Dạng 3: Tìm số phần tử của tập hợp có đáp án
-
1175 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho tập hợp các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC”. Số phần tử của tập hợp là
Đáp án đúng là: C
Tập hợp các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC là {T; O; A; N; H; C}.
Vậy tập hợp này có 6 phần tử.
Câu 2:
Cho H là tập hợp các số trên mặt đồng hồ dưới đây. Số phần tử của tập hợp H là
Đáp án đúng là: D
H là tập hợp các số trên mặt đồng hồ nên H = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12}.
Nên số phần tử của tập hợp H là 12.
Câu 3:
Bảng dưới đây cho biết vật nuôi yêu thích của các bạn tổ 1.
Tên |
Khánh |
Linh |
Khang |
Minh |
Lâm |
Tùng |
Uyên |
Trang |
Vật nuôi yêu thích |
Chó |
Mèo |
Mèo |
Chó |
Cá |
Mèo |
Mèo |
Chó |
Tập hợp T các bạn có vật nuôi yêu thích là mèo. Số phần tử của tập hợp T là
Đáp án đúng là: B
Tập hợp T các bạn có vật nuôi yêu thích là mèo nên T = {Linh; Khang; Tùng; Uyên}
Vậy, số phần tử của tập hợp T là 4.
Câu 4:
Cho tập hợp H = {x | x \( \in {\mathbb{N}^ * }\); \(x < 7\)}. Số phần tử của tập hợp H là
Đáp án đúng là: C
H = {x | x \( \in {\mathbb{N}^ * }\); \(x < 7\)} nên các phần tử thuộc tập hợp H là số tự nhiên khác 0 và nhỏ hơn 7.
Do đó, theo cách liệt kê: H = {1; 2; 3; 4; 5; 6}
Vậy H có 6 phần tử.
Câu 5:
Tập hợp A gồm các số tự nhiên lẻ, lớn hơn 3 và nhỏ hơn 15. Số phần tử của tập hợp A là
Đáp án đúng là: C
Tập hợp A gồm các số tự nhiên lẻ, lớn hơn 3 và nhỏ hơn 15 nên A = {5; 7; 9; 11; 13}.
Vậy A có 5 phần tử.
Câu 6:
Cho hai tập hợp C = {1; 2; 3; 5; 7; 9} và D = {1; 3; 6; 7; 8; 9; 10}. Tập hợp A gồm các phần tử thuộc cả hai tập hợp C và D. Số phần tử của tập hợp A là.
Đáp án đúng là: B
Các phần tử thuộc cả hai tập hợp C và D là: 1; 3; 7; 9.
Nên A = {1; 3; 7; 9}
Vậy A có 4 phần tử.
Câu 7:
Tập hợp Y các số tự nhiên chẵn có ba chữ số không lớn hơn 788 có số phần tử là
Đáp án đúng là: D
Tập hợp Y các số tự nhiên chẵn có ba chữ số không lớn hơn 788 nên
Y = {100; 102; 104; …; 788}
Khoảng cách giữa hai số chẵn liên tiếp là 2 đơn vị.
Số phần tử thuộc tập hợp Y là: \(\left( {788 - 100} \right):2 + 1 = 345\) (phần tử)
Câu 8:
Cho tập hợp K các số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau được lập từ các số 0; 1; 2; 3; 4. Tập hợp K gồm
Đáp án đúng là: D
Số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau có dạng: \(\overline {abcd} \) (a ≠0; \(a \ne b \ne c \ne d\))
Vì a ≠0 nên a có 4 cách chọn là 1; 2; 3 hoặc 4.
Vì b ≠ a nên b còn 4 cách chọn.
c ≠ b ≠ a nên c còn 3 cách chọn.
d ≠ c ≠ b ≠ a nên d còn 2 cách chọn.
Vậy số các số có 4 chữ số khác nhau được lập từ các số 0; 1; 2; 3; 4 là:
\(4.4.3.2 = 96\) (số)
Do đó, tập hợp K gồm 96 phần tử.
Câu 9:
Cho tập hợp các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau và tổng ba chữ số bằng 6. Số phần tử của tập hợp này là
Đáp án đúng là: D
Ta có: 6 = 3 + 2 + 1 = 5 + 1 + 0 = 4 + 2 + 0.
Tập hợp các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau và tổng ba chữ số bằng 6 là:
{321; 312; 231; 213; 123; 132; 510; 501; 150; 105; 420; 402; 240; 204}
Vậy có 14 phần tử.
Câu 10:
Cho tập hợp A các số tự nhiên có hai chữ số không chia hết cho 3. Số phần tử của tập hợp A là
Đáp án đúng là: A
Các số tự nhiên có hai chữ số là 10; 11; …; 99.
Số các số có hai chữ số là: \((99 - 10):1 + 1 = 90\)(số)
Các số có hai chữ số chia hết cho 3 là: 12; 15; 18; …; 99
Số các số có hai chữ số chia hết cho 3 là: \((99 - 12):3 + 1 = 30\)(số)
Số các số có hai chữ số không chia hết cho 3 là: \(90 - 30 = 60\)(số)
Tập hợp A các số tự nhiên có hai chữ số không chia hết cho 3. Nên số phần tử của tập hợp A là 60.