

Do đó, lượng ATP quy đổi từ lipit gấp 2 lần carbohidrat.


Câu 31:

Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Đacuyn không đề cập đến QUẦN THỂ thích nghi trong CLTN. Theo Đacuyn thì cá thể là đơn vị của loài. Do đó, CLTN tác động vào cá thể từ đó dẫn đến hình thành loài thích nghi.


Câu 32:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án C

Vĩ độ tăng dần khi đi từ xích đạo về 2 cực. Môi trường ở xích đạo là đa dạng và giảm dần khi tiến dần về 2 cực. Môi trường càng đa dạng thì quần xã sẽ càng đa dạng về loài, lưới thức ăn càng phức tạp.

Mỗi loài trong quần xã có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn.

Dù ở trên cạn hay dưới nước quần xã cũng tồn tại 2 loại chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng và chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật phân giải.


Câu 33:

Con đường trao đổi chất nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí ở thực vật?

Xem đáp án

Đáp án C

Đường phân là con đường chuyển hóa năng lượng xưa nhất và chung nhất cho các kiểu chuyển hóa tạo năng lượng hiện nay.


Câu 34:

Sự phối hợp giữa PS I với PS II là để

Xem đáp án

Đáp án B

NADPH được hình thành trong con đường electron không vòng. Con đường này cần có sự tham gia của 2 hệ PS I và II.


Câu 35:

Đột biến làm giảm số lượng gen trên NST, làm mất cân bằng gen nên thường gây chết đối với thể đột biến. Dạng đột biến này được ứng dụng

Xem đáp án

Đáp án B

Đột biến làm giảm số lượng gen trên NST, làm mất cân bằng gen nên thường gây chết đối với thể đột biến là đột biến mất đoạn NST.

Đột biến mất đoạn NST được ứng dụng để loại bỏ các gen không mong muốn ở 1 số giống cây trồng.


Câu 36:

Khi cường độ kích thích gây khử cực ở sợi trục tăng làm

Xem đáp án

Đáp án B

Khi kích thích tăng thì sẽ tăng tần số xung điện thế tạo ra.


Câu 37:

Đối với động vật, ánh sáng không có tác dụng

Xem đáp án

Đáp án D

Đối với động vật ánh sáng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng sưởi ấm, giúp tổng hợp VTM D cũng như để kích thích sự định hướng sinh trưởng hướng sáng.

Chỉ nhiệt độ mới có tác dụng đẩy nhanh quá trình thành thục sinh dục.


Câu 38:

Điều nào không cần thiết đối với hấp thụ chủ động?

Xem đáp án

Đáp án A

Hấp thụ chủ động xảy ra khi ngược chiều graident nồng độ.


Câu 39:

Ở một loài thực vật lưỡng bội, lai hai dòng thuần chủng thân cao, hoa trắng với thân thấp, hoa đỏ thu được F1 100% thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 9 cao, đỏ : 3 cao, trắng : 3 thấp, đỏ : 1 thấp, trắng. Cho các cây cao, trắng và thấp, đỏ ở F2 tạp giao tỉ lệ cây thân cao, hoa đỏ ở đời con chiếm tỉ lệ:

Xem đáp án

Đáp án C

Dễ dàng nhận thấy quy luật di truyền ở đây là PLĐL. Trong đó, thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp và hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng.

Quy ước: A: thân cao; a: thân thấp.

                B: hoa đỏ; b: hoa trắng.

F2 có tỉ lệ KG là 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb.

Tỉ lệ các cây thân cao, hoa trắng và thân thấp hoa đỏ ở F2 là 1Aabb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb.

=> Tỉ lệ giao tử của nhóm cây trên là 1/3Ab : 1/3aB : 1/3ab.

Khi tạp giao thì tỉ lệ thân cao hoa đỏ (A-B-) = 2.(1/3.1/3) = 2/9 0,2222. 


Câu 40:

Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt : 2 cây quả tròn : 1 cây quả bầu dục. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây quả tròn và quả bầu dục F2 giao phấn với nhau thu được F3. Tiếp tục cho F3 giao phấn ngẫu nhiên qua 2 thế hệ nữa thu được F5. Lấy ngẫu nhiên một hạt F5 đem trồng, theo lý thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là:

Xem đáp án

 

Đáp án A

F1 lai với cây đồng hợp lặn tạo 4 tổ hợp

=> F1 dị hợp 2 cặp gen, F1 toàn quả dẹt và chiếm 1/4 trong phép lai phân tích.

=> P thuần chủng, tính trạng do 2 gen không alen tương tác bổ trợ.

Quy ước: A – B -: quả dẹt

                Aabb: quả bầu dục

                A – bb: quả tròn

                aaB: quả tròn.

=> F1: AaBb

=> F2: 9A-B-: 3A-bb: 3aaB-: 1aabb.

Các cây quả tròn và bầu dục ở F2 có: 1AAbb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb

Khi đem các cây quả tròn và bầu dục ở F2 ngẫu phối thì lúc này ta coi như một quần thể mới ngẫu phối qua các thế hệ. Ta cần biết rằng lúc này quần thể sẽ không cân bằng qua 1 hay 2 thế hệ ngẫu phối mà phải qua nhiều thế hệ. Như vậy đến thế hệ F6 thì tức là quần thể này đã trải qua 3 thế hệ ngẫu phối.

Đến đây ta có 2 cách để giải quyết bài tập này:

- Cách 1: Viết lần lượt CTDT qua các thế hệ, tuy nhiên như vậy sẽ rất tốn thời gian và dễ tính toán sai nên cách này gần như bất khả thi.

- Cách 2: Ta sẽ dùng đến biến số bất định R. Biến số bất định là hiệu số giữa tích giao tử đồng và giao tử đối.

Ta có: 1AAbb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb => Cho giao tử: 2/7Ab: 2/7aB: 3/7ab

=> R= AB.ab – Ab.aB = 0.3/7 – 2/7.2/7 = - 4/49.

Như vậy, ở thế hệ F6 tức là cần tính tỉ lệ giao tử ở F5, qua 3 thế hệ ta cần cộng thêm 1 lượng vào giao tử đồng và bớt đi lượng tương ứng vào giao tử đối. Ta cần tìm tỉ lệ cây bầu dục (aabb).

=> ab = 3/7 + 4/49.1-1/23 = 1/2.

=> aabb = 1/22 = 1/4 = 0,25.


Bắt đầu thi ngay