Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Đánh giá năng lực ĐH Bách Khoa Bộ 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2022 có đáp án

Bộ 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2022 có đáp án

Bộ 5 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2022 có đáp án (Đề 3)

  • 3590 lượt thi

  • 62 câu hỏi

  • 120 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Thí sinh đọc Bài đọc 1 và trả lời các câu hỏi 1 - 8

BÀI ĐỌC 1

Từ khi thành lập từ giữa nám 2002 đến nay, Công ty cổ phần Ong Tam Đảo (Honeco) đã phát triển hơn 20.000 đàn ong đi tìm kiếm nguồn mật hoa ở nhiều vùng rừng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Lục Ngạn (Bắc Giang), Mộc Châu, Sông Mã (Sơn La), Hưng Yên, Điện Biên, Hà Giang, Lâm Đồng, Bến Tre, Tây Ninh... và đã tạo ra được một số sản phẩm mật ong chất lượng tốt được người tiêu dùng trong nước đón nhận.

Tuy nhiên, theo bà Lê Thị Nga, Tổng Giám đốc Honeco, “dù Việt Nam luôn nằm trong top những nước có sản lượng mật ong xuất khẩu hàng đầu thế giởi nhưng chủ yếu vẫn là xuất khẩu ‘thô’ nên giá trị kinh tế thấp. Chỉ có đưa khoa học công nghệ vào để chế biến mật ong thành những sản phẩm mới, kiểm soát chất lượng sản phẩm theo chuỗi cung ứng và đáp ứng các tiễu chuẩn khắt khe của quốc tế thì mới có thể nâng tầm thương hiệu Việt để hướng đến thị trường quốc tế rộng lớn.”

Để làm được điều này, cuối nám 2017, Honeco đã ký hợp đồng thực hiện dự án “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất các sản phẩm mới từ mật ong và hoa quả” với Bộ Khoa học và Công nghệ để nhận chuyển giao tri thức từ Viện Công nghiệp Thực phẩm (FIRI) thuộc Bộ Công thương. Dự án thực hiện trong vòng 2,5 năm - từ tháng 12/2017 đến tháng 6/2020 - với sự phối hợp chặt chẽ của nhà nghiên cứu và doanh nghiệp.

“Việt Nam có nguồn mật ong và hoa quả phong phú, thích hợp để phát triển các sản phẩm kết hợp có giá trị bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Điều này cũng tận dụng được nguồn nguyên liệu phong phú sẵn có của nhiều địa phương và giúp người tiêu dùng không cần nhập ngoại,” TS. Trương Hương Lan, Chủ nhiệm Bộ môn Công nghệ Thực phẩm và Dinh dưỡng, Viện Công nghiệp Thực phẩm, chia sẻ.

Các nhà khoa học của Viện FIRI đã có sẵn công nghệ chế biến mật ong kết hợp với một số loại hoa quả ở quy mô phòng thí nghiệm. Họ đã nghiên cứu thành công công nghệ cô đặc chân không áp dụng với mật ong - tức làm giảm hàm lượng nước trong mật ong và hoa quả xuống còn 17-18% ở nhiệt độ thấp khoảng 45°C dưới điều kiện áp suất chân không. Khi đó, mật ong không bị mất đi những tinh chất quý báu như kháng sinh tự nhiên, còn hoa quả không bị mất đi các loại vitamin vốn dễ bay hơi. Chúng cũng giữ được màu sắc nổi bật như đỏ tím, vàng hổ phách mà không bị caramen hóa.

Thêm vào đó, nhờ quá trình cô đặc và sản xuất khép kín, vi sinh vật không thể phát triển trong các điều kiện này, khiến “trong vòng hai năm, sản phẩm sẽ hoàn toàn không xảy ra hiện tượng lên men”, TS. Trương Hương Lan cho biết. Trong quá trình cô đặc, các nhà khoa học cũng khéo léo bổ sung các bước đảo trộn với tần suất hợp lý khiến sản phẩm mật ong và dịch hoa quả không bị phân lớp như thông thường.

Đại diện Viện VIFI cho biết, mặc dù công nghệ cô đặc chân không đã được áp dụng trong một số lĩnh vực như thảo dược, sản xuất thuốc nhưng áp dụng với mật ong trên quy mô công nghiệp thì Ong Tam Đảo là công ty đầu tiên. Do vậy, khi thực hiện ở nhà máy, hai bên đã kết hợp chặt chẽ với nhau nhằm giải quyết nhiều thách thức liên quan đến nâng cấp quy mô (khoảng 30.000 - 100.000 lít/nám) với nguồn nguyên liệu mới và sẵn có của công ty trên trang thiết bị được đầu tư mới. Đối với mỗi loại nguyên liệu khác nhau, họ phải phân tích rõ thành phần, từ đó xác định mức điều chỉnh thời gian, nhiệt độ phù hợp. Bên cạnh việc đầu tư cải thiện dây chuyền sản xuất, Honeco cho biết họ cũng đầu tư thêm thiết bị và nhân lực phục vụ cho phòng nghiên cứu để đo đạc những chỉ tiêu cơ bản, trong khi liên kết với nhiều phòng thí nghiệm hiện đại bên ngoài để thực hiện phân tích những chỉ tiêu sâu hơn.

Trên nền công nghệ gốc được chuyển giao từ Viện Công nghiệp Thực phẩm, Honeco đã làm chủ quy trình và tự phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm chế biến khác với “hi vọng mỗi năm có thể đưa ra thị trường một sản phẩm mới”. Hiện nay, công ty có nhiều dòng sản phẩm từ mật ong như: mật ong chanh leo, mật ong dứa, mật ong dâu, mật ong quất, mật ong gừng sả, mật ong curcumin, mật ong quế ... Từ năm 2019, công ty đã tung ra những sản phẩm thử nghiệm đầu tiên để thám dò thị trường. Khi nhận được tín hiệu phản hồi tích cực, họ mới bắt đầu sản xuất đại trà từ đầu năm 2020.

            (Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, HONECO: Đưa mật ong hoa quả đi xuất khẩu, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 14/12/2020)
 

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án

Đáp án D

Ý chính của các đoạn trong bài:

Đoạn 1: Giới thiệu công ty cổ phần Ong Tam Đảo.

Đoạn 2-4: Giới thiệu nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới từ mật ong và hoa quả.

Đoạn 5-7: Quá trình thực hiện nghiên cứu.

Đoạn 8: Kết quả bước đầu của dự án.

Tổng hợp các ý trên, ta có ý chính của toàn bài là: “Giới thiệu nghiên cứu sản xuất sản phẩm từ mật ong và hoa quả.”


Câu 2:

Nhận xét nào sau đây về công ty cổ phần Ong Tam Đảo (Honeco) là chính xác?
Xem đáp án

Đáp án A

Thông tin tại dòng 3-4: 6/9 tỉnh Honeco hoạt động là các tỉnh trung du và miền núi (Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Sơn La, Điện Biên, Hà Giang, Lâm Đồng).


