IMG-LOGO

20 đề thi thử THPTQG môn Sinh học năm 2019 - 2020 (Đề số 12)

  • 7754 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho thứ đậu Hà Lan có các tình trạng phân li độc lập, thân cao – hoa trắng – hạt vàng thụ phấn với đậu thân thấp – hoa đỏ - hạt xanh, ở F1 thu được toàn thân cao – hoa đỏ - hạt vàng. Cho cây F1 thụ phấn với cây chưa biết kiểu gen, ở F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình: 3:3:3:3:1:1:1:1. Cây chưa biết đem lai có kiểu gen:

Xem đáp án

Đáp án A

Ta nhận thấy, bố mẹ có kiểu hình tương phản, nhưng con lai F1 lại đồng nhất kiểu hình.

Vậy ta kết luận:

Bố mẹ thuần chủng và tương phản.

- Con lai F1 dị hợp mọi cặp gen.

- F1 có kiểu gen AaBbDd

Tỷ lệ kiểu hình là 3:3:3:3:1:1:1:1 = (3:1)(1:1)(1:1)

Tổ hợp lai thể hiện trong phép lai có 2 phép lai phân tích, ta chọn A.


Câu 2:

Một số nhận xét về hình ảnh bên được đưa ra như sau:

1. Hình ảnh bên diễn tả bộ NST của người phụ nữ bị bệnh Đao.

2. Hình ảnh bên diễn tả bộ NST của người đàn ông bị bệnh Claiphentơ.

3. Bệnh này có thể được phát hiện nhờ phương pháp nghiên cứu phân tử.

4. Người đàn ông có bộ NST trong hình có thể sống được là do NST số 21 rất nhỏ, chứa ít gen hơn phần lớn các NST khác nên sự mất cân bằng gen do thừa một NST 21 là ít nghiêm trọng hơn.

5. Những người mắc hội chứng như người đàn ông trên thường thấp bé, má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lưỡi dày.

6. Có bao nhiêu nhận xét đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Nhìn vào hình ảnh bên ta thấy bộ NST có 3 NST số 21 nên người mang bộ NST này có hội chứng Đao.

Vì có cặp NST giới tính XY nên người mang bộ NST này là đàn ông.

1, 2 sai vì hình ảnh bên diễn tả bộ NST của người đàn ông bị hội chứng Đao.

3 sai vì bệnh này có thể được phát hiện bằng phương pháp nghiên cứu di truyền tế bào.

4 đúng.

5 đúng vì người đàn ông này bị bệnh Đao nên sẽ có những đặc điểm như thấp bé, má phệ, cổ rụt, khe mắt xếch, lười dày.

Vậy có 2 phát biểu đúng.


Câu 3:

Khi lai hai giống thuần chủng (P) được F1 dị hợp về các cặp gen và đều là hạt vàng, trơn, tròn. Cho F1 lai phân tích thu được tỉ lệ 2 hạt xanh, nhăn, tròn: 2 hạt xanh, nhăn, dài: 1 hạt vàng, trơn, tròn : 1 hạt vàng, trơn, dài: 1 hạt xanh, trơn, tròn : 1 hạt xanh, trơn, dài. Qua tìm hiểu các quy luật di truyền chi phối phép lai trên, hãy cho biết thế hệ P có bao nhiêu phép lai thỏa mãn kết quả trên nếu không đổi vai trò của bố mẹ?

Xem đáp án

Đáp án D

Xét tỉ lệ phân li kiểu hình của từng tính trạng:

Dài : tròn = 1 : 1  Quy ước: D: tròn d: dài  Dd x dd.

Vàng : xanh = 1 : 3

=> Tính trạng do 2 alen nằm trên 2 NST khác nhau tương tác với nhau

Quy ước: A-B-: vàng; A-bb, aaB- và aabb: hoa xanh.

=> AaBb x aabb.

Trơn : nhăn = 1 : 1 => Quy ước: E: trơn  e: nhăn => Ee x ee.

Xét tỉ lệ phân li kiểu hình của tính trạng màu hạt và tính trạng độ trơn của vỏ:

(Vàng : xanh)(trơn nhăn) = (3 : 1)(1 : 1) = 3 : 3 : 1 : 1  4 xanh nhăn : 2 vàng trơn : 2 xanh trơn.

=> Cặp Ee liên kết hoàn toàn với gen A hoặc gen B.

Nếu E và A liên kết hoàn toàn với nhau thì ta có:

(Aa, Ee)Bb = 14 => (Aa, Ee) = 12 => AE = 12

Kiểu gen của P là: AEaeBb

Xét sự phân li của màu sắc hạt và hình dạng quả:

(Vàng : xanh)(Dài : tròn) = (3 : 1)(1 : 1) = 3 : 3 : 1 : 1 giống với tỉ lệ phân li kiểu hình của đề bài.

