IMG-LOGO

20 đề thi thử THPTQG môn Sinh học năm 2019 - 2020 (Đề số 10)

  • 7753 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong bao nhiêu quá trình:

(1) Nhân đôi ADN.

(2) Phiên mã.

(3) Dịch mã.

(4) Tiếp hợp và trao đổi chéo.

Xem đáp án

Đáp án C

(1) Trong nhân đôi ADN, mỗi mạch đơn của phân tử ADN mẹ được dùng làm khuôn để tổng hợp nên mạch đơn mới => ĐÚNG.

(2) Trong phiên mã, mạch gốc của gen được dùng làm khuôn để tổng hợp nên phân tử ARN => ĐÚNG.

(3) Trong dịch mã, mARN được dùng làm khuôn để tổng hợp nên chuỗi polipeptit => ĐÚNG.

(4) Tiếp hợp và trao đổi là quá trình xảy ra giữa các cromatit của cặp NST tương đồng, không có sự làm khuôn của một mạch polinucleotit nào cả => SAI.

Vậy có 3 quá trình mà nguyên tác khuôn mẫu được thể hiện.


Câu 2:

Ở một hồ nước ngọt có vị trí phía sau khu dân cư người ta quan sát thấy hiện tượng “nước nở hoa” – tảo sinh sản quá nhiều. Đồng thời cũng thấy các loài cá ở hồ bị chết rất nhiều và nguyên nhân là do bị thiếu oxy. Nguyên nhân chính gây thiếu oxy là:

Xem đáp án

Đáp án D

Hiện tượng nước nở hoa gây ra do tảo sinh sản quá nhiều, kéo theo đó là các sinh vật hiếu khí phân bố trên bề mặt của lớp tảo cũng phát triển cực mạnh, các sinh vật này với nguồn chất dinh dưỡng phong phú từ tảo chết chúng hoạt động rất mạnh, ngoài ra tảo chết đi cũng rơi xuống đáy hồ và bị các sinh vật phân giải ở các tầng nước sử dụng, chúng hoạt động sẽ lấy đi một lượng lớn oxy hòa tan do đó làm giảm lượng oxy trong hồ ở các tầng nước một cách đáng kể. Đây chính là nguyên nhân làm cho các loài sinh vật trong hồ mà đa số là các loài cá bị chết ngạt.


Câu 3:

Trên phân tử mARN có trình tự các Nu như sau:

5’…XXXAAUGGGGXAGGGUUUUUXUUAAAAUGA…3’

Nếu phân tử mARN nói trên tiến hành quá trình dịch mã thì số aa mã hóa và số bộ ba đối mã được tARN mang đến khớp riboxom lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án D

Ta thấy mARN được dịch mã theo chiều 5’3’. Đọc từ chiều 5’ ta thấy từ khi gặp bộ ba mở đầu là AUG đến bộ ba kết thúc là UAA thì có 6 bộ ba.

Như vậy sẽ có 6 aa được mã hóa tương ứng là có 6 bộ ba đối mã được tARN mang tới.


Câu 4:

Ở một loài thực vật xét 1 locut gen nằm trên NST thường quy định màu hoa, trong đó alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Người ta đem các cây hoa đỏ thụ phấn cho các cây hoa trắng thu được đời con F1 có 312 cây hoa đỏ và 78 cây hoa trắng. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Cho các phát biểu sau:

(1) Các cây hoa đỏ ban đầu có 40% cây mang kiểu gen dị hợp.

(2) Đem các cây F1 tự thụ phấn sẽ thu được 40% số cây F2 cho hoa đỏ.

(3) Đem các cây hoa đỏ F1 thụ phấn cho các cây hoa trắng F1 sẽ thu được 50% cây F2 cho hoa đỏ.

(4) Đem các cây F1 ngẫu phối thu được 40% số cây F2 cho hoa trắng.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

-  Xét tỉ lệ kiểu hình ở F1 ta có:

Hoa đỏ: hoa trắng = 4: 1.

Trong các cây hoa đỏ ở P có cả cây đồng hợp và cây dị hợp.

Tỉ lệ hoa trắng (aa) =15=15a×1a (vì cây hoa trắng ở P luôn cho giao tử a)

Tỉ lệ cây hoa đỏ dị hợp (Aa) ở P = 15×2=25=0,4 => Ý 1 ĐÚNG.

-  Do cây trắng ở P luôn cho giao tử a nên các cây hoa đỏ ở F1 đều dị hợp.

=> CTDT ở F1: 4Aa : 1aa.

F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu gen là:

Tỉ lệ hoa đỏ ở F2: Ý 2 SAI.

- Đem các cây hoa đỏ F1 thụ phấn cho các cây hoa trắng F1 ta có phép lai như sau:

F1:               Aa     x        aa

F2:               1Aa : 1aa

=> Tỉ lệ hoa đỏ (A–) ở F2 là 50% => Ý 3 ĐÚNG.

- Đem các cây F1 ngẫu phối:

CTDT của F1 là 4Aa: 1aa => A=25; a= 35.

=> Tỉ lệ hoa trắng (aa) ở F2  Ý 4 SAI.

Vậy chỉ có 2 ý đúng.


