Chủ nhật, 08/09/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Đánh giá năng lực ĐH Bách Khoa Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 26)

Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 26)

Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 26)

  • 76 lượt thi

  • 59 câu hỏi

  • 150 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phần tư duy đọc hiểu

Từ thông tin của bài đọc, hãy hoàn thành câu sau bằng cách kéo thả các từ vào đúng vị trí
 
tấn công, phạm vi, lãnh thổ, đụng độ, quân sự

Một cuộc nghiên cứu về tinh tinh miền tây ở châu Phi đã hé lộ rằng chúng khôn khéo sử dụng chiến thuật quân sự cổ xưa của con người để tránh xa các cuộc _______ đầy nguy hiểm. Thay vì thụ động, chúng đặt mình ở vị trí cao để cảm nhận và đánh giá tình hình xung quanh, một chiến thuật mà con người từng sử dụng trong _______ cổ đại.

Xem đáp án

Đáp án

Một cuộc nghiên cứu về tinh tinh miền tây ở châu Phi đã hé lộ rằng chúng khôn khéo sử dụng chiến thuật quân sự cổ xưa của con người để tránh xa các cuộc đụng độ đầy nguy hiểm. Thay vì thụ động, chúng đặt mình ở vị trí cao để cảm nhận và đánh giá tình hình xung quanh, một chiến thuật mà con người từng sử dụng trong quân sự cổ đại.

Phương pháp giải

Dựa vào logic câu từ và hiểu biết có được qua bài đọc.

Lời giải

- [Vị trí thả 1]: đụng độ -> sự xung đột lực lượng hai bầy tinh tinh khi tiếp cận ranh giới lãnh thổ.

- [Vị trí thả 2]: quân sự -> thuật ngữ liên quan đến quân đội, chiến thuật được chuẩn bị để thực hiện chiến tranh hay bảo vệ; trong bài đọc là chiến thuật quân sự của con người cổ đại.


Câu 2:

Nghiên cứu của Lemoine đã chứng minh điều gì trong hành vi của tinh tinh ở vườn quốc gia Taï?

Xem đáp án

Phương pháp giải

Tìm từ khóa chính, đối chiếu với ngữ liệu.

Lời giải

Căn cứ nội dung đoạn [3]: “Tận dụng địa thế cao là một trong những chiến thuật quân sự cổ xưa nhất của con người trong chiến tranh, theo nhóm nghiên cứu ở Đại học Cambridge.”

=> Đáp án cần chọn là B.


Câu 3:

Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án Đúng hoặc Sai.

Sự nhận thức phức tạp giúp tinh tinh mở rộng lãnh thổ và chọn lọc tự nhiên đã thúc đẩy chiến thuật chiến đấu của chúng.

Xem đáp án

Phương pháp giải

 Tìm từ khóa chính, đối chiếu với ngữ liệu.

Lời giải

Căn cứ nội dung đoạn [6]: “Khả năng nhận thức phức tạp giúp tinh tinh mở rộng lãnh thổ được thúc đẩy bởi chọn lọc tự nhiên, chứng tỏ chiến thuật chiến đấu trên có nguồn gốc từ tiến hóa.”

=> Thông tin Đúng.


Câu 4:

Tác giả viết bài văn trên nhằm mục đích gì?

(chọn nhiều đáp án)

Xem đáp án

Phương pháp giải

Đọc hiểu nội dung toàn bài, suy ra mục đích của tác giả.

Lời giải

A đúng -  Căn cứ nội dung toàn bài, bài viết trình bày kết quả của cuộc nghiên cứu về tinh tinh của nhóm nghiên cứu Đại học Cambridge.

B sai - Tác giả không có thái độ phản đối và bác bỏ với những nghiên cứu tương tự trước đó.

C đúng - Căn cứ nội dung toàn bài, suy ra mục đích sau cùng của tác giả là cung cấp thông tin cho nghiên cứu sinh học.

D sai - Bài viết không đề cập đến lịch sử và không đi sâu vào đặc điểm tự nhiên của bầy tinh tinh Bờ Biển Ngà.

=> Đáp án cần chọn là A và C.


Câu 5:

Điền một từ không quá hai tiếng có trong bài đọc vào chỗ trống

Nghiên cứu của Lemoine không chỉ mở ra cái nhìn mới về chiến thuật quân sự của tinh tinh miền tây mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của khả năng _______ của chúng trong việc phát triển chiến thuật chiến đấu.

Xem đáp án

Đáp án: "nhận thức"

Phương pháp giải

Xét logic câu từ và thông tin có được sau bài đọc.

Lời giải

Căn cứ nội dung đoạn toàn bài; “nhận thức” xuất hiện trong đoạn [2] và [6]. -> Khả năng nhận thức của tinh tinh trong các chiến thuật chiến đấu.

=> Từ cần điền là nhận thức.


Câu 6:

Thông tin nào KHÔNG thể suy ra từ những gì tác giả trình bày?

Xem đáp án

Phương pháp giải

Tìm từ khóa chính, đối chiếu với ngữ liệu.

Lời giải

A đúng - Căn cứ nội dung đoạn [5]: “sự cân bằng quyền lực (tức số lượng ở mỗi bên) là một yếu tố quan trọng xác định bạo lực có leo thang ở một bên hay không.” -> quan trọng khiến chiến lược thay đổi -> thông tin câu không được suy ra từ đề bài.

B sai - Căn cứ nội dung đoạn [4]: “Nhóm nghiên cứu cùng với sinh viên và trợ lý người địa phương đi theo những con tinh tinh 8 - 12 giờ/ngày từ năm 2013 đến 2016, thu thập dữ liệu hành vi và GPS.” -> thông tin có suy ra được từ ngữ liệu.

C sai - Căn cứ nội dung đoạn [3]: “Tinh tinh sống theo bầy đàn cạnh tranh đất đai và tài nguyên. Hành vi thông thường của chúng bao gồm phối hợp tấn công, đôi khi gây mất mạng. Lãnh thổ giữa các đàn tinh tinh không được đánh dấu bằng đá và sự hiện diện hàng ngày của chúng ở một khu vực rất quan trọng.” -> thông tin có suy ra được từ ngữ liệu.

D sai - Căn cứ nội dung đoạn [6]: “họ cho rằng những con tinh tinh khác cũng sử dụng chiến thuật tương tự” -> thông tin có suy ra được từ ngữ liệu.

=> Đáp án cần chọn là A.