=> Cặp Dd và gen quy định màu sắc hạt phân li độc lập.

Kiểu gen của F1 là: 

Các phép lai của P:

F2 = 8 tổ hợp thì ta có số phép lai thỏa mãn kết quả trên là: 2 × 2 = 4

Nếu B và E cùng nằm trên 1 NST thì sẽ cho 4 phép lai có kết quả tương tự.

Số phép lai thảo mãn yêu cầu của đề bài là: 4 + 4 = 8 phép lai.


Câu 4:

Hình ảnh sau thể hiện một phương pháp tạo giống ở động vật. Các cá thể động vật được tạo ra bằng công nghệ này có đặc điểm là:

(1) Có kiểu gen đồng nhất.

(2) Có kiểu hình hoàn toàn giống mẹ.

(3) Không thể giao phối với nhau.

(4) Có kiểu gen thuần chủng.

Phương án đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp được miêu tả trong quá hình chính là phương pháp cấy truyền phôi động vật. Với phương pháp này, các cá thể động vật được sinh ra đều giống nhau hoàn toàn, có kiểu gen đồng nhất, cùng giới tính nên không giao phối được với nhau. Các cá thể động vật được tạo ra có kiểu gen giống nhau nhưng chưa chắc mang kiểu gen thuần chủng.

Vậy 1, 3 đúng.


Câu 5:

Ý nào không đúng với phản xạ không điều kiện?

Xem đáp án

Đáp án C

Phản xạ không điều kiện chỉ có số lượng nhất định


Câu 6:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng với quan điểm hiện tại về chọn lọc tự nhiên?

(1) Một đột biến có hại sẽ luôn bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể sau một số thế hệ.

(2) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể sinh vật nhân sơ chậm hơn so với các sinh vật nhân thực lưỡng bội.

(3) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định bằng cách tác động trực tiếp lên kiểu hình của sinh vật.

(4) Khi môi trường sống ổn định thì chọn lọc tự nhiên không thể làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.

(5) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố duy nhất có khả năng định hướng cho quá trình tiến hóa.

Xem đáp án

Đáp án D

1 sai, đột biến có hại sẽ bị loại bỏ dần dần, nếu là đột biến do gen lặn gây ra thì nó có thể tồn tại ở trạng thái dị hợp với tần số rất nhỏ và do vậy chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể.

2 sai, CLTN làm thay đổi tần số alen ở quần thể sinh vật nhân sơ nhanh hơn nhiều lần so với ở quần thể sinh vật nhân thực. Vì sinh vật nhân sơ có hệ gen chỉ gồm 1 phân tử AND nên alen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình, chọn lọc tự nhiên sẽ tác động trực tiếp lên kiểu hình nhanh chóng và gián tiếp làm thay đổi tần số kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.

3 đúng. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình.

4 sai, khi môi trường sống không thay đổi, CLTN vẫn tác động để sàng lọc giữ lại các cá thể thích nghi nhất.

5 đúng. Khi môi trường tahy đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa duy nhất định hướng cho quá trình tiến hóa giúp hình thành nên các quần thể sinh vật thích nghi với môi trường.


Câu 7:

Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên rừng?

(1) Thay thế dần các rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao.

(2) Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ củi, gỗ cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp

(3) Tránh đốt rừng làm nương rẫy

(4) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn tự nhiên

(5) Xây dựng các nhà máy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng

Xem đáp án

Đáp án B

Các biện pháp góp phần sử dụng tài nguyên rừng bền vững là: (2) (3) (4)

1 sai vì hệ sinh thái rừng nguyên sinh được hình thành trong một quá trình lâu dài trong lịch sử, nếu thay thế rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao thì dễ gây mất cân bằng hệ sinh thái.

5 chưa đúng vì xây dựng nhà máy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng sẽ dẫn đến phải chặt bỏ rừng đầu nguồn, có thể gây lũ lụt, xói mòn đất và gây thiệt hại về người và của khi lũ về.


Câu 8:

Ở một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n, gen A có 3 alen, gen B có 7 alen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường và gen C có 5 alen nằm trên vùng tương đồng của cặp nhiêm sắc thể giới tính. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Số kiểu gen tối đa về cả ba gen trên là 9240.

(2) Số kiểu giao phối tối đa trong quần thể là 86625.

(3) Số kiểu gen dị hợp tử về gen A và đồng hợp tử về gen B là 21.

Xem đáp án

Đáp án A

- Số kiểu gen tối đa về 3 gen trên là  kiểu gen.

Vậy 1 đúng.