Câu 3:

Cụm từ “chuỗi cung ứng” ở dòng 10 có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Chuỗi cung ứng là chuỗi các công đoạn chuyển hóa nguyên liệu thô thành sản phẩm cuối cho người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng bao gồm: Lưu trữ, vận chuyển nguyên vật liệu & quá trình xử lý hàng tồn kho & sản xuất & lưu trữ, vận chuyển hàng hoá hoàn chỉnh từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ...


Câu 4:

Theo TS. Trương Hương Lan, ý nào sau đây KHÔNG phải là một trong những mục tiêu của nghiên cứu được đề cập trong bài?

Xem đáp án

Đáp án D

Thông tin “Tinh chế dược chất để điều chế thuốc.” không được đề cập trong đoạn trích.


Câu 5:

Ý nào sau đâu KHÔNG phải là mục đích của công nghệ cô đặc chân không?

Xem đáp án

Đáp án C

A. Giảm hàm lượng nước trong mật ong. => Sai, thông tin tại dòng 25-26.

B. Tiêu diệt các loại vi sinh vật. => Sai, thông tin tại dòng 31-32.

C. Làm lạnh dung dịch mật ong. => Làm lạnh là một bước trong công nghệ cô đặc chân không, không phải mục đích của công nghệ này.

D. Bảo vệ các tinh chất trong mật ong. => Đúng, thông tin tại dòng 27-29.


Câu 6:

Honeco đã làm gì để triển khai sản xuất sản phẩm mới mật ong hoa quả?

Xem đáp án

Đáp án C

Thông tin tại dòng 43-46: “Bên cạnh việc đầu tư cải thiện dây chuyền sản xuất, Honeco cho biết họ cũng đầu tư thêm thiết bị và nhân lực phục vụ cho phòng nghiên cứu để đo đạc những chỉ tiêu cơ bản,...”


Câu 7:

Trong hợp tác với Honeco, Viện VIFI đóng vai trò gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Thông tin tại dòng 47-49: “Trên nền công nghệ gốc được chuyển giao từ Viện Công nghiệp Thực phẩm, Honeco đã làm chủ quy trình và tự phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm chế biến khác... ”


Câu 8:

Người tiêu dùng có thái độ gì đối với các sản phẩm mới của Honeco?
Xem đáp án

Đáp án D

Thông tin tại dòng 52-53. “Khi nhận được tín hiệu phản hồi tích cực, họ mới bắt đầu sản xuất đại trà từ đầu năm 2020.”  Sản phẩm được người tiêu dùng ủng hộ.


Câu 9:

Thí sinh đọc Bài đọc 2 và trả lời các câu hỏi 9 - 16

BÀI ĐỌC 2

Năm 2019, GS.TS. Nguyễn Huy Dân và các cộng sự thuộc Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chế tạo thành công loại hợp kim có khả năng nhớ hình dạng, có nghĩa dù bị uốn cong hay làm xoắn bao nhiễu lần, chỉ cần gặp tác nhân nhiệt độ, hợp kim này trong vài giây sẽ quay trở lại hình dạng thiết kế ban đầu.

‘‘Việc chế tạo thành cộng loại hợp kim nhớ hình hỗ trợ rất nhiều trong lĩnh vực y sinh (chỉnh hình răng, ống đỡ động mạch, neo xương, cảm biến nhiệt), vi điện cơ (van tự động, nhíp nano, robot) trong nước”, GS Dân nói.

Loại vật liệu này được nhóm nghiên cứu trên ba hệ hợp kim khác nhau, gồm hệ hợp kim nitinol (gồm nguyên tố Niken (Ni), Titan (Ti), Đồng (Cu)), hệ hợp kim Heusler (gồm (Ni, Co)-Mn- (Ga, Al)) và hệ hợp kim entropy cao (Ti-Zr-(Co,Hf)-Ni-Cu). Tỉ lệ hợp phần trong mỗi hợp kim đều được nhóm tính toán để phù hợp với mục đích chế tạo. GS Dân cho biết, hệ hợp kim nitinol có tính dẫn điện và độ bền cao nên được sử dụng để gia công cơ khí rất tốt, còn loại hợp kim Heusler có thể ứng dụng trong kỹ thuật làm lạnh.

Loại hợp kim này có đặc tính "thông minh" như vậy là nhò sự linh hoạt trong cấu trúc nguyên tử của các thành phần hợp kim. Không giống với hợp kim thông thường, hợp kim nhớ hình có thể tự sắp xếp nguyên tử và tồn tại ở hai dạng khác nhau, cấu trúc tinh thể biến dạng và cấu trúc tinh thể ban đầu. Nhờ vậy, hợp kim vẫn giữ được hình dạng mới cho đến khi được “nhắc nhở” trở lại trạng thái nguyên gốc bằng cách cho nhiệt hoặc dòng điện tác động vào.

Để tạo ra loại hợp kim này, đầu tiên, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp luyện kim hồ quang để tạo ra loại hợp kim này ở dạng khối. Để làm vật liệu mỏng và nhỏ hơn, nhóm sử dụng phương pháp phun băng nguội nhanh. Sau đó, phương pháp phun xạ được áp dụng giúp tạo ra vật liệu ở dạng nano. Các cấu trúc của vật liệu được khảo sát bằng phương pháp nhiễu xạ tia X và kính hiển vi điện tử.

GS Dân chia sẻ, yếu tố quan trọng quyết định thành công của loại hợp kim nhớ hình là tỉ lệ từng nguyên tố kim loại trong vật liệu đó. Bởi một hợp kim có nhiều thành phần kim loại khác nhau, việc tìm ra khối lượng phù hợp của từng hợp phần có thể ảnh hưởng cấu trúc và tính chất nhớ hình của vật liệu. “Một số kim loại như Mangan trong quá trình nấu luyện rất dễ bay hơi, vì vậy phải điều chỉnh và thử nghiệm nhiều tỉ lệ khác nhau, đảm bảo quá trình tản nhiệt mà không ảnh hưởng tới tính chất hợp kim”, ông nói.

Sau hai năm nghiên cứu, vật liệu hợp kim do nhóm chế tạo có đặc điểm cơ học phù hợp ứng dụng thực tế. Vật liệu có khả năng biến dạng và hiệu ứng nhớ hình tốt. Mặc dù trên thế giới, hợp kim nhớ hình đã được nghiên cứu và ứng dụng từ lâu, tuy nhiên tại Việt Nam, loại vật liệu này mới dừng lại ở mức độ tìm hiểu, thăm dò.

“Việc xây dựng được quy trình công nghệ để chế tạo các hợp kim nhớ hình dạng khối, băng và màng có thể mở ra những ứng dụng mới cho vật liệu thông minh nhiều lĩnh vực trong nước, đặc biệt trong y sinh”, GS Dân nói. 