Câu 5:

Xét 1 gen của vi khuẩn có 1000 liên kết photphodieste và có 1202 liên kết hidro. Gen trên thực hiện nhân đôi 3 lần liên tiếp. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Số nucleotit từng loại môi trường cung cấp cho quá trình trên là:

Xem đáp án

Đáp án C

Gen có 1000 liên kết photphodieste => Số nucleotit của gen = 1000 + 2 = 1002.

=> 2.(A+G) =1002. (1)

Số liên kết hidro của gen là 2A+3G = 1202. (2)

Từ (1) và (2) => A = T = 301; G = X = 200.

Khi gen thực hiện nhân đôi 3 lần liên tiếp thì số nucleotit mỗi loại môi trường cung cấp là:


Câu 6:

Ở một loại động vật có cơ chế xác định giới tính giống như người, xét 3 locut gen: locut 1 có alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng; locut 2 có alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp và locut 1 cùng locut 2 cùng nằm trên 1 cặp NST thường; locut 3 có alen D quy định lông đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định lông đen và locut này nằm trên đoạn không tương đồng của NST X. Đem con cái dị hợp về 3 cặp gen trên lai với con đực chân cao, mắt đỏ, lông đỏ thu được F1 có 27,28% con cái chân cao, mắt đỏ, lông đỏ. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, tỉ lệ cá thể chân cao dị hợp, mắt trắng, lông đỏ ở F1 không thể là:

Xem đáp án

Đáp án D

Xét riêng cặp NST giới tính ta có:

P:                XDXd x        XDY

=> Tỉ lệ cái lông đỏ ở F1 = XDXD+XDXd = 0,25 +0,25 =0,5. 

=> Tỉ lệ chân cao, mắt đỏ (A-B-) ở F1 = 0,27280,5=0,5456  

=> Tỉ lệ chân thấp, mắt trắng (aabb) =0,5456 -0,5 =0,0456.

Đến đây có 3 trường hợp có thể xảy ra:

- Bố mẹ giống nhau, hoán vị xảy ra ở cả 2 giới:

=> Tần số hoán vị = 0,2135.2 = 0,427 và cả bố mẹ đều có kiểu gen hoán vị chéo AbaB.

=> Ta cần tính tỉ lệ chân cao dị hợp, mắt trắng, lông đỏ A-bbXD- do đó chỉ cần xác định tỉ lệ giao tử Ab và ab ở mỗi bên.

=> Tỉ lệ giao tử mỗi bên là: Ab= 0,2865; ab= 0,2135

=> Tỉ lệ chân cao dị hợp, mắt trắng AbaB =2.0,2865.0,2135 =0,1223355.

Tỉ lệ lông đỏ (XD) = 0,75.

=> Tỉ lệ chân cao dị hợp, mắt trắng, lông đỏ ở F1 =0,1223355.0,75 0,092.

=> Câu A ĐÚNG.

- Bố mẹ khác nhau, hoán vị xảy ra ở cả 2 giới:

Gọi 2y là tần số hoán vị gen.

=> y=0,12 hoặc y= 0,38.

=> Tần số hoán vị = 0,12.2 = 0,24.

=> Tỉ lệ chân cao dị hợp, mắt trắng Abab =0,38.0,38 + 0,12.0,12 =0,1588.

=> Tỉ lệ chân cao dị hợp, mắt trắng, lông đỏ ở F1 =0,1588.0,75 =0,1191.

=> Câu C ĐÚNG.

- Hoán vị chỉ xảy ra ở 1 giới, trong đó giới không hoán vị có kiểu gen dị hợp đều:

=> Tần số hoán vị = 0,0912.2 = 0,1824.

=> Tỉ lệ chân cao dị hợp, mắt trắng Abab =0,4088.0,5 =0,2044.

=> Tỉ lệ chân cao, dị hợp, mắt trắng, lông đỏ ở F1 =0,2044.0,75 =0,1533.

=> Câu B ĐÚNG.

Vậy tỉ lệ chân cao dị hợp, mắt trắng, lông đỏ không thể là 14,38%.


Câu 7:

Trong số các thành phần kể ra dưới đây, yếu tố không tham gia vào quá trình dịch mã là:

Xem đáp án

Đáp án C

Câu A: ATP có vai trò cung cấp năng lượng để hoạt hóa các axit amin => ĐÚNG.

Câu B: tARN có vai trò mang bộ ba đối và axit amin đến bổ sung với bộ ba mã sao trên mARN giúp tổng hợp chuỗi polipeptit => ĐÚNG.

Câu C: Các Nucleotit tự do không tham gia vào dịch mã => SAI.

Câu D: mARN làm khuôn để tổng hợp nên chuỗi polipeptit => ĐÚNG.


Câu 8:

Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về mối quan hệ cộng sinh?

Xem đáp án

Đáp án D

Cộng sinh là mối quan hệ giữa 2 loài mà chúng cùng chung sống với nhau, sử dụng sản phẩm do loài cộng sinh tạo ra, đây là mối quan hệ có lợi cho cả 2 loài và nhất thiết phải có đối với chúng. Ta có thể gặp mối quan hệ này phổ biến trong tự nhiên như cộng sinh giữa vi khuẩn cộng sinh với rễ cây Họ đậu, cộng sinh giữa nấm với vi khuẩn lam tạo thành địa y, …


Câu 9:

Phả hệ sau mô tả về 2 bệnh ở người: bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định và bệnh mù màu do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X.

