Chủ nhật, 08/09/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Đánh giá năng lực ĐH Bách Khoa Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 23)

Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 23)

Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 23)

  • 98 lượt thi

  • 59 câu hỏi

  • 150 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phần tư duy đọc hiểu
Nội dung chính của bài viết là: 
Xem đáp án

Giải thích

Đọc nội dung nhan đề và đoạn [1] của văn bản, chú ý một số từ khóa: “cảm hứng”, “tạo động lực”, “nâng cao giá trị”, “bứt phá nền kinh tế”, từ đó có thể thấy, bài viết tập trung thể hiện kết quả mà các doanh nghiệp đạt được sau khi được truyền cảm hứng từ khẩu hiệu “Make in Viet Nam”. → Chọn C.


Câu 2:

Theo đoạn [1], để đạt được mục tiêu phát triển “Top 20 nền kinh tế thế giới” vai trò trung tâm thuộc về Chính phủ số là đúng hay sai?

Xem đáp án

Giải thích

Căn cứ vào nội dung của đoạn [1] xác định các thông tin quan trọng: Quá trình chuyển đổi số diễn ra trên nhiều lĩnh vực (Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số), nhưng vai trò trung tâm là “các doanh nghiệp ICT”. 

 Chọn B


Câu 3:

Để hoàn thành được mục tiêu: đưa Việt Nam bứt phá với nền kinh tế số giữ vai trò chủ đạo thì trách nhiệm lớn nhất thuộc về đơn vị nào? 

Xem đáp án

Căn cứ vào cụm từ “bứt phá với nền kinh tế số” xác định thông tin cần tìm nằm trong đoạn [1]. Trong bài viết có nhắc tới: “các doanh nghiệp ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) được đặt vào vai trò trung tâm” nên Từ khóa là C.

 Chọn C


Câu 4:

Hãy hoàn thành câu sau bằng cách kéo thả các từ vào đúng vị trí

mục đích, phát triển, nâng cao, sản xuất, yêu cầu

Khẩu hiệu “Make in Viet Nam” cổ vũ cộng đồng doanh nghiệp _______ trong công cuộc chuyển đổi số và _______ giá trị đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu với _______: Nghiên cứu tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam.

 
Xem đáp án

Đáp án

Khẩu hiệu “Make in Viet Nam” cổ vũ cộng đồng doanh nghiệp phát triển trong công cuộc chuyển đổi số và nâng cao giá trị đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu với yêu cầu: Nghiên cứu tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam.

Giải thích

Căn cứ vào từ khóa “nghiên cứu tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam” xác định nội dung cần tìm ở đoạn [2]: “số lượng doanh nghiệp số, sản phẩm/ứng dụng số Make in Viet Nam lần lượt ra đời” là sự “phát triển” của các doanh nghiệp; “Không “Make in Viet Nam” thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không “Make in Viet Nam” thì Việt Nam không thể hùng cường thịnh vượng” cho thấy việc “nâng cao giá trị đất nước”; “xác định rõ nội hàm khái niệm cho các sản phẩm công nghệ số phải hướng tới là…” tương đương với “yêu cầu”.

 

Câu 5:

Dựa vào bài viết, hãy tìm một cụm từ không quá năm tiếng để hoàn thành nhận định sau: 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, trong năm 2020, hiệu quả của khẩu hiệu “Make in Viet Nam” đã được thể hiện qua (1) ________ và sản phẩm/ứng dụng số.

Xem đáp án

Đáp án

Dựa vào bài viết, hãy tìm một cụm từ không quá năm tiếng để hoàn thành nhận định sau: 

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, trong năm 2020, hiệu quả của khẩu hiệu “Make in Viet Nam” đã được thể hiện qua (1) số lượng doanh nghiệp số và sản phẩm/ứng dụng số.

Giải thích

HS đọc lướt để tìm từ khoá tên riêng, xác định các đoạn [2] xuất hiện lời nói của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng. Trong đó, thông tin cần sử dụng nằm ở câu cuối cùng của đoạn [2]: “Do đó, “Make in Viet Nam” đã không dừng lại ở khẩu hiệu mà thể hiện bằng chính số lượng doanh nghiệp số, sản phẩm/ứng dụng số Make in Viet Nam lần lượt ra đời””. Như vậy, các từ được điền vào chỗ trống là: “Số lượng doanh nghiệp số”.


