Đọc hiểu chủ đề công nghệ - Đề 6
-
1193 lượt thi
-
33 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thí sinh đọc Bài đọc và trả lời các câu hỏi 1 – 8.
1. Lần đầu tiên, Việt Nam chế tạo thành công máy thu định vị toàn cầu GNSS với nhiều tính năng mới, nổi bật, có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành như hàng không, quốc phòng, giao thông thủy, giao thông minh, máy bay không người lái.
2. Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Trung, Phó Viện trưởng Viện Điện tử - Viễn thông của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, các nước có nền kinh tế, công nghiệp vũ trụ và quốc phòng mạnh trên thế giới đều đầu tư phát triển hệ thống định vị toàn cầu mạnh mẽ trong những năm qua.
3. Cùng với đó là sự phát triển của công nghệ định vị dựa trên hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (Global Navigation Satellite System – GNSS). Đây là công nghệ cho phép xác định các thông tin vị trí của người sử dụng tại bất kỳ điểm nào trên mặt đất. GNSS đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, từ quốc phòng đến giao thông vận tải, cứu hộ cứu nạn, trắc địa bản đồ, dẫn đường hàng hải, hàng không.
4. Tại Việt Nam những năm qua, các ứng dụng liên quan đến hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu được triển khai trong rất nhiều lĩnh vực liên quan đến đời sống kinh tế và xã hội như ứng dụng trong đo đạc bản đồ và thu thập các thông tin địa lý, quản lý đất đai và môi trường, hỗ trợ định vị và tìm kiếm trong các trường hợp khẩn cấp như bão, động đất, lũ. Quản lý vị trí của hệ thống giao thông như hệ thống xe buýt, xe cấp cứu, cứu hoả, điều hành hệ thống taxi.
5. Tuy nhiên, việc nghiên cứu phát triển kiến trúc các bộ thu vô tuyến, bao gồm bộ thu GNSS ở Việt Nam còn hạn chế. Vì vậy, trong khuôn khổ chương trình Nghị định thư của Bộ Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp Trường Đại học Milano của Ý triển khai nghiên cứu phát triển máy thu định vị toàn cầu GNSS đa kênh dựa trên kỹ thuật đổi tần trực tiếp và hệ thống anten thông minh.
6. Trong hai năm, các nhà khoa học của Đại học Bách Khoa Hà Nội phối hợp với Đại học Milano của Ý, do GS Riccardo Enrico Zich - tác giả của nhiều công bố khoa học trong lĩnh vực này đã chế tạo thành công thiết bị mẫu (prototype) bộ thu GNSS đa kênh tích hợp hệ anten thông minh. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam có thiết bị này. Trên thế giới, số lượng các thiết bị này cũng không nhiều. Thành công này mở ra nhiều cơ hội ứng dụng công nghệ định vị vệ tinh trong phát triển kinh tế xã hội.
7. PGS Nguyễn Hữu Trung chia sẻ, một trong những ứng dụng quan trọng có thể triển khai ngay là giao thông đô thị. “Mục tiêu mà nhiệm vụ đặt ra là phát triển bộ thu định vị có khả năng hỗ trợ giao thông đô thị. Nhiệm vụ này có thể coi là một đề án tiền khả thi cho việc hiện đại hóa và việc ứng dụng các hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông vào lĩnh vực giao thông đô thị nói riêng cũng như trong các lĩnh vực khác của đời sống nói chung”, PGS Trung nói.
8. PGS Trung cho biết thêm, quy trình công nghệ thiết kế chế tạo thiết bị và dịch vụ định vị độ bền vững cao chứa đựng hàm lượng chất xám công nghệ lớn. Do đó, nếu được phát triển thành thương phẩm thì có khả năng cạnh tranh giá thành và chất lượng đáp ứng yêu cầu.
9. Nhóm nghiên cứu hướng đến các ngành ứng dụng cụ thể gồm hàng không, quốc phòng, giao thông đường thủy và thủy quân, xây dựng, mỏ và công nghiệp, giao thông thông minh (ITS), các dịch vụ an ninh công cộng (Public services), điều phối khi xảy ra tai nạn, phối hợp tác chiến, dịch vụ cung cấp thời gian chính xác. Dịch vụ LBS (cung cấp vị trí trong mọi điều kiện) và phương tiện bay không người lái UAV.
10. “Chúng tôi đang hướng đến nhiều hình thức chuyển giao công nghệ như chuyển công nghệ trọn gói, chuyển giao công nghệ có đào tạo, chuyển giao theo hình thức trả dần theo tỷ lệ % doanh thu, liên kết với doanh nghiệp để sản xuất hoặc góp vốn hoặc tự thành lập doanh nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu tạo ra”, ông Trung nói.
11. Cùng với khả năng ứng dụng thực tế, sản phẩm cũng đóng góp phát triển công nghệ định vị vệ tinh đa kênh, đóng góp một kiến trúc mới về công nghệ phát triển các bộ thu GNSS, đóng góp một phương pháp thu đa kênh dùng anten thông minh, giúp đất nước sở hữu một số công nghệ ứng dụng quan trọng trong thông tin viễn thông và lĩnh vực thiết kế chế tạo thiết bị vô tuyến.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam chế tạo thành công máy thu định vị toàn cầu GNSS, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 23/10/2020)
Nội dung chính của bài đọc trên là?
Nội dung chính: Giới thiệu máy thu định vị toàn cầu GNSS.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2:
Theo đoạn 4, GNSS KHÔNG được sử dụng cho mục đích nào dưới đây?
Theo đoạn 4, GNSS KHÔNG được sử dụng cho mục đích sản xuất các thiết bị điện tử hiện đại.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3:
Vai trò của GS Riccardo Enrico Zich trong nghiên cứu của Đại học Bách Khoa là:
Vai trò của GS Riccardo Enrico Zich trong nghiên cứu của Đại học Bách Khoa
là chuyên gia tư vấn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
Đoạn 5 đưa đến kết luận gì?
Kết luận: Máy thu GNSS là một loại bộ thu tín hiệu vô tuyến.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5:
Theo PGS. Nguyễn Hữu Trung, sản phẩm máy thu GNSS sẽ được ưu tiên ứng dụng trong lĩnh vực:
Theo PGS. Nguyễn Hữu Trung, sản phẩm máy thu GNSS sẽ được ưu tiên ứng dụng trong lĩnh vực: giao thông đô thị.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:
Đâu là nhận xét của PGS. Nguyễn Hữu Trung về sản phẩm bộ thu GNSS?
Theo PGS. Nguyễn Hữu Trung, sản phẩm bộ thu GNSS có tiềm năng thương mại hóa cao.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7:
Theo đoạn 10, PGS Nguyễn Hữu Trung KHÔNG hướng đến hình thức chuyển giao công nghệ nào cho bộ thu GNSS?
Theo đoạn 10, PGS Nguyễn Hữu Trung KHÔNG hướng đến hình thức chuyển giao công nghệ: Chuyển giao công nghệ không đào tạo.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:
Ý nào dưới đây thể hiện gần đúng nhất nội dung chính của đoạn cuối?
Nội dung chính đoạn cuối: Ý nghĩa của việc chế tạo thành công bộ thu GNSS.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9:
1. Phát biểu tại khai mạc hội thảo Industry 4.0 Summit 2019, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đang mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân. CMCN 4.0 đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
2. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đấy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về nâng cao năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0 và phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ.
3. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin điện tử - viễn thông. Cơ sở hạ tầng viễn thông được xây dựng khá đồng bộ, vùng phủ sóng di động đạt 99,7% dân số trên cả nước, trong đó vùng phủ sóng 3G, 4G đạt trên 98% với mức cước phí thấp, mạng 5G đã được cấp phép thử nghiệm và dự kiến triển khai thương mại từ năm 2020. Kinh tế sốđược hình thành, phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN về quy mô nền kinh tế kỹ thuật số...
4. Tuy vậy, mức độ chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập, xếp hạng chung về thể chế của Việt Nam vẫn ở mức dưới trung bình. Năm 2018, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đánh giá Việt Nam đạt 50/100 điểm, xếp hạng 94/140 quốc gia. Thể chế cho các hoạt động kinh tế số, kinh tế chia sẻ, đổi mới sáng tạo chưa được hình thành đồng bộ, chưa có hành lang pháp lý cho thí điểm triển khai áp dụng các sản phẩm, mô hình kinh doanh, dịch vụ mới của CMCN 4.0. Quá trình chuyển đổi số quốc gia còn chậm, thiếu chủ động nhiều doanh nghiệp còn bị động, năng lực tiếp cận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại còn thấp. Kinh tế số có quy mô còn nhỏ. Việc đấu tranh với tội phạm, bảo đảm ninh mạng còn nhiều thách thức...
5. Xuất phát từ thực tế nêu trên, để nắm bắt và tận dụng các cơ hội của cuộc CMCN này để phát triển bứt phá, Bộ Chính trị đã giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì xây dựng Đề án “Chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0”.
6. Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị là nghị quyết toàn diện, tổng thể đầu tiên của Đảng về chủ trương, chính sách của Việt Nam tham gia cuộc CMCN 4.0, được hệ thống chính trị và toàn xã hội đón nhận tích cực, nhiều chuyên gia quốc tế và trong nước đã đánh giá cao.
7. Ông Nguyễn Văn Bình phân tích: Xây dựng và ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị là quan trọng nhưng đưa Nghị quyết nhanh chóng vào cuộc sống để Việt Nam có thể bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới trong cuộc CMCN này có tầm quan trọng không kém. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá, bản chất của cuộc CMCN 4.0 là cuộc cách mạng thể chế. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số tạo ra mô hình mới, lực lượng lao động mới, nhanh chóng, bùng nổ... khiến khuôn khổ thể chế truyền thống không còn phù hợp, mà nếu duy trì sẽ kìm hãm phát triển. “Từ những lí do trên, đặt ra yêu cầu phải thay đổi thể chế, cần thay đổi tư duy quản lý theo lối mòn là cái gì không quản được ta cắm, cần có nhận thức rõ ràng cũng như bản lĩnh để thích ứng, đồng thời, lường đón được những tác động của cuộc cách mạng”, Trưởng Ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Việt Nam cần hợp tác với các nước trong Cách mạng công nghiệp 4.0, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 09/10/2017)
Nội dung chính của bài đọc trên là?
Nội dung chính: Chủ trương và chính sách của Việt Nam đối với CMCN 4.0.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:
Theo ông Nguyễn Văn Bình, CMCN 4.0 có tác động như thế nào đến mỗi quốc gia?
Theo ông Nguyễn Văn Bình, CMCN 4.0 có tác động hỗn hợp đến mỗi quốc gia
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11:
Theo đoạn 2, Nhà nước ta có hướng tiếp cận như thế nào đối với CMCN 4.0?
Theo đoạn 2, Nhà nước ta có hướng tiếp cận chủ động đối với CMCN 4.0.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12:
Trong CMCN 4.0, ngành nào sau đây được đặc biệt ưu tiên phát triển?
Trong CMCN 4.0, ngành điện tử viễn thông được đặc biệt ưu tiên phát triển.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13:
Thuật ngữ “Kinh tế số” trong đoạn 3 mang ý nghĩa gì?
Thuật ngữ “Kinh tế số” trong đoạn 3 mang ý nghĩa chỉ nền kinh tế vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ thông tin, internet.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14:
Đâu là nội dung chính của đoạn 4?
Nội dung chính: Những thách thức CMCN 4.0 đang đặt ra cho Việt Nam.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15:
Theo đoạn 7, ông Nguyễn Văn Bình đã đưa ra kết luận nào sau đây?
Theo đoạn 7, ông Nguyễn Văn Bình đã đưa ra kết luận: Việc thực thi chính sách là quan trọng nhất.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16:
Theo đoạn 7, ông Nguyễn Văn Bình nhận định như thế nào về tư duy quản lý theo lối mòn?
Theo đoạn 7, ông Nguyễn Văn Bình nhận định cần loại bỏ tư duy quản lý theo lối mòn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17:
1. Từ khi thành lập từ giữa năm 2002 đến nay, Công ty Cổ phần Ong Tam Đảo (Honeco) đã phát triển hơn 20.000 đàn ông đi tìm kiếm nguồn mật hoa ở nhiều vùng rừng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Lục Ngạn (Bắc Giang), Mộc Châu, Sông Mã (Sơn La), Hưng Yên, Điện Biên, Hà Giang, Lâm Đồng, Bến Tre, Tây Ninh... và đã tạo ra được một số sản phẩm mật ong chất lượng tốt được người tiêu dùng trong nước đón nhận.
2. Tuy nhiên, theo bà Lê Thị Nga, Tổng Giám đốc Honeco, “dù Việt Nam luôn nằm trong top những nước có sản lượng mật ong xuất khẩu hàng đầu thế giới nhưng chủ yếu vẫn là xuất khẩu “thổ nên giá trị kinh tế thấp. Chỉ có đưa khoa học công nghệ vào để chế biến mật ong thành những sản phẩm mới, kiểm soát chất lượng sản phẩm theo chuỗi cung ứngvà đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế thì mới có thể nâng tầm thương hiệu Việt để hướng đến thị trường quốc tế rộng lớn.”
3. Để làm được điều này, cuối năm 2017, Honeco đã ký hợp đồng thực hiện dự án “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất các sản phẩm mới từ mật ong và hoa quả” với Bộ Khoa học và Công nghệ để nhận chuyển giao tri thức từ Viện Công nghiệp Thực phẩm (FIRI) thuộc Bộ Công thương. Dự án thực hiện trong vòng 2,5 năm - từ tháng 12/2017 đến tháng 6/2020 – với sự phối hợp chặt chẽ của nhà nghiên cứu và doanh nghiệp.
4. “Việt Nam có nguồn mật ong và hoa quả phong phú, thích hợp để phát triển các sản phẩm kết hợp có giá trị bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Điều này cũng tận dụng được nguồn nguyên liệu phong phú sẵn có của nhiều địa phương và giúp người tiêu dùng không cần nhập ngoại,” TS. Trương Hương Lan, Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Thực phẩm và Dinh dưỡng, Viện Công nghiệp Thực phẩm, chia sẻ.
5. Các nhà khoa học của Viện FIRI đã có sẵn công nghệ chế biến mật ong kết hợp với một số loại hoa quả ở quy mô phòng thí nghiệm. Họ đã nghiên cứu thành công công nghệ cô đặc chân không áp dụng với mật ong - tức làm giảm hàm lượng nước trong mật ong và hoa quả xuống còn 17-18% ở nhiệt độ thấp khoảng 45°C dưới điều kiện áp suất chân không. Khi đó, mật ong không bị mất đi những tinh chất quý báu như kháng sinh tự nhiên, còn hoa quả không bị mất đi các loại vitamin vốn dễ bay hơi. Chúng cũng giữ được màu sắc nổi bật như đỏ tím, vàng hổ phách mà không bị caramen hóa.
6. Thêm vào đó, nhờ quá trình cô đặc và sản xuất khép kín, vi sinh vật không thể phát triển trong các điều kiện này, khiến “trong vòng hai năm, sản phẩm sẽ hoàn toàn không xảy ra hiện tượng lên men”, TS. Trương Hương Lan cho biết. Trong quá trình cô đặc, các nhà khoa học cũng khéo léo bổ sung các bước đảo trộn với tần suất hợp lý khiến sản phẩm mật ong và dịch hoa quả không bị phân lớp như thông thường.
7. Đại diện Viện VIFI cho biết, mặc dù công nghệ cô đặc chân không đã được áp dụng trong một số lĩnh vực như thảo dược, sản xuất thuốc nhưng áp dụng với mật ong trên quy mô công nghiệp thì Ong Tam Đảo là công ty đầu tiên. Do vậy, khi thực hiện ở nhà máy, hai bên đã kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm giải quyết nhiều thách thức liên quan đến nâng cấp quy mô (khoảng 30.000 - 100.000 lít/năm) với nguồn nguyên liệu mới và sẵn có của công ty trên trang thiết bị được đầu tư mới. Đối với mỗi loại nguyên liệu khác nhau, họ phải phân tích rõ thành phần, từ đó xác định mức điều chỉnh thời gian, nhiệt độ phù hợp. Bên cạnh việc đầu tư cải thiện dây chuyền sản xuất, Honeco cho biết họ cũng đầu tư thêm thiết bị và nhân lực phục vụ cho phòng nghiên cứu để đo đạc những chỉ tiêu cơ bản, trong khi liên kết với nhiều phòng thí nghiệm hiện đại bên ngoài để thực hiện phân tích những chỉ tiêu sâu hơn.
8. Trên nền công nghệ gốc được chuyển giao từ Viện Công nghiệp Thực phẩm, Honeco đã làm chủ quy trình và tự phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm chế biến khác với “hi vọng mỗi năm có thể đưa ra thị trường một sản phẩm mới”. Hiện nay, công ty có nhiều dòng sản phẩm từ mật ong như: mật ong chanh leo, mật ong dứa, mật ong dâu, mật ong quất, mật ong gừng sả, mật ong curcumin, mật ong quế... Từ năm 2019, công ty đã tung ra những sản phẩm thử nghiệm đầu tiên để thăm dò thị trường. Khi nhận được tín hiệu phản hồi tích cực, họ mới bắt đầu sản xuất đại trà từ đầu năm 2020.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, HONECO: Đưa mật ong hoa quả đi xuất khẩu, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 14/12/2020)
Nội dung chính của bài đọc trên là?
Nội dung chính: Giới thiệu nghiên cứu sản xuất sản phẩm từ mật ong và hoa quả.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18:
Nhận xét nào sau đây về công ty cổ phần Ông Tam Đảo (Honeco) là chính xác?
Công ty cổ phần Ông Tam Đảo (Honeco) hoạt động chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19:
Cụm từ “chuỗi cung ứng” trong đoạn 2 có ý nghĩa gì?
Cụm từ “chuỗi cung ứng” trong đoạn 2 được hiểu là chuỗi các công đoạn chuyển hóa nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cho người tiêu dùng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20:
Theo TS. Trương Hương Lan, ý nào sau đây KHÔNG phải là một trong những mục tiêu của nghiên cứu được đề cập trong bài?
Theo TS. Trương Hương Lan, tinh chế dược chất để điều chế thuốc KHÔNG phải là một trong những mục tiêu của nghiên cứu được đề cập trong bài.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21:
Honeco đã làm gì để triển khai sản xuất sản phẩm mới mật ong hoa quả?
Honeco đã mở rộng phòng thí nghiệm để triển khai sản xuất sản phẩm mới mật ong hoa quả.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 22:
Ý nào sau đâu KHÔNG phải là mục đích của công nghệ cô đặc chân không?
Làm lạnh dung dịch mật ong KHÔNG phải là mục đích của công nghệ cô đặc chân không.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23:
Người tiêu dùng có thái độ gì đối với các sản phẩm mới của Honeco?
Người tiêu dùng có thái độ ủng hộ đối với các sản phẩm mới của Honeco.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 24:
Trong hợp tác với Honeco, Viện VIFI đóng vai trò gì?
Trong hợp tác với Honeco, Viện VIFI đóng vai trò chuyển giao công nghệ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 25:
1. Ở Việt Nam, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng đang phải đối đầu với những khó khăn do biến đổi khí hậu gây ra như: xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt, nóng - lạnh bất thường và những diễn biến phức tạp của sâu bệnh hại. Mặt khác, chính việc sản xuất lúa cũng là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu do tạo phát thải chất gây hiệu ứng nhà kính như CO2, do đốt rơm rạ trên đồng ruộng sau khi thu hoạch. Trong điều kiện đó, cần tạo giống lúa cho năng suất, chất lượng tốt trong điều kiện mặn, hạn, ngập, nóng - lạnh, chống chịu tốt với sâu bệnh hại và rơm rạ có khả năng chuyển hóa đường cao, hàm lượng silic thấp dễ dàng sử dụng cho chế biến nhiên liệu sinh học, thức ăn chăn nuôi... thay vì đem đốt.
2. Trước khi nghiên cứu này được thực hiện, các nhà khoa học thế giới và Việt Nam đã công bố hàng chục loại gene liên quan đến khả năng chịu ngập úng, mặn, lạnh, nóng và sâu bệnh. Nhưng việc nghiên cứu nguồn gene kiểm soát khả năng phân hủy (khả năng chuyển hóa đường) và hàm lượng silic trong rơm rạ vẫn còn mới, chưa có công bố chính thức nào.
3. Trước yêu cầu thực tế cần đến những giống lúa kết hợp được cả 2 yếu tố: vừa có khả năng chống chịu các hình thái khí hậu, môi trường vừa cho năng suất chất lượng tốt, có gene kiểm soát được khả năng phân hủy rơm rạ, chúng tôi đã tiến hành “Nghiên cứu phát triển các nguồn gene lúa thích ứng với biến đổi khí hậu”, mã Số HNQT/SPDP/05.16, theo Chương trình hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương về khoa học công nghệ đến năm 2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý.
4. Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi thu thập 170 mẫu giống lúa của Việt Nam làm vật liệu nghiên cứu để phân lập các mẫu giống lúa (nguồn gene lúa) thích ứng vớibiến đổi khí hậu ở khả năng chịu hạn, rơm rạ phân hủy tốt và có hàm lượng silic thấp,từ kết quả đánh giá về khả năng chịu hạn, khả năng chuyển hóa đường từ rơm rạ vàhàm lượng silic trong rơm rạ kết hợp với giải trình tự GBS (đã thu được 334.000 SNP trong bộ vật liệu 100 mẫu giống lúa).
5. Nhờ vậy, nhóm nghiên cứu xác định được các mẫu giống lúa mang nguồn gene kiểm soát khả năng chịu hạn; Các mẫu giống lúa mang nguồn gene kiểm soát khả năng chuyển hóa đường trong rơm rạ cao; Các mẫu giống lúa có mang nguồn gene kiểm lượng silic thấp trong rơm rạ. Các gene này được tìm ra trên toàn hệ gene của cây lúa.
6. Cụ thể hơn, các nguồn gene lúa này được xây dựng cơ sở dữ liệu kiểu hình (khả năng chịu hạn, khả năng đường hóa từ rơm rạ và hàm lượng silic trong rơm rạ) và kiến gene (trình tự, vị trí các gene ứng viên kiểm soát tính trạng này, mồi cho phản ứng PCR để nhận diện các gene ứng viên này).
7. Đến thời điểm hiện tại, nhóm nghiên cứu đã tìm ra được 3 gene ứng viên(candi date genes) cho khả năng chuyển hóa đường cao từ rơm rạ, 2 gene ứng viên hàm lượng) silic thấp trong rơm rạ của cây lúa. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí: Biotechnology for Biofuels; Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam (của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam); Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam (của Bộ KH&CN).
8. Kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ có giá trị rất lớn cho những nghiên cứu di truyền và chọn giống lúa trong thời gian tới. Chúng tôi dự kiến sẽ tiếp tục dựa trên nền tảng nàyđể thực hiện hai nghiên cứu tiếp theo.
9. Một là, kế thừa bộ vật liệu 100 mẫu giống lúa đã được giải GPS trong nhiệm vụ này để GWAS xác định các QTL/gene kiểm soát các tính trạng khác ở cây lúa nhật khả năng chịu mặn, chịu nóng, ngắn ngày, kháng bệnh bạc lá, kháng bệnh đạo ôn, kháng rầy nâu... phục vụ cho chọn tạo giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu.
10. Hai là, sử dụng nguồn gene lúa của nhiệm vụ này làm vật liệu lai tạo giống lúa mới có năng suất cao, khả năng chịu hạn tốt đồng thời cho rơm rạ có chất lượng tốt phù hợp cho chế biến thức ăn chăn nuôi trâu, bò) thích ứng với biến đổi khí hậu.
(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Nghiên cứu phát triển các nguồn gene lúa thích ứng với biến đổi khí hậu, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 01/12/2020)
Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?
Nội dung chính: Nghiên cứu phát triển các nguồn gene lúa thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26:
Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những tác hại trực tiếp của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp?
Thay đổi sinh hoạt của người nông dân KHÔNG phải là một trong những tác hại trực tiếp của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27:
Vì sao nói sản xuất lúa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu?
Sản xuất lúa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu do việc đốt các phụ phẩm, phế phẩm sau thu hoạch.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 28:
Tại sao cần phát triển giống lúa mang nguồn gene kiểm soát khả năng chuyển hóa đường trong rơm rạ cao?
Cần phát triển giống lúa mang nguồn gene kiểm soát khả năng chuyển hóa đường trong rơm rạ cao nhằm tận dụng rơm rạ cho gia súc ăn.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 29:
Ý chính của đoạn 4 là gì?
Ý chính: Quá trình thực hiện nghiên cứu phát triển các nguồn gene lúa thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 30:
Phương án nào sau đây không phải là một đặc điểm kiểu hình?
Trình tự và vị trí vật chất di truyền không phải là một đặc điểm kiểu hình.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 31:
Cụm từ “gene ứng viên” được dùng để chỉ:
Cụm từ “gene ứng viên” được dùng để chỉ: loại gene có khả năng kiểm soát một tính trạng nhất định.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 32:
Cụm từ “nền tảng này” ở đoạn 8 được dùng để chỉ
Cụm từ “nền tảng này” ở đoạn 8 được dùng để chỉ kết quả nghiên cứu của đề tài.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 33:
Định hướng tiếp theo của nhóm nghiên cứu là gì?
Định hướng tiếp theo của nhóm nghiên cứu là nghiên cứu, lại tạo ra các giống lúa mới.
Đáp án cần chọn là: C