Biết rằng trong quần thể người chứa phả hệ trên đang CBDT và có 96% người không bị bạch tạng. Biết rằng không có đột biến phát sinh và bố của người chồng ở thế hệ thứ III không mang gen bệnh, không có ai trong phả hệ bị cả 2 bệnh. Cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III sinh được một đứa con bình thường.

Cho các nhận xét sau:

(1)  Tất cả nam giới trong phả hệ đều xác định được kiểu gen về bệnh mù màu.

(2) Có thể xác định kiểu gen của 3 người nam trong phả hệ trên.

(3) Cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III sinh được một đứa con bình thường. Xác suất để đứa con này không mang gen bệnh là 54,42%.

Số nhận xét đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

Quy ước: A: bình thường; a: bạch tạng;

              M: bình thường; m: mù màu.

Bệnh mù màu do gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X do đó nam giới chắc chắn luôn xác định được KG.

Người chồng bị mù màu ở thế hệ I, người con trai bị mù màu ở thế hệ II và bố của người chồng ở thế hệ III chắc chắn xác định được KG về 2 gen.

Tách riêng từng bệnh ta có:

- Xét bệnh mù màu:

+) Chồng bình thường có kiểu gen XMY.

+) Vợ có bố mẹ bình thường nhưng em trai bị mù màu

=> Mẹ có kiểu gen dị hợp XMXm.

=> Vợ có xác suất kiểu gen là 12XMXM : 12 XMXm.

Ta có phép lai:

=> Xác suất sinh con bị bệnh =12.14=18

=> Xác suất sinh con bình thường = 1- 18=78 

Xác suất sinh con không mang gen bệnh =12.34+12.34=34.

=> Xác suất sinh đứa con bình thường không mang gen bệnh =3478=67

- Xét bệnh bạch tạng:

Quần thể CBDT có tỉ lệ người bị bạch tạng =1-0,96 =0,04

=> aa =0,04 => a=0,2; A=1-0,2 = 0,8.

=> CTDT: 0,46AA: 0,42Aa: 0,04aa.

=> Một người bình thường trong quần thể có xác suất kiểu gen là:

+) Chồng:

Ông bà ngoại bình thường có người con bị bệnh

=> Cả 2 đều có kiểu gen dị hợp Aa.

=> Mẹ bình thường có xác suất kiểu gen là 13AA: 23Aa

Bố không mang gen bệnh có kiểu gen AA.

Ta có phép lai:      

=> Chồng bình thường có xác suất kiểu gen là 23AA:13Aa

+) Vợ:

Mẹ bình thường nhưng có bà ngoại bị bạch tạng => mẹ có kiểu gen dị hợp Aa.

Bố bình thường có xác suất kiểu gen là 23AA:13Aa

Ta có phép lai:

=> Vợ bình thường có xác suất kiểu gen là 511AA:611Aa

Ta có phép lai về cặp vợ chồng:

=> Xác suất sinh con bệnh = 12.311=122

=> Xác suất sinh con bình thường = 1-122=2122

Xác suất sinh không gen bệnh =56.811=4066

=> Xác suất để đứa con bình thường không mang gen bệnh =40662122=4063

Vậy xác suất để đứa con bình thường sinh ra không mang gen bệnh 

Vậy cả 3 ý đều đúng.


Câu 10:

Nơron trưởng thành không có bào quan nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Các tế bào nơron không có trung thể do đó đây là các tế bào biệt hóa hoàn toàn và không còn khả năng phân chia.


Câu 11:

Cho các phát biểu sau:

(1) Cơ thể lai xa nếu không được đa bội hóa thì sẽ không thể hình thành nên loài mới.

(2) Một gen có cấu trúc đầy đủ, nếu gen đó đứt ra và quay ngược 180 độ, sau đó gắn trở lại vào ADN, khi đó quá trình phiên mã bình thường.

(3) Sự trao đổi đoạn tương ứng giữa các cromatit thuộc các NST không tương đồng sẽ tạo nên dạng đột biến chuyển đoạn tương hỗ.

(4) Khi NST bị đột biến số lượng thì số lượng gen trên NST sẽ bị thay đổi.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Ý 1: Cơ thể lai xa nếu có khả năng sinh sản vô tính thì vẫn có thể hình thành nên loài mới, vì khi lai trở lại với bố mẹ sẽ bất thụ => SAI.

Ý 2: Sự phiên mã không bị ảnh hưởng bởi vị trí của gen theo chiều nào trên ADN, do đó nếu gen đó bị quay nguyên vẹn thì ARN – polimeraza vẫn nhận được vùng khởi động và thực hiện quá trình phiên mã bình thường => ĐÚNG.

Ý 3: Trao đổi đoạn tương ứng giữa các cromatit của các NST không tương đồng sẽ gây nên đột biến chuyển đoạn tương hỗ => ĐÚNG.

Ý 4: Khi bị đột biến số lượng NST thì chỉ có thay đổi số lượng NST cũng như tổng số lượng gen trong tế bào đột biến còn số lượng gen trên NST không hề thay đổi => SAI.

Vậy có 2 ý đúng.