Bước đầu chế tạo thành công hợp kim nhở hình, nhóm nghiên cứu đang trong quá trình phát triển vật liệu này để chế tạo loại nhíp micro có chức năng gắp các hạt, mẫu thí nghiệm kích thước micro cho độ chuẩn xác cao. Đồng thời, tiếp tục cải tiến và tối ưu hóa tính chất hợp kim, như chức năng biến đổi hai chiều, qua lại giữa hai trạng thái.

(Theo Nguyễn Xuân, Nhà khoa học Việt chế tạo hợp kim biết nhớ hình dạng, Báo VnExpress, ngày 21/2/2021)
 

Diễn đạt nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án

Đáp án B

Ý chính của các đoạn trong bài:

Đoạn 1: Giới thiệu về nghiên cứu chế tạo kim loại có khả năng nhớ hình dạng.

Đoạn 2: Ý nghĩa của nghiên cứu.

Đoạn 3: Các kim loại thành phần được sử dụng trong nghiên cứu.

Đoạn 4: Nguyên lí nhớ hình dạng của hợp kim.

Đoạn 5: Phương pháp chế tạo hợp kim.

Đoạn 6: Những lưu ý trong quá trình nghiên cứu.

Đoạn 7-9: Kết quả và ý nghĩa của nghiên cứu.

Tổng hợp các ý trên, ta có ý chính của toàn bài là: “Mô tả quá trình chế tạo kim loại biết nhớ hình dạng.”


Câu 10:

Ý nào sau đây là một trong những tính chất của loại hợp kim được đề cập trong bài?

Xem đáp án

Đáp án D

Mọi loại chất đều biến đổi dưới tác dụng của hóa chất hoặc nhiệt độ hoặc ngoại lực ở một mức độ nhất định.


Câu 11:

Mệnh đề nào sau đây là chính xác?

Xem đáp án

Đáp án B

Thông tin dòng 11: “...hệ hợp kim entropy cao (Ti-Zr-(Co, Hf)-Ni-Cu).”


Câu 12:

Hợp kim Heusler phù hợp cho lĩnh vực nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Thông tin tại dòng 14-15: “... hợp kim Heusler có thể ứng dụng trong kỹ thuật làm lạnh.”


Câu 13:

Từ “Loại hợp kim này” ở dòng 16 được dùng để chỉ:
Xem đáp án

Đáp án A

Ở câu văn này, tác giả đang nói đến đặc tính “thông minh” nhớ được hình dạng.


Câu 14:

Mục đích của phương pháp phun xạ là gì?
Xem đáp án

Đáp án B

Thông tin tại dòng 24-25: “... phương pháp phun xạ được áp dụng giúp tạo ra vật liệu ở dạng nano”.

 


Câu 15:

Theo GS.TS. Nguyễn Huy Dân, trong quá trình chế tạo hợp kim nhớ hình, các nhà khoa học đã chú trọng đến điều gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Thông tin tại dòng 27-28: “GS Dân chia sẻ, yếu tố quan trọng quyết định thành công của loại hợp kim nhớ hình là tỉ lệ từng nguyên tố kim loại trong vật liệu đó.”

Câu 16:

Định hướng nghiên cứu tiếp theo của nhóm GS Dân là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Nhóm nghiên cứu dự định chế tạo loại thiết bị thí nghiệm mới là nhíp micro (thông tin tại dòng 41-42).


Câu 17:

Thí sinh đọc Bài đọc 3 và trarlowif trả lời các câu hỏi 17 - 26

BÀI ĐỌC 3

Do khai thác dó trầm một cách tận diệt mà không có biện pháp bảo tồn nên trầm hương tự nhiên ở Việt Nam ngày càng hiếm và đắt đỏ. Nghiên cứu về công nghệ tạo trầm hương bền vững do GS.TS. Nguyễn Thế Nhã (Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam) và cộng sự phát triển được kỳ vọng sẽ chấm dứt thực trạng này.

“Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, hình ảnh những người săn trầm phải “ngậm ngải tìm trầm” giữa chốn rừng thiêng nước độc, hóa hổ vì nhiều tháng loanh quanh trong rừng có lẽ chỉ tồn tại trong những câu chuyện cổ tích nhưng nỗi vất vả nhọc nhằn để có được những miếng trầm là có thật.

“Thực chất, trầm hương là phần gỗ chứa nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó” - GS.TS. Nguyễn Thế Nhã cho biết. “Khi cây dó bị thương, cây sẽ hình thành nên những hợp chất để kháng lại sự xâm nhiễm của các vi sinh vật. Dần dần, hợp chất đó biến tính và trở thành trầm”. Cây dó trầm thường có những biểu hiện như: thân cành có u bướu, cây nhiều mắt, cây bị bệnh hoặc bị thương; lá cằn cỗi, màu xanh vàng; cây có vỏ kết cấu lõm, lồi và sần sùi, khô nứt, xuất hiện những chấm màu tím, đỏ nâu.

Những năm trở lại đây, nhờ nắm được quy luật hình thành trầm hương mà nhiều người đã tiến hành cấy trầm trên cây dó. Ở Việt Nam hiện có sáu loài thuộc chi Dó trầm đó là Dó bầu, Dó bà nà, Dó gạch, Dó Vân Nam, Dó trung Quốc và Dó quả nhăn - trong đó Dó bầu là loại phổ biến nhất. “Có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp đơn giản nhất là vật lý cơ giới - họ sử dụng khoan, dùi nung đỏ, hoặc thậm chí là bóc vỏ quét hóa chất lên. Những phương pháp này vừa cho ra trầm kém chất lượng, mà còn gây hại cho cây” - GS Nhã nhận định.

Thêm vào đó, việc khai thác không bền vững quần thể các cây dó trầm trong môi trường sống hoang dã đã dẫn đến sự suy giảm số lượng cá thể tự nhiên, nhiều loài thậm chí có nguy cơ bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Là người luôn đau đáu với số phận của cây dó trầm, GS.TS. Nguyễn Thế Nhã luôn đặt ra cho mình câu hỏi: Làm thế nào để khai thác trầm hương mà không tận diệt cây?

GS.TS. Nguyễn Thế Nhã nhận ra rằng công nghệ sinh học có thể là hướng khai thác an toàn mà ông đang tìm kiếm. Bước đầu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu các loại dó trầm trên khắp Việt Nam, mang về nghiên cứu để phân lập các vi sinh vật - mà chủ yếu là nấm - giúp cây tiết dầu tạo trầm để tạo ra chế phẩm nấm dạng dung dịch. “Có khoảng gần 100 chủng nấm khác nhau, trong đó chúng tôi chọn ra được khoảng bảy chi có khả năng tạo trầm như chi nấm bào tử lưỡi liềm (Fusarium sp.), chi Nấm bào tử lông roi (Pestalotiopsis sp.), chi Nấm mốc (Mucor sp.)..- TS. Nguyễn Thành Tuấn (TYường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam), người trực tiếp phân lập nấm, cho biết.