Câu 6:

Theo đoạn [3], những số liệu đưa ra có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Đọc đoạn [3] và xác định thông tin quan trọng: “từ khi “Make in Viet Nam” ra đời, số lượng doanh nghiệp số Việt Nam đã tăng trưởng cả về lượng và chất”; “tăng hơn 11,4 tỷ USD so với năm 2020”; “tăng trưởng trên 10% so với năm 2021”. Các số liệu đưa ra đều thể hiện sự tăng trưởng của các doanh nghiệp số từ khi “Make in Viet Nam” ra đời. Vậy Từ khóa đúng là D.

 Chọn D


Câu 7:

Theo đoạn [4], chỉ tiêu số lượng doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2025 tại Việt Nam đã hoàn thành sớm theo Nghị quyết số 52/2019. Đúng hay sai?

Xem đáp án

Đọc đoạn [4] và xác định thông tin: “mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam theo Nghị quyết số 52/2019… đang dần trở thành hiện thực”; “Mục tiêu 100.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2030 hoàn toàn có thể đạt được trước năm 2025”. Chỉ tiêu đề ra đang dần được hoàn thành chứ chưa đạt được tại thời điểm hiện tại. Vậy nhận xét trên chưa chính xác.

 Chọn B


Câu 8:

Theo lời phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, yếu tố then chốt để Nghị quyết số 52/20219 của Bộ chính trị hoàn thành là gì?

Xem đáp án

Căn cứ vào thông tin của đoạn [4], bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng có chia sẻ: “những nhà quản lí đã không đánh giá hết sức mạnh của dân Việt Nam”, chọn A


Câu 9:

Nhận định nào KHÔNG đúng với thông tin được nêu trong đoạn [5], [6]?

Xem đáp án

HS đọc đoạn [5], [6], đọc các câu chủ đề nằm ở đầu đoạn: “Năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ khởi xướng chính sách “Make in India” với hy vọng biến nước này trở thành công xưởng thứ 2 của thế giới sau Trung Quốc.” và “Trước đó, từ thập niên 1980, Trung Quốc đã cải cách mạnh mẽ và nhanh chóng vươn lên trở thành công xưởng của thế giới ở nhiều lĩnh vực.”, như vậy, Từ khóa A phù hợp với thông tin được nêu do thời điểm Trung Quốc bắt đầu cải cách được tính là “Trước đó” – trước Ấn Độ. Thành tựu của hai nước được đề cập trong câu: “thu hút được một lượng lớn vốn FDI” và “nhanh chóng vươn lên” nên Từ khóa B tương ứng với nội dung 2 đoạn. Căn cứ vào thông tin trong đoạn [6]: “…chương trình “Make in India” đã thu hút được một lượng lớn vốn FDI, trong đó có cả các nhà đầu tư đến từ đối thủ Trung Quốc (năm 2015, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đầu tư vào Ấn Độ tăng gấp sáu lần so với năm 2014…)”, suy ra các Trung Quốc đã đầu tư vào Ấn Độ trong cả 2 năm 2014 và 2015, Từ khóa C tương ứng với nội dung trong bài. Như vậy, Từ khóa đúng trong câu là D.

Chọn D


Câu 10:

Mục đích của bài viết là gì? 
Xem đáp án

HS đọc kĩ nội dung đoạn [6] và kết hợp với thông tin từ các câu hỏi để lựa chọn câu trả lời đúng: “Make in Viet Nam” - “trở thành động lực”, “trở thành nguồn cảm hứng”; Cộng đồng các doanh nghiệp số - “đưa hoạt động của người dân và doanh nghiệp lên môi trường số”, “thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số”, “trở thành trụ cột gánh vác nền kinh tế”. Xác định Từ khóa đúng là A, do khẩu hiệu – phong trào “Make in Viet Nam” đem lại hiệu quả về kinh tế, phát triển đất nước, từ đó, nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp số.

 Chọn A


Câu 11:

Mục đích chính của bài viết là gì? 
Xem đáp án

Đọc nội dung nhan đề và phần Sapo đoạn [0], xác định nội dung “bất bình đẳng giới trở thành vấn đề nan giải, làm suy giảm lợi ích và là một dạng bất công trong xã hội”. Vậy mục đích của bài viết là trình bày ảnh hưởng của bất bình đẳng giới lên nền kinh tế.

 Chọn A


Câu 12:

Hãy điền một cụm từ không quá ba tiếng để hoàn thành câu sau:

Để thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng, không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch vĩ mô mà còn cần chú trọng tới vấn đề bình đẳng giới, đảm bảo tính (1) ______ trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội.

Xem đáp án

Đáp án

Để thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng, không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch vĩ mô mà còn cần chú trọng tới vấn đề bình đẳng giới, đảm bảo tính (1) công bằng trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội.