Câu 12:

Cơ tim không co cứng vì có

Xem đáp án

Đáp án B

Các tế bào cơ tim không hoạt động liên tục mà có thời gian nghỉ hay còn gọi là trơ tuyệt đối do đó không bị co cứng.


Câu 13:

Khi nói về hệ tuần hoàn ở người, có những phát biểu sau:

(1) Máu chứa trong tất cả các tĩnh mạch là máu nghèo dinh dưỡng.

(2) Máu chứa trong động mạch luôn là máu giàu oxy.

(3) Trong 1 phút, hệ đại tuần hoàn nhận lượng máu gấp 3 lần hệ tiểu tuần hoàn.

(4) Máu chảy ở mao mạch với tốc độ chậm nhất, nhưng huyết áp mao mạch không thấp nhất trong hệ tuần hoàn.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

(1) Máu chứa trong tĩnh mạch cửa về gan là máu rất giàu dinh dưỡng vì nó dẫn lưu từ hệ tiêu hóa hấp thu các chất dinh dưỡng => SAI.

(2) Máu chưa trong động mạch phổi là máu giàu CO2 và nghèo O2. => SAI.

(3) Luôn nhớ rằng lưu lượng tim là tính riêng của mỗi thất, và do thể tích tâm thu của 2 thất là xấp xỉ nhau nên lưu lượng tim 2 thất cũng xấp xỉ nhau do đó lượng máu đến đại tuần hoàn cũng xấp xỉ tiểu tuần hoàn => SAI.

(4) Câu này hoàn toàn đúng => ĐÚNG.

Vậy chỉ có 1 ý đúng.


Câu 14:

Điều kiện cần cho sự thụ tinh xảy ra:

(1)  Có trứng chín và rụng.

(2) Số lượng tinh trùng đủ lớn.

(3) Tinh trùng lọt được vào tử cung tránh được độ axit của dịch âm đạo.

(4) Tinh trùng gặp được trứng và lọt qua được màng trứng để hòa nhân với nhân của trứng.

Cần mấy điều kiện?

Xem đáp án

Đáp án C

Để quá trình thụ tinh có thể xảy ra thì cần điều kiện về cả trứng và tinh trùng:

- Trứng phải chín và rụng.

- Tinh trùng cần có số lượng đủ lớn để có thể tiến được vào tử cung, đồng thời trứng và tinh trùng cần gặp được nhau.

Vậy có 3 ý (1), (2) và (4) đúng.


Câu 15:

Ở một quần thể người đang cân bằng di truyền về tính trạng màu mắt có 64% người mắt nâu. Biết rằng trong quần thể chỉ có 2 màu mắt là nâu và đen, tính trạng trội – lặn hoàn toàn. Người ta thấy rằng khi quan sát quần thể thì có nhiều gia đình có bố, mẹ đều mắt nâu và con của họ có mắt đen. Một cặp vợ chồng trong quân thể trên có mắt nâu kết hôn với nhau. Xác suất để họ sinh được 3 đứa con đều có mắt nâu là bao nhiêu? Biết rằng không có đột biến xảy ra.

Xem đáp án

Đáp án A

Bố mẹ mắt nâu sinh con mắt đen mắt nâu là trội hoàn toàn so với mắt đen.

Quy ước: A: mắt nâu; a: mắt đen.

=> Tỉ lệ người mắt đen (aa) =1-0,64 =0,36.

=> a =0,6; A= 1-06 =0,4.

=> CTDT: 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa.

=> Xác suất kiểu gen của một người mắt nâu trong quần thể là:

AA=0,160,64 = 0,25; Aa= 1-0,25 =0,75.

Ta có 4 trường hợp:

+) TH1: Cả bố và mẹ đều có kiểu gen đồng hợp (AA).

=> Xác suất sinh 3 người con mắt nâu =0,25.0,25.13 = 0,0625.

+) TH2: Bố có kiểu gen đồng hợp (AA) còn mẹ dị hợp (Aa).

=> Xác suất sinh 3 người con mắt nâu =0,25.0,75.13 = 0,1875.

+) TH3: Bố có kiểu gen dị hợp (Aa) còn mẹ có kiểu đồng hợp (AA).

=> Xác suất sinh 3 người con mắt nâu =0,75.0,25.13 = 0,1875.

+) TH4: Cả bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp (Aa).

=> Xác suất sinh 3 người con mắt nâu =0,25.0,75.0,753 = 2431024.

Vậy xác suất cần tìm =0,0625 + 0,1875 +24310240,6748.


Câu 16:

Sự thụ tinh thường xảy ra trong

Xem đáp án

Đáp án D

Sự thụ tinh thường xảy ra ở vòi trứng đoạn 1/3 từ phía ngoài loa vòi tiến vào.


Câu 17:

Lúa mì lục bội (6n) giảm phân bình thường tạo giao tử 3n. Giả sử các giao tử tạo ra đều có khả năng thụ tinh như nhau. Cho các cây lúa mì lục bội có kiểu gen AAAaaa tự thụ phấn thì ở F1

(1) Tỉ lệ các cá thể có kiểu gen giống bố mẹ chiếm tỉ lệ 44%.

(2) Tỉ lệ kiểu hình lặn là 0,25%.