- Số kiểu gen giới đực là  kiểu gen.

- Số kiểu gen giới cái là  kiểu gen.

Vậy số kiểu gen giao phối tối đa là 5775 x 3465 = 20010375. Vậy 2 sai.

- Số kiểu gen dị hợp về gen A và đồng hợp về gen B là 7 x 3 = 21. Vậy 3 đúng.


Câu 10:

Ở gà, một tế bào của cơ chế có kiểu gen AaXBY giảm phân bình thường hình thành giao tử. Xét các phát biểu sau đây:

(1) Sinh ra 2 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau

(2) Sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau

(3) Loại giao tử AY chiếm tỉ lệ 25%

(4) Sinh ra giao tử mang NST Y với tỉ lệ 50%

(5) Nếu sinh ra giao tử mang gen aXB thì giao tử này theo lý thuyết chiếm 100%

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

Cơ thể có kiểu gen AaXBY nên cơ thể này là gà mái, giảm phân chỉ cho 1 loại giao tử. Ý này có lẽ nhiều bạn bị sai vì ở đây đề bài cho là TẾ BÀO chắc chắn tối đa chỉ có thể tạo ra 2 loại giao tử. Cơ thể gà này lại là gà mái nên tế bào này chỉ tạo ra được 1 loại giao tử. Vậy 1 và 2 sai.

Loại giao tử nếu được tạo ra AY là 100%, hoặc không được tạo ra thì có tỉ lệ chiếm 0%.

Loại giao tử mang NST Y nếu được tạo ra là 100% còn không được tạo ra là 0%.

Vậy 3, 4 sai.

Nếu giao tử mang gen aXB thì tỉ lệ giao tử aXB là 100%. Vậy 5 đúng.


Câu 11:

Xét các nhóm loài thực vật:

(1) Thực vật thân thảo ưa sáng

(2)  Thực vật thân thảo ưa bóng

(3) Thực vật thân gỗ ưa sáng

(4) Thực vật thân cây bụi ưa sáng

Trong quá trình diễn thế nguyên sinh của quần xã trên cạn, thứ tự xuất hiện của các nhóm loài thực vật này là:

Xem đáp án

Đáp án B

Trình tự xuất hiện như sau:

Cây chịu sáng cây ưa sáng cây chịu bóng cây ưa bóng.

- Cây thân thảo cây thân bụi cây thân gỗ.

Sử dụng sơ đồ trên ta dễ dàng chọn được đáp án.

Ngoài ra, nhận xét đáp án, cây ưa bóng chỉ xuất hiện khi có bóng râm, mà bóng râm tạo ra đủ rộng chỉ có thể do những cây thân gỗ tạo ra, vậy 2 phải xuất hiện sau 3, và phải ưa sáng rồi mới ưa bóng, nên 2 phải xuất hiện sau cùng, ta loại A, C, D.


Câu 12:

Khi nồng độ testôstêron trong máu cao có tác dụng:

Xem đáp án

Đáp án A

Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi, làm 2 bộ phận này giảm tiết GnRH, FSH và LH dẫn đến tế bào kẽ giảm tiết testosteron. Nồng độ testosteron giảm không gây ức chế lên vùng dưới đồi và tuyến yên nữa, nên 2 bộ phận này lại tăng tiết hocmon.


Câu 13:

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài.Các cặp gen này phân li độc lập. Cho giao phấn hai cây với nhau, thu được F1 gồm 624 cây, trong đó có 156 cây thân thấp, quả dài. Biết rằng không phát sinh đột biến. Trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên/

(1) AaBb x Aabb

(2) AaBB x aaBb

(3) Aabb x Aabb

(4) aaBb x aaBb

(5) Aabb x aabb

(6) aaBb x AaBB

(7) Aabb x aaBb

(8) AaBb x aabb

(9) AaBb x AaBb

Xem đáp án

Đáp án B

Quy ước:

A: thân cao => a: thân thấp;

B: quả tròn => b: quả dài.

F1: 3 thân cao, quả tròn : 1 thân thấp, quả dài.

Tổng số tổ hợp : 4 = 4.1 = 2.2

Các phép lai thỏa mãn: aaBb x aaBb, Aabb x Aabb, AaBb x aabb, Aabb x aaBb.

Trong đó: aaBb x aaBb => aa(1BB : 2Bb : 1bb), các phép lai còn lại tương tự như vậy.

Vậy các phép lai (3), (4), (7), (8).


Câu 15:

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Thực hiện phép lai P:  thu được F1. Trong tổng số các ruồi ở F1, ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ là 52,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến, có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?

(1) Khoảng cách giữa 2 gen A và B là 20 cm.

(2) F1, ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 1,25%.