Câu 7:

Từ thông tin của bài đọc, hãy hoàn thành câu sau bằng cách kéo thả các từ vào đúng vị trí.

tự động hóa, tối ưu hóa, tận dung, sử dụng

Có vẻ như tinh tinh miền tây không chỉ sử dụng chiến thuật quân sự để đảm bảo an toàn cho bản thân mà còn để _______ cơ hội sinh tồn. Việc chúng có thể _______ địa thế cao để ngồi yên và quan sát, sau đó quyết định liệu nên tấn công hay không, là một biểu hiện rõ ràng của khả năng đánh giá tình hình xung quanh.

Xem đáp án

Đáp án

Có vẻ như tinh tinh miền tây không chỉ sử dụng chiến thuật quân sự để đảm bảo an toàn cho bản thân mà còn để tối ưu hóa cơ hội sinh tồn. Việc chúng có thể tận dụng địa thế cao để ngồi yên và quan sát, sau đó quyết định liệu nên tấn công hay không, là một biểu hiện rõ ràng của khả năng đánh giá tình hình xung quanh.

Phương pháp giải

Dựa vào logic câu từ và hiểu biết có được qua bài đọc.

Lời giải

- [Vị trí thả 1]: tối ưu hóa -> thường liên quan đến hiệu suất: trong ngữ cảnh câu văn, “tối ưu hóa” có nghĩa là tăng cơ hội sinh tồn -> phù hợp với logic câu.

- [Vị trí thả 2]: tận dụng -> thể hiện sự thông minh của tinh tinh trọng việc sử dụng địa hình để tăng cơ hội sinh tồn.


Câu 8:

Điền một từ không quá hai tiếng có trong bài văn vào chỗ trống.

Tập tính tự nhiên là kết quả của quy luật tương tác phức tạp giữa các yếu tố môi trường, đóng góp vào sự đa dạng của hệ sinh thái và quá trình_______

Xem đáp án

Đáp án: "tiến hóa"

Phương pháp giải

Xét logic câu từ, kết hợp với hiểu biết có được qua bài đọc.

Lời giải

Quá trình tiến hóa và tập tính tự nhiên của động vật có mối liên quan mật thiết. Tính tập tính tự nhiên của động vật là kết quả của quá trình tiến hóa, trong đó các đặc điểm và hành vi có lợi cho sự sống sót và sinh sản được chọn lọc và truyền đưa vào thế hệ kế tiếp. “Tiến hóa” xuất hiện trong đoạn [6].

=> Từ cần điền là tiến hóa.


Câu 9:

Nghiên cứu tại Bờ Biển Ngà của Lemoine đã làm thay đổi quan điểm chúng ta về gì trong lĩnh vực hành vi động vật?

(chọn nhiều đáp án)

Xem đáp án

Phương pháp giải

 Đọc hiểu nội dung toàn bài, đối chiếu ngữ liệu.

Lời giải

B đúng - Căn cứ nội dung đoạn [2]: “đây là lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát một loài không phải con người tỉ mỉ tận dụng địa thế cao để đánh giá nguy cơ trong một cuộc xung đột lãnh thổ. "Điều này thể hiện khả năng nhận thức và hành động dựa trên những gì chưa biết để thu được nhiều thông tin hơn" -> nghiên cứu có tính mới và quan trọng để làm tiền đề cho những nghiên cứu hành vi sau này.

D đúng - Căn cứ nội dung đoạn [6]: “họ cho rằng những con tinh tinh khác cũng sử dụng chiến thuật tương tự, tùy theo địa hình.” -> góc nhìn mới được suy ra từ nghiên cứu hành vi của tinh tinh. 

=> Đáp án cần chọn là B và D.


Câu 10:

Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án Đúng hoặc Sai.

Sự cân bằng quyền lực không có ảnh hưởng đến bạo lực trong cuộc xung đột của hai bầy tinh tinh.

Xem đáp án

Phương pháp giải

Tìm từ khóa chính, đối chiếu với ngữ liệu.

Lời giải

Căn cứ nội dung đoạn [5]: “Lemoine để ý khi thành viên của hai đàn gặp nhau, sự cân bằng quyền lực (tức số lượng ở mỗi bên) là một yếu tố quan trọng xác định bạo lực có leo thang ở một bên hay không.” -> quan trọng = có ảnh hưởng lớn.

=> Thông tin Sai.


Câu 11:

Nội dung có thể suy ra từ truyện ngắn trên là:

(chọn nhiều đáp án)

Xem đáp án

Phương pháp giải

 Đọc hiểu nội dung toàn bài, suy ra mục đích của tác giả.

Lời giải

A đúng - Căn cứ nội dung đoạn [3]: “Trong lúc ấy tôi bỗng nhìn thấy ở dãy ghế bên phải có một khuôn mặt quen.” và  [5]: “Một con người như anh ta, tôi vẫn còn nhớ” và [7]: “Riêng tôi không khỏi cảm thấy một cái gì sững sờ, thật cay đắng, thật đau xót” -> người kể chuyện gặp lại người quen cũ khiến anh ta cảm thấy sững sờ và đau lòng.

B đúng - Căn cứ nội dung đoạn [2]: “Tôi đâm lo cho cô bé. Tôi nhìn thấy trước, cô bé sẽ bị lừa đảo, mất trộm hoặc bị cướp giật ngay giữa thủ đô Hà Nội. Tôi đang nghĩ ra một cách gì giúp cô bé.” -> người kể chuyện lo lắng và quan tâm đến cô gái trẻ còn thiếu kinh nghiệm sống.

C sai - Truyện không nhắc đến sự thay đổi về tính cách con người.

D đúng - Căn cứ nội dung toàn bài -> người kể chuyện gặp người quen trong chuyến bay, gặp cả người trẻ mà anh thấy đồng cảm -> đây là sự kiện bất ngờ khiến anh suy nghĩ nhiều về ngày trước, mang lại trải nghiệm đặc biệt.

=> Đáp án cần chọn là A, B, D.


Câu 12:

Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án Đúng hoặc Sai.

Ý nghĩa của truyện ngắn có thể được hiểu thông qua những tình huống và cảm xúc mà người kể chuyện trải qua trong suốt chuyến bay. 

Xem đáp án

Phương pháp giải

Tìm từ khóa chính, đối chiếu với ngữ liệu.

Lời giải

Căn cứ nội dung toàn bài: tình huống truyện ngắn là người kể chuyện có cuộc gặp gỡ bất ngờ với một cô gái trẻ chuẩn bị đi xuất khẩu lao động và một người quen trong quá khứ trên chuyến bay từ Hồ Chí Minh về Hà Nội. Tác giả miêu tả rất chi tiết diễn biến tâm trạng của người kể chuyện qua tình huống trên, từ đó hình thành nên bức tranh đa chiều về mối quan hệ giữa người với người. 

=> Thông tin Đúng.