(3) Tỉ lệ kiểu gen AAAAAa là 2,25%.

(4) Tỉ lệ kiểu hình khác bố mẹ là 99,75%.

(5) Tỉ lệ kiểu hình trội là 99,65%.

(6) Tỉ lệ kiểu gen có số alen trội gấp đôi số alenn lặn là 24,75%.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

Cây lục bội có kiểu gen AAAaaa giảm phân sẽ cho các loại giao tử với tỉ lệ như sau:

Khi tự thụ phấn ta sẽ có các kết quả sau:

+) Tỉ lệ kiểu gen giống bố mẹ (AAAaaa) = 

=> Ý (1) SAI.

+) Tỉ lệ kiểu hình lặn (aaaaaa) =120.120 =0,0025 => Ý (2) ĐÚNG.

+) Tỉ lệ kiểu gen AAAAAa = 2.120.920 = 0,045 => Ý (3) SAI.

+) Tỉ lệ kiểu hình khác bố mẹ chính là kiểu hình lặn (aaaaaa) = 0,0025 => Ý (4) SAI.

+) Tỉ lệ kiểu hình trội = 1 – tỉ lệ kiểu hình lặn = 1 – 0,0025 = 0,9975 => Ý (5) SAI.

+) Tỉ lệ kiểu gen có số alen trội gấp đôi số alen lặn (AAAAaa) =

=> Ý (6) ĐÚNG.

Vậy có 2 ý đúng.


Câu 18:

Tính trạng thân xám (A), cánh dài (B) ở ruồi giấm là trội hoàn toàn so với thân đen (a), cánh cụt (b); hai gen quy định tính trạng trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Thế hệ P cho giao phối ruồi ♀ABabXDXd với ruồi ♂ABabXDYđược F1: 250 cá thể trong số đó có 5 ruồi cái thân đen, cánh dài, mắt trắng. Cho rằng tất cả các trứng tạo ra đều tham gia vào quá trình thụ tinh và hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%. Biết rằng 100% trứng thụ tinh được phát triển thành cá thể. Có bao nhiêu tế bào sinh trứng của ruồi giấm nói trên không xảy ra hoán vị gen trong quá trình tạo giao tử?

Xem đáp án

Đáp án A

Tỉ lệ ruồi cái thân đen, cánh dài, mắt trắng (aaB-XdXd)=5250=0,02

Xét riêng cặp NST giới tính ta có:

P: XdXd  ×  XdY

=> Tỉ lệ cái mắt trắng XdXd=0,25

=> Tỉ lệ thân đen, cánh dài (aaB-) =0,020,25=0,08

=> Con cái cho tỉ lệ giao tử aB = 0,16. (ruồi giấm đực không có hoán vị gen nên chỉ cho giao tử ab = 0,5)

=> Tần số hoán vị gen = 0,16.2 = 0,32.

Số cá thể ruồi = số trứng được thụ tinh = 250.

Hiệu suất quá trình thụ tinh là 50% Số trứng được tạo ra 

Do 1 tế bào trứng chỉ tạo 1 trứng nên sẽ có tổng số 500 tế bào sinh trứng tham gia giảm phân.

Số tế bào hoán vị gấp đôi tần số giao tử hoán vị = 0,32.2 = 0,64.

Số tế bào sinh trứng không có hoán vị = 1 – 0,64 = 0,36.

Số lượng tế bào không xảy ra hoán vị = 0,36.500 = 180.


Câu 19:

Cho quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây thân thấp. Khi (P) giao phấn tự do liên tiếp qua hai thế hệ, ở F2 cây thân cao chiếm tỉ lệ 84%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao (P), cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án C

Khi cho các cây giao phân tự do qua 2 thế hệ thì quần thể đã CBDT.

=> Tỉ lệ cây thân thấp (aa) = 1- 0,84 = 0,16.

=> a = 0,4; A= 1- 0,4 = 0,6.

Khi giao phấn thì tần số alen không thay đổi nên ở thế hệ P ta cũng có tần số alen như ở F2.

=> Ở P ta có: a = aa+Aa20,4=0,25+Aa2Aa=0,3

=> Trong số cây thân cao ở P thì tỉ lệ cây không thuần chủng (Aa)= 0,31-0,25=0,4


Câu 20:

Lá cây Họ đậu cụp lại vào buổi tối thuộc hình thức vận động sinh trưởng nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Lá cây Họ đậu đáp ứng với ánh sáng đó là hiện tượng cảm ứng.


Câu 21:

Nhóm thực vật nào có chu trình Canvil?

Xem đáp án

Đáp án D

Chu trình Calvin xuất hiện ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM.


Câu 22:

Loài tảo nào có thể quang hợp ở mức nước sâu nhất?

Xem đáp án

Đáp án A

Tảo đỏ sống ở tầng nước sâu nhất, do đó có thể quang hợp ở đây. (Đã giải thích ở các đề trước).


Câu 23:

Trong cây táo, đường được chuyển đến từ… đến…

Xem đáp án

Đáp án B

Ở thực vật, sản phẩm của quá trình quang hợp tạo ra cacbohidrat, sản phẩm sẽ được chuyển đến cơ quan dự trữ là quả - ở táo – theo đường mạch rây.