(3) Ở đời F1 có 28 kiểu gen về 3 cặp gen trên.

(4) Ở đời F1, kiểu hình ruồi cái thân đen, cánh dài, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 2,5%.

Xem đáp án

Đáp án C

Quy ước:

A: thân xám => a: thân đen.

B: cánh dài => b: cánh cụt.

D: mắt đỏ => d: mắt trắng.

Xét từng phép lai:

Xám, dài, đỏ  nên xám, dài 

Do đó đen, cụt (aabb) = 70% - 50% = 20%

Ruồi giấm hoán vị một bên, do đó ruồi cái: ab0,20,5=0,4

Do đó tần số hoán vị: f = 1-2 x 0,4 = 0,2 = 20%. Vậy 1 đúng.

Ruồi xám, cụt (A-bb): 0,25 – aabb = 0,05 do đó đực xám cụt đỏ = 0,05 x 0,25 = 0,0125. Vậy 2 đúng.

Số kiểu gen về 3 cặp gen nói trên: 7 x 4 = 28 kiểu gen.

Ruồi cái đen dài mắt đỏ  chiếm tỉ lệ: 0,05 x 0,5 = 0,025. Vậy 4 đúng.


Câu 17:

Ở lúa, A quy định hạt gạo đục trội hoàn toàn so với a quy định hạt gạo trong; B quy định chín sớm trội hoàn toàn so với b quy định chín muộn. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn, đời con có 4 loại kiểu hình, trong đó cây hạt gạo trong, chín muộn chiếm tỉ lệ 4%. Cho các kết luận sau:

(1) Ở đời con, cây mang 2 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 36%.

(2) Đã có hoán vị gen với tần số 40%.

(3) Ở đời con, cây hạt gạo đục, chín muộn có tỉ lệ 21%.

(4)  Cây bố mẹ có kiểu gen AbaB.

Số kết luận đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

A: hạt gạo đục => a: hạt gạo trong

B: chín sớm => b: chín muộn

Chọn các câu (2), (3), (4).

Thấy tỉ lệ cây hạt trong, chín muộn chiếm 4% (khác 6,25%)

=> Đây là bài toán về liên kết gen.

Cây dị hợp tự thụ, vậy nên quá trình phát sinh giao tử của đực và cái là như nhau, tỷ lệ cây mang 2 tính trội chiếm 4% = %ab %ab

=> %ab = 0,2 < 0,25

=> Đây là giao tử hoán vị => Cây có kiểu gen AbaB nên (4) đúng.

=> f/2 = 0,2 => f = 0,4 ((2) đúng)

Ta áp dụng công thức:

- Tỷ lệ cá thể mang 2 tính trạng trội = 50% + tỷ lệ cá thể mang 2 tính trạng lặn.

- Tỷ lệ cá thể mang 1 tính trạng trội = 25% - tỷ lệ cá thể mang 2 tính trạng lặn.

=> Cây hạt gạo đục, chín muộn (cây mang 1 tính trạng trội) = 25% - 4% = 21% ((3) đúng).


Câu 18:

Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định, bệnh máu khó đông do gen lặn b nằm trên NST giới tính X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị bệnh máu khó đông, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng. Bên phía người chồng có bố bị bạch tạng. Những người khác trong gia đình đều không ai bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định chỉ sinh 1 đứa con, xác suất để đứa con này không bị cả hai bệnh là:

Xem đáp án

Đáp án B

Xét bên người chồng:

- Bố chồng bị bạch tạng, vậy bố có kiểu gen aa, mẹ chồng bình thường và chồng bình thường. Chồng nhận 1 alen a từ cha, vậy chồng có kiểu gen Aa. Chồng tạo được 12 giao tử mang gen A, 12 giao tử mang gen a.

- Chồng không bị máu khó đông, vậy chồng có kiểu gen XBY.

- Kiểu gen của chồng là ABXBY.

Xét bên người vợ:

- Bà ngoại của vợ và ông nội của vợ đều bị bạch tạng, vậy 2 người này có kiểu gen aa. Bố mẹ vợ đều bình thường nên có kiểu gen Aa.

- Vợ bình thường, vậy xác suất kiểu gen của vợ là 13AA+23Aa, vợ tạo được 23 giao tử mang alen A, 13 giao tử mang alen a.

- Bố vợ bị bạch tạng và vợ bình thường, vợ nhận một giao tử Xb từ bố, nên vợ có kiểu gen XBXb .

Xét phép khả năng không mang bệnh của con:

- Với bệnh bạch tạng, tỷ lệ con mang bệnh là 12.13=16 => tỷ lệ con không mang bệnh = 56.

