Thứ sáu, 18/10/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Hóa học Bài tập Lipit - Chất béo cực hay có lời giải

Bài tập Lipit - Chất béo cực hay có lời giải

Bài tập đốt cháy và phản ứng với brom

  • 3541 lượt thi

  • 21 câu hỏi

  • 21 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo (triglixerit), thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 4 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

• nCO2 - nH2O = 4 x nchất béo.

→ số liên kết π trong chất béo = 4 + 1 = 5

→ Số liên kết π trong mạch cacbon (trừ đi liên kết π trong 3 nhóm R-COO): 5 - 3 = 2.

→ a = 0,6 : 2 = 0,3 mol


Câu 2:

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol triglixerit X, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 7 mol. Mặt khác, cho a mol X tác dụng tối đa với 600 mL dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

đốt 1 mol X + O2 CO2 + H2O.

tương quan: ∑nCO2 – ∑nH2O = 7nX = (∑πtrong X – 1)nX.

∑πtrong X = 7 + 1 = 8 = 3πC=O trong 3 chức este COO + 5πC=C số còn lại.

mà phản ứng với Br2: 1–CH=CH– + 1Br2 → –CHBr–CHBr–

a mol Xốc 5a mol πC=C sẽ phản ứng với tối đa 5a mol Br2.

giả thiết cho nBr2 = 0,6 mol 5a = 0,6 a = 0,12 mol


Câu 3:

Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo thu được lượng CO2vào H2O hơn kém nhau 8 mol. Mặt khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 600ml dung dịch Br2 1M. Giá trị a là 

Xem đáp án

Chọn đáp án A

- Khi đốt chất béo E ta có: (kE-1)ne=nCO2-nH2O(kE-1)nE=8neke=9=3π-COO-+6πC=C

- Khi cho a mol E tác dụng tối đa với 0,6 mol Br2a = nE = nBr26 =0.1 mol


Câu 5:

Đốt cháy hoàn toàn a mol chất béo E bằng O2, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6a mol. Mặt khác, a mol E tác dụng tối đa với 60 mL dung dịch Br2 0,2M. Giá trị của a là 

Xem đáp án

 

Số liên kết pi = 1+nco2-nH2Onchất béo =1+61=73 liên kết C=O (  3 chc este ) 4 liên kết C=C (  các gc axit )

 E +     4Br2 sản phẩm cộng 0.03        0.012                   nBr2=0.06 x 0.2 = 0.012 mol 

 

a = 0.003 mol 


Câu 6:

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một chất béo X thu được CO2 và H2O hơn kém nhau 0,6 mol. Thể tích dung dịch Br2 0,5M tối đa để phản ứng hết với 0,03 mol chất béo X là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

nco2-nH2O = 0.6 = 6ncb 

số liên kết pi trong chất béo: 6 +1 = 7 

Số liên kết pi trong mạch cacbon( trừ đi lk pi trong 3 nhóm R-COO):7 − 3 = 4

nBr2 =0.3 x 4 = 1.2  V = 2.4 (L) 


Câu 8:

Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở) cần vừa đủ 24,64 gam O2, thu được 0,55 mol CO2 và 0,50 mol H2O. Mặt khác, x mol X tác dụng tối đa với 240 ml dung dịch Br2 1,0M. Giá trị của x là 

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Bảo toàn nguyên tố O, ta có: nO(X) =2nCO2+ nH2O - 2nO2 = 0.12molnX = 0.04mol

Lại có nCO2 - nH2O = 1,1 - 1 = 0.1mol nên X có 6 liên kết pi trong phân tử với 3 liên kết pi là ở mạch C và 3 liên kết pi của nhóm –COO.

Suy ra để tác dụng đối đa với 0,24 mol Br2 cần 0,08 mol X.


Câu 9:

Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natristearat và natrioleat. Đốt cháy m gam X cần vừa đủ 3,22 mol O2, thu được 2,28 mol CO2. Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với a mol brom (trong dung dịch). Giá trị của a là

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Hướng 1: đa số các bạn trong phòng thi sẽ lựa chọn hướng này.!

Từ sản phẩm thủy phân X → X được tạo từ 1 gốc stearat + 2 gốc oleat hoặc 2 gốc stearat + 1 gốc oleat.

→ 2 công thức phân tử tương ứng là C57H106O6 và C57H108O6.