Giải thích

Căn cứ vào từ khóa “thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng” xác định nội dung cần tìm ở đoạn [1]: “bình đẳng giới vừa là mục tiêu, vừa là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng xã hội ổn định”. Xác định từ cần điền tương đương với “bình đẳng” là “công bằng”.


Câu 13:

Theo bài viết, kinh tế Việt Nam đang: 
Xem đáp án

Đọc lại nội dung văn bản, kết hợp với phương pháp loại trừ, chú ý các thông tin quan trọng: “đạt mức tăng trưởng khá và ổn định”, “chuyển vị trí từ nhóm nước nghèo nhất sang nhóm nước có thu nhập trung bình thấp”, chọn A. 


Câu 14:

Theo đoạn [2], cụm từ “tăng vốn nhân lực” được hiểu là gì? 
Xem đáp án

Đọc lại nội dung văn bản để xác định đúng ý nghĩa của từ: “nữ giới có xu hướng đầu tư cao hơn trong y tế và giáo dục cho con cái, tăng vốn nhân lực cho thế hệ tiếp theo và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, từ đó cho thấy xu hướng: gia tăng các khoản đầu tư (tiền bạc, giáo dục chất lượng cao, kĩ năng…) vào con cái khi phụ nữ có thu nhập tốt hơn, chọn B. 

Việc đầu tư phát triển cho con cái không đồng nhất với việc tìm kiếm cơ hội cạnh tranh trên thị trường lao động trong tương lai nên C, D không đúng. 

 Chọn B


Câu 15:

Theo các mô hình kinh tế, đâu là giải pháp giúp nền kinh tế phát triển bền vững? 
Xem đáp án

Căn cứ vào từ khóa “mô hình kinh tế”, “phát triển bền vững và lâu dài” xác định nội dung cần tìm ở đoạn [3] và [4]: “bất bình đẳng giới còn liên quan tới vấn đề thu nhập của lao động”, “cần lưu tâm tới vấn đề tăng trưởng tức thời và sự phát triển bền vững, lâu dài”, “khoảng cách ở khía cạnh này sẽ dẫn tới khoảng cách giới ở một khía cạnh, lĩnh vực khác như một hệ quả kéo theo”. Để giúp nền kinh tế phát triển bền vững, lâu dài cần có giải pháp đồng bộ, chọn C.


Câu 16:

Theo đoạn [4] và [5], khoảng cách giới trong giáo dục có thể được giải quyết bằng cách tăng thu nhập cho nữ giới. Đúng hay sai?

Xem đáp án

Đọc đoạn [4] xác định thông tin: “Khi tồn tại… khoảng cách thu nhập”, “có thể dẫn tới việc giảm nhu cầu đối với giáo dục cho nữ giới”, “dẫn tới khoảng cách về giới trong giáo dục”. Vậy thu nhập tác động đến khoảng cách giáo dục. Đoạn [5] có thông tin: “mức tăng trưởng về thu nhập thu hút nữ giới tham gia vào lực lượng lao động, giảm thiểu những rủi ro liên quan tới vấn đề chênh lệch giáo dục”. Việc tăng thu nhập cho nữ giới chỉ giúp giảm thiểu rủi ro chứ không giải quyết được vấn đề một cách triệt để. Nhận định trên không chính xác.

 Chọn B


Câu 17:

Hãy điền một cụm từ không quá hai tiếng để hoàn thành nhận định sau:

Một trong những phương pháp để thúc đẩy kinh tế phát triển chính là đảm bảo yếu tố bình đẳng trong phân phối (1) _______, tạo động lực thu hút nữ giới tham gia vào thị trường lao động.

Xem đáp án

Đáp án

Một trong những phương pháp để thúc đẩy kinh tế phát triển chính là đảm bảo yếu tố bình đẳng trong phân phối (1) thu nhập, tạo động lực thu hút nữ giới tham gia vào thị trường lao động.

Giải thích

Căn cứ vào từ khóa “thu hút nữ giới tham gia vào thị trường lao động” xác định nội dung cần tìm ở đoạn [5]: “mức tăng trưởng về thu nhập thu hút nữ giới tham gia vào lực lượng lao động”. Xác định được từ cần điền là “thu nhập” hoặc “tiền lương”.


Câu 18:

Hãy hoàn thành câu sau bằng cách kéo thả các từ vào đúng vị trí:

pháp luật, ổn định, văn hóa, tương trưởng, công bằng

Trong những nghiên cứu về _______  kinh tế, các mô hình đều chỉ ra vai trò của việc đảm bảo tính _______ trong xã hội, bất bình đẳng giới và những quan điểm _______ có thể trở thành rào cản cho sự phát triển chung của Quốc gia. 