- Với bệnh máu khó đông, tỷ lệ con bệnh = 14 => tỷ lệ kiểu gen XbY

=> Tỷ lệ con không mang bệnh = 34

- 2 bệnh này được quy định bởi 2 gen phân ly đọc lập, nên xác suất con không mang bệnh là tích xác suất của 2 tỷ lệ trên =34.56=0,625.


Câu 19:

Cơ sở khoa học của uống thuốc tránh thai là:

Xem đáp án

Đáp án A

Cơ sở khoa học của thuốc tránh thai:

Làm tăng nồng độ Prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng.


Câu 20:

Phương thức hình thành loài chậm diễn ra ở những con đường hình thành loài nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Việc hình thành loài bằng các đột biến lớn như đột biến đa bội cùng nguồn, đa bội khác nguồn xảy ra rất nhanh. Như một cây trồng có bộ NST 2n = 24, cây tứ bội do quá trình đa bội hóa trong tự nhiên có thể xảy ra, tạo ra cây mang bộ NST 4n = 48.  Cây tứ bội giao phấn với cây lưỡng bội, tạo ra cây tam bội 3n = 36, có những cặp NST không có cặp tương đồng, do đó ức chế quá trình giảm phân tạo giao tử. Cây tam bội bất thụ, gây ra hiện tượng cách ly sau hợp tử và đã tạo ra loài mới.

Hình thành loài theo con đường sinh thái và địa lý xảy ra rất chậm, phải trải qua nhiều dạng trung gian, phải có thời gian đủ lâu để cho chọn lọc tự nhiên, cũng như yếu tố môi trường phân hóa vốn gen của quần thế, để đến lúc có thể cách ly sinh sản với quần thế gốc và tạo ra loài mới.


Câu 21:

Có bao nhiêu điểm khác nhau giữa chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên nào là đúng?

(1) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa còn giao phối không ngẫu nhiên thì không.

(2) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể còn giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen và không làm thay đổi tần số alen.

(3) Chọn lọc tự nhiên làm tăng sự đa dạng về vốn gen của quần thể còn giao phối không ngẫu nhiên thì không.

(4) Theo quan niệm hiện đại, kết quả của chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có các cá thể mang kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường còn kết quả của giao phối không ngẫu nhiên có thể khiến quần thể bị suy thoái.

(5) Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp tử và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử còn chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen phụ thuộc vào hướng thay đổi của môi trường.

Xem đáp án

Đáp án B

Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên đều là nhân tố tiến hóa nên 1 sai.

2 đúng. Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần kiểu gen đồng hợp và giảm dần kiểu gen dị hợp, không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

- 3 sai vì cả hai nhân tố này đều làm giảm sự đa dạng vốn gen của quần thể.

- 4, 5 đúng.


Câu 22:

Cho các nhận định về thực hành quan sát đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời:

1. Công việc đầu tiên trong việc quan sát trên tiêu bản là đặt tiêu bản lên kính hiển vi rồi quan sát mẫu vật.

2. Khi quan sát đột biến số lượng NST, người ta quan sát dưới vật kính 10x để quan sát sơ bộ sau đó mới chuyển sang dưới vật kính 40x.

3. Hóa chất oocxerin axetic là chất giúp nhuộm màu NST.

4. Trong cách tiến hành làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST, lúc đầu dùng bội giác lớn để xác định các tế bào, sau đó dùng bội giác nhỏ.

Có bao nhiêu nhận định đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

- Ý 1 sai, công việc đầu tiên trong việc quan sát trên tiêu bản là đặt tiêu bản lên kính hiển vi và nhìn từ ngoài vào để điều chỉnh cho vùng có mẫu vật trên tiêu bản vào giữa vùng sáng.

- Ý 2 đúng.

- Ý 3 đúng.

- Ý 4 sai. Trong cách tiến hành làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST, lúc đầu dùng bộ giác nhỏ để xác định các tế bào, sau đó dùng bội giác lớn.

Vậy có 2 nhận định đúng và 2 nhận định sai.


Câu 23:

Vì sao trạng thái điện thế nghỉ, ngoài màng mang điện thế dương?

Xem đáp án

Đáp án B

- Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tích điện âm so với phía ngoài màng tế bào tích tiện dương.

Bên trong tế bào ion kali có nồng độ cao hơn, ion Natri có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài và tính thẩm của ion K+ tăng, cổng K+ mở.

- Ion Kali sẽ di chuyển từ trong ra ngoài và nằm sát mặt ngoài màng tế bào làm cho mặt ngoài tích điện dương so với mặt trong tích điện âm.


Câu 24:

Những tập tính nào là những tập tính bẩm sinh?