Câu 24:

Mưa axit hình thành từ các chất nào sau đây với nước tronng khí quyển?

Xem đáp án

Đáp án C

Mưa axit tạo thành do các oxit của N và S bay hơi gặp H2O. Mưa axit gây nhiều thiệt hại, đặc biệt cho ngành nông nghiệp.


Câu 25:

Lí do khiến bò sát khổng lồ bị tiêu diệt ở kỉ thứ ba là

Xem đáp án

Đáp án A

Bò sát khổng lồ ở kỉ thứ ba bị tiêu diệt hàng loạt nguyên nhân là do sự va chạm của thiên thạch khổng lồ với trái đất gây ra những sự biến đổi vô cùng lớn về địa chất cũng như khí hậu trên trái đất như sóng thần, động đất,… quan trọng nhất là hiệu ứng nhà kính do tro bụi từ thiên thạch và rất nhiều núi lửa phun trào trước đó cộng với khí CO2 do cháy rừng nên sự trao đổi nhiệt của trái đất bị ngăn chặn. Nhiệt năng từ vụ va chạm… không thoát đươc gây ra một thời gian nóng lên toàn cầu, dẫn đến thiên tai kiểu bão lũ và hạn hán, …Quyết khổng lồ nếu còn chỗ nào chưa chết cháy thì sẽ chết vì hạn do đó làm cho các loài bò sát khổng lồ thiếu thức ăn và chết đói. Đến khi lượng nhiệt năng được sử dụng hết vì các cơn bão, do trái đất vẫn đang bị mây dẫn đến băng hà làm khí hậu lạnh đột ngột. Do là loài biến nhiệt lại to lớn, không tìm được chỗ trú ẩn trước cái lạnh khắc nghiệt công thêm thức ăn thực vật lại càng khan hiếm làm cho bò sát khổng lồ tiếp tục bị tuyệt diệt.


Câu 26:

Có mấy chỉ số quan trọng thể hiện vai trò số lượng của các nhóm loài trong quần xã?

Xem đáp án

Đáp án B

Vai trò số lượng của các nhóm loài sinh vật trong quần xã được thể hiện thông qua 2 chỉ số quan trọng là: tần suất xuất hiện và độ phong phú của loài.


Câu 27:

Phát biểu nào không đúng khi nói mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?

Xem đáp án

Đáp án C

Câu A: ĐÚNG.

Câu B: ĐÚNG.

Câu C: Các hiện tượng đặc biệt như ăn thịt đồng loại, kí sinh cùng loài,… không dẫn đến sư tiêu diệt loài mà giúp cho loài tồn tại và phát triển hưng thịnh => SAI.

Câu D: ĐÚNG.


Câu 28:

Ở một loài thực vật tiến hành phép lai giữa 3 dòng thuần như sau:

PL1: Dòng 1 (hoa trắng) x Dòng 2 (hoa đỏ) => F1 thu được 100% hoa đỏ; F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 7 trắng: 9 đỏ.

PL2: Dòng 3 (hoa trắng) x Dòng 2 (hoa đỏ) => F1 thu được 100% hoa đỏ; F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ 7 trắng: 9 đỏ.

Biết rằng không có đột biến, kiểu gen và kiểu tác động của dòng 2 ở hai phép lai là giống hệt nhau. Phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Từ kết quả của 2 phép lai ta thấy F2 đều thu được 16 tổ hợp F1 ở cả 2 phép lai đều dị hợp vè 2 cặp gen.

Ta lại thấy dòng 1 và dòng 3 có kiểu gen khác nhau vì vậy tính trạng màu hoa ở đây phải liên quan ít nhất đến 3 cặp gen.

Xét thấy F2 có tỉ lệ 9: 7 => tính trạng do từng cặp gen không alen tương tác theo kiểu bổ sung quy định, trong đó cứ có ít nhất 2 gen trội thuộc các locut khác nhau có mặt sẽ cho hoa đỏ, chỉ có sự góp mặt của 1 gen trội hoặc không có alen trội nào trong các locut sẽ cho hoa trắng.

Ta có thể lấy ví dụ về 3 cặp gen không alen:

- PL1: Dòng 1 (AAbbdd) x Dòng 2 (AABBDD) => F1: AABbDd

=> F2: 9AAB-D-: 3AAB-dd: 3AabbD-: 1Aabbdd (9 hoa đỏ: 7 hoa trắng).

- PL2: Dòng 3 (aabbD-)  x  Dòng 2 (AABBDD) => F1: AaBBDd

=> F2: 9A-B-DD: 3A-bbDD: 3aaB-DD: 1aabbDD (9 hoa đỏ: 7 hoa trắng).


Câu 29:

Ở một loài động vật, chân cao là trội hoàn toàn so với chân thấp, mắt đỏ là trội hoàn toàn so với mắt trắng. Hai tính trạng do hai cặp gen trội lặn hoàn toàn quy định. Cho con đực cao, đỏ giao phối với con cái cao, đỏ thu được F1 có 37% biến dị tổ hợp. Nếu đem con cái cao, đỏ trên giao phối với một con đực cao, đỏ khác thì thấy không xuất hiện con trắng, thấp nữa. Khi đem con cái cao, đỏ ban đầu lai phân tích thì tỉ lệ biến dị tổ hợp thu được là:

Xem đáp án

Đáp án A

Biến dị tổ hợp là 37%.