Trong tự nhiên, khi sâu đục vào thân cây, chúng tạo ra vết thương khiến cây bị nhiễm nấm. “Để rút ngắn thời gian, chúng tôi mô phỏng vết đục của sâu bằng cách khoan vào một lỗ nhỏ có đường kính 5mm, sau đó truyền chế phẩm nấm vào lỗ để ‘khởi động’ cơ chế kháng vi sinh vật của cây, từ đó bắt đầu quá trình tạo trầm” - GS Nhã phân tích.

Nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp này tại huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và Tiên Phước (Quảng Nam) - vốn được biết đến như xứ sở của các loại trầm. Dù kết quả trầm cho ra chất lượng cao, không gây tổn thương quá nhiều đến cây dó như cách đục lỗ truyền thống, cũng như rút ngắn thời gian tạo trầm, tuy nhiên GS Nhã nhận thấy rằng đây vẫn chưa phải là phương án tối ưu. “Tôi muốn giảm thiểu tối đa vết thương trễn cây, cũng như có thể rút ngắn thời gian hình thành trầm nhiều hơn nữa” - ông cho biết.

Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về trầm hương, Trung tâm nghiên cứu Julich, Đức đã hỗ trợ các nhóm dự án sử dụng công nghệ nuôi cấy mô in vitro để tạo ra trầm hương. “Chúng tôi lấy mẫu chồi, cành, lá, hạt của cây dó trầm về xử lý để ra được vật liệu sạch, từ đó kích tạo ra mô sẹo. Điều này không hề ảnh hưởng đến cây trong tự nhiên” - TS. Nguyễn Thành Tuấn mô tả. Sau đó, các nhà khoa học đặt mô sẹo vào môi trường dung dịch, lắc lọ dung dịch để tạo ra thêm mô sẹo, sau đó truyền chế phẩm nấm đã tạo ra từ trước vào dung dịch nuôi cấy mô sẹo - giúp hình thành nền các hợp chất có trong trầm hương.

Quá trình này diễn ra nhanh hơn nhiều so với khi tạo trầm ngoài rừng. “Tối thiểu phải mất hai năm để thu được trầm chất lượng, trong khi công nghệ sinh học này chỉ mất vài tháng hoặc thậm chí là vài tuần để thu được thành phẩm” - GS Nhã cho biết. “Qua phân tích, loại trầm nhân tạo trong phòng thí nghiệm có đầy đủ những hợp chất cơ bản để tạo hương thơm như trầm ngoài tự nhiên”.

Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ tạo trầm ngoài tự nhiên và trong phòng thí nghiệm. “Cùng một loài dó bầu, nhưng ở mỗi vùng miền khác nhau thì vi sinh vật tạo thành và chất lượng trầm sẽ khác nhau. Ảnh hưởng của khí hậu tới quá trình hình thành trầm hương được đánh giá thông qua ảnh hưởng của các thông số đại diện là nhiệt độ, độ ẩm. Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng đến khả năng hút chế phẩm sinh học, quá trình gỗ biến đổi màu để hình thành trầm hương”. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu đang tiến hành lấy mẫu phân lập các loài nấm ở dó trầm tại khắp các tỉnh thành để tạo ra được các chế phẩm phù hợp vói mỗi loài cây.

(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Để không còn phải “ngậm ngải tìm trầm”, Cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 03/12/2020)
 

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án

Đáp án A

Ý chính của các đoạn trong bài:

Đoạn 1: Giới thiệu công trình nghiên cứu chế tạo trầm hương bằng công nghệ sinh học.

Đoạn 2-5: Thực trạng khai thác trầm hương tại Việt Nam hiện nay.

Đoạn 6-8: Quá trình chế tạo chế phẩm dung dịch nấm để sản xuất trầm hương.

Đoạn 9-10: Sử dụng kĩ thuật nuôi cấy mô in vitro để chế tạo trầm hương.

Đoạn 11: Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.

Tổng hợp các ý trên, ta có ý chính của toàn bài là: “Sử dụng công nghệ sinh học để sản xuất trầm hương nhân tạo.”


Câu 18:

Tại dòng số 5-6, tác giả nhắc sử dụng cụm từ “ngậm ngải tìm trầm” nhằm mục đích gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Từ “ngải” trong “ngậm ngải tìm trầm” chính là từ ngải trong bùa ngải. Cụm “ngậm ngải tìm trầm” thể hiện một tập quán của những người đi săn trầm: trước khi đi rừng (thường kéo dài vài tuần đến vài tháng) họ thường đến nhà những thầy mo trong làng để xin bùa hộ mệnh, hoặc “ngải” - có dạng như một viên thuốc. Họ tin rằng đeo bùa/ngậm ngải sẽ giúp xua đuổi thú dữ, phòng tránh được bệnh tật. Cụm “ngậm ngải tìm trầm” thể hiện sự khó khăn, nguy hiểm của phu tìm trầm phải đối mặt trong những chuyến đi rừng.


Câu 19:

Theo đoạn trích, ý nào sau đây là dấu hiệu nhận biết một cây dó có trầm?

Xem đáp án

Đáp án C

Thông tin tại dòng 13-14: “Cây dó trầm thường có những biểu hiện như: thân cành có u bướu, cây nhiều mắt, cây bị bệnh hoặc bị thương; lá cằn cỗi, màu xanh vàng; cây có vỏ kết cấu lõm, lồi và sần sùi, khô nứt, xuất hiện những chấm màu tím, đỏ nâu.”


Câu 20:

Trong các loài dó, loài nào phổ biến nhất ở Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án A

Thông tin tại dòng 18: “Dó bầu là loại phổ biến nhất”.


Câu 21:

Theo đoạn trích, mục đích nghiên cứu chính của GS.TS Nguyễn Thế Nhã là gì?
Xem đáp án

Đáp án A

Mục đích nghiên cứu của TS. Nguyễn Thế Nhã được thể hiện qua thông tin tại dòng 25-26: “GS.TS. Nguyễn Thế Nhã luôn đặt ra cho mình câu hỏi: Làm thế nào để khai thác trầm hương mà không tận diệt cây?”


Câu 22:

Nhóm nghiên cứu tiến hành phân lập các vi sinh vật (chủ yếu là nấm) trên cây dó nhằm mục đích gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Thông tin tại dòng 35-39: Trong tự nhiên, khi sâu đục vào thân cây, chúng tạo ra vết thương khiến cây bị nhiễm nấm. “Để rút ngắn thời gian, chúng tôi mô phỏng vết đục của sâu bằng cách khoan vào một lỗ nhỏ có đường kính 5mm, sau đó truyền chế phẩm nấm vào lỗ để ‘khởi động’ cơ chế kháng vi sinh vật của cây, từ đó bắt đầu quá trình tạo trầm” => Trầm được tạo ra khi cây dó mắc bệnh nấm => Cách thức tạo ra trầm là gây bệnh nấm trên một vùng chọn lọc của cây.


Câu 23:

Theo đoạn 8 (dòng 40-46), GS.TS. Nguyễn Thế Nhã đánh giá như thế nào về phương pháp mô phỏng vết sâu đục thân và sử dụng dung dịch nấm để tạo trầm?

