Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 5: Các dạng toán về phép phép nhân và phép chia số tự nhiên có đáp án
Dạng 3: Các bài toán thực tế sử dụng phép nhân và phép chia có đáp án
-
532 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một quyển vở 200 trang có giá 18 nghìn đồng. Với số tiền 350 nghìn đồng bạn Huyền mua được nhiều nhất bao nhiêu quyển vở?
Đáp án đúng là: B
Ta có phép chia 350 : 18 = 19 (dư )
Với số tiền 350 nghìn đồng bạn Huyền mua được nhiều nhất 19 quyển vở.
Câu 2:
Một tàu cần chở 1200 hành khách. Mỗi toa có 12 khoang, mỗi khoang có 8 chỗ ngồi. Hỏi tàu hỏa cần ít nhất bao nhiêu toa để chở hết chỗ hành khách đó?
Đáp án đúng là: B
Mỗi toa có 12 khoang, mỗi khoang có 8 chỗ ngồi nên một toa có: 12.8 = 96 (chỗ ngồi)
Ta có: 1200 : 96 = 12 (dư 48)
Vậy để chở hết 1200 hành khách cần ít nhất 13 toa.
Câu 3:
Một trường học lên kế hoạch thay tất cả các bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn led cho 30 phòng học, mỗi phòng có 8 bóng. Nếu mỗi bóng đèn led có giá 94 000 đồng thì nhà trường phải trả bao nhiêu tiền để thay đủ đèn led cho tất cả các phòng học?
Đáp án đúng là: C
Số đèn led cần để thay là: 8.30 = 240 (bóng)
Nhà trường phải trả số tiền là: 94 000.240 = 22 560 000 (đồng)
Vậy nhà trường phải trả 22 560 000 đồng để thay đủ đèn led cho tất cả các phòng học.
Câu 4:
Phải dùng ít nhất bao nhiêu xe ô tô 45 chỗ ngồi để chở hết 625 học sinh của một trường đi dã ngoại?
Đáp án đúng là: D
Ta thấy: 625 : 45 = 13 (dư 40)
Do nếu dùng 13 xe thì còn dư 40 học sinh nữa. Vậy cần ít nhất 14 xe ô tô 45 chỗ để chở hết số học sinh.
Câu 5:
Một xe ô tô chở 35 bao gạo và 42 bao ngô. Biết rằng mỗi bao gạo nặng 50 kg, mỗi bao ngô nặng 60 kg. Hỏi xe ô tô đó chở tất cả bao nhiêu ki-lô-gam gạo và ngô?
Đáp án đúng là: B
35 bao gạo nặng số ki-lô-gam là: 50.35 = 1 750 (kg)
42 bao ngô nặng số ki-lô-gam là: 60.42 = 2 520 (kg)
Ô tô đó chở tất cả số ki-lô-gam gạo và ngô là: 1 750 + 2 520 = 4 270 (kg)
Vậy ô tô đó chở tất cả 4 270 kg gạo và ngô.
Câu 6:
Tỉnh Bắc Giang có dân số 1 803 905 và đứng thứ 12 về số dân trong 63 tỉnh thành của cả nước. Em hãy tính số dân tỉnh Thanh Hóa (tỉnh đông dân thứ 3), biết rằng gấp đôi số dân Bắc Giang vẫn còn kém số dân Thanh Hóa 32 228 người.
Đáp án đúng là: B
Số dân tỉnh Thanh Hóa là: 1 803 905.2 + 32 228 = 3 640 038 (người)
Vậy tỉnh Thanh Hóa có 3 640 038 người.
Câu 7:
Một trường trung học cơ sở có 997 học sinh tham gia lể khai giảng đầu năm học. Ban tổ chức đã chuẩn bị những chiếc ghế băng có 4 chỗ ngồi. Phải có ít nhất bao nhiêu chiếc ghế băng như vậy để tất cả học sinh đều có chỗ ngồi?
Đáp án đúng là: C
Ta thấy: 997 : 4 = 249 (dư 1)
Vậy để tất cả học sinh đều có chỗ ngồi cần chuẩn bị 250 chiếc ghế băng như vậy.
Câu 8:
Trong tháng 6 nhà ông Nam dùng hết 135 số điện. Hỏi ông Nam phải trả bao nhiêu tiền điện, biết đơn giá điện như sau:
Giá tiền cho 50 số đầu tiên là 1 678 đồng/số;
Giá tiền cho 50 số tiếp theo (từ số 51 đến số 100) là 1 734 đồng/số;
Giá tiền cho 100 số tiếp theo (từ 101 đến số 200) là 2 014 đồng/số.
Đáp án đúng là: A
Ta có: 135 = 50 + 50 + 35 nên ông Nam phải đóng theo 3 mức giá.
Giá tiền cho 50 số đầu tiên là: 1 678.50 = 83 900 (đồng)
Giá tiền cho 50 số tiếp theo (từ số 51 đến số 100) là: 1 734.50 = 86 700 (đồng)
Giá tiền cho 35 số tiếp theo là 2 014.35 = 70 490 (đồng)
Ông Nam phải trả số tiền điện là: 83 900 + 86 700 + 70 490 = 241 090 (đồng)
Vậy tháng 6, ông Nam phải trả 241 090 đồng tiền điện.
Câu 9:
Biết số bị chia bằng 324, thương bằng 12. Số dư là số lớn nhất có thể. Tìm số chia và số dư.
Đáp án đúng là: A
Vì số dư là số dư lớn nhất có thể nên số dư chỉ kém số chia 1 đơn vị.
Vậy nếu ta thêm vào số bị chia 1 đơn vị thì phép chia đó là phép chia hết và lúc này thương cũng tăng 1 đơn vị.
Vậy số chia là (324 + 1) : (12 + 1) = 25
Nên số dư là 25 – 1 = 24
Ta có phép chia: 324 : 25 = 12 dư 24.
Câu 10:
Bạn Tú cần mua hai đôi giày thể thao giá niêm yết là 810 000 đồng và 1 290 000 đồng. Cửa hàng A giảm nửa giá các loại giày trên. Cửa hàng B khuyến mãi các loại giày đó: nếu mua 1 đôi giày thì tặng một đôi giày tùy chọn (giá không hơn đôi đã mua).
Kết luận nào dưới đây đúng?
Đáp án đúng là: A
Giá mua hai đôi giày ở cửa hàng A là: \[810{\rm{ }}000:2 + 1{\rm{ }}290{\rm{ }}000:2 = 1{\rm{ }}050{\rm{ }}000\](đồng)
Ta thấy \[810{\rm{ }}000 < 1{\rm{ }}290{\rm{ }}000\] nên để mua hai đôi giày ở cửa hàng B theo khuyến mãi thì bạn Tú nên mua đôi giày có giá là \[1{\rm{ }}290{\rm{ }}000\] đồng để được khuyến mãi đôi giày giá \[810{\rm{ }}000\] đồng. Như vậy, để mua hai đôi giày ở cửa hàng B thì bạn Tú phải trả \[1{\rm{ }}290{\rm{ }}000\] đồng.
Vì \[1{\rm{ }}050{\rm{ }}000 < 1{\rm{ }}290{\rm{ }}000\] nên bạn Tú mua giày ở cửa hàng A có giá rẻ hơn.