→ thử với giả thiết đốt cháy thì công thức thỏa mãn là C57H106O6 → X có 2 πC=C.

số mol nX= 0,04 nπC=C = 0,08 mol a = 0,08 Chọn đáp án C

Hướng 2: nhanh + gọn hơn rất nhiều.

nếu các bạn để ý thì cách nhìn này xuất hiện nhiều trong proS (có books), ví dụ ID = 564252

đó là để ý dù là stearat hay oleat thì đều có 18C X dạng C57H?O6.

giải đốt: C57H?O6 + 3,22 mol O2 → 2,28 mol CO2 + ? H2O.

nX = 2,28 ÷ 57 = 0,04 mol; → bảo toàn O có nH2O = 2,12 mol số H = 106.

Từ đây số πC=C = (2 × 57 + 2 – 6 – 106) ÷ 2 = 2 a = 0,04 × 2 = 0,08


Câu 10:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần 1,106 mol O2, thu được 0,798 mol CO2 và 0,700 mol H2O. Cho 6,16 gam X trên tác dụng tối đa với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là 

Xem đáp án

Chọn đáp án C

bảo toàn nguyên tố O → nO(X) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 = 0,084 mol

X là trieste của glixerol → nX = 0,084: 6 = 0,014 mol

Có nCO2 - nH2O = 7 nX → chứng tỏ trong X chứa 8 liên kết π = 3πCO + 5πC=C

Bảo toàn khối lượng có mX = 0,798 . 44 + 0,700. 18 - 32. 1,106= 12,32 gam

Cứ 12,256 gam X làm mất màu 5. 0,014 mol Br2

→ 6,16 gam làm mất màu  = 6,15 . 5 . 0,01412,32= 0,035 mol Br2


Câu 11:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ x mol O2, sau phản ứng thu được CO2y mol H2O. Biết m = 78x - 103y. Nếu cho a mol X tác dụng với dung dịch Br2 dư thì lượng Br2 phản ứng tối đa là 0,15 mol. Giá trị của a là 

Xem đáp án

Bảo toàn khối lượng: mCO2 = m + 32x - 18y = 110x - 121y nCO2 = 2,5x - 2,75y

Bảo toàn nguyên tố Oxi: nX = [2 × (2,5x - 2,75y) + y - 2x] ÷ 6 = 0,5x - 0,75y

Ta có: nCO2 - nH2O = (k - 1).nHCHC (với k là độ bất bão hòa của HCHC).

Áp dụng: (2,5x - 2,75y) - y = (k - 1).(0,5x - 0,75y) k = 6 πC=C + πC=O = 6

Mà πC=O = 3 πC=C = 3 nX = nBr2 ÷ 3 = = 0,15 ÷ 3 = 0,05 mol


Câu 12:

Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol triglixerit X, thu được 25,08 gam CO2 và 9,0 gam nước. Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với dung dịch chứa 0,15 mol Br2. Giá trị của m là

Xem đáp án

giả thiết: đốt 0,01 mol triglixerit X + O2 –––to–→ 0,57 mol CO2 + 0,5 mol H2O.

X có 6O nên mX = mC + mH + mO = 0,57 × 12 + 0,5 × 2 + 0,01 × 6 × 16 = 8,8 gam.

Tương quan: nCO2 – nH2O = (∑πtrong X – 1).nX. Thay số có ∑πtrong X = 8.

triglixerit nên πC=O trong X = 3 → πC=C trong X = 8 – 3 = 5 → nπC=C trong X = 0,05 mol.

Phản ứng của X với Br2 thực chất là 1πC=C trong X + 1Br2.

||→ 0,15 mol Br2 phản ứng nπC=C trong X = 0,15 mol gấp 3 lần 0,05 mol.

||→ m = 8,8 × 3 = 26,4 gam.


Câu 13:

Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một loại chất béo thì thu được 12,768 lít khí CO2 (đktc) và 9,18 gam H2O. Mặt khác khi cho 0,3 mol chất béo trên tác dụng với dung dịch Br2 0,5M thì thể tích dung dịch Br2 tối đa phản ứng là V lít. Giá trị của V là  

Xem đáp án

Chọn đáp án C

► Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo ||→ este 3 chức có 3πC=O.

Giả thiết: đốt 0,01 mol chất béo → 0,57 mol CO2 + 0,51 mol H2O

||→ tương quan: (∑πtrong chất béo – 1)nchất béo = ∑nCO2 – ∑nH2O

||→ ∑πtrong chất béo = 7 = πCO + πC=C ||→ πC=C = 4.

Theo đó, khi dùng 0,3 mol chất béo nπC=C = 1,2 mol

||→ nBr phản ứng = 1,2 mol → V = 2,4 lít.