Câu 13:

Từ thông tin của bài đọc, hãy hoàn thành câu sau bằng cách kéo thả các từ vào đúng vị trí.

việc làm, lao động, thực tế, tinh tế, quen thuộc gần gũi

Truyện ngắn kể về một chuyến bay của người kể chuyện, trong đó anh gặp một cô gái trẻ chuẩn bị đi xuất khẩu _______. Trong chuyến bay, anh nhận ra một người đàn ông _______ ngồi ở dãy ghế bên cạnh, khiến anh sững sờ và đau lòng khi nhớ về quá khứ. Những khía cạnh như sự ngẫu nhiên, sự đồng cảm, và khả năng đối mặt với quá khứ con người được tác giả _______ miêu tả.

Xem đáp án

Đáp án

Truyện ngắn kể về một chuyến bay của người kể chuyện, trong đó anh gặp một cô gái trẻ chuẩn bị đi xuất khẩu lao động. Trong chuyến bay, anh nhận ra một người đàn ông quen thuộc ngồi ở dãy ghế bên cạnh, khiến anh sững sờ và đau lòng khi nhớ về quá khứ. Những khía cạnh như sự ngẫu nhiên, sự đồng cảm, và khả năng đối mặt với quá khứ con người được tác giả tinh tế miêu tả.

Phương pháp giải

Dựa vào logic câu từ và hiểu biết có được qua bài đọc.

Lời giải

- [Vị trí thả 1]: lao động -> Căn cứ nội dung đoạn [2]: “Cô đã học xong lớp 12 từ năm kia, đã trượt đại học hai năm và bây giờ ra Hà Nội để chuẩn bị đi xuất khẩu lao động ở Tiệp Khắc.” -> cụm “xuất khẩu lao động” phù hợp với logic câu.

- [Vị trí thả 2]: quen thuộc -> Căn cứ nội dung đoạn [3]: “Trong lúc ấy tôi bỗng nhìn thấy ở dãy ghế bên phải có một khuôn mặt quen.” -> phù hợp với ngữ cảnh.

- [Vị trí thả 3]: tinh tế -> Tác giả miêu tả những chi tiết nổi bật, lựa chọn ngôn từ và cấu trúc câu tinh tế giúp độc giả cảm nhận sống động tâm trạng nhân vật.


Câu 14:

Cô gái trẻ chuẩn bị đi xuất khẩu lao động đã học xong lớp mấy và đã trượt đại học bao lâu? 
Xem đáp án

Phương pháp giải

 Tìm từ khóa chính, đối chiếu với ngữ liệu.

Lời giải

Từ khóa chính là “bao lâu”. Căn cứ nội dung đoạn [2]: “Cô đã học xong lớp 12 từ năm kia, đã trượt đại học hai năm và bây giờ ra Hà Nội để chuẩn bị đi xuất khẩu lao động ở Tiệp KhắC.”

=> Đáp án cần chọn là B.


Câu 15:

Điền một từ không quá hai tiếng có trong đoạn [3] vào chỗ trống:

Trong cuộc hội thoại với cô gái trẻ, tôi bắt đầu ______ một kịch bản bảo vệ để giúp cô bé tránh xa khỏi những rủi ro có thể xảy ra khi cô vừa mới đến Hà Nội.

Xem đáp án

Đáp án: "định hình"

Phương pháp giải

Xét logic câu từ và thông tin có được sau bài đọc.

Lời giải

Căn cứ nội dung đoạn [2]: “Tôi đâm lo cho cô bé. Tôi nhìn thấy trước, cô bé sẽ bị lừa đảo, mất trộm hoặc bị cướp giật ngay giữa thủ đô Hà Nội. Tôi đang nghĩ ra một cách gì giúp cô bé”. Trong ngữ cảnh câu,  nhân vật chính đang nghĩ kịch bản để có thể hỗ trợ, hướng dẫn cô gái trẻ. Từ “định hình” xuất hiện trong đoạn [3],  ám chỉ việc hình thành, xây dựng một quan điểm, lối tư duy.

=> Từ cần điền là định hình.


Câu 16:

Hoàn thành câu hỏi bằng cách chọn đáp án Đúng hoặc Sai.

Người đàn ông ngồi bất động trong máy bay đã quay đầu để nhìn thẳng vào tác giả khi bị nhận ra. 

Xem đáp án

Phương pháp giải

Tìm từ khóa chính, đối chiếu với ngữ liệu.

Lời giải

Từ khóa chính là “nhìn thẳng”. Căn cứ nội dung đoạn [2]: “từ lúc nãy tới giờ, anh ta có quay ngang quay ngửa hay động đậy cái cổ hoặc liếc mắt nhìn ai đâu.” -> thông tin không có trong bài.

=> Thông tin Sai.


Câu 17:

Từ thông tin của bài đọc, hãy hoàn thành câu sau bằng cách kéo thả các từ vào đúng vị trí

vui mừng, trò chuyện, lo lắng, xuất hiện, hội ngộ

Tình huống chính trong truyện này là cuộc _______ bất ngờ giữa người kể chuyện và một người quen từ quá khứ trong suốt chuyến bay từ thành phố Hồ Chí Minh về Hà Nội. Người quen này là một người đàn ông mà người kể chuyện đã biết từ trước, và sự _______ của ông ta khiến nhân vật chính nhớ lại nhiều kỉ niệm ngày xưa.

Xem đáp án

Đáp án

Tình huống chính trong truyện này là cuộc hội ngộ bất ngờ giữa người kể chuyện và một người quen từ quá khứ trong suốt chuyến bay từ thành phố Hồ Chí Minh về Hà Nội. Người quen này là một người đàn ông mà người kể chuyện đã biết từ trước, và sự xuất hiện của ông ta khiến nhân vật chính nhớ lại nhiều kỉ niệm ngày xưa.

Phương pháp giải

Dựa vào logic câu từ và hiểu biết có được qua bài đọc.

Lời giải

- [Vị trí thả 1]: hội ngộ -> phù hợp với vế sau “giữa người kể chuyện và một người quen từ quá khứ” -> cụm từ “cuộc hội ngộ”

- [Vị trí thả 2]: xuất hiện -> sự xuất hiện, có mặt của người đàn ông trên chuyến bay gợi cho nhân vật chính nhiều suy tư.


Câu 18:

Người thanh niên trong truyện mặc trang phục và đồ trang sức nào?

Xem đáp án

Phương pháp giải

Tìm từ khóa chính, đối chiếu với ngữ liệu.

Lời giải

Căn cứ nội dung đoạn [6]: “Người thanh niên mặc quần áo vàng, đội mũ cát vàng đính phù hiệu công an. Trên thắt lưng to bản đeo bao súng ngắn, lại thêm một khẩu tiểu liên cầm lăm lăm trong tay.”