=> Tỉ lệ Cao, đỏ = 100 – 37 = 63%.

=> 2 gen liên kết với nhau trên 1 NST và có hoán vị xảy ra.

=> abab =0,63-0,5=0,13.

Con cái lai với con đực cao, đỏ khác không xuất hiện trắng, thấp (ab//ab)

=> Hoán vị gen chỉ xảy ra ở con cái của loài và con đực cao, đỏ ban đầu có kiểu gen dị hợp đều (AB//ab).

=> Con cái ban đầu cho ab = 0,13/0,5 = 0,26.

=> Con cái ban đầu có kiểu gen dị hợp đều (AB//ab) và hoán vị xảy ra với tần số 48%.

Đem lai phân tích con cái này thì ta có phép lai:


Câu 30:

Một loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục (P), thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây lai F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ 1 cây quả dẹt: 2 cây quả tròn: 1 cây quả bầu dục. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Cho tất cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên một cây F3 đem trồng, theo lý thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là:

Xem đáp án

Đáp án D

F1 lai với cây đồng hợp lặn tạo 4 tổ hợp

=> F1 dị hợp 2 cặp gen, F1 toàn quả dẹt và quả dẹt chiếm 1/4 trong phép lai phân tích, cây đồng hợp lặn quả bầu dục chiếm 1/4.

=> P thuần chủng, tính trạng do 2 gen không alen tương tác bổ trợ.

Quy ước:    A–B–: quả dẹt

                   Aabb: quả bầu dục

                   A–bb: quả tròn

=> F1: AaBb.

=> F2: 9A–B–: 3A–bb: 3aaB–: 1aabb.

Xét tròn F2 có 1AAbb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb

Cây bầu dục F3 có kiểu gen aabb nên ta chỉ cần tính tỉ lệ giao tử ab được tạo ra từ các cây tròn ở F2.

=> ab = 1/2.1/3+ 1/2.1/3 =1/3

=> Xác suất tạo quả bầu dục =1/3.1/3 =1/90,1111.


Câu 31:

Ở một loài thú, xét một cơ thể có kiểu gen AABbdEDeXHY giảm phân hình thành giao tử đã tạo ra loại giao tử ABDeY chiếm tỉ lệ 8,5% trong tổng số các giao tử tạo thành. Theo lý thuyết, số % tế bào đã xảy ra hoán vị gen là

Xem đáp án

Đáp án C

Tách riêng từng cặp NST ta có:

+) Cặp AA khi giảm phân cho giao tử A = 1.

+) Cặp Bb khi giảm phân cho giao tử B = 0,5.

+) Cặp XHY khi giảm phân cho giao tử Y = 0,5.

=> Tỉ lệ giao tử De =0,0850,5.0,5.1=0,34

=> Cặp đã xảy ra hoán vị với tần số = (0,5 – 0,34).2 = 0,322.

=> Tỉ lệ tế bào đã xảy ra hoán vị gen = 0,32.2 =0,64.


Câu 32:

Một loài thực vật đem lai cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng F1 thu được toàn hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thế hệ F2 thu được tỉ lệ phân ly kiểu hình là 9/16 hoa đỏ: 7/16 hoa trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hoa trắng đem tự thụ phấn thì xác suất thu được con lai không có sự phân ly về kiểu hình là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án D

P thuần chủng, F1 đồng nhất hoa đỏ, F2 thu được tỉ lệ 9: 7.

=> Tính trạng màu hoa do 2 cặp gen không alen tương tác bổ sung quy định.

Quy ước: A–B–: hoa đỏ; (A–bb + aaB– +aabb): hoa trắng.

Pt/c: AABB  x aabb

F1:   AaBb

F2: 9A–B–: 3A–bb:  3aaB–: 1aabb.

Hoa trắng F2 có 1AAbb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb.

Ta thấy khi tự thụ phấn thì muốn cho hoa đỏ cần có đồng thời alen A và B tronng kiểu gen. Các cây hoa trắng chỉ chứa 1 trong 2 alen trội hoặc không có alen trội nào do đó khi tự thụ thì sẽ cho đời con toàn hoa trắng. Do đó, tất cả các cây hoa trắng F2 đem tự thụ đều không có sự phân ly về kiểu hình.


Câu 33:

Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, sau một thời gian những loại cây nào sẽ nhanh chóng phát triển:

Xem đáp án

Đáp án A

Rừng nhiệt đới là nơi có rất nhiều ánh sáng nên khi bị chặt trắng thì lượng ánh sáng rất lớn do đó chỉ có cây ưa sáng mới phát triển được. Trong môi trường ban đầu bao giờ cây thân cỏ cũng chiếm ưu thế vì vậy ở đây các cây thân cỏ ưa sáng sẽ phát triển nhanh chóng đầu tiên.


Câu 34:

Cho các phát biểu sau:

(1) Theo Đacuyn, CLTN tác động vào cá thể và hình thành nên đặc điểm thích nghi mới qua đó hình thành nên quần thể thích nghi mới.

(2) Bằng chứng tiến hóa trực tiếp thuyết phục nhất là bằng chứng sinh học phân tử.

(3)  Với một quần thể nhỏ thì một alen bất kỳ đều có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.

(4) Sự xuất hiện của oxy trong đã làm diệt vong nhiều loài sinh vật vào thời điểm đó.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

Ý 1: Theo Đacuyn, CLTN tác động vào cá thể và hình thành nên đặc điểm thích nghi mới qua đó hình thành nên loài thích nghi mới, Đacuyn chưa đưa ra khái niệm quần thể => SAI.

Ý 2: Bằng chứng tiến hóa gián tiếp thuyết phục nhất là bằng chứng sinh học phân tử, hóa thạch mới là bằng chứng trực tiếp => SAI.

Ý 3: Một quần thể nhỏ khi chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen đột ngột, trong đó một alen bất kì có thể bị loại bỏ khỏi quần thể => ĐÚNG.

Ý 4: Oxi xuất hiện vào thời điểm đầu đã gây diệt vong nhiều loài sinh vật vì chúng tấn công vào các liên kết hóa học trong tế bào và gây độc => ĐÚNG.

Vậy có 2 ý đúng.


Câu 35:

Độ đa dạng sinh học có vai trò quan trọng đối với môi trường sống của con người là vì:

Xem đáp án

Đáp án A

Đa dạng sinh học giúp tạo trạng thái cân bằng sinh thái qua đó giúp cho môi trường sống ổn định, sự phát triển bền vững của tự nhiên.


Câu 36:

Mục đích của di truyền tư vấn là

(1) Giải thích nguyên nhân, cơ thể về khả năng mắc bệnh di truyền ở thế hệ sau.

(2) Cho lời khuyên về kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen lặn.

(3) Cho lời khuyên về sinh sản để hạn chế việc sinh ra những đứa trẻ tật nguyền.

(4) Xây dựng phả hệ di truyền của những người đến tư vấn di truyền.

Phương án đúng:

Xem đáp án

Đáp án B

Di truyền Y học tư vấn có nhiệm vụ chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên về việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu về sau. Xây dựng phả hệ là nhiệm vụ của những nhà nghiên cứu di truyền.


Câu 37:

Những loài cỏ cần nhiều oxy thường sống ở:

Xem đáp án

Đáp án A

Oxy có nhiều ở nơi thoáng đãng, lượng oxy hòa tan trong nước sẽ cao ở những nơi có sự lưu thông nước tốt. Như vậy, oxy sẽ có nồng độ cao nhất ở sông suối vì vậy những loài cần nhiều oxy thường phân bố ở đây.


Câu 38:

Xét một cá thể mang 2 cặp gen dị hợp cho 4 loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau. Nếu cá thể đó tự phối thì đời con F1 sẽ có số loại kiểu gen là:

Xem đáp án

Đáp án C

Cá thể dị hợp về 2 cặp gen cho 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau sẽ có 2 trường hợp.

+) TH1: 2 cặp gen phân ly độc lập, khi đó số loại kiểu gen ở F1 là 9.

+) TH2: 2 cặp gen liên kết không hoàn toàn trên 1 cặp NST thường, khi đó số loại kiểu gen ở F1 là 10.

Vậy số loại kiểu gen ở đây có thể là 9 hoặc 10.


Câu 39:

Cho các phát biểu sau:

(1) Đột biến ở cả mức phân tử và mức tế bào đều có thể dẫn đến hình thành loài mới.

(2) Hai cá thể thuộc hai loài không giao phối với nhau trong tự nhiên nhưng khi nhốt chung vẫn giao phối sinh con lai hữu thụ thì đó là kiểu cách ly trước hợp tử.

(3) Hình thành loài bằng đa bội hóa là hình thức phổ biến nhất ở thực vật.

(4) Hình thành loài khác khu chậm hơn so với hình thành loài cùng khu.

Số phát biểu đúng là?

Xem đáp án

Đáp án C

Ý 1: Đột biến ở mức phân tử tức là đột biến gen còn đột biến mức tế bào là đột biến NST. Ta thấy đột biến gen có thể dần tới hình thành loài mới nếu đột biến làm thay đổi cấu trúc cơ quan sinh sản hoặc tập tính sinh sản, đột biến NST thì dẫn tới loài mới là khá hay gặp => ĐÚNG.

Ý 2: Hai cá thể thuộc 2 loài khác nhau mà khi giao phối vẫn sinh ra con lai hữu thụ chứng tỏ chúng thuộc dạng cách ly trước hợp tử, ở đây có thể là cách ly mùa vụ hoặc cách ly tập tính => ĐÚNG.

Ý 3: Đa bội hóa là hình thức hình thành loài phổ biến nhất ở giới thực vật khi thực vật có hoa có đến 75% số loài hiện nay được tạo ra bằng hình thức này => ĐÚNG.

Ý 4: Hình thành loài khác khu nhanh hơn so với hình thành loài cùng khu vì dòng gen khó xảy ra hơn => SAI.


Câu 40:

Phát biểu nào dưới đây về CLTN là không đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong một quần thể đa hình CLTN ủng hộ các thể dị hợp tử về một gen hoặc một nhóm gen nào đó, không có sự vượt trội của 1 alen nào đó =>  Câu B SAI.


Bắt đầu thi ngay