Xem đáp án

Đáp án

Trong những nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế, các mô hình đều chỉ ra vai trò của việc đảm bảo tính công bằng trong xã hội, bất bình đẳng giới và những quan điểm văn hóa có thể trở thành rào cản cho sự phát triển chung của Quốc gia. 

Giải thích

Đọc lại nội dung văn bản, chú ý các thông tin quan trọng để xác định từ chính xác: “những công trình nghiên cứu vĩ mô chỉ ra rằng khoảng cách giới trong giáo dục tại Việt Nam có tác động đến tăng trưởng kinh tế”, “Những định kiến xã hội liên quan tới giới là yếu tố quan trọng”, “Cần tiếp tục đẩy mạnh việc bình đẳng giới”. Chú ý “công bằng” tương đương với “bình đẳng”; “quan điểm văn hóa” tương đương với “định kiến xã hội”.

Câu hoàn chỉnh: Trong những nghiên cứu về [tăng trưởng] kinh tế, các mô hình đều chỉ ra vai trò của việc đảm bảo tính [công bằng] trong xã hội, bất bình đẳng giới và những quan điểm [văn hóa] có thể trở thành rào cản cho sự phát triển chung của Quốc gia.


Câu 19:

Những quan điểm tiêu cực về nữ giới có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả lao động trong quá trình sản xuất. Đúng hay sai?

Xem đáp án

Căn cứ vào từ khóa “những quan điểm tiêu cực về nữ giới” tương đương với “những định kiến xã hội liên quan tới giới” và “ảnh hưởng đến hiệu quả lao động” tương đương với “giảm năng suất” xác định được nội dung cần tìm ở đoạn [6]. Vậy nhận định trên là đúng.

Chọn B

Câu 20:

Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề

Phát biểu sau đây đúng hay sai?

Hai thí nghiệm trên, vi khuẩn đều được nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy liên tục.

Xem đáp án

Sai. Vì môi trường nuôi cấy liên tục phải luôn được bổ sung chất dinh dưỡng, đồng thời lấy đi lượng dịch nuôi cấy tương đương. Mà trong hai thí nghiệm trên thì không có sự bổ sung dinh dưỡng, cũng không lấy ra lượng dịch nuôi cấy nào, quần thể vi khuẩn phát triển trên môi trường dinh dưỡng ban đầu, cho đến khi sử dụng hết chất dinh dưỡng – đây là dạng nuôi cấy không liên tục.

 Chọn B


Câu 21:

Dung dịch nuôi cấy vi khuẩn càng đục chứng tỏ 
Xem đáp án

Theo đoạn thông tin: “..., biết rằng độ đục càng tăng thì lượng vi khuẩn phát triển càng mạnh và giá trị đo được càng lớn.”

 Chọn C


Câu 22:

Nhóm vi khuẩn nào có cùng điều kiện thí nghiệm ở hai thí nghiệm trên? 
Xem đáp án

Nhóm 1 thí nghiệm trong điều kiện: pH = 6 với các nhiệt độ khác nhau.

Nhóm 2 thí nghiệm trong điều kiện: nhiệt độ 37℃ với độ pH khác nhau.

→ Nhóm vi khuẩn được nuôi cấy trong cùng điều kiện là có độ pH = 6 và nhiệt độ 37℃.

 Chọn B


Câu 23:

Điền từ/cụm từ vào chỗ trống sau đây:

Khi cạn kiệt chất dinh dưỡng, vi khuẩn sẽ bắt đầu pha (1) ________.

Xem đáp án

Đáp án

Điền từ/cụm từ vào chỗ trống sau đây:

Khi cạn kiệt chất dinh dưỡng, vi khuẩn sẽ bắt đầu pha (1) suy vong.

Giải thích

Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quần thể vi khuẩn sẽ trải qua 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong. Khi cạn kiệt chất dinh dưỡng, vi khuẩn sẽ bắt đầu pha suy vong, làm cho số lượng vi khuẩn giảm xuống nhanh chóng.


Câu 24:

Ở giá trị pH nào quần thể vi khuẩn S. Aureus KHÔNG có sự sinh trưởng?

Xem đáp án

Nhìn vào số liệu bảng 2, ta thấy tại môi trường dinh dưỡng có độ pH = 3 và pH = 9 thì không thấy sự thay đổi của giá trị độ đục ↔ không có sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.

 Chọn C


Câu 25:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nghiên cứu kết quả thí nghiệm của nhóm 1? 
Xem đáp án

Nhìn vào số liệu bảng 1, ta thấy S. Aureus phát triển nhanh nhất để đạt độ đục cao nhất tại 37℃ (0,800) cao hơn nhiều so với các nhóm khác nên tại 37℃ chủng vi khuẩn này phát triển tối ưu.

 Chọn B


Câu 26:

Phát biểu sau đây đúng hay sai?

Trong thí nghiệm của nhóm 1, ở nhiệt độ 37℃, pha cân bằng có thể bắt đầu sau 10 giờ kể từ khi nuôi cấy.

Xem đáp án

Đúng. Nhìn vào số liệu bảng 1 ở nhiệt độ 37℃, ta thấy ở giai đoạn 600 phút (= 10 giờ) trở đi thì số lượng vi khuẩn có xu hướng chững lại, không tăng (duy trì ở mức cân bằng). Do lượng dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại tích lũy nhiều, tỉ lệ vi khuẩn sinh ra cân bằng với tỉ lệ vi khuẩn chết đi. 

 Chọn A


Câu 27:

Lực liên kết giữa các phân tử nước là 
Xem đáp án

Theo phần dẫn, ta có: Nước có thể tích xác định là do lực tương tác giữa các phân tử nước là lực hút.

 Chọn B


Câu 28:

Khẳng định nào sau đây là đúng nhất về sự thay đổi được thể hiện trên đồ thị?

Xem đáp án

Theo đồ thị, ta thấy tại nhiệt độ T1, mẫu (1) có động năng lớn hơn mẫu (2) nên mẫu (1) có số phân tử chuyển động nhiều hơn mẫu (2).

 Chọn B


Câu 29:

Từ đồ thị có thể thấy, với các mẫu tại nhiệt độ T1 và T2 thì động năng cao nhất là ở nhiệt độ T2, đúng hay sai?

Xem đáp án

Theo hình vẽ, tại nhiệt độ T1 thì ta thu được chỉ số động năng là cao nhất.

 Chọn B


Câu 30:

Khi nhiệt độ trong nước tăng lên đến một giới hạn nào đó thì sẽ xảy ra quá trình chuyển pha từ chất lỏng sang (1) _______.

Xem đáp án

Đáp án

Khi nhiệt độ trong nước tăng lên đến một giới hạn nào đó thì sẽ xảy ra quá trình chuyển pha từ chất lỏng sang (1) chất khí.

Giải thích

Theo đoạn thứ hai của phần dẫn: Khi nhiệt độ trong nước tăng lên thì lực liên kết giữa các phân tử giảm dẫn đến một số phân tử sẽ bay hơi và thoát khỏi dưới dạng khí.


Câu 31:

Các hạt (nguyên tử hoặc phân tử) của chất lỏng (1) ________ không ngừng. Vận tốc của một hạt là thước đo động năng của nó. Các phân tử (2) _______ càng nhanh thì động năng càng lớn.

Xem đáp án

Đáp án

Các hạt (nguyên tử hoặc phân tử) của chất lỏng (1) chuyển động không ngừng. Vận tốc của một hạt là thước đo động năng của nó. Các phân tử (2) chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.

Giải thích

Các hạt (nguyên tử hoặc phân tử) của chất lỏng chuyển động không ngừng. Vận tốc của một hạt là thước đo động năng của nó. Vận tốc càng nhanh thì động năng càng lớn.


Câu 32:

Khi nước xảy ra quá trình chuyển pha từ thể lỏng sang thể khí thì nhận định nào sau đây là đúng? 
Xem đáp án

Khi nước xảy ra quá trình chuyển pha từ thể lỏng sang thể khí thì:

+ khi nhiệt độ tăng dẫn đến động năng tăng.

+ Động năng tăng lên làm suy yếu lực hấp dẫn liên phân tử trong nước

+ Một số phân tử thoát ra khỏi chất lỏng dưới dạng khí.

Từ thông tin trên, ta thấy Từ khóa B,C và D sai

 Chọn A


Câu 33:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của ánh sáng khả kiến? 
Xem đáp án

Ánh sáng khả kiến là các bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong vùng quang phổ nhìn thấy được bằng mắt thường của con người.

 Chọn D


Câu 34:

Dựa vào hình 1, cho biết bước sóng nào sau đây của ánh sáng khả kiến sẽ được hấp thụ để thúc đẩy hoạt động quang hợp mạnh nhất ở cây xanh?

Xem đáp án

Nhìn vào hình 1, ta thấy ở bước sóng 440 nm, có sự hấp thụ lớn đối với cả 3 sắc tố quang hợp.

 Chọn B


Câu 35:

Dựa vào thông tin được cung cấp trong hình 1 và bảng 1, cho biết phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Nhìn vào hình 1, ta thấy diệp lục a và diệp lục b có độ hấp thụ thấp nhất ở phần quang phổ từ 525 đến 625 nm, tương ứng với độ phản xạ lớn nhất.

 Chọn C


Câu 36:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống dưới đây

Sắc tố có độ hấp thụ cao nhất trong vùng ánh sáng đỏ của quang phổ là (1) ________.

Xem đáp án

Đáp án

Sắc tố có độ hấp thụ cao nhất trong vùng ánh sáng đỏ của quang phổ là (1) chlorophyll a.

Giải thích

Ánh sáng đỏ có bước sóng 620 – 750 nm, nhìn vào hình 1, trong phạm vi bước sóng đó, diệp lục a có độ hấp thụ cao nhất.


Câu 37:

Phát biểu nào sau đây là đúng? 
Xem đáp án

Nhìn vào hình 1, ta thấy quang hợp xảy ra ở miền ánh sáng đỏ và miền ánh sáng xanh tím.

 Chọn A


Câu 38:

Phát biểu sau đây đúng hay sai?

Màu xanh của lá cây mà mắt người có thể nhìn thấy được là vì diệp lục có khả năng hấp thụ tốt ánh sáng màu xanh lá của quang phổ khả kiến, đồng thời phản xạ lại môi trường ánh sáng đỏ và tím.

Xem đáp án

Mắt người có khả năng nhìn thấy màu xanh của diệp lục vì ở vùng ánh sáng màu xanh lá của quang phổ khả kiến, diệp lục gần như không hấp thụ chúng và phản xạ toàn bộ lại môi trường, phản lại mắt ta khiến ta nhìn thấy lá có màu xanh.

 Chọn B


Câu 41:

Salbutamol thể hiện tính bazơ của nhóm amin bậc 2 bằng phản ứng với (1) ________.

Xem đáp án

Salbutamol thể hiện tính bazơ của nhóm amin bậc 2 bằng phản ứng với (1) axit HBr.


Câu 43:

Một vận động viên thể thao có cân nặng 80 kg thì trong vòng 24 h chỉ được sử dụng liều tối đa là bao nhiêu  μg salbutamol?

Xem đáp án

Chọn đáp án C


Câu 44:

Khi cho salbutamol tác dụng với HBr dư thu được hợp chất có công thức phân tử là

Xem đáp án

Chọn đáp án A


Câu 45:

Các phát biểu sau đúng hay sai?

Phát biểu

Đúng

Sai

Salbutamol vừa có tính chất hoá học của một axit vừa có tính chất hoá học của một bazơ.

   

Salbutamol tác dụng với NaOH theo tỷ lệ mol 1:3.

   

Salbutamol tác dụng với Na theo tỷ lệ mol 1:3.

   

Sản phẩm sau khi đã kiềm hoá (tác dụng với NaOH) của salbutamol sẽ phản ứng với HBr dư theo tỷ lệ mol 1:5.

   

Hoạt tính sinh học của salbutamol được quyết định bởi nhóm chức amino.

   
Xem đáp án

Phát biểu

Đúng

Sai

Salbutamol vừa có tính chất hoá học của một axit vừa có tính chất hoá học của một bazơ.

X  

Salbutamol tác dụng với NaOH theo tỷ lệ mol 1:3.

  X

Salbutamol tác dụng với Na theo tỷ lệ mol 1:3.

X  

Sản phẩm sau khi đã kiềm hoá (tác dụng với NaOH) của salbutamol sẽ phản ứng với HBr dư theo tỷ lệ mol 1:5.

  X

Hoạt tính sinh học của salbutamol được quyết định bởi nhóm chức amino.

  X

 


Câu 46:

Các mẫu dịch có môi trường acid là 
Xem đáp án

Theo bảng màu cung cấp những dịch có môi trường acid (pH < 7) làm nước bắp cải tím chuyển sang màu đỏ, hồng hay tím. Đối chiếu với kết quả màu sắc trong bảng thì thấy có 3 mẫu dịch lỏng có môi trường acid là: giấm ăn, sữa, nước sprite.

 Chọn A


Câu 47:

Dịch dạ dày có giá trị pH trong khoảng 1,0 – 2,0. Vậy nếu cho nước bắp cải tím vào dịch dạ dày thì dung dịch sẽ chuyển sang màu xanh. Kết luận trên là đúng hay sai?

Xem đáp án

Dựa vào hình ở trên, với pH = 1,0 - 2,0 nước bắp cải tím sẽ chuyển sang màu đỏ. Do đó kết luận là sai.