Xem đáp án

Đáp án C

Thông tin tại 40-46: phương pháp sử dụng dung dịch nấm đã tạo ra được trầm chất lượng cao, thời gian ngắn nhưng GS Nhã chưa hoàn toàn hài lòng vì cây vẫn còn bị tổn thương.


Câu 24:

Ưu điểm chính của phương pháp nuôi cấy mô để tạo trầm hương là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Thông tin tại dòng 50-51: “Điều này không hề ảnh hưởng đến cây trong tự nhiên”.


Câu 25:

Ý chính của đoạn 9 (dòng 47-54) là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Đoạn 9 mô tả các bước thực hiện nuôi cấy mô: Lấy mẫu mô, tách mô, nuôi cấy mô và kích thích sinh trưởng trong môi trường dung dịch có chứa nấm để tạo ra trầm => Đoạn 9 mô tả quá trình sinh trầm bằng nuôi cấy mô.


Câu 26:

Yếu tố nào sau đây KHÔNG phải là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trầm?

Xem đáp án

Đáp án D

Màu sắc gỗ là một trong các đặc điểm của trầm hương, không phải là một yếu tố tác động đến chất lượng.


Câu 27:

Thí sinh đọc Bài đọc 4 và trả lời các câu hỏi 27 - 35

BÀI ĐỌC 4

Ngành sản xuất chế tạo ô tô và máy nông nghiệp là hai ngành xương sống trong nền công nghiệp của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, mặc dù ngành sản xuất lắp ráp ô tô có tới khoảng 21 doanh nghiệp lắp ráp OEM, 83 nhà cung cấp cấp 1 và trên 300 nhà cung cấp cấp 2-3 nhưng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm ô tô chỉ ở mức 13%, thấp hơn rất nhiều so với các nước ASEAN khác như Thái Lan (84%), Malaysia (80%) hay Indonesia (75%). Khi lưu thông trong khu vực, do điều khoản phải có tỷ lệ nội địa hóa trên 40% mới được hưởng ưu đãi thuế (VAT = 0%), vài năm qua một số doanh nghiệp lớn phải gấp rút đầu tư công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực và tìm kiếm đối tác phụ trợ mới.

Thông thường, một chiếc ô tô có khoảng 25,000 - 50,000 chi tiết, liên quan đến động cơ, khung gầm, vỏ xe và các hệ thống kháC. Kết hợp vởi đánh giá năng lực công nghệ hiện có như trên, nhóm nghiên cứu của Trung tâm Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm (SatiTech) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã chỉ ra những cụm công nghệ quan trọng cần phát triển để đồng thời hỗ trợ cho việc nội địa hóa nhiều chi tiết sản phẩm, ví dụ công nghệ tối ưu hóa khả năng vận hành, chọn phôi, đo đạc tính chất vật lý, độ bền, số hóa dữ liệu,...

Tuy nhiên, ngành ô tô trên thế giới đang có một bước ngoặt lớn. Việc xuất hiện những đột phá trong công nghệ về pin điện, in 3D và trí tuệ nhân tạo đã mở ra cơ hội cho thị trường xe điện thế giới phát triển. Bên cạnh “kẻ tạo sóng” Tesla, một loạt ông lớn như Ford, Daimler, BMW, GM hay Chevrolet cũng đang đổ hàng trăm tỷ USD  vào R&D trong phân khúc này. Theo dữ liệu sáng chế quốc tế, những năm gần đây số bằng sáng chế trong lĩnh vực ô tô liên quan đến hệ thống điều khiển, hệ thống phụ trợ, tích hợp AI, xe điện, ... có xu hướng tăng nhanh.

Do vậy, theo TS. Nguyễn Trường Phi, Giám đốc SatiTech, “về mặt sản phẩm, Việt Nam sẽ cần phát triển cả những chi tiết để tham gia vào chuỗi giá trị như khung gầm, sắt xi, cụm hộp số, hệ thống bánh lái..., đồng thời tìm cách làm chủ những công nghệ lõi về động cơ diesel trong ngắn hạn, công nghệ về pin và động cơ điện trong dài hạn. Điều này liên quan đến nhu cầu tiêu dùng và an ninh quốc gia, lẫn sự cạnh tranh thị trường trong tương lai”.

Ngược lại với ô tô, lĩnh vực cơ khí chế tạo máy nông nghiệp ở Việt Nam có lịch sử lâu đời hơn và đã tích lũy được trình độ công nghệ nhất định. Nhiều loại máy đã đạt đến mức độ 75-85% so với thế giới và có tỷ lệ nội địa hóa tương đối khả quan, chẳng hạn các loại máy xay xát, máy đánh bóng gạo, máy gặt đập liên hợp hay động cơ diesel 30 mã lực (HP).

Thị trưòng máy nông nghiệp cũng giàu tiềm năng do Chính phủ đang thúc đẩy quá trình cơ giới hóa nông nghiệp. Bộ NN&PTNT dự báo từ nay đến năm 2025, nhu cầu các loại máy nông nghiệp có thể tăng từ 1000-3000 chiếc/năm. Tuy nhiên, hiện phần lớn “sân chơi” thuộc về khối ngoại, khi Việt Nam đang phải nhập khẩu 70% máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp, chủ yếu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và chỉ còn 30% thị phần cho sản phẩm sản xuất trong nước. Sức cạnh tranh của máy nông nghiệp Việt còn thấp vì giá thành cao hơn nhập khẩu từ 15-20%. Với đặc điểm ngành nông nghiệp sản xuất nhỏ và manh mún, người nông dân cũng ít khi lựa chọn các loại máy công suất cao.

Do vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng, lộ trình trong 10 năm tới là ngành cơ khí chế tạo máy nông nghiệp cần khắc phục được hạn chế lắp ráp thủ công để chuyển sang lắp ráp dây chuyền hoặc robot, đẩy mạnh xây dựng năng lực đo kiểm, đồng thời phát triển công nghệ in 3D và mô phỏng để hạ giá thành sản phẩm cũng như thiết kế tốt hơn theo nhu cầu của từng phân khúc khách hàng. Mục tiêu là chiếm được 40% thị trường nội địa trong 5 năm tới, và đạt được 60% thị phần đến năm 2030.

“Về sản phẩm, chúng tôi cho rằng trong ngắn hạn phải chiếm được thị phần các loại máy có trình độ chế tạo ở mức trung bình, công suất cỡ trung nhưng nhu cầu cao [như máy kéo, máy canh tác, máy gieo trồng, máy thu hoạch, hệ thống sấy và bảo quản... ] Về dài hạn, trên cơ sở các loại máy đã có kết hợp vối chính sách thúc đẩy thị trường của nhà nước, chúng ta có thể đầu tư nâng công suất, đào tạo nhân lực, tiến tới các thiết kế có trình độ chế tạo cao, có khả năng xuất khẩu.” - TS Phi nhấn mạnh.

(Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, Cơ khí chế tạo ô tô và mấy nông nghiệp: Từ bản đồ công nghệ đến lộ trĩnh 10 năm, cổng thông tin của Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, ngày 15/11/2020)
 

Ý nào sau đây thể hiện ro nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án

Đáp án A

Ý chính của các đoạn trong bài:

Đoạn 1: Thực trạng nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam.

Đoạn 2: SatiTech thiết lập danh sách linh phụ kiện có thể phát triển để tăng tỉ lệ nội địa hóa trong sản xuất ô tô.

Đoạn 3-4: Các biện pháp Việt Nam cần thực hiện để tăng tỉ lệ nội địa hóa ô tô trong bối cảnh bước ngoặt của ngành ô tô thế giới.

Đoạn 5-6: Thực trạng công nghiệp sản xuất chế tạo máy nông nghiệp ở Việt Nam.

Đoạn 7-8: Các biện pháp Việt Nam cần thực hiện để phát triển ngành sản xuất chế tạo máy nông nghiệp.

Tổng hợp các ý trên, ta có ý chính của toàn bài là: “Thực trạng và giải pháp phát triển công nghiệp sản xuất chế tạo ô tô và máy nông nghiệp tại Việt Nam.”


Câu 28:

Cụm từ “tỷ lệ nội địa hóa” mang ý nghĩa gì?
Xem đáp án

Đáp án B

Tỷ lệ nội địa hóa là hàm lượng giá trị gia tăng nội địa hay tỷ lệ sử dụng các nguyên vật liệu và phụ tùng công nghiệp sản xuất trong nước so với nhập khẩu.


Câu 29:

Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam đã làm gì để tăng tỉ lệ nội địa hóa?

Xem đáp án

Đáp án D

Thông tin tại dòng 7-9: “... vài năm qua một số doanh nghiệp lớn phải gấp rút đầu tư công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực và tìm kiếm đối tác phụ trợ mới.”


Câu 30:

Bước ngoặt lớn của ngành ô tô thế giới là gì?
Xem đáp án

Đáp án D

Thông tin tại dòng 17-19: “Việc xuất hiện những đột phá trong công nghệ về pin điện, in 3D và trí tuệ nhân tạo đã mở ra cơ hội cho thị trường xe điện thế giới phát triển.” => Công nghệ pin điện, in 3D và trí tuệ nhân tạo là điều kiện nhưng việc xe điện trở nên phổ biến mới chính là bước ngoặt của ngành ô tô.


Câu 31:

Theo đoạn trích, công nghệ chế tạo bộ phận nào sau đây sẽ đóng vai trò quan trong nhất trong tương lai của ngành ô tô?
Xem đáp án

Đáp án D

Thông tin tại dòng 26-27: “... làm chủ những công nghệ lõi về động cơ diesel trong ngắn hạn, công nghệ về pin và động cơ điện trong dài hạn.” => công nghệ chủ chốt của ngành ô tô trong tương lai là động cơ điện.


Câu 32:

So với ngành ô tô, ngành sản xuất máy nông nghiệp ở Việt Nam:
Xem đáp án

Đáp án A

Thông tin tại đoạn 5 (dòng 30-34): so với sản xuất ô tô, ngành sản xuất máy nông nghiệp có đặc điểm:

+) “... đã tích lũy được trình độ công nghệ nhất định”

+) “Nhiều loại máy đã đạt đến mức độ 75-85% so với thế giới và có tỷ lệ nội địa hóa tương đối khả quan”

→ Ngành máy nông nghiệp tiệm cận trình độ thế giới hơn.


Câu 33:

Vì sao nông dân Việt Nam ít khi lựa chọn máy nông nghiệp công suất cao?

Xem đáp án

Đáp án A

Thông tin tại dòng 41-43: “Với đặc điểm ngành nông nghiệp sản xuất nhỏ và manh mún, người nông dân cũng ít khi lựa chọn các loại máy công suất cao.”

=> Người nông dân Việt Nam lựa ít lựa chọn máy công suất cao vì diện tích canh tác nhỏ hẹp, không đủ quy mô cho máy lớn phát huy tác dụng.


Câu 34:

Nhóm nghiên cứu đặt mục tiêu đến năm 2030, thị phần máy nông nghiệp sẽ
Xem đáp án

Đấp án B

Thông tin dòng 38: Thị phần máy nông nghiệp Việt hiện nay là 30%.

Thông tin dòng 49: Mục tiêu thị phần đạt 60% vào năm 2030.

→ Thị phần tăng 100%


Câu 35:

Ý nào sau đây là một trong các đặc điểm của máy thu hoạch nông sản ở Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án D

Máy thu hoạch nông sản là một trong các loại máy nông nghiệp cỡ trung, do đó nó mang các tính chất và đặc điểm được nêu tại dòng 50-52. Trong đó có đặc điểm “nhu cầu cao”  Nông dân có nhu cầu sử dụng nhiều.


Câu 36:

Hình vẽ dưới là đồ thị của hàm số y=ax+bcx+d adbc0 . Mệnh đề nào sau đây là đúng?

Hình vẽ dưới là đồ thị cua hàm số y = (ax + b)/(cx + d) (ab - bc khác 0) (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án C

Từ đồ thị suy ra đồ thị hàm số đã cho cắt trục hoành tại điểm có hoành độ dương. Mặt khác, từ y=ax+bcx+d suy ra đồ thị hàm số đã cho cắt trục hoành tại điểm Aba;0. Từ đồ thị hàm số suy ra ba>0ab<0.

Từ hàm số y=ax+bcx+d suy ra đồ thị có các đường tiệm cận ngang và đứng lần lượt là: y=ac; x=dc

Từ đồ thị hàm số suy ra ac>0dc<0ac>0dc>0adc2>0ad>0

Câu 37:

Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm f'x=x12x22x với mọi x. Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số m để hàm số y=fx28x+m có 5 điểm cực trị?

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có: f'x=x12x22x=0x=0x=1x=2

Đặt gx=fx28x+m. Ta có: g'x=2x8f'x28x+m

g'x=0x=4f'x28x+m=0x=4x28x+m=11x28x+m=02x28x+m=23

Để hàm số g(x) có 5 điểm cực trị thì g'(x) = 0 có 5 nghiệm đơn phân biệt

phương trình (2); (3) có 2 nghiệm phân biệt khác 416m>018m>0m160m180m<16

Vì m nguyên dương nên có 15 giá trị của m thỏa mãn.


Câu 38:

Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm liên tục trên (-1; 3). Bảng biến thiên của hàm số  y =f'(x) được cho như hình vẽ bên. Hàm số y=f1x2+x  nghịch biến trên khoảng nào sau đây?

Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm f'(x) = (x - 1)^2 (x^2 - 2x) với mọi x thuộc R (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án A

Ta có y=f1x2+xy'=12f'1x2+1

Xét y'<012f'1x2+1<02<f'1x2<4 (dựa vào BBT)

2<1x2<34<x<2

Dựa vào các đáp án nên hàm số y=f1x2+x nghịch biến trên khoảng 4;2.