Xem đáp án

Đáp án C

- Tập tính của động vật chia ra 2 loai:

· Tập tính bẩm sinh

· Tập tính học được


Câu 25:

Tính trạng cánh dài ở ruồi giấm (A) là trội so với tính trạng cánh ngắn (a); mắt đỏ (B) là trội so với mắt nâu (b) và gen B nằm trên NST giới tính. Khi lai ruồi cái cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực cánh ngắn, mắt nâu, người ta thu được ở đời con 4 nhóm kiểu hình: cánh dài, mắt đỏ; cánh dài, mắt nâu; cánh ngắn, mắt đỏ và cánh ngắn, mắt nâu với tỉ lệ bằng nhau. Ruồi bố, mẹ có kiểu gen như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Phép lai: 

Chỉ có phép lai trên mới thỏa mãn yêu cầu bài toán là tạo được 4 kiểu tổ hợp kiểu hình với tỷ lệ bằng nhau.

Với dạng bài này, cách làm nhanh nhất là thế ngược đáp án lên, đáp án nào thỏa mãn đề bài thì nhận.


Câu 26:

Khi nói về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi, xét các kết luận sau:

(1) Quần thể vật ăn thịt thường có số lượng cá thể ít hơn quần thể con mồi.

(2) Khả năng tăng số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt nhanh hơn so với quần thể con mồi.

(3) Khi xảy ra biến động số lượng cá thể thì quần thể con mồi thường biến động trước quần thể vật ăn thịt.

(4) Quần thể con mồi bị biến động về số lượng thì sẽ kéo theo quần thể vật ăn thịt biến động theo.

Có bao nhiêu kết luận đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Chọn các câu: (1), (3), (4).

(2) sai, khả năng tăng số lượng cá thể của quần thể ăn thịt thường chậm hơn so với quần thế con mồi. Do con mồi là thức ăn của loài ăn thịt, khi số lượng cá thể ăn thịt tăng nhanh hơn quần thể con mồi, sẽ nhanh chóng phá vỡ sự cân bằng, và dẫn đến hiện tượng cạnh tranh, làm giảm nhanh số lượng cá thể ăn thịt, làm thiết lập lại trạng thái cân bằng ban đầu.


Câu 27:

Những nội dung nào sau đây là đúng?

1. Các loài sinh vật phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường.

2. Động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt.

3. Chỉ có động vật mới phản ứng với nhiệt độ môi trường còn thực vật thì không phản ứng.

4. Động vật biến nhiệt có khả năng thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên có khả năng thích nghi hơn so với động vật hằng nhiệt.

5. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến lượng thức ăn và tốc độ tiêu hóa của sinh vật.

Xem đáp án

Đáp án B

1. Đúng: các loài sinh vật đều sẽ có phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường.

2. Đúng: động vật hằng nhiệt có vùng phân bố rộng hơn động vật biến nhiệt vì động vật hằng nhiệt đã tiến hóa cao hơn, nhiệt độ của động vật hằng nhiệt không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Ví dụ: cá ra khỏi nước cá sẽ chết, giun, ếch, nhái chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt.

3. Sai: thực vật cũng có khả năng cảm ứng với nhiệt độ môi trường. Ví dụ: cây xanh quang hợp tốt ở nhiệt độ 200C - 300C, 00C thì ngừng quang hợp.

4. Sai: động vật biến nhiệt có khả năng thích nghi kém hơn vì nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nên khi nhiệt độ thay đổi mạnh mẽ sẽ dẫn đến sự thay đổi các hoạt động sinh lý trong cơ thể, gây rối loạn. Ví dụ: trong những đợt rét đậm, rét hại ở nước ta ếch nhái chết hàng loạt.

5. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến lượng thức ăn cũng như tiêu hóa của sinh vật. Ví dụ: ở 150C mọt bột sẽ ăn nhiểu hơn và ngừng ăn ở 8oC.


Câu 28:

Cho biết ở người gen A quy định tính trạng phân biệt được mùi vị. Alen a quy định không phân biệt được mùi vị. Trong 1 cộng đồng tần số alen a = 0,4, cho một cặp vợ chồng đều có kiểu hình phân biệt được mùi vị. Cho các phát biểu sau:

1. Xác suất cặp vợ chồng này sinh một con trai không phân biệt được mùi vị là 7,16%.

2. Xác suất cặp vợ chồng này sinh một con trai phân biệt được mùi vị và một con gái không phân biệt được mùi vị là 3,06%.

3. Cặp vợ chồng trên sinh được một người con phân biệt được mùi vị. Xác suất để đứa con phân biệt được mùi vị là con trai và mang kiểu gen dị hợp là 25%. Biết người chồng mang kiểu gen Aa.

4. Xác suất để vợ chồng này sinh hai người con trai không phân biệt được mùi vị và một người con gái phân biệt được mùi vị là 2,47%.

Trong số những phát biểu này, có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có: A = 0,6; a = 0,4.

Cấu trúc di truyền của quần thế: 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.

Trong số kiểu hình phân biệt được mùi vị có:

Để sinh ra một người con trai không phân biệt được mùi vị (aa) thì vợ chồng này phải có kiểu gen Aa.

Ta có P: .

Xác suất sinh ra người con trai không phân biệt được mùi vị:  do đó 1 sai.

Xác suất để vợ chồng này sinh ra một con trai phân biệt được mùi vị và một con gái không phân biệt được mùi vị:  do đó 2 đúng.

Với ý 3 ta làm như sau:

Người bố: Aa.

Người mẹ phân biệt được mùi vị có thể mang kiểu gen Aa hoặc AA.

Trường hợp 1: Người mẹ: .

Xác suất sinh đứa con trai mang kiểu gen dị hợp Aa là: 

Trường hợp 2: Người mẹ: 47Aa

Ta có P: 

Xác suất sinh người con trai mang kiểu gen dị hợp là Aa là: . Vì ngay từ đầu đề bài cho bố mẹ sinh ra con có khả năng phân biệt mùi vị A-. Nên nếu con trai phân biệt mùi vị mang kiểu gen dị hợp chúng ta cần lấy tỉ lệ Aa/A-.

Vậy xác suất để sinh người con phân biệt được mùi vị là con trai và mang kiểu gen dị hợp Aa là: 

Vậy 3 sai.

Xác suất để vợ chồng này sinh 2 người con trai không phân biệt được mùi vị (aa) và 1 người con gái phân biệt được mùi vị (A-) là: , do đó 4 sai.


Câu 30:

Cho một số phát biểu sau về các gen thuộc ôperon Lac ở E.coli

(1) Mỗi gen mã hóa cho 1 chuỗi pôlipeptit khác nhau.

(2) Mỗi gen đều có vùng điều hòa riêng nằm ở đầu 3 của mạch mã gốc.

(3) Các gen có số lần nhân đôi và phiên mã bằng nhau.

(4) Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen đều diễn ra ở tế bào chất.

(5) Khi phiên mã, mỗi gen đều tạo 1 phân tử mARN riêng biệt.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

(1) đúng vì 3 gen cấu trúc mã hóa cho 3 chuỗi polipeptit khác nhau.

(2) Sai vì 3 gen có chung 1 vùng điều hòa gồm vùng khởi động và vùng vận hành do vậy các gen này sẽ phiên mã đồng thời.

(3) đúng vì các gen cùng nằm trong 1 phân tử AND vùng nhân nên có số lần nhân đôi bằng nhau, các gen này cũng nằm trong 1 operon nên có số lần phiên mã bằng nhau.

(4) đúng vì sinh vật nhân sơ có nhân chưa hoàn chỉnh nên các quá trình này đều diễn ra trong tế bào chất.

(5) sai vì khi phiên mã mỗi gen sẽ tạo ra 1 phân tử mARN chung.


Câu 34:

Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thu thụ động các ion khoáng ở rễ?

Xem đáp án

Đáp án C

Cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): một số ion khoáng đi từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (đi từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp).


Câu 35:

Cho các vai trò sau đây:

(1) Làm tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể.

(2) Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới.

(3) Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân ly thành các loài mới.

(4) Duy trì ổn định số lượng và duy trì sự phân bố cá thể ở mức phù hợp.

Cạnh tranh cùng loài có bao nhiêu vài trò:

Xem đáp án

Đáp án C

Chọn các câu (2), (3), (4).

Cạnh tranh cùng loài:

- Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi, khi môi trường thay đổi, cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt, những loài nào mang được kiểu gen tương tác với môi trường hình thành kiểu hình thích nghi thì được giữ lại và phát triển, cạnh tranh cùng loài là một hiện tượng của đấu tranh sinh tồn là động lực của chọn lọc tự nhiên thúc đẩy sự hình thành đặc điểm thích nghi.

- Cạnh tranh cùng loài làm mở rộng ổ sinh thái, làm cho 2 đầu biên của khoảng giới hạn sinh thái của một số nhân tố được dời xa nhau hơn.

Cạnh tranh cùng loài làm giảm số lượng cá thể của loài giúp phù hợp với sức chứa của môi trường.


Câu 36:

Ở một quần thể động vật, cho biết alen A quy định kiểu hình chân dài trội hoàn toàn so với alen a quy định chân ngắn. Biết rằng quần thể trên có cá thể bao gồm cả đực và cái. Tần số alen A ở giới đực là 0,6; còn ở giới cái tần số alen A là 0,4. Sau một thế hệ giao phối ngẫu nhiên, quần thể F1 trên thu được 2000 cá thể. Sau một thế hệ giao phối ngẫu nhiên nữa ta thu được quần thể F2 với 4000 cá thể. Cho các phát biểu sau:

(1) Trong 2000 cá thể ở quần thể F1 sau đó, số cá thể chân ngắn là 480.

(2) Quần thể F2 là một quần thể cân bằng.

(3) Ở quần thể F2 số cá thể dị hợp là 1000.

(4) Ở quần thể F1 số cá thể đồng hợp là 960.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

Tần số alen ở đực và cái là khác nhau nên lần giao phối ngẫu nhiên thì tần số alen sẽ cân bằng ở đực và cái.

Từ đề dễ biết sau đố thì tần số alen A và tần số alen a đều cùng bằng 0,5.

Vậy thành phần KG ở F1 là 0,24AA : 0,52 Aa : 0,24aa. Khi đó tần số các alen p(A) = q(a) = 0,5.

Cá thể chân ngắn là aa, có 2000 cá thể ở F1 nên số cá thể chân ngắn (aa) là nên 1 đúng và số cá thể có KG AA cũng là 480 nên số cá thể đồng hợp là 960 (4 đúng).

Sau 1 thế hệ giao phối ngẫu nhiên nữa thì quần thế F2 là một quần thế cân bằng (2 đúng) và có thành phần KG là 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.

F2 có 4000 cá thể nên số cá thể dị hợp Aa là nên ý 3 sai.


Câu 37:

Cho các phát biểu sau:

1. Diễn thế nguyên sinh là quá trình biến đổi tuần tự của các quần xã sinh vật, từ dạng khởi đầu qua các giao đoạn trung gian để đạt đến quần xã cuối cùng tương đối ổn định.

2. Diễn thế là một quá trình xảy ra không theo chiều hướng nào, không thể dự báo được.

3. Nguyên nhân nội tại gây ra diễn thế là do sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã.

4. Những biến đổi của môi trường là động lực chính cho quá trình diễn thế.

5. Diễn thế thứ sinh diễn ra ở môi trường mà trước đây từng tồn tại một quần xã, nhưng nay bị hủy diệt hoàn toàn.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

1 đúng.

2 sai vì diễn thế thường là một quá trình định hướng có thể dự báo được.

3 đúng. Nnguyên nhân nội tại gây ra diễn thế là sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã. Trong điều kiện môi trường tương đối ổn định, loài ưu thế thường làm cho điều kiện môi trường biến đổi mạnh đến mức bất lời cho chính cuộc sống của mình, nhưng lại thuận lời cho loài ưu thế khác có sức cạnh tranh cao hơn thay thế. Như vậy, những biến đổi của môi trường chỉ là nhân tố khởi động còn quần xã sinh vậy là động lực chính cho quá trình diễn thế.

4 sai đó chỉ mới là nhân tố khởi động.

5 đúng.

Vậy có 3 phát biểu đúng.


Câu 38:

Cho các đặc điểm sau của các gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực là:

(1) Không được phân phối đều cho các tế bào con.

(2) Không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.

(3) Luôn tồn tại thành từng cặp alen.

(4) Chỉ mã hóa cho các prôtêin tham gia cấu trúc nhiễm sắc thể.

Có bao nhiêu đặc điểm của gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực?

Xem đáp án

Đáp án A

Gen ngoài nhân là gen thuộc tế bào chất, là các vòng plasmit dạng kép, mạch vòng, không tồn tại thành cặp tương đồng và có khả năng phân chia độc lập với hệ gen tế bào, phân chia không đồng đều cho các tế bào con. Chỉ có ý 1 đúng!


Câu 40:

Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái có một số cặp NST mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai AaBbDd x AaBbDd, sẽ có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đột biến lệch bội cả về 2 cặp NST nói trên?

Xem đáp án

Đáp án B

Cặp NST mang gen Dd không phân ky trong giảm phân I tạo ra được 2 loại giao tử lệch bội là Dd và O, 2 loại giao tử này kết hợp với 2 loại giao tử bình thường D và d, tạo được 4 kiểu gen lệch bội DDd, Ddd, OD và Od.

Cặp NST mang gen Bb không phân ly trong giảm phân II tạo ra được 3 loại giao tử lệch bội BB, bb và O, 3 loại giao tử này kết hợp với 2 giao tử bình thường B và b, tạo được 6 kiểu gen lệch bội BBB, BBb, Bbb, bbb, OB và Ob.

Các gen phân ly độc lập, vậy tạo được tổng cộng 3.4.6 = 72 loại kiểu gen lệch bội về cả 2 NST.


Bắt đầu thi ngay