 Chọn B


Câu 48:

Bắp cải tím là chất chỉ thị acid – base tự nhiên vì trong dịch chiết bắp cải tím có chứa hợp chất  (1) _______.

Xem đáp án

Đáp án

Bắp cải tím là chất chỉ thị acid – base tự nhiên vì trong dịch chiết bắp cải tím có chứa hợp chất  (1) Anthocyanin.

Giải thích

Học sinh tìm thấy thông tin ở dòng 9 của văn bản dẫn.


Câu 49:

Hãy sắp xếp các dung dịch theo chiều giảm dần pH

nước lau bếp, giấm ăn, bakinh soda, nước sprite, nước tinh khiết, sữa

_______ > _______  > _______ > _______ > _______ > _______

Xem đáp án

Đáp án

Nước lau bếp >  Baking soda > Nước tinh khiết  > Sữa > Nước sprite > Giấm ăn

Giải thích

Dựa vào thông tin trong bảng và hình ta có khoảng giá trị pH của các dịch lỏng: Nước lau bếp: pH = 10 - 12; Baking soda: pH = 8 - 9; Nước tinh khiết: pH = 7; Sữa: pH = 6; Nước sprite: pH = 4; Giấm ăn: pH = 2 - 3.


Câu 50:

Trộn 10,0 mL dung dịch HCl 0,05M với 10,0 mL dung dịch NaOH 0,03M thu được dung dịch A. Cho nước bắp cải tím vào dung dịch A thì dung dịch có màu (1) ______ do dung dịch A có pH bằng (2)  _______.

Xem đáp án

Đáp án

Trộn 10,0 mL dung dịch HCl 0,05M với 10,0 mL dung dịch NaOH 0,03M thu được dung dịch A. Cho nước bắp cải tím vào dung dịch A thì dung dịch có màu (1) _Đỏ_ do dung dịch A có pH bằng (2) _2_ .

Giải thích

Lý do lựa chọn phương án: 

Số mol HCl = 0,5 mmol; số mol NaOH là 0,3 mmol; 

HCl + NaOH = NaCl + H2O 

Sau phản ứng HCl dư 0,2mmol; nồng độ HCl = 0,01M; pH = 2 do đó khi cho bắp cải tím vào dung dịch A dung dịch sẽ có màu đỏ. 


Câu 51:

Phản ứng trung hòa là phản ứng giữa các dung dịch acid với các dung dịch base, dung dịch thu được chứa muối và nước và không còn tính acid, base. Trộn các cặp dịch lỏng: giấm ăn với baking soda; giấm ăn với nước sprite; giấm ăn với nước tinh khiết; giấm ăn với nước lau bếp. Giả sử nếu xảy ra phản ứng vừa đủ giữa các chất có tính acid và base trong dung dịch đem trộn thì số cặp dung dịch lỏng trung hòa được nhau là

Xem đáp án

- Giấm ăn có môi trường acid sẽ có phản ứng trung hòa với những dung dịch có tính base. 

- Dung dịch baking soda và nước lau bếp có môi trường base, nên sẽ xảy ra phản ứng trung hòa với giấm ăn.

- Nước sprite có môi trường acid nên không phản ứng với giấm ăn.

- Nước tinh khiết có môi trường trung tính không phản ứng với giấm ăn.

 Chọn B


Câu 52:

Hãy kéo thả từ hoặc cụm từ phù hợp vào ô trống

tăng, tím hồng, đỏ, xanh lá cây, giảm, xanh nươc biển

Cho nước bắp cải tím vào dung dịch baking soda được dung dịch X có màu _______. Cho từ từ dung dịch giấm ăn vào dung dịch X thì màu của dung dịch X sẽ nhạt dần do xảy ra phản ứng trung hòa, giá trị pH của dung dịch _______ dần. Đến khi dư giấm ăn thì màu của dung dịch sẽ chuyển sang màu _______.

Xem đáp án

Đáp án

Cho nước bắp cải tím vào dung dịch baking soda được dung dịch X có màu xanh nước biển. Cho từ từ dung dịch giấm ăn vào dung dịch X thì màu của dung dịch X sẽ nhạt dần do xảy ra phản ứng trung hòa, giá trị pH của dung dịch giảm dần. Đến khi dư giấm ăn thì màu của dung dịch sẽ chuyển sang màu đỏ.