Câu 39:

Năm 2020, một doanh nghiệp X có tổng doanh thu là 150 tỉ đồng. Dự kiến trong 10 năm tiếp theo, tổng doanh thu mỗi năm sẽ tăng thêm 12% so với năm liền trước. Theo dự kiến đó thì kể từ năm nào, tổng doanh thu của doanh nghiệp X vượt quá 360 tỉ đồng?

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có tổng doanh thu của doanh nghiệp X tại năm thứ n là:

T=1501+0,12n=150.1,12n.

Để tổng doanh thu vượt quá 360 tỉ đồng thì

150.1,12n>360n>log1,12360150n>7,725

Do n nguyên nên n = 8.

Vậy kể từ năm 2028 doanh thu của doanh nghiệp X sẽ vượt quá 360 tỉ đồng.

Câu 40:

Biết rằng tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình 2+3x+m23x=1 có hai nghiệm phân biệt là khoảng (a; b). Tính T = 3a + 8b.

Xem đáp án

Nhận xét: 2+3x23x=1.

Đặt t=2+3x, t>023x=1t

Khi đó phương trình trở thành t+m.1t=1t2+m=tm=t2+tm=ft

Bài toán tương đương: Tìm m để phương trình m=ft có hai nghiệm dương phân biệt. Ta có ft=t2+tf't=2t+1; f't=0t=12>0. 

Biết rằng tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình  (ảnh 1)

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy phương trình có 2 nghiệm khi 0<m<14

Vậy m0;14 từ đó ta có a = 0, b=14 => T = 3a + 8b = 2


Câu 41:

Cho a, b, c là ba số thực dương,  a > 1thỏa mãn

Khi đó, giá trị của biểu thức T = a + 3b + 2c gần với giá nào nhất sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Áp dụng bất đẳng thức x+y24xy, ta được

b3c3+bc42b4c4logab3c3+bc424logabc

Do đó với a>1,b,c>0

loga2bc+logab3c3+bc42+4+9c2loga2bc+4logabc+4+9c2

loga2bc+logab3c3+bc42+4+9c2logabc+22+9c20

Dấu “=” xảy ra khi b3c3=bc4logabc=2c2=9a>1b>0c>0a=2b=16c=3

Khi đó T=a+3b+2c=2+12+67,91. Vậy giá trị của T gần 8 nhất.


Câu 42:

Cho hình lăng trụ đứng ABCD.A'B'C'D' với đáy là hình thoi có cạnh bằng AA' = 6a, BCD^=120°. Gọi M, N, K lần lượt là trung điểm của AB', B'C, BD'. Tính thể tích khối đa diện lồi có các đỉnh là các điểm A, B, C, M, N, K.

Xem đáp án

Đáp án C

Cho hình lăng trụ đứng ABCD.A'B'C'D' với đáy là hình thoi có cạnh bằng 4a (ảnh 1)

Gọi V là thể tích của khối lăng trụ ABCD.A'B'C'D'.

Gọi A1, B1, C1 lần lượt là giao điểm của AA', BB', CC' và mặt phẳng (MNK).

Thể tích của khối lăng trụ ABC.A1B1C1 là:

VABC.A1B1C1=14VABCD.A'B'C'D'=14V.

Gọi V1, V2, V3 lần lượt là thể tích của khối tứ diện AA1MK, BB1MN, CC1NK. Ta có

+) V1=VA.A1MK=13.SΔA1MK.AA1=13.14SΔA1B1C1.AA1

          =112VABC.A1B1C1=112.14V=148

+) V2=VB.B1MN=13.SΔB1MN.BB1=13.14SΔB1A1C1.BB1

          =112VABC.A1B1C1=112.14V=148

+) V3=VC.C1NK=13.SΔC1NK.CC1=13.14SΔC1B1A1.CC1

          =112VABC.A1B1C1=112.14V=148

+) V=SABCD.A'A=2SΔBCD.A'A=2.12.4a.4a.sin120°.6a=48a33

Do đó, thể tích khối đa diện lồi ABCMNK là

VABCMNK=14VABCD.A'B'C'D'V1+V2+V3=14V3.148V=316V=316.48a33=9a33        

Vậy VABCMNK=9a33.


Câu 43:

Cho hình nón đỉnh S có chiều cao bằng bán kính đáy và bằng 2a. Mặt phẳng (P) đi qua S cắt đường tròn đáy tại AB sao cho AB=23a. Khoảng cách từ tâm của đường tròn đáy hình nón đến (P) bằng

Xem đáp án

Đáp án C

Cho hình nón đỉnh S có chiều cao bằng bán kính đáy và bằng 2a. Mặt phẳng (P) đi  (ảnh 1)

Ta có (P) = (SAB). Gọi O là tâm của đường tròn đáy, I là    

trung điểm của AB.

Kẻ OHSIOHSABdO,SAB=OH

Xét tam giác vuông OIA có: OI=r2AB22=4a23a2=a

Xét tam giác SOI vuông tại O, OH là đường cao ta có:

1OH2=1OI2+1SO2OH=SO.OIOI2+SO2=2a.a4a2+a2=2a5


Câu 44:

Cho tứ diện đều ABCD có cạnh bằng 4. Tính diện tích xung quanh của hình trụ có đường tròn đáy là đường tròn nội tiếp tam giác BCD và có chiều cao bằng chiều cao của tứ diện đều ABCD.

Xem đáp án

Đáp án D

Cho tứ diện đều ABCD có cạnh bằng 4. Tính diện tích xung quanh của hình trụ có  (ảnh 1)

Gọi I là trọng tâm tam giác BCD.

Tam giác BCD đều cạnh bằng 4 nên I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác BCD và BM=432=23

BI=23BM=433r=IM=13BM=233

Vì AI là đường cao của tứ diện đều ABCD nên AI=AB2IB2=463
Vậy diện tích xung quanh hình trụ Sxq=2πrh=1623π

Câu 45:

Một mặt cầu có tâm O nằm trên mặt phẳng đáy của hình chóp tam giác đều S.ABC có tất cả các cạnh bằng nhau, các điểm A, B, C thuộc mặt cầu. Biết bán kính mặt cầu là 1. Tính tổng độ dài l các giao tuyến của mặt cầu với các mặt bên của hình chóp thỏa mãn.

Xem đáp án

Đáp án C

Một mặt cầu có tâm O nằm trên mặt phẳng đáy của hình chóp tam giác đều S.ABC có  (ảnh 1)

Bán kính mặt cầu OC=R=1. Đặt AB=a>0.

Ta có OA = OB = OC = 1.

Mà tam giác ABC đều OA=OB=OC=a33 nên suy ra a=3.