=> Đáp án cần chọn là C.


Câu 19:

Qua truyện ngắn trên, có thể rút ra điều gì về phong cách sáng tác của Nguyễn Minh Châu?

(chọn nhiều đáp án)

Xem đáp án

Phương pháp giải

Tìm từ khóa chính, đối chiếu với ngữ liệu.

Lời giải

A sai - tác giả chú trọng miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật.

B đúng - 2 mối quan hệ chính được xây dựng trong truyện ngắn là của người kể chuyện với cô gái trẻ và với người quen cũ.

C đúng - thể hiện qua sự đồng cảm với cô gái và sự đau lòng với người quen xưa.

D sai - tình huống truyện được xây dựng đơn giản là cuộc gặp gỡ trên chuyến bay.

=> Đáp án cần chọn là B và C.


Câu 20:

Điền một từ không quá hai tiếng có trong bài văn vào chỗ trống.

Người đàn ông ngồi bất động trên máy bay tỏ ra có vẻ ________, ánh mắt chằm chằm nhìn về phía trước, toát lên một vẻ tự hào và không chịu chuyển động.

Xem đáp án

Đáp án: "kiêu hãnh"

Phương pháp giải

Xét logic câu từ.

Lời giải

Căn cứ nội dung đoạn [3]: “Cái tư thế ngồi ấy, hai con mắt ấy và toàn bộ con người ấy toát ra một vẻ kiêu hãnh, khiến tôi hết sức khó chịu, đầy ác cảm.” -> “kiêu hãnh” phù hợp nội dung vế sau “toát lên một vẻ tự hào”.

=> Từ cần điền là kiêu hãnh.


Câu 21:

Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề

Nhận định nào dưới đây đúng hay sai?

Các loài sử dụng nguồn thức ăn khác nhau nhưng cấu tạo cơ quan tiêu hóa đều giống nhau.

 
Xem đáp án

Phương pháp giải

Đọc kĩ thông tin bài đọc.

Lời giải

Các loài sử dụng nguồn thức ăn khác nhau thì cấu tạo của cơ quan tiêu hóa khác nhau để phù hợp với nguồn thức ăn để tối ưu hóa hiệu quả tiêu hóa.

Đáp án: Sai

 

Câu 22:

Loài động vật nào dưới đây có răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng ăn thịt và răng hàm và dạ dày đơn?

Xem đáp án

Phương pháp giải

Đọc kĩ thông tin bài đọc.

Lời giải

Động vật ăn thịt: Đối với động vật ăn thịt, thức ăn rất giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa cho nên cấu tạo cơ quan tiêu hóa có những đặc điểm đặc trưng: Răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng ăn thịt và răng hàm, Ống tiêu hóa nhỏ, ngắn, dạ dày đơn có khả năng co giãn lớn, manh tràng kém phát triển.

Trong các động vật trên thì sư tử là động vật ăn thịt; trâu và hươu là động vật nhai lại; thỏ là động vật ăn thực vật có dạ dày đơn.

Đáp án: B


Câu 23:

Ở động vật ăn thịt, loại răng nào kém phát triển nhất? 
Xem đáp án

Phương pháp giải

Đọc kĩ thông tin bài đọc.

Lời giải

Động vật ăn thịt: Đối với động vật ăn thịt, thức ăn rất giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa cho nên cấu tạo cơ quan tiêu hóa có những đặc điểm đặc trưng: Răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng ăn thịt và răng hàm, răng cửa lấy thịt ra khỏi xương, răng nanh cắm vào con mồi và giữ mồi, răng ăn thịt rất phát triển, có chức năng xé thịt thành những miếng nhỏ, răng hàm kém phát triển.

Đáp án: C


Câu 24:

Chọn các đáp án chính xác

Những động vật nào sau đây có dạ dày đơn?

Xem đáp án

Phương pháp giải

Đọc kĩ thông tin bài đọc.

Lời giải

- Báo đốm là động vật ăn thịt có dạ dày đơn.

- Trâu, bò, nai là động vật nhai lại có dạ dày 4 túi.

- Ngựa là động vật ăn thực vật có dạ dày đơn.

Đáp án: Báo đốm, ngựa.

 Chọn C, D


Câu 25:

Kéo đáp án chính xác vào chỗ trống.

dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế

Ở thực vật nhai lại, hệ vi sinh vật phân giải xenlulozo và chuyển hóa thành protein nằm ở _______ trong dạ dày 4 túi.

Xem đáp án

Đáp án

Ở thực vật nhai lại, hệ vi sinh vật phân giải xenlulozo và chuyển hóa thành protein nằm ở dạ cỏ trong dạ dày 4 túi.

Phương pháp giải

Đọc kĩ thông tin bài đọc.

Lời giải

Dạ dày 4 túi (Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế).

Dạ cỏ có chứa hệ vi sinh vật phân giải xenlulozo và chuyển hóa thành protein.

Đáp án: Dạ cỏ


Câu 26:

Điều gì giúp động vật nhai lại nghiền nát thức ăn?

Xem đáp án

Phương pháp giải

Đọc kĩ thông tin bài đọc.

Lời giải

Hàm trên có tấm sừng thay cho răng cửa và răng nanh. Hàm dưới có răng cửa và răng nanh giống nhau, có tác dụng tì cỏ vào tấm sừng hàm trên, có khoảng trống không răng tạo điều kiện .cho chuyển động của cỏ. Răng trước hàm và răng hàm có các gờ xi măng nổi trên bề mặt, làm tăng hiệu quả nghiền nát thức ăn.

Đáp án: D


Câu 27:

Điểm giống nhau của cơ quan tiêu hóa ở nai và thỏ?

Xem đáp án

Phương pháp giải

Đọc kĩ thông tin bài đọc.

Lời giải

Điểm giống nhau của cơ quan tiêu hóa ở nai (động vật nhai lại) và thỏ (động vật ăn thực vật có dạ dày đơn) là trong dạ dày đều có hệ sinh vật cộng sinh phát triển phân giải xenlulozo.

Đáp án: C


Câu 28:

Cho hình vẽ về bó cơ của chân. Lực ở gân Achilles bằng bao nhiều nếu người chơi chỉ đứng bằng một chân? Coi tất cả các xương bàn chân là một khối cứng (hình B). Bỏ qua trọng lượng của xương bàn chân và g = 9,81m/s2

Cho hình vẽ về bó cơ của chân. Lực ở gân Achilles bằng bao nhiều nếu người chơi chỉ đứng bằng một chân? Coi tất cả các xương bàn chân là một khối cứng (hình B). Bỏ qua trọng lượng của xương bàn chân và g = 9,81m/s2 (ảnh 1)
Xem đáp án

Phương pháp giải

Phân tích thông tin từ đề bài.