Câu 53:

Virus nhận ra các tế bào chủ của nó theo nguyên tắc “chìa và khóa” nghĩa là

Xem đáp án

Theo đoạn thông tin: “Virus nhận ra các tế bào chủ của nó theo nguyên tắc “chìa và khóa” giữa các protein bề mặt của virus với các phân tử thụ thể đặc hiệu trên bề mặt ngoài của tế bào chủ”, tức là không phải virus nào cũng xâm nhập được vào hết các loại tế bào, mà cần có sự liên kết đặc hiệu với tùy từng loại thụ thể trên bề mặt tế bào.

 Chọn B


Câu 54:

Sắp xếp các giai đoạn sau đây cho đúng chu trình nhân lên của virus?

lắp ráp, hấp thụ, xâm nhập, giải phóng, sinh tổng hợp

 _______→ _______ → _______ → _______ → _______.

Xem đáp án

Đáp án

Hấp phụ → Xâm nhập → Sinh tổng hợp → Lắp ráp → Giải phóng.

Giải thích

Theo đoạn thông tin, ta có thể sơ đồ hóa lại quá trình nhân lên của virus theo trình tự: Hấp phụ → Xâm nhập → Sinh tổng hợp → Lắp ráp → Giải phóng.


Câu 55:

Điều nào sau đây không đúng khi nói về virus?

Xem đáp án

Theo bài: “Chúng là các dạng sống ký sinh nội bào bắt buộc”, sử dụng hệ enzyme của vật chủ để nhân lên, nên dù ở trong hay ngoài vật chủ thì virus đều không có sự sinh trưởng.

 Chọn D


Câu 56:

Các virus cần tự mã hóa một số enzyme nhất định vì

Xem đáp án

Virus cần tự mã hóa một số loại enzyme nhất định phục vụ cho nhu cầu nhân lên của chúng, do tế bào chủ không cần thiết phải có những enzyme đó trong quá trình hoạt động của mình.

 Chọn A


Câu 57:

Điền số thích hợp vào chỗ trống

Cho các phương thức sau:

(1) Ức chế hoà màng/xâm nhập.

(2) Ức chế enzyme sao chép ngược.

(3) Ức chế protease.

(4) Ức chế sự tích hợp vật chất di truyền của virus.

Có (1) ______ phương thức phù hợp với việc sản xuất các loại thuốc để ức chế sự nhân lên của virus HIV.

Xem đáp án

Đáp án: “4”

Giải thích

4 phương thức trên đều phù hợp:

Ức chế hòa màng/xâm nhập: ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào.

Ức chế enzyme sao chép ngược: không tạo đủ vật chất di truyền cho các thế hệ virus.

Ức chế protease: ức chế sự tổng hợp protein, lắp ráp các vật chất virus.

Ức chế sự tích hợp vật chất di truyền của virus: ngăn chặn virus gắn hệ gene vào hệ gene tế bào.


Câu 58:

Phát biểu sau đây đúng hay sai?

Thụ thể CD4 là thụ thể của virus HIV. Nếu đưa hồng cầu có thụ thể CD4 vào bệnh nhân HIV thì bệnh nhân sẽ thiếu máu nghiêm trọng vì virus sẽ xâm nhập và phá hủy tế bào.

Xem đáp án

Thụ thể CD4 đặc hiệu với protein bề mặt của virus. Nếu đưa hồng cầu có thụ thể CD4 vào bệnh nhân HIV thì virus sẽ xâm nhập vào nhưng không nhân lên được do hồng cầu không có nhân, không có bộ máy sao chép nucleic acid.

 Chọn B


Câu 59:

Các phát biểu sau đây đúng hay sai?

Phát biểu

Đúng

Sai

Virus bám được vào tế bào chủ là nhờ các thụ thể thích hợp có sẵn trên bề mặt tế bào chủ.

   

Kết quả của quá trình nhân lên là từ một virus ban đầu tạo ra vô số virus mới có độc tính tăng gấp nhiều lần.

   

Virus sử dụng nguyên liệu của tế bào chủ trong quá trình nhân lên của mình.

   
Xem đáp án

Đáp án

Phát biểu

Đúng

Sai

Virus bám được vào tế bào chủ là nhờ các thụ thể thích hợp có sẵn trên bề mặt tế bào chủ.

X  

Kết quả của quá trình nhân lên là từ một virus ban đầu tạo ra vô số virus mới có độc tính tăng gấp nhiều lần.

  X

Virus sử dụng nguyên liệu của tế bào chủ trong quá trình nhân lên của mình.

X  

Giải thích

(1), (3) đúng.

(2) sai vì kết quả của quá trình nhân lên là từ một virus ban đầu tạo ra vô số virus mới giống hệt nhau và giống virus ban đầu.


Bắt đầu thi ngay