Câu 14:

Đốt cháy hoàn toàn 0,014 mol một chất béo X, thu được 33,880 gam CO2 và 12,096 gam H2O. Khối lượng (gam) brom tối đa phản ứng với 0,014 mol X là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Có nCO2 - nH2O = 0,77 - 0,672 = 0,098 = 7 nX → chứng tỏ X chứa 8 liên kết π = 3π COO + 5πC=C

→ nBr2 = 5nX = 0,07 mol → mbr2 = 11,2 gam


Câu 15:

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol triglixerit X thu được 250,8 gam CO2 và 90 gam nước. Mặt khác, 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch Br2 2,5 M. Giá trị của V là

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ta có nCO2 = 5,7 mol,nH2O = 5

Nhận thấy nCO2- nH2O = 0,7 = 7 nX → Trong X có 8 liên kết π gồm 3 liên kết π CO và 5 liên kết π C=C

Nếu 0,1 mol X phản ứng với Br2 → nBr2= 5nX = 5. 0,1 = 0,5 mol → V= 0,2 lít


Câu 16:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm triolein, trieste của axit acrylic với glixerol và axit axetic thu được 4,65 mol CO2 và 3,9 mol nước. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch brom dư thì có x mol brom tham gia phản ứng. Giá trị của x là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Nhận thấy triolein có 6 liên kết π.

+ Trieste được tạo thành từ axit acrylic và glixerol cũng có 6 liên kết π.

+ Axit axetic có 1 liên kết π Không tạo nên sự chệnh lệch của nCO2 và nH2O.

∑n2 TriestenCO2 - nH2O6 - 1    = 0,15 mol.

nBr2 phản ứng tối đa = 0,15×(6–3) = 0,45 mol [3 π trong 3 gốc este không thể tham gia cộng Br2].


Câu 17:

Đốt cháy hoàn toàn 34,32 gam chất béo X bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 96,8 gam CO2 và 36,72 gam H2O. Mặt khác 0,12 mol X làm mất màu tối đa V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là: 

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Có mX = mC + mH + mO → nO34,32 - 2,2 . 12 - 2,04 . 216    = 0,24 mol → nX = 0,24 : 6 = 0,04 mol

thấy 4nX = nCO2 - nH2O → X chứa 5 liên kết π = 3π CO + 2πC=C

Cứ 1 mol X làm mất màu 2 mol Br2

→ Cứ 0,12 mol X làm mất màu 0,24 mol Br2 → V = 0,24 lít


Câu 19:

Khi cho chất béo X phản ứng với dung dịch Br2 thì 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được b mol H2O và V lít CO2 (đktc). Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là? 

Xem đáp án

Chọn đáp án D

C=C + 1Br2 mà 1 mol X + 4 mol Br2 X có 4πC=C.

Lại có X là chất béo X sẵn có 3πC=O || ∑πtrong X = 3 + 4 = 7.

♦ đốt a mol X + O2to  V lít CO2 + b mol H2O.

tương quan đốt: ∑nCO2 – ∑nH2O = (∑πtrong X – 1)nX

Thay số có ∑nCO2 = b + 6a V = 22,4(b + 6a) lít.


Câu 21:

Chất béo T có thành phần chứa hai trong số các loại gốc axit béo: stearat, oleat, linoletat, panmitat. Đốt cháy hoàn toàn m gam T cần vừa đủ 24,48 gam O2, thu được H2O và 12,32 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, m gam T tác dụng tối đa với 200 mL dung dịch Br2 0,2M trong dung môi hexan. Đặc điểm nào sau đây đúng với cấu tạo phân tử T? 

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Tương quan 1πC=C 1Br2 || nπC=C trong T = 0,04 mol.

♦ giải đốt m gam T + 0,765 mol O2 to  0,55 mol CO2 + ? mol H2O.

Tương quan đốt: (∑số πtrong T – 1).nT = ∑nCO2 – ∑nH2O (2 + πC=C).nT = 0,55 – ∑nH2O.

đặt nT = x mol có ∑nH2O = 0,55 – (2x + 0,04) = (0,51 – 2x) mol.

bảo toàn nguyên tố O có 6x + 0,765 × 2 = 0,55 × 2 + (0,51 – 2x) giải ra x = 0,01 mol.

biết x → quay ngược lại giải ra CTPT của T là C55H98O6.

T được cấu tạo từ 1 gốc panmitat C15H31COO và 2 gốc linoleat C17H31COO.

chỉ có phát biểu A đúng


Bắt đầu thi ngay