Vận dụng lí thuyết về momen của vật rắn

Lời giải

Khi đứng bằng một chân thì lực tác dụng lên chân hay các cơ chính là trọng lượng của cơ thể.

Áp dụng điều kiện để cân bằng lực ta có: \[T{d_1} = P{d_2}\]

\( \Rightarrow T = \frac{{P{d_2}}}{{{d_1}}} = \frac{{72.9,81.13,{{5.10}^{ - 2}}}}{{5,{{2.10}^{ - 2}}}} = 1,{83.10^3}\;{\rm{N}}\)

Chọn C


Câu 29:

Tính lực căng riêng của cơ bắp chân.

Xem đáp án

Phương pháp giải

Phân tích thông tin bài cung cấp.

Sử dụng số liệu từ câu trước.

Lời giải

Ta có  lực căng đặc hiệu (lực căng tối đa trên một đơn vị diện tích) của cơ bắp chân là:

\(F = \frac{T}{S} = \frac{{1,{{83.10}^3}}}{{{{23.10}^{ - 4}}}} = 7,{96.10^5}\;{\rm{N}}/{{\rm{m}}^2}\)

 Chọn A


Câu 30:

Điền số thích hợp vào chỗ trống:

Nếu hai cơ ức đòn chũm (đầu bên và đầu giữa) phân bổ như nhau vào tổng 60% lực tác động lên gân Achilles). Lực căng do  hai cơ này tác động vào gân (lấy phần nguyên) là _______ N

Xem đáp án

Đáp án: "584"

Phương pháp giải

Phân tích hình vẽ và vận dụng lí thuyết phân tích lực.

Lời giải

Hai cơ ức đòn chũm (đầu bên và đầu giữa) phân bổ như nhau vào tổng 60% lực tác động lên gân Achilles.

Lực căng  do hai cơ sinh ra là: T = 1,83.103.0,6 = 1,098.103 N

Lực căng hai bên là như nhau.

Dựa vào lí thuyết tổng hợp lực ta có:

Lực phân bổ như nhau vào tổng 60% lực tác động lên gân Achilles nên lực tác động vào gân là: 2Tcos200 = 1,098.103 ⇒ T = 584 N


Câu 31:

Đối với một cầu thủ bóng đá khỏe mạnh, xương chày có thể chịu được một lực tối đa là 3,60N trên 4,90.102 (mm2) trước khi gãy. Trong một trận bóng, cầu thủ A không may sút trúng  cầu thủ B. Kết quả là cầu thủ B bị trấn thương ở xương chày (giả sử xương chày của cầu thủ B đứng yên trước va chạm). Sau va chạm, chân cầu thủ B chuyển động trở lại với vận tốc 4,25m/s. Khối lượng của chân anh ta là 3,20kg và thời gian va chạm là 55,0ms và diện tích va chạm 6,20.102 mm2, biết không có ngoại lực nào khác ảnh hưởng đến chân của cầu thủ B. Khi đó lực tác dụng lên xương chày của B là bao nhiêu?

Xem đáp án

Phương pháp giải

Sử dụng lí thuyết về động lượng đã được học.

Lời giải

Ta có độ biến thiên động lượng trong quá trình va chạm được xác định bằng: Δp = FΔt

Khi đó, lực tác dụng lên xương chày của B trong quá trình va chạm là: \[F = \frac{{\Delta p}}{{\Delta t}}\]

Ban đầu chưa có va chạm xảy ra thì: \[{p_1} = m{v_1} = 0\]

\( \Rightarrow F = \frac{{\Delta p}}{{\Delta t}} = \frac{{m{v_2}}}{{\Delta t}} = \frac{{3,2.4,25}}{{{{55.10}^{ - 3}}}} = 247N\)

 Chọn B


Câu 32:

Chọn đúng hoặc sai cho các nhận xét sau:

Phát biểu

ĐÚNG

SAI

Xương chày của cầu thủ B bị gãy.

   

Xương chày của cầu thủ B không gãy.

   
Xem đáp án

Đáp án

Phát biểu

ĐÚNG

SAI

Xương chày của cầu thủ B bị gãy.

  X

Xương chày của cầu thủ B không gãy.

X  

Phương pháp giải

So sánh số liệu từ câu trên đã tính được.

Lời giải

Ta có lực tác dụng trong câu tính được là 247N trên 6,2.102 mm2

Mà lực chịu được tối đa là 3,60N trên 4,90.102 (mm2)

=> xương chày vẫn chưa bị gãy.

 


Câu 34:

Thứ tự sắp xếp các đệm trên theo thứ tự giảm dần của khả năng hấp thụ lực cao nhất trên một đơn vị thời gian là?

Xem đáp án

Phương pháp giải

Phân tích bằng số liệu bài cung cấp.

Lời giải

Ta xác định lực hấp thụ bằng cách lấy hiệu (lực tác động - lực cảm biến) chia có thời gian tác động.

Khi đó thứ tự đúng sẽ là: 6 – 1 – 2 – 3 – 5 – 4 - 7

 Chọn A


Câu 35:

Cho phản ứng: 2NOCl(g) → 2NO(g) + Cl2(g) . Năng lượng hoạt hóa của phản ứng này là 100 kJ/mol. Ở 350K, hằng số tốc độ của phản ứng là 8.10−6 L/(mol.s). Hằng số tốc độ phản ứng của phản ứng này ở 400K là

Xem đáp án

Phương pháp giải

Áp dụng phương trình Arrhenius.

Lời giải

Gọi hằng số tốc độ phản ứng của phản ứng này tại 400K là x.

Theo phương trình Arrhenius:

\(\ln \frac{{{k_{{T_2}}}}}{{{k_{{T_1}}}}} = \frac{{{E_a}}}{R}.\left( {\frac{1}{{{T_1}}} - \frac{1}{{{T_2}}}} \right) \Rightarrow \ln \frac{x}{{350}} = \frac{{{{100.10}^3}}}{{8,314}}.\left( {\frac{1}{{350}} - \frac{1}{{400}}} \right) \Rightarrow x = 5,{87.10^{ - 4}}L/({\rm{mol}}{\rm{.}}s)\)

Chọn A


Câu 36:

Trong những nhận định sau, nhận định nào là nhận định chính xác?

Phát biểu

ĐÚNG

SAI

Tất cả các phân tử hóa học khi đã xảy ra sự va chạm với nhau thì đều là va chạm có hiệu quả.

   

Tất cả các phân tử hóa học khi đã xảy ra sự va chạm với nhau thì đều xảy ra phản ứng hóa học.

   

Năng lượng hoạt hóa của một phản ứng hóa học càng lớn thì phản ứng hóa học đó càng dễ xảy ra.

   

Khi Ea càng lớn thì k càng nhỏ, tốc độ phản ứng càng nhỏ.

   
Xem đáp án

Đáp án

Phát biểu

ĐÚNG

SAI

Tất cả các phân tử hóa học khi đã xảy ra sự va chạm với nhau thì đều là va chạm có hiệu quả.

  X

Tất cả các phân tử hóa học khi đã xảy ra sự va chạm với nhau thì đều xảy ra phản ứng hóa học.

  X

Năng lượng hoạt hóa của một phản ứng hóa học càng lớn thì phản ứng hóa học đó càng dễ xảy ra.

  X

Khi Ea càng lớn thì k càng nhỏ, tốc độ phản ứng càng nhỏ.

X  

Phương pháp giải

Dựa vào thông tin về sự va chạm của các phân tử.

Lời giải

- Nhận định “Tất cả các phân tử hóa học khi đã xảy ra sự va chạm với nhau thì đều là va chạm có hiệu quả” là SAI vì theo như bài đọc, không phải tất cả các va chạm của các phân tử hóa học là va chamj có hiệu quả.

- Nhận định “Tất cả các phân tử hóa học khi đã xảy ra sự va chạm với nhau thì đều xảy ra phản ứng hóa học” là SAI, vì phải là những va chạm có hiệu quả thì mới có phản ứng hóa học xảy ra.

- Nhận định “Năng lượng hoạt hóa của một phản ứng hóa học càng lớn thì phản ứng hóa học đó càng dễ xảy ra” là SAI. Năng lượng hoạt hóa của một phản ứng hóa học càng lớn thì phản ứng đó càng khó xảy ra.

- Nhận định “Khi Ea càng lớn thì k càng nhỏ, tốc độ phản ứng càng nhỏ” là ĐÚNG. Dựa vào phương trình kinh nghiệm Arrhenius có thể nhận thấy điều này.


Câu 37:

Kéo thả đáp án thích hợp vào chỗ trống:

Cl, O3, ClO, O2

Sự suy giảm tầng ozone và lỗ thủng tầng ozone (O3) đã gây ra mối lo ngại về việc gia tăng nguy cơ ung thư da, cháy nắng, mù mắt và đục thủy tinh thể,… Tầng ozone hấp thụ hầu hết các tia cực tím (UV) có hại cho sự sống trên Trái Đất. Các phân tử ozone có thể bị phá hủy theo hai giai đoạn:

Cl + O3 → ClO + O2 và ClO + O3 → Cl + 2O2

Chất xúc tác trong quá trình này là _______.

Xem đáp án

Đáp án

Chất xúc tác trong quá trình này là Cl.

Phương pháp giải

Thông tin về chất xúc tác: Chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng hóa học. Chất xúc tác không bị biến đổi về lượng và chất sau phản ứng.

Lời giải

Chất xúc tác không bị biến đổi sau phản ứng nên Cl là chất xúc tác.


Câu 38:

Thực nghiệm cho biết phản ứng 2N2O5(g) → 4NO2(g) + O2(g) ở 45oC có hằng số tốc độ phản ứng là 8,17.10−3s−1; Ea = 103,5 kJ/mol. Hằng số tốc độ phản ứng tại 65oC là

Xem đáp án

Phương pháp giải

Đổi nhiệt độ thành độ K.

Lời giải

Gọi hằng số tốc độ phản ứng của phản ứng này tại 400K là x.

Theo phương trình Arrhenius:

\(\ln \frac{{{k_{{T_2}}}}}{{{k_{{T_1}}}}} = \frac{{{E_a}}}{R}.\left( {\frac{1}{{{T_1}}} - \frac{1}{{{T_2}}}} \right) \Rightarrow \ln \frac{x}{{8,{{17.10}^{ - 3}}}} = \frac{{103,{{5.10}^3}}}{{8,314}}.\left( {\frac{1}{{45 + 273}} - \frac{1}{{65 + 273}}} \right) \Rightarrow x = 0,083\)

 Chọn B


Câu 39:

Một phản ứng đơn giản xảy ra ở nhiệt độ 100oC, trong điều kiện có xúc tác và không có xúc tác, năng lượng hoạt hóa của phản ứng lần lượt là: Ea1 = 25 kJ/molEa2 = 50 kJ/mol. Nhận định dưới đây là đúng hay sai?

Khi năng lượng hoạt hóa giảm từ 50 kJ/mol về 25 kJ/mol, tốc độ phản ứng tăng 2050 lần.

Xem đáp án

Phương pháp giải

Áp dụng phương trình Arrhenius.

Lời giải

Phương trình Arrhenius trong 2 điều kiện là:

\({k_1} = A \times {e^{\frac{{{E_{a1}}}}{{RT}}}}\)

\({k_2} = A \times {e^{\frac{{{E_{a2}}}}{{RT}}}}\)

\( \Rightarrow \frac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = {e^{\frac{{{E_{a2}} - {E_{a1}}}}{{RT}}}} = {e^{\frac{{(50 - 25){{.10}^3}}}{{8,314.373}}}} = 3170,4\)

Vậy khi năng lượng hoạt hóa giảm từ 50 kJ/mol về 25 kJ/mol, tốc độ phản ứng tăng lên 3170,4 lần.

 Chọn B


Câu 40:

Chọn nhận định sai trong những nhận định dưới đây?

Xem đáp án

Phương pháp giải

Dựa vào thông tin đã cho trong đầu bài.

Lời giải

Đáp án sai là đáp án C. Tăng nhiệt độ không làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.

 Chọn C


Câu 41:

Cơ chế điều hòa mức độ xoắn của NST là cơ chế điều hòa hoạt động gen của sinh vật nhân thực ở cấp độ nào?

Xem đáp án

Phương pháp giải

Đọc kĩ thông tin đoạn đọc.

Lời giải

Điều hòa trước phiên mã được thực hiện thông qua cơ chế điều hòa mức độ xoắn của NST.

Đáp án: A


Câu 42:

Kéo thả cụm từ chính xác vào chỗ trống: cần ít năng lượng, cần nhiều năng lượng

Điều hòa hoạt động gen ở mức độ trước phiên mã ở sinh vật nhân thực là hình thức điều hòa _______

Xem đáp án

Đáp án

Điều hòa hoạt động gen ở mức độ trước phiên mã ở sinh vật nhân thực là hình thức điều hòa cần ít năng lượng

Phương pháp giải

Đọc kĩ thông tin đoạn đọc.

Lời giải

Ở sinh vật nhân thực, điều hòa hoạt động gen có nhiều cấp độ khác nhau, trong đó điều hòa trước phiên mã là hình thức điều hòa ít tốn kém năng lượng.

Đáp án: cần ít năng lượng


Câu 43:

Chọn những nhận định chính xác.

Sự điều hòa biểu hiện của gen ở mức độ trước phiên mã của sinh vật nhân sơ dựa trên cơ sở khoa học nào?

Xem đáp án

Phương pháp giải

Đọc kĩ thông tin đoạn đọc.

Lời giải

Các gen nằm trong vùng co xoắn (vùng dị nhiễm sắc) của NST sẽ không được biểu hiện. Chỉ những gen nằm trong vùng giãn xoắn (vùng nguyên nhiễm sắc) mới có cơ hội được biểu hiện. Vì thế, tế bào có thể điều hòa sự biểu hiện của gen bằng cách co, giãn xoắn NST.

Đáp án:

- Các gen nằm trong vùng dị nhiễm sắc của NST không được biểu hiện.

- Các gen nằm trong vùng nguyên nhiễm sắc của NST sẽ được biểu hiện.

 Chọn A, D


Câu 44:

Đối với cơ chế cải biến histone, hoạt động nào dẫn đến sự ức chế quá trình phiên mã của gen?

Xem đáp án

Phương pháp giải

Đọc kĩ thông tin đoạn đọc.

Lời giải

- Sự gắn nhóm methyl vào histone sẽ làm co xoắn NST, ức chế sự biểu hiện của gen.

- Các hoạt động còn lại đều dẫn đến khởi động quá trình phiên mã.

Chọn A


Câu 45:

Điền từ chính xác vào chỗ trống

Quá trình Acetyl hóa đuôi histone là sự gắn nhóm Acetyl vào các phân tử lysine tích điện _______ của đuôi histone làm giãn xoắn NST.

Xem đáp án

Đáp án: "dương"

Phương pháp giải

Đọc kĩ thông tin đoạn đọc.

Lời giải

Sự gắn nhóm acetyl vào các phân tử lysine tích điện dương của đuôi histone sẽ làm giãn xoắn NST, khởi động quá trình phiên mã của gen.

Đáp án: dương


Câu 46:

Quá trình nào dưới đây liên quan đến quá trình biệt hóa tế bào? 
Xem đáp án

Phương pháp giải

Đọc kĩ thông tin đoạn đọc.

Lời giải

Sự methyl hóa ADN thường gây ra sự bất hoạt gen trong thời gian dài, liên quan đến quá trình biệt hóa tế bào.

Đáp án: C


Câu 47:

Nhận định dưới đây đúng hay sai?

Một đoạn ADN có một gen bị bất hoạt do methyl hóa, sau khi diễn ra quá trình nhân đôi ADN, gen bị bất hoạt trên ở ADN con chuyển sang trạng thái hoạt động.

Xem đáp án

Phương pháp giải

Đọc kĩ thông tin đoạn đọc.

Lời giải

Một gen khi đã bị methyl hóa thì trạng thái methyl hóa sẽ được truyền lại cho các thế hệ tế bào con. -> Một phân tử ADN có một gen bị bất hoạt do methyl hóa, sau khi diễn ra quá trình nhân đôi ADN, gen bị bất hoạt trên ở ADN con vẫn ở trạng thái bật hoạt, hiện tượng này gọi là hiện tượng in vết hệ gen.

Đáp án: Sai


Câu 48:

Dao động điện từ trong mạch chọn sóng của máy thu khi máy thu bắt sóng là:

Xem đáp án

Phương pháp giải

Cả 3 câu trên đều sai

Vận dụng lí thuyết về truyền tin bằng sóng vô tuyến.

Dựa vào thông tin bài cung cấp.

Lời giải

Ta có trong mạch chọn sóng sẽ chọn lọc sóng muốn thu nhờ mạch cộng hưởng đồng nghĩa với dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số riêng của mạch.

Vì với dao động cưỡng bức với tần số bằng với tần số riêng của mạch thì hiện tượng cộng hưởng xảy ra.

 Chọn B


Câu 49:

Chọn các nhận xét đúng khi nói về nguyên tắc phát và thu sóng điện từ.

Xem đáp án

Phương pháp giải

Phân tích thông tin bài cung cấp.

Vận dụng lí thuyết đã học về truyền tin bằng sóng điện từ.

Lời giải

Ta có để thu sóng thì chúng ta cần anten.

Trong quá trình thu và phát sóng nhờ có anten ta chọn lọc được sóng cần thu. Khi phát sóng cần mắc một máy dao động điều hòa với anten (mạch biến điệu và khuếch đại).

Còn có thiết bị có thể vừa thu và phát sóng điện từ như điện thoại.

 Chọn B, C, D


Câu 50:

Kéo thả các từ sau để hoàn thành quá trình thu sóng điện từ trong máy thu thanh

tách sóng, chọn sóng, khuếch đại cao tần, chuyển thành sóng âm, khuếch đại âm tần, chuyển thành sóng hạ âm

Các giai đoạn thu sóng điện từ trong máy thu thanh là: _______ - _______ - _______ - _______ - _______

Xem đáp án

Đáp án

Các giai đoạn thu sóng điện từ trong máy thu thanh là: chọn sóng - khuếch đại cao tần - tách sóng - khuếch đại âm tần - chuyển thành sóng âm

Phương pháp giải

Phân tích thông tin bài cung cấp

Lời giải

Các giai đoạn trong máy thu thanh:

+ Anten thu: thu sóng điện từ  từ cao tần biến điệu

+ Chọn sóng: chọn lọc sóng muốn thu nhờ mạch cộng hưởng.

+ Tách sóng: lấy ra dao động âm tần từ cao động cao tần biến điệu.

+ Mạch khuếch đại âm tần: là mạnh dao động âm tầm rồi đưa ra loa

Từ quá trình trên ta có sắp xếp như sau:

chọn sóng – khuếch đại cao tần – tách sóng – khuếch đại âm tần – chuyển thành sóng âm

 


Câu 51:

Trong “máy bắn tốc độ“ xe cộ trên đường:

Xem đáp án

Phương pháp giải

Vận dụng lí thuyết đã học về truyền tin bằng sóng vô tuyến.

Lời giải

Ta có trong “máy bắn tốc độ” xe cộ trên đường có cả máy phát và máy thu vô tuyến. Chú ý rằng, máy này hoạt động dựa trên hiệu ứng Đôp-le nên nó vừa phát ra sóng điện từ vừa phải thu sóng điện từ phản xạ trở lại.

 Chọn C


Câu 52:

Tại Hà Nội, một máy đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, véctơ cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó véctơ cường độ điện trường có

Xem đáp án

Phương pháp giải

Vận dụng lí thuyết về phương, chiều của véctơ cường độ điện trường, véctơ cảm ứng từ và vận tốc truyền sóng trong điện từ trường.

Áp dụng quy tắc cái đinh ốc

Lời giải

Ta có:

+ Véctơ cường độ điện trường \(\overrightarrow E \) và véctơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. 3 véctơ \(\overrightarrow E \), \(\overrightarrow B \) và \(\overrightarrow v \) tại mọi điểm tạo với nhau thành một tam diện thuận.

+ Áp dụng quy tắc đinh ốc theo chiều thuận: từ \(\overrightarrow E \) → \(\overrightarrow B \), khi đó chiều tiến của đinh ốc là v

Tại Hà Nội, một máy đang phát sóng điện từ. Xét một phương truyền có phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, véctơ cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó véctơ cường độ điện trường có (ảnh 1)

+ Do \(\overrightarrow E \), \(\overrightarrow B \) cùng pha => Khi đó véctơ cường độ điện trường có độ lớn cực đại và hướng về phía Tây

Chọn A

 


Câu 53:

Bước sóng điện từ mà mạch phát hoặc thu được xác định bằng công thức: \(\lambda  = cT = \frac{c}{f} = 2\pi c\sqrt {LC} \). Mạch dao động của một máy thu vô tuyến gồm cuộn cảm L = 5μH và tụ xoay có điện dụng biến thiên từ \({C_1} = 10pF \to {C_2} = 250pF\). Dải sóng điện từ mà máy thu được có bước sóng là:

Xem đáp án

Phương pháp giải

Vận dụng công thức \(\lambda  = cT = \frac{c}{f} = 2\pi c\sqrt {LC} \)

Lời giải

Ta có: \(\lambda  = cT = \frac{c}{f} = 2\pi c\sqrt {LC} \)

 

\( \Leftrightarrow 2\pi {.3.10^8}.\sqrt {{{5.10}^{ - 6}}{{.10.10}^{ - 12}}}  \le \lambda  \le 2\pi {.3.10^8}.\sqrt {{{5.10}^{ - 6}}{{.250.10}^{ - 12}}} \)

\( \Rightarrow 13,3 \le \lambda  \le 66,6\,\,({\rm{m}})\)

 Chọn B


Câu 54:

Nhận định dưới đây là đúng hay sai?

Phản ứng phân rã Uranium là một phản ứng hóa học.

Xem đáp án

Phương pháp giải

Trong các phản ứng hóa học chỉ có lớp vỏ electron bị thay đổi.

Lời giải

Trong các phản ứng hóa học chỉ có lớp vỏ electron bị thay đổi. từ đó sinh ra chất hóa học mới chứ không sinh ra nguyên tố hóa học mới, nên phản ứng phân ra uranium không phải là một phản ứng hóa học.

 Chọn B


Câu 55:

Điền số thích hợp vào chỗ trống (Lấy kết quả đến chữ số thập phân thứ hai)

Biết Uranium còn có một đồng vị nữa là 234U. Nguyên tử khối trung bình của Uranium là _______ amu.

Xem đáp án

Đáp án: "237,98"

Phương pháp giải

- Tính phần trăm của đồng vị 234U.

- Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Uranium.

Lời giải

Phần trăm của đồng vị 234U là: 100% − 0,711% − 99,284% = 0,005%

Nguyên tử khối trung bình của nguyên tử Uranium là:

\({\bar M_U} = \frac{{234.0,041 + 235.0,711 + 238.99,284}}{{100}} = 237,98\,\,{\rm{amu}}\)


Câu 56:

Phản ứng nào dưới đây mô tả chính xác phóng xạ β?

Xem đáp án

Phương pháp giải

Dựa vào thông tin về phóng xạ β: Sau phóng xạ β, điện tích hạt nhân nguyên tử tăng 1 đơn vị, số khối không thay đổi.

Lời giải

Phản ứng của phóng xạ β là \(_Z^AX \to _{ - 1}^0e + _{Z + 1}^AX'\).

 Chọn B


Câu 57:

Dãy nào dưới đây là kí hiệu hóa học của các hạt theo thứ tự α, β, β+?

Xem đáp án

Phương pháp giải

Dựa vào thông tin về các loại phóng xạ:

- Phóng xạ α: Sau phóng xạ α, điện tích hạt nhân nguyên tử giảm 2 đơn vị và số khối giảm hẳn 4 đơn vị.

- Phóng xạ β: Sau phóng xạ β, điện tích hạt nhân nguyên tử tăng 1 đơn vị, số khối không thay đổi.

- Phóng xạ β+ : Sau phóng xạ β+, điện tích hạt nhân nguyên tử giảm 1 đơn vị, số khối không thay đổi.

Lời giải

Kí hiệu của hạt α, β, β+ lần lượt là \(_2^4{\rm{He}},\,\,_{ + 1}^0e,\,\,_{ - 1}^0e\).

 Chọn B


Câu 58:

Các nhận định dưới đây là đúng hay sai?

Phát biểu

ĐÚNG

SAI

Khả năng đâm xuyên của các tia phóng xạ có thể sắp xếp theo thứ tự là: 

γ < β < α.

   

Khả năng gây ion hóa của các tia phóng xạ có thể sắp xếp theo thứ tự là: 

γ < β < α.

   

Không phải phản ứng hạt nhân nào cũng tạo ra phóng xạ γ.

   
Xem đáp án

Đáp án

Phát biểu

ĐÚNG

SAI

Khả năng đâm xuyên của các tia phóng xạ có thể sắp xếp theo thứ tự là: 

γ < β < α.

  X

Khả năng gây ion hóa của các tia phóng xạ có thể sắp xếp theo thứ tự là: 

γ < β < α.

X  

Không phải phản ứng hạt nhân nào cũng tạo ra phóng xạ γ.

X  

Phương pháp giải

Dựa vào đoạn thông tin trong đề bài.

Lời giải

Nhận định “Khả năng đâm xuyên của các tia phóng xạ có thể sắp xếp theo thứ tự là: γ < β < α” là sai.

 


Câu 59:

Nguyên tố nào được tạo ra trong phản ứng hạt nhân dưới đây?

\(_0^1n\,\, + \,\,_{92}^{235}U \to ?\,\, + \,\,_{36}^{92}Kr\,\, + \,\,3_0^1n\)

Xem đáp án

Phương pháp giải

Dựa vào định luật bảo toàn điện tích hạt nhân và số khối.

Lời giải

Theo định luật bảo toàn điện tích hạt nhân và số khối, nguyên tố mới được tạo ra là \(_{56}^{141}{\rm{Ba}}\).

Chọn A

Bắt đầu thi ngay