Từ giả thiết ta có S.ABC là tứ diện đều CP=SP=32(P là trung điểm AB)

OP=13CP=12

Ta có tam giác SOP vuông tại O có đường cao OH

OH.SP=SO.PO SO=SC2OC2=2,

d=OH=SO.POSP=2.1232=23

Một mặt cầu có tâm O nằm trên mặt phẳng đáy của hình chóp tam giác đều S.ABC có  (ảnh 2)

Vì SO>1SABS là đường tròn bánh kính r=R2d2=73

Xét tam giác vuông SOP có: HP=OP2SP=16, SH=SO2SP=43

Xét tam giác vuông HPA có: HB=HA=73

Giao tuyến của (S) vói amwjt bên (SAB) là cung IJ.

cosAHB^=HA2+HB2AB22HA.HB=1314AHB^2,76rad=sđAB

Góc ngoài đường tròn là π3=ASB^=sđABsđIJ2

sđIJ=sđAB2π32,762π3 => độ dài cung IJ: l12,762π373

=> tổng độ dài l các giao tuyến của mặt cầu với các mặt bên của hình chóp là:

l3l1=7π30,381,77


Câu 46:

Cho hình chóp SABCD có đáy là hình chữ nhật, AB = 2a, AD = a; tam giác SAB đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Góc α  tạo bởi hai mặt phẳng (SCD) và (ABCD) có số đo bằng

Xem đáp án
Đáp án C
Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A, AB = a, SA vuông  (ảnh 1)

+) Gọi H là trung điểm AB, do tam giác SAB đều nên SHAB. Mà SABABCD nên SHABCD.

+) Gọi I là trung điểm CD.

Ta có: α=SCD;ABCD=SIH^.

+) Trong đó: SH là đường cao của tam giác đều 2a nên SH=a3

HI=AD=a

+) Khi đó tanα=tanSIH^=SHHI=3

suy ra α=60°


Câu 47:

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại A, AB = a, SA vuông góc với mặt phẳng đáy và AB=3a. Gọi M là trung điểm BC. Khoảng cách giữa hai đường thẳng ACSM bằng

Xem đáp án

Đáp án C

Gọi N là trung điểm AB. Kẻ AHSN.

MN//AC, MNSMN nên AC//SMN

dSM;AC=dAC;SMN=dA;SMN

Ta có MNABMNSAMNSABMNAH

Từ đó suy ra AHSMNdSM;AC=AH

Lại có 1AH2=1AS2+1AN2=133a2AH=39a13.


Câu 48:

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để phương trình sinxcosx+4sin2x=m có nghiệm thực? 
Xem đáp án

Đáp án A

Đặt t=sinxcosx=2sinxπ40;2

t2=1sin2xsin2x=1t2.

Phương trình đã cho trở thành t+41t2=m4t2+t+4=m(*).

Phương trình đã cho có nghiệm thực  Phương trình (*) có nghiệm thực trên 0;2.

Xét hàm số ft=4t2+t+4 trên 0;2.

Ta có f't=8t+1f't=08t+10t=18.

Ta có bảng biến thiên

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để phương trình |sin x - cosx| + 4sin2x (ảnh 1)

Dựa vào bảng biến thiên ta có yêu cầu bài toán 24m6516.

Do mm2;1;0;1;2;3;4. Vậy có 7 giá trị nguyên của m thỏa mãn yêu cầu bài toán.


Câu 49:

Một bình đựng 5 quả cầu xanh, 4 quả cầu đỏ và 3 quả cầu vàng. Chọn ngẫu nhiên 3 quả cầu. Xác suất để chọn được 3 quả cầu khác màu bằng

Xem đáp án

Đáp án C

Không gian mẫu Ω: “Chọn ngẫu nhiên 3 quả cầu trong bình.”

Số cách chọn là: nΩ=C123=220.

Gọi A là biến cố: “Chọn được 3 quả cầu khác màu” . Khi đó, mỗi loại sẽ chọn 1 quả. Số cách chọn là: nA=C51.C41.C31=60.

Xác suất để chọn được 3 quả cầu khác màu là: PA=nAnΩ=60220=311.


Câu 50:

Từ 12 học sinh gồm 5 học sinh giỏi, 4 học sinh khá, 3 học sinh trung bình, giáo viên muốn thành lập 4 nhóm làm 4 bài tập lớn khác nhau, mỗi nhóm 3 học sinh. Tính xác suất để nhóm nào cũng có học sinh giỏi và học sinh khá.

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có số phần tử của không gian mẫu là: nΩ=C123C93C63C33. Để nhóm nào cũng có học sinh giỏi và học sinh khá thì:

- Chọn 2 học sinh giỏi và xếp vào 1 trong 4 nhóm: C52.C41.

- Xếp 3 học sinh giỏi còn lại vào 3 nhóm còn lại: 3!.

- Xếp 4 học sinh khá vào 4 nhóm: 4!.

- Xếp 3 học sinh trung bình: 3!.

nA=C52.C41.3!.4!.3!PA=36385.


Câu 51:

Cho dãy số un được xác định bởi công thức  un=2n2+5n3n+1 n1,n*. Hỏi dãy số có bao nhiêu số hạng nhận giá trị nguyên?

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có un=2n2+5n3n+1=2n+36n+1

Do đó un nguyên khi và chỉ khi 6n+1 nguyên hay n + 1 là ước của 6.

Suy ra n+1=1n+1=2n+1=3n+1=6n=0ln=1n=2n=5

Vậy các số hạng nguyên của dãy số là u1; u2; u5 nên dãy số có 3 số hạng nhận giá trị nguyên.


Câu 52:

Tổng n số hạng đầu tiên của một cấp số cộng là  với Sn=3n219n4. Tìm số hạng đầu tiên u1 và công sai d của cấp số cộng đã cho.

Xem đáp án

Đáp án B

Ta có: Sn=3n219n4

nu1+n2n2d=34n2194nd2n2+u1d2n=34n2194n

d2=34u1d2=194u1=4d=32


Câu 53:

Cho cấp số nhân (un) có số hạng đầu là u1 và công bội là q là số dương thỏa mãn u5u4=24u7u5=144. Tổng 10 số hạng đầu của cấp số nhân trên là

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có u5u4=24u7u5=144u1q4u1q3=24u1q6u1q4=144u1q3q1=241u1q4q21=1442

q1 nên lấy (2) chia (1) ta được

u1q4q21u1q3q1=14424qq+1=6q2+q6=0q=2q=3

Vì q dương nên q=2u1=24q3q1=3.

Khi đó tổng 10 số hạng đầu tiên của cấp số nhân là S10=u1.1q101q=3069


Câu 55:

Một ô tô bắt đầu chuyển động nhanh dần đều với vận tốc v1t=2t (m/s). Đi được 12 giây, người lái xe phát hiện chướng ngại vật và phanh gấp, ô tô tiếp tục chuyển động chậm dần đều với gia tốc a=12m/s2. Tính quãng đường s(m) đi được của ô tô từ lúc bắt đầu chuyển bánh cho đến khi dừng hẳn

Xem đáp án

Đáp án A

Quãng đường xe đi được trong 12 s đầu là: s1=0122tdt=144m.

Sau khi đi được 12 s ô tô đạt vận tốc v=24m/s, sau đó vận tốc của ô tô có phương trình v=2412t. