Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 24)
-
91 lượt thi
-
60 câu hỏi
-
150 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ý chính của các đoạn trong bài:
Đoạn 1-2: Giới thiệu các xu hướng chính được thảo luận tại Vietnam Educamp 2019 và cảm nhận của tác giả.
Đoạn 3: Kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến của thầy Nguyễn Thành Nam.
Đoạn 4: Nội dung tham luận của TS Trần Thị Thu Hương tại diễn đàn Educamp 2019.
Đoạn 5: Xu hướng chuyển đổi số tại Educamp 2019.
Đoạn 6: Mô hình trại huấn luyện lập trình của CodeGym.
Đoạn 7: Mô hình micro-learning cho người đi làm của Agilearn.vn.
Tổng hợp các ý trên, ta có ý chính của toàn bài là: “Các xu hướng phát triển công nghệ giáo dục tại Việt Nam.”
Chọn B
Câu 2:
“Cá nhân hóa” là việc thiết kế hoặc xây dựng hoạt động hay sản phẩm phù hợp với sở thích của từng cá thể. Giáo dục cá nhân hóa là việc dạy và học phù hợp với năng lực, sở trường, tốc độ của từng người học.
Chọn C
Câu 3:
Cá nhân hóa giáo dục đã được triển khai phổ biến với chi phí thấp. → Sai, tác giả cho biết đến chỉ khi áp dụng công nghệ mới giúp giảm một phần chi phí cá nhân hóa. Tuy nhiên cũng chưa có thông tin hiện tại chi phí giáo dục cá nhân hóa cao hay thấp.
Các nhà giáo có thể dễ dàng thực hiện quá trình cá nhân hóa giáo dục. → Sai, tác giả cho biết chỉ đến khi công nghệ được áp dụng, các nhà giáo mới có một phương tiện mạnh mẽ để thúc đẩy quá trình cá nhân hóa việc học. Công nghệ là yếu tố cốt lõi giúp triển khai cá nhân hóa giáo dục. → Sai, tác giả cho biết công nghệ là một “phương tiện mạnh mẽ”.
Cá nhân hóa giáo dục là mong muốn xuyên suốt của nhiều thế hệ nhà giáo. → Đúng, tác giả cho biết cá nhân hóa giáo dục là một “ước mơ…đã có từ lâu…”
Chọn D
Câu 4:
Thông qua tham luận của mình, TS Nguyễn Thành Nam mong muốn các thầy cô giáo sử dụng thiết bị công nghệ thông tin để làm gì?
Thông tin tại dòng 13-14: “. TS Nam gợi ý, thầy cô nào cũng có thể sử dụng chiếc máy tính của mình để ghi lại các bài giảng, chuyển lên một nền tảng giảng dạy trực tuyến và kết hợp với việc giảng dạy trên lớp để tiết kiệm công sức…”
Chọn D
Câu 5:
Phương pháp “giảng dạy hỗn hợp” được đề cập ở dòng 15 là?
Liên kết thông tin tại dòng 14-15: “…chuyển lên một nền tảng giảng dạy trực tuyến và kết hợp với việc giảng dạy trên lớp để tiết kiệm công sức, đồng thời tăng cao hiệu quả. Việc giảng dạy trực tuyến toàn bộ hoặc giảng dạy hỗn hợp…” → Giảng dạy hỗn hợp là việc kết hợp dạy trên lớp và giảng dạy trực tuyến.
Chọn B
Câu 6:
Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những nhược điểm của giáo dục truyền thống được TS Trần Thị Thu Hương nêu ra?
Trong đoạn [4] đã đề cập đến các thông tin bao gồm: Nội dung bài giảng nhàm chán; Kiểm tra, thi cử không giúp tăng động lực học tập; Nội dung giảng dạy không bắt kịp với cuộc sống. Sử dụng phương pháp loại trừ để chọn đáp án A.
Câu 7:
Theo tác giả Trần Thị Thu Hương, việc đánh giá kết quả học tập được tiến hành như thế nào trên các nền tảng giảng dạy số hóa?
Trong đoạn [4] có đề cập: “Việc đánh giá được thực hiện liên tục để cung cấp phản hồi mau chóng về hiệu quả học tập, và phần mềm thông minh tự đưa ra các lời khuyên để học sinh và giáo viên có thể lựa chọn các hoạt động học tập tiếp theo nhằm thúc đẩy hiệu quả học tập.”, vậy, đáp án đúng là A.
Câu 8:
Từ đoạn 4, ta có thể rút ra kết luận gì về vai trò của các nền tảng giảng dạy số hóa trong tương lai?
Đọc đoạn [4] để xác định các thông tin liên quan đến đáp án được đưa ra:
Các nền tảng giảng dạy số hóa sẽ dần dần thay thế hoàn toàn giáo viên. → Sai, thông tin: “Bằng sự kết hợp giữa tự học 1:1 với máy tính và việc giảng dạy trực tiếp, giáo viên có thể loại bỏ phần lớn nhược điểm của hình thức giảng dạy kiểu thầy đọc-trò chép truyền thống…”
Các nền tảng giảng dạy số hóa sẽ thay thế hoàn toàn việc học trực tiếp trên lớp. → Sai, thông tin: “…kết hợp với việc giảng dạy trên lớp…”.
Các nền tảng giảng dạy số hóa sẽ sớm được áp dụng tại tất cả các trường học ở Việt Nam → Sai, đoạn trích không đề cập thông tin này.
Như vậy, đáp án đúng là C (Các nền tảng giảng dạy số hóa sẽ dần dần thay đổi cách thức dạy và học).
Chọn C
Câu 9:
Thông tin tại đoạn [6]: “… nhằm đào tạo lại hoặc đào tạo chuyển nghề cho người trưởng thành để nhanh chóng tham gia vào ngành công nghiệp phần mềm.” → Đây là chương trình dành cho người mới bắt đầu học, không phải hướng tới đối tượng đã tốt nghiệp kĩ sư phần mềm.
Chọn D
Câu 10:
Thông tin trong đoạn [7]: “ Hình thức học tập đó sẽ giúp người học tiết kiệm thời gian, nhất là những khoảng thời gian rảnh rỗi vốn ít ỏi của người đi làm”. Xác định đáp án đúng là A.
Chọn A
Câu 11:
Theo bài viết, giải pháp đơn giản nhất để giảm gánh nặng nhiệt cho cư dân đô thị hiện nay là gì?
Đọc thông tin trong phần sapo, đoạn [1] và tiến hành loại trừ các phương án không chính xác: "Ở đô thị, mái che nhỏ gọn, dễ lắp đặt tại các trạm dừng xe buýt, trở thành giải pháp đơn giản để chiếu sáng và che mát cho những hành khách đang chờ đợi."
Chọn A
Câu 12:
Đọc thông tin trong đoạn [2] kết hợp với việc giải nghĩa cụm từ, xác định: "sa mạc bóng râm" là nơi thiếu bóng râm trong đô thị, áp lực cần được giải quyết để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Chọn B
Câu 13:
Trong việc quy hoạch đô thị, các nhà quản lí, nghiên cứu do đặt ưu tiên hàng đầu về vấn đề sử dụng và mục tiêu xây dựng công trình kiến trúc của thành phố nên đã bỏ qua việc thiết kế hệ thống mái che là đúng hay sai?
Đọc thông tin trong đoạn [3] xác định: "hiện nay các nhà nghiên cứu và chính quyền đô thị còn rất thiếu hiểu biết hoặc ít quan tâm đo lường gánh nặng nhiệt" là nguyên nhân chính cho việc "lập kế hoạch bóng râm" chứ không phải ưu tiên mục đích sử dụng công trình kiến trúc.
Chọn B
Câu 14:
suy giảm, áp lực, nguy cơ, gia tăng, bức xạ
Nếu không thể giảm _______ nhiệt từ môi trường, con người không chỉ cảm thấy khó chịu ở thời điểm đó mà còn làm _______ các vấn đề liên quan tới sức khỏe, một trong những vấn đề đó chính là _______ mặt trời.
Đáp án
Nếu không thể giảm áp lực nhiệt từ môi trường, con người không chỉ cảm thấy khó chịu ở thời điểm đó mà còn làm gia tăng các vấn đề liên quan tới sức khỏe, một trong những vấn đề đó chính là bức xạ mặt trời.
Giải thích
Căn cứ vào từ khóa "sức khỏe", xác định thông tin cần tìm nằm trong đoạn [2]: ‘Sa mạc bóng râm’ đô thị — những nơi thiếu bóng râm cần thiết để giảm ‘gánh nặng nhiệt’ và bảo vệ sức khỏe con người ở ngoài trời — là một vấn đề nghiêm trọng đối với các cộng đồng thu nhập thấp và làm gia tăng gánh nặng về sức khỏe. Bóng râm có thể giảm tổng ‘gánh nặng nhiệt’ từ môi trường của một người bằng cách giảm nhiệt độ không khí, độ ẩm khí quyển, tốc độ gió và tổng mức phơi nhiễm bức xạ. Tổng hợp thông tin có thể thấy, vấn đề lớn nhất mà con người phải đối mặt chính là nhiễm bức xạ mặt trời, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Câu 15:
Điền cụm từ thích hợp (không quá bốn tiếng) để hoàn thành nhận định sau:
“Với đặc thù của đô thị - không gian chật hẹp, diện tích đất ở trên đầu người thấp, đa số vật liệu trong các cơ sở hạ tầng thường giữ nhiệt nên các thành phố thường phải đối diện với hiện tượng (1) _______.”
Đáp án
“Với đặc thù của đô thị - không gian chật hẹp, diện tích đất ở trên đầu người thấp, đa số vật liệu trong các cơ sở hạ tầng thường giữ nhiệt nên các thành phố thường phải đối diện với hiện tượng (1) đảo nhiệt đô thị.”
Giải thích
Căn cứ vào từ khóa "cơ sở hạ tầng", nội dung liên quan đến việc tăng nhiệt tại các đô thị xác định thông tin cần tìm kiếm nằm trong đoạn [4]: "Các thành phố thường gánh chịu hiện tượng ‘đảo nhiệt đô thị’ – nóng hơn khu vực nông thôn rất nhiều, do mật độ xây dựng dày đặc, và vật liệu trong các cơ sở hạ tầng thường giữ nhiệt."
Câu 16:
Theo bài viết, để có thể giải quyết các vấn đề liên quan tới nhiệt độ đô thị, chính quyền các cấp nên quan tâm tới điều gì?
Câu hỏi đề cập tới vấn đề chính quyền đô thị quan tâm tới các chỉ số nào để giảm tải áp lực nhiệt đô thị nên cần đọc thông tin trong đoạn [5]: "thay vì tập trung vào nhiệt độ không khí hoặc các bề mặt, chính quyền đô thị nên theo dõi nhiệt độ bức xạ trung bình: sự trao đổi nhiệt ròng giữa cơ thể con người và môi trường xung quanh."
Chọn C
Câu 17:
Trong quá trình thiết kế nhà ở, phương án nào thường được các kiến trúc sư lựa chọn để giảm áp lực nhiệt?
Đọc và xác định thông tin trong đoạn [5] của văn bản: Người La Mã đã thiết kế những ngôi nhà có sân trong để cung cấp bóng râm và đài phun nước để làm mát không khí xung quanh. Các tòa nhà ở những vùng nóng thường kết hợp sân trong và ô văng, và ở một số thành phố, đường phố được định hướng để chắn Mặt trời. Tổng hợp thông tin cho thấy, trong việc thiết kế nhà cửa, các kiến trúc sư sẽ lựa chọn việc làm mát không khí xung quanh nhà bằng cách tạo không gian đệm với khu vực sống: sân trong, đài phun nước trong sân, ô văng chắn nắng...
Chọn C
Câu 18:
Hoàn thành câu sau bằng cách kéo thả các từ vào vị trí thích hợp.
kế hoạch, cộng đồng, quy hoạch, nguy hại, tổn thương
Với đặc trưng của một thành phố có hơn 200 ngày nhiệt độ trên 32 độ, Phoenix là thành phố đầu tiên có _______ về cây và bóng râm, mục tiêu tăng 25% diện tích tán cây và hướng tới _______ những người thu nhập thấp, dễ bị _______ do nhiệt.
Đáp án
Với đặc trưng của một thành phố có hơn 200 ngày nhiệt độ trên 32 độ, Phoenix là thành phố đầu tiên có kế hoạch về cây và bóng râm, mục tiêu tăng 25% diện tích tán cây và hướng tới cộng đồng những người thu nhập thấp, dễ bị tổn thương do nhiệt.
Giải thích
Đọc và tìm kiếm thông tin trong đoạn [6] của văn bản: Phoenix, nơi thường trải qua gần 200 ngày trên 32 °C, đã nhận ra tầm quan trọng của bóng râm và là thành phố đầu tiên công bố kế hoạch tổng thể về cây và bóng râm từ năm 2010, ban đầu kêu gọi tăng 25% diện tích tán cây, nhắm mục tiêu đến các cộng đồng dễ bị tổn thương do nhiệt.
Câu 19:
Vì sao Singapore yêu cầu "chỗ ngồi được che nắng vào lúc 9 giờ sáng, 12 giờ trưa và 4 giờ chiều vào giữa mùa hè"?
Đọc thông tin trong văn bản, kết hợp với những hiểu biết cá nhân, xác định: 9h, 12h, 16h là những thời điểm nắng nhất trong ngày, tia cực tím nhiều nhất và dễ gây ung thư da; ngoài ra trong câu chủ đề của đoạn có nội dung: Kể từ những năm 1990, các nhà nghiên cứu, quản lý về y tế công cộng đã kêu gọi việc đưa bóng râm vào kế hoạch phòng ngừa ung thư da do tia cực tím.
Chọn C
Câu 20:
Sau những khuyến cáo về y tế, các Quốc gia đã xây dựng những bộ tiêu chuẩn khác nhau về quy hoạch bóng râm và thống nhất ở mục tiêu "bóng râm liên tục" là đúng hay sai?
Đọc thông tin trong đoạn [7] xác định: Các Quốc gia dựa trên điều kiện thực tế có những mục tiêu khác nhau cho từng thời điểm nhưng về cơ bản đề hướng tới "bóng râm liên tục" ở các khu vực công cộng để giảm tải áp lực nhiệt thành phố.
Chọn A
Câu 21:
Phần tư duy khoa học / giả quyết vấn đề
Theo đoạn thông tin: “...Giả thuyết này cho rằng các phân tử hữu cơ ban đầu được hình thành từ trong các đại dương sâu thẳm”.
Chọn B
Câu 22:
Theo đoạn thông tin, các gradient nhiệt độ tồn tại dưới lòng đại dương là do đâu?
Gradient nhiệt độ tồn tại dưới lòng đại dương do hoạt động của các lỗ thông thủy nhiệt giải phóng khí nóng vào các vùng nước lạnh của đại dương, gây nên sự chênh lệch nhiệt độ. Chọn D
Câu 23:
Giả thuyết Súp nguyên thủy cho rằng các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên được hình thành nhờ năng lượng từ các tia sét. Trong khi Giả thuyết Lỗ thông thủy nhiệt cho rằng các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên hình thành từ các lỗ thông hơi lấy từ bên trong Trái Đất, dưới sâu thẳm lòng đại dương. Chọn A
Câu 24:
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Trong điều kiện Trái Đất nguyên thủy như bài đề cập, các sinh vật đầu tiên trên Trái Đất có khả năng cao là các sinh vật hiếu khí.
Sai. Do bầu khí quyển nguyên thủy được cho là không có sự có mặt của khí oxygen nên các sinh vật không thể sử dụng oxygen để sinh trưởng, nên khả năng cao các sinh vật đầu tiên trên Trái Đất là sinh vật kị khí.
Chọn B
Câu 25:
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
Tiến hóa (1) _______ là giai đoạn tiến hóa hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
Đáp án
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
Tiến hóa (1) hóa học là giai đoạn tiến hóa hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
Giải thích
Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất có thể chia thành 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn tiến hóa hóa học là giai đoạn tiến hóa hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
Câu 26:
Điểm chung của hai giả thuyết trên, đồng thời cũng được nhiều nhà khoa học ngày nay công nhận là: cho rằng các phân tử hữu cơ đơn giản ban đầu được tổng hợp, hình thành nên từ các nguyên liệu vô cơ đơn giản của Trái Đất nguyên thủy.
Chọn D
Câu 27:
Thí nghiệm của Miller và Urey đã thu được một số _______, trong đó có _______ là thành phần cấu tạo nên _______.
Đáp án
Thí nghiệm của Miller và Urey đã thu được một số hợp chất hữu cơ đơn giản, trong đó có amino acid là thành phần cấu tạo nên protein.
Giải thích
Các mẫu lấy ra từ thiết bị được xác định thu được một số loại chất hữu cơ đơn giản, trong đó có amino acid, là thành phần cấu tạo của protein.
Câu 28:
Phát biểu sau đúng hay sai?
Khi tách hai chất lỏng tan vào nhau bằng phương pháp chưng cất, tính chất vật lí được quan tâm là tính tan của các chất trong dung môi.
Sai, vì: Chưng cất là phương pháp tách chất dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của chất (ở một áp suất nhất định).
Do đó, khi tách hai chất lỏng tan vào nhau bằng phương pháp chưng cất, tính chất vật lí được quan tâm là nhiệt độ sôi của các chất.
Chọn B
Câu 29:
Các phát biểu sau đúng hay sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
Thêm benzene vào ống nghiệm đựng dung dịch nước bromine. Sau một thời gian quan sát thấy màu nâu của bromine phân bố chủ yếu trong lớp nước. |
||
Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng đông tụ. |
||
Kết tinh là phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả để tinh chế các chất hữu cơ không có khả năng tồn tại ở dạng tinh thể. |
||
Hỗn hợp X gồm các alkane: pentane (ts=36,1oC), heptane (ts=98,4oC), octane (ts=125,7oC) và nonane (ts = 150,8oC). Có thể tách riêng các chất đó một cách thuận lợi bằng phương pháp chưng cất. |
Đáp án
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
Thêm benzene vào ống nghiệm đựng dung dịch nước bromine. Sau một thời gian quan sát thấy màu nâu của bromine phân bố chủ yếu trong lớp nước. |
X | |
Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng đông tụ. |
X | |
Kết tinh là phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả để tinh chế các chất hữu cơ không có khả năng tồn tại ở dạng tinh thể. |
X | |
Hỗn hợp X gồm các alkane: pentane (ts=36,1oC), heptane (ts=98,4oC), octane (ts=125,7oC) và nonane (ts = 150,8oC). Có thể tách riêng các chất đó một cách thuận lợi bằng phương pháp chưng cất. |
X |
Giải thích
1. Sai, vì: bromine là chất không phân cực, tan tốt trong dung môi không phân cực benzene. Khi thêm benzene vào ống nghiệm đựng dung dịch bromine, sẽ thấy hiện tượng tách lớp, do benzene không tan trong dung môi nước phân cực của dung dịch bromine. Sau một thời gian, benzene sẽ lấy dần các phân tử bromine, do đó màu nâu của bromine chủ yếu trong lớp benzene.
2. Sai, vì: mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng kết tinh đường.
3. Sai, vì: kết tinh là phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả để tinh chế các chất hữu cơ tồn tại ở dạng tinh thể.
4. Đúng, vì: các chất trong hỗn hợp X có nhiệt độ sôi khác nhau, do đó có thể tách riêng các chất đó một cách thuận lợi bằng phương pháp chưng cất.
Câu 30:
Khi chưng cất dầu mỏ, thì ở các phân đoạn nhiệt độ sôi khác nhau sẽ thu được các sản phẩm gọi là phân đoạn dầu mỏ khác nhau. Các phân đoạn dầu thu được khi chưng cất dầu mỏ ở áp suất thường, gồm: phân đoạn khí và xăng gồm các hydrocarbon có từ 1 – 10 nguyên tử C trong phân tử; phân đoạn dầu hỏa gồm các hydrocarbon có từ 10 – 16 nguyên tử C trong phân tử; phân đoạn diesel gồm các hydrocarbon có từ 16 – 21 nguyên tử C trong phân tử; phân đoạn dầu nhờn gồm các hydrocarbon có từ 21 – 30 nguyên tử C trong phân tử; cặn mazut gồm các hydrocarbon có từ 31 nguyên tử C trở lên trong phân tử. Các sản phẩm của quá trình chưng cất dầu mỏ thu được ở 5 phân đoạn nhiệt độ sôi là: <180oC, 170-270oC, 250-350oC, 350-400oC, > 400oC. Ở phân đoạn 350-400oC sẽ thu được sản phẩm _______.
Đáp án
Khi chưng cất dầu mỏ, thì ở các phân đoạn nhiệt độ sôi khác nhau sẽ thu được các sản phẩm gọi là phân đoạn dầu mỏ khác nhau. Các phân đoạn dầu thu được khi chưng cất dầu mỏ ở áp suất thường, gồm: phân đoạn khí và xăng gồm các hydrocarbon có từ 1 – 10 nguyên tử C trong phân tử; phân đoạn dầu hỏa gồm các hydrocarbon có từ 10 – 16 nguyên tử C trong phân tử; phân đoạn diesel gồm các hydrocarbon có từ 16 – 21 nguyên tử C trong phân tử; phân đoạn dầu nhờn gồm các hydrocarbon có từ 21 – 30 nguyên tử C trong phân tử; cặn mazut gồm các hydrocarbon có từ 31 nguyên tử C trở lên trong phân tử. Các sản phẩm của quá trình chưng cất dầu mỏ thu được ở 5 phân đoạn nhiệt độ sôi là: <180oC, 170-270oC, 250-350oC, 350-400oC, > 400oC. Ở phân đoạn 350-400oC sẽ thu được sản phẩm dầu nhờn.
Giải thích
Với các hydrocarbon, thông thường khối lượng phân tử tăng thì nhiệt độ sôi cũng tăng. Căn cứ vào thành phần các hydrocarbon có trong mỗi phân đoạn dầu mỏ sẽ suy ra khoảng nhiệt độ sôi của khí và xăng < dầu hỏa < diesel < dầu nhờn < cặn mazut. Thứ tự này tương ứng với thứ tự các khoảng nhiệt độ sôi câu hỏi đưa ra, do đó ứng với phân đoạn 350-400oC sẽ là dầu nhờn.
Câu 31:
Cây neem (cây thường xanh Ấn Độ) hay còn gọi là cây nim, sầu đâu (tên khoa học Azadirachta indica) được người Ấn Độ dùng hơn 4000 năm nay để làm đẹp và chữa bệnh. Các chiết xuất từ lá neem có thể ức chế sự sao chép của vius Dengue, kháng virus nên có tác dụng điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả. Người ta hái một ít lá neem tươi, rửa sạch, cho vào nồi đun kĩ, lọc lấy nước để sử dụng. Hãy cho biết cách làm trên thuộc loại phương pháp tách và tinh chế nào?
Hái một ít lá neem tươi, rửa sạch, cho vào nồi đun kĩ: áp dụng phương pháp chiết.
Lọc lấy nước để sử dụng: áp dụng phương pháp lọc. Chọn B
Câu 32:
Ngâm củ nghệ với ethanol nóng, sau đó lọc bỏ phần bã, lấy dung dịch đem cô cạn để làm bay hơi bớt dung môi. Phần dung dịch còn lại sau khi cô cạn được làm lạnh, để yên một thời gian rồi lọc lấy kết tủa curcumin màu vàng. Từ mô tả ở trên, hãy cho biết, người ta đã sử dụng các kĩ thuật tinh chế nào để lấy được curcumin từ củ nghệ?
Ngâm củ nghệ với ethanol nóng, sau đó lọc bỏ phần bã → Phương pháp chiết.
Lấy dung dịch đem cô cạn để làm bay hơi bớt dung môi. Phần dung dịch còn lại sau khi cô cạn được làm lạnh, để yên một thời gian rồi lọc lấy kết tủa curcumin màu vàng → Phương pháp kết tinh.
Chọn B
Câu 33:
Một mẫu hoa hoè được xác định có hàm lượng rutin là 26%. Người ta đun sôi hoa hoè với nước (100°C) để chiết lấy rutin. Biết độ tan của rutin là 5,2 gam trong 1 lít nước ở 100°C và là 0,125 gam trong 1 lít nước ở 25°C. Giả thiết rằng toàn bộ lượng rutin trong hoa hoè đã tan vào nước khi chiết. Làm nguội dung dịch chiết chứa 300 gam hoa hoè ở trên từ 100°C xuống 25°C thì thu được bao nhiêu gam rutin kết tinh?
300 g hoa hoè chứa 78 g rutin.
Thể tích nước cần dùng để hoà tan hết lượng rutin ở 100°C là: 78.1:5,2 = 15 lít.
15 lít nước ở 25°C hòa tan được 15.0,125 = 1,875 (g) rutin.
Lượng rutin thu được khi để kết tinh là: 78 – 1,875 = 76,125 (g).
Chọn A
Câu 34:
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống
Pent-1-ene và dipentyl ether đồng thời được sinh ra khi đun nóng pentan-1-ol với dung dịch H2SO4 đặc. Biết rằng nhiệt độ sôi của pentan-1-ol, pent-1-ene và dipentyl ether lần lượt là 137,8oC ; 30,0oC; 186,8oC. Từ hỗn hợp phản ứng, các chất được tách khỏi nhau bằng phương pháp chưng cất. Các phân đoạn thu được trong các phân đoạn (theo thứ tự từ trước đến sau) trong quá trình chưng cất lần lượt là (1) ________, (2) _______, (3) ________.
Pent-1-ene và dipentyl ether đồng thời được sinh ra khi đun nóng pentan-1-ol với dung dịch H2SO4 đặc. Biết rằng nhiệt độ sôi của pentan-1-ol, pent-1-ene và dipentyl ether lần lượt là 137,8oC ; 30,0oC; 186,8oC. Từ hỗn hợp phản ứng, các chất được tách khỏi nhau bằng phương pháp chưng cất. Các phân đoạn thu được trong các phân đoạn (theo thứ tự từ trước đến sau) trong quá trình chưng cất lần lượt là (1) pent-1-ene, (2) pentan-1-ol, (3) dipentyl ether.
Câu 35:
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Hai thí nghiệm trên, vi khuẩn đều được nuôi cấy trong môi trường nuôi cấy liên tục.
Sai. Vì môi trường nuôi cấy liên tục phải luôn được bổ sung chất dinh dưỡng, đồng thời lấy đi lượng dịch nuôi cấy tương đương. Mà trong hai thí nghiệm trên thì không có sự bổ sung dinh dưỡng, cũng không lấy ra lượng dịch nuôi cấy nào, quần thể vi khuẩn phát triển trên môi trường dinh dưỡng ban đầu, cho đến khi sử dụng hết chất dinh dưỡng – đây là dạng nuôi cấy không liên tục.
Chọn B
Câu 36:
Theo đoạn thông tin: “..., biết rằng độ đục càng tăng thì lượng vi khuẩn phát triển càng mạnh và giá trị đo được càng lớn.”
Chọn C
Câu 37:
Nhóm 1 thí nghiệm trong điều kiện: pH = 6 với các nhiệt độ khác nhau.
Nhóm 2 thí nghiệm trong điều kiện: nhiệt độ 37℃ với độ pH khác nhau.
→ Nhóm vi khuẩn được nuôi cấy trong cùng điều kiện là có độ pH = 6 và nhiệt độ 37℃.
Chọn B
Câu 38:
Điền từ/cụm từ vào chỗ trống sau đây:
Khi cạn kiệt chất dinh dưỡng, vi khuẩn sẽ bắt đầu pha (1) ________.
Đáp án
Khi cạn kiệt chất dinh dưỡng, vi khuẩn sẽ bắt đầu pha (1) suy vong.
Giải thích
Trong môi trường nuôi cấy không liên tục, quần thể vi khuẩn sẽ trải qua 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân bằng, suy vong. Khi cạn kiệt chất dinh dưỡng, vi khuẩn sẽ bắt đầu pha suy vong, làm cho số lượng vi khuẩn giảm xuống nhanh chóng.
Câu 39:
Nhìn vào số liệu bảng 2, ta thấy tại môi trường dinh dưỡng có độ pH = 3 và pH = 9 thì không thấy sự thay đổi của giá trị độ đục ↔ không có sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn.
Chọn C
Câu 40:
Nhìn vào số liệu bảng 1, ta thấy S. Aureus phát triển nhanh nhất để đạt độ đục cao nhất tại 37℃ (0,800) cao hơn nhiều so với các nhóm khác nên tại 37℃ chủng vi khuẩn này phát triển tối ưu.
Chọn B
Câu 41:
Phát biểu sau đây đúng hay sai?
Trong thí nghiệm của nhóm 1, ở nhiệt độ 37℃, pha cân bằng có thể bắt đầu sau 10 giờ kể từ khi nuôi cấy.
Đúng. Nhìn vào số liệu bảng 1 ở nhiệt độ 37℃, ta thấy ở giai đoạn 600 phút (= 10 giờ) trở đi thì số lượng vi khuẩn có xu hướng chững lại, không tăng (duy trì ở mức cân bằng). Do lượng dinh dưỡng bắt đầu cạn kiệt, chất độc hại tích lũy nhiều, tỉ lệ vi khuẩn sinh ra cân bằng với tỉ lệ vi khuẩn chết đi.
Chọn A
Câu 42:
Phát biểu sau đúng hay sai?
Dựa trên kết quả của Thí nghiệm 2, độ hấp thụ hiệu chỉnh của mơ khô có giá trị lớn nhất.
Theo Bảng 2, độ hấp thụ hiệu chỉnh của nho khô có giá trị lớn nhất (0,941).
Chọn B
Câu 43:
Các phát biểu sau đúng hay sai?
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
Dựa trên kết quả của Thí nghiệm 1, nếu một dung dịch có nồng độ SO32- là 3 ppm được thử nghiệm thì độ hấp thụ hiệu chỉnh sẽ xấp xỉ 0,5. |
||
Nếu Thí nghiệm 1 và 2 được lặp lại bằng cách sử dụng một chất tạo màu khác, cần có những thay đổi sau trong quy trình: + Chất tạo màu mới cần được thêm vào dung dịch A nhưng không cần thêm vào dung dịch mẫu. + Máy quang phổ UV-vis cần được cài đặt để đo ở bước sóng tương ứng với khả năng hấp thụ ánh sáng của chất tạo màu mới. |
Đáp án
Phát biểu |
Đúng |
Sai |
Dựa trên kết quả của Thí nghiệm 1, nếu một dung dịch có nồng độ SO32- là 3 ppm được thử nghiệm thì độ hấp thụ hiệu chỉnh sẽ xấp xỉ 0,5. |
X | |
Nếu Thí nghiệm 1 và 2 được lặp lại bằng cách sử dụng một chất tạo màu khác, cần có những thay đổi sau trong quy trình: + Chất tạo màu mới cần được thêm vào dung dịch A nhưng không cần thêm vào dung dịch mẫu. + Máy quang phổ UV-vis cần được cài đặt để đo ở bước sóng tương ứng với khả năng hấp thụ ánh sáng của chất tạo màu mới. |
X |
Giải thích
1. Đúng, vì: Dựa vào Bảng 1, dung dịch thử nghiệm có nồng độ sulfite là 3 ppm (nằm giữa 2,0 ppm và 4,0 ppm), sẽ có độ hấp thụ hiệu chỉnh nằm ở khoảng giữa 0,302 và 0,600. Do đó, một dung dịch có nồng độ SO32- là 3 ppm được thử nghiệm thì độ hấp thụ hiệu chỉnh sẽ xấp xỉ 0,5.
2. Sai, vì:
Nếu Thí nghiệm 1 và 2 được lặp lại bằng cách sử dụng một chất tạo màu khác, cần có những thay đổi sau trong quy trình:
+ Cả hai chất tạo màu nên được thêm vào dung dịch A và cho tất cả các mẫu.
+ Theo đoạn văn, máy quang phổ UV-vis là một thiết bị đo khả năng hấp thụ ánh sáng của mẫu chất. Bởi vì các màu khác nhau có bước sóng khác nhau, máy quang phổ UV-vis cần cài đặt để đo ở bước sóng tương ứng với khả năng hấp thụ ánh sáng của chất tạo màu mới.
Câu 44:
Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
Mẫu trái cây có nồng độ SO32- thấp nhất là (1) __________.
Đáp án
Mẫu trái cây có nồng độ SO32- thấp nhất là (1) chuối sấy.
Giải thích
Theo Bảng 2, chuối sấy có nống độ SO32- thấp nhất (0,2 ppm).
Câu 45:
Kéo các ô vuông thả vào vị trí thích hợp trong các câu sau:
mơ khô, dứa khô, việt quất khô, mận khô, nho khô, chuối sấy
Trong Thí nghiệm 2, một mẫu dứa khô cũng được đo độ hấp thụ và giá trị độ hấp thụ hiệu chỉnh xác định được là 0,603. Các mẫu được sắp xếp theo thứ tự nồng độ SO32- giảm dần là:
_______, _______, _______, _______, _______, _______.
Đáp án
Trong Thí nghiệm 2, một mẫu dứa khô cũng được đo độ hấp thụ và giá trị độ hấp thụ hiệu chỉnh xác định được là 0,603. Các mẫu được sắp xếp theo thứ tự nồng độ SO32- giảm dần là:
nho khô, mơ khô, việt quất khô, dứa khô, mận khô, chuối sấy.
Giải thích
Dựa vào Bảng 2, ta thấy nồng độ của SO32- và độ hấp thụ hiệu chỉnh tỉ lệ thuận với nhau. Dứa khô có độ hấp thụ hiệu chỉnh hay nồng độ của SO32- cao hơn mận khô và thấp hơn việt quất khô.
Do đó, thứ tự nồng độ SO32- giảm dần sẽ tương ứng với thứ tự độ hấp thụ hiệu chỉnh giảm dần: nho khô (0,941), mơ khô (0,774), việt quất khô (0,668), dứa khô (0,603), mận khô (0,562), chuối sấy (0,031).
Câu 46:
Dựa trên kết quả của Thí nghiệm 1, nếu nồng độ SO32- trong dung dịch tăng gấp đôi, thì độ hấp thụ hiệu chỉnh của dung dịch
Cả Bảng 1 và Hình 1 đều chỉ ra rằng, khi nồng độ sulfite tăng gấp đôi, độ hấp thụ hiệu chỉnh cũng tăng gần gấp đôi: khi nồng độ sulfite tăng từ 1 ppm lên 2 ppm (tăng gấp đôi) thì độ hấp thụ hiệu chỉnh tương ứng tăng từ 0,153 lên 0,302 (tăng gần gấp đôi).
Chọn C
Câu 47:
Dựa trên kết quả của Thí nghiệm 1, nếu một dung dịch có nồng độ SO32- là 1,5 ppm được thử nghiệm thì độ hấp thụ hiệu chỉnh sẽ gần nhất với giá trị nào sau đây?
Dựa vào Bảng 1, dung dịch thử nghiệm có nồng độ sulfite là 1,5 ppm (nằm giữa 1,0 ppm và 2,0 ppm), sẽ có độ hấp thụ hiệu chỉnh nằm ở khoảng giữa 0,153 và 0,302. Do đó, phương án 0,240 là lựa chọn chính xác.
Chọn B
Câu 48:
Nếu một số thành phần hòa tan trong nước được tìm thấy trong tất cả các loại trái cây được thử nghiệm trong Thí nghiệm 2 hấp thụ ánh sáng có cùng bước sóng với hợp chất được hình thành bởi SO32- và chất tạo màu. So với nồng độ SO32- thực tế, nồng độ SO32- đo được sẽ
Giả thiết cho rằng hàm lượng chất phụ gia trong trái cây có khả năng hấp thụ ánh sáng ở cùng bước sóng với hợp chất được hình thành bởi SO32- và chất tạo màu, có nghĩa là độ hấp thụ sẽ cao hơn. Mà nồng độ SO32- và độ hấp thụ hiệu chỉnh tỉ lệ thuận với nhau nên so với nồng độ SO32- thực tế, nồng độ SO32- đo được sẽ cao hơn. Chọn A
Câu 49:
Nếu cùng đặt một hiệu điện thế vào hai đầu vật dẫn R1 và R2 thì cường độ chạy qua hai vật dẫn có giá trị như nhau, đúng hay sai?
Câu 50:
hiệu điện thế giữa 2 đầu, cường độ dòng điện chạy qua, nối tiếp, điện trở, song song
Trong mạch điện ở hình 1, ampe kế A được mắc _______ với vật dẫn để đo _______ vật dẫn, vôn kế V được mắc _______ với vật dẫn để đo _______ vật dẫn.
Đáp án
Trong mạch điện ở hình 1, ampe kế A được mắc nối tiếp với vật dẫn để đo cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn, vôn kế V được mắc song song với vật dẫn để đo hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
Giải thích
Trong mạch điện ở hình 1, ampe kế A được mắc nối tiếp với vật dẫn để đo cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn, vôn kế V được mắc song song với vật dẫn để đo hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
Câu 51:
Khi hiệu điện thế của nguồn là 6 V, cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn R1 có giá trị là (1) _______.
Khi hiệu điện thế của nguồn là 6 V, cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn R1 có giá trị là (1) _2,60_.
Xem bảng 1
Câu 52:
Đồ thị nào sau đây thể hiện đúng đường đặc trưng vôn – ampe của hai vật dẫn R1 và R2
Dựa vào dữ liệu Bảng 1:
+ Khi U tăng thì I tăng → Loại Hình C, Hình D.
+ Xét một cặp số liệu tương ứng với hiệu điện thế của nguồn - cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn, ta có:
Đối với vật dẫn R1: (6,0V; 2,6 mA)
Đối với vật dẫn R2: (6,0V; 1,31 mA). Chọn A
Câu 53:
Điều chỉnh hiệu điện thế của nguồn điện đến giá trị 10 V thì cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn R2 có giá trị xấp xỉ bằng
Chọn đáp án A
U (V) |
I2 (mA) |
8,0 |
1,75 |
\[{R_2} = \frac{8}{{1,75}} \approx 4,57\Omega \] |
|
10,0 |
\({I_2} = \frac{U}{{{R_2}}} = \frac{{10}}{{4,57}} \approx 2,19\;{\rm{A}}.\) |
Câu 54:
Ghép nối tiếp hai vật dẫn R1 và R2 rồi thay vào vị trí của vật dẫn R1 trong Hình 1 sau đó lặp lại các bước tiến hành như trong thí nghiệm. Khi hiệu điện thế của nguồn điện được điều chỉnh đến giá trị 8 V thì số chỉ của ampe kế A xấp xỉ là
U (V) |
I1 (mA) |
I2 (mA) |
8,0 |
3,45 |
1,75 |
\({R_1} = \frac{8}{{3,45}} \approx 2,32\Omega \) |
\({R_2} = \frac{8}{{1,75}} \approx 4,57\Omega \) |
Khi R₁ nối tiếp R2, điện trở tương đương R của 2 vật dẫn là: \(R = {R_1} + {R_2} \approx 2,32 + 4,57 \approx 6,89\Omega .\).
Cường độ dòng điện chạy qua R là: \(I = \frac{U}{R} = \frac{8}{{6,89}} \approx 1,16\;{\rm{A}}\). Chọn D
Câu 55:
Dựa vào các bảng dữ liệu, ta có đơn vị của tốc độ được sử dụng trong các thử nghiệm là feet/s hay ft/s. Chọn C
Câu 56:
Trong Nghiên cứu 1, tốc độ trung bình của cả ba thử nghiệm lớn hơn tốc độ trung bình đo được trong Thử nghiệm 2, đúng hay sai?
Dựa trên dữ liệu trong Bảng 2, ta có: tốc độ trung bình là: 1,32 ft/s
Mà tốc độ trung bình trong các thử nghiệm của Nghiên cứu 1 là:
Bảng 1 |
||
Thử nghiệm |
Thời gian t (s) |
Tốc độ (ft/s) |
1 |
22,8 |
3,28 |
2 |
23,2 |
3,23 |
3 |
22,5 |
3,33 |
Trung bình |
22,8 |
3,28 |
→ Tốc độ trung bình của cả ba thử nghiệm trong Nghiên cứu 1 lớn hơn tốc độ trung bình đo được trong Thử nghiệm 2.
Chọn A
Câu 57:
Dựa trên dữ liệu trong cả ba bảng, ta có:
+ Trong Bảng 1, tốc độ trung bình là: 3,28 ft/s
+ Trong Bảng 2, tốc độ trung bình là: 1,32 ft/s
+ Trong Bảng 3, tốc độ trung bình là: 6,44 ft/s
→ Tốc độ trung bình nhanh nhất 6,44 ft/s được ghi lại trong Bảng 3 và tương ứng trong Nghiên cứu 3, loại bánh xe được sử dụng là bánh xe bằng cao su cứng, có các đinh tán.
Chọn A
Câu 58:
giảm tốc độ, lực hướng tâm, tăng tốc độ, lực ma sát
Trong các thử nghiệm, để _______ chuyển động của xe, các học sinh nên sử dụng loại bánh xe có đinh tán hoặc có rãnh sâu nhằm tạo ra _______ lớn.
Đáp án
Trong các thử nghiệm, để tăng tốc độ chuyển động của xe, các học sinh nên sử dụng loại bánh xe có đinh tán hoặc có rãnh sâu nhằm tạo ra lực ma sát lớn.
Giải thích
Câu 59:
Điền số thích hợp vào chỗ trống.
Tốc độ trung bình của ô tô có bánh xe bằng cao su cứng và có các đinh tán trong các thử nghiệm là (1) ________ ft/s.
Tốc độ trung bình của ô tô có bánh xe bằng cao su cứng và có các đinh tán trong các thử nghiệm là (1) __6,44__ ft/s.
Trong Nghiên cứu 3, các thử nghiệm sử dụng ô tô có bánh xe bằng cao su cứng và có các đinh tán
+ Dựa vào Bảng 3, ta có tốc độ trung bình trong các thử nghiệm là 6,44 ft/s.
Câu 60:
Gọi tốc độ trung bình của ô tô có bánh xe bằng cao su cứng, có các đinh tán là v1, tốc độ trung bình của ô tô có bánh xe cao su mềm, nhẵn và không có rãnh là v2 và tốc độ trung bình của ô tô có bánh xe cao su cứng, có rãnh sâu là v3. Hệ thức nào sau đây là đúng?
Dựa trên dữ liệu trong cả ba bảng, ta có:
+ Trong Bảng 1, tốc độ trung bình của ô tô có bánh xe bằng cao su cứng, có các đinh tán là: v1=3,28 ft/s
+ Trong Bảng 2, tốc độ trung bình của ô tô có bánh xe cao su mềm, nhẵn và không có rãnh là: v2=1,32 ft/s
+ Trong Bảng 3, tốc độ trung bình của ô tô có bánh xe cao su cứng, có rãnh sâu là: v3 = 6,44 ft/s
Từ các giá trị trên, ta có: \({{\rm{v}}_1} \approx \frac{1}{2}{{\rm{v}}_3}\).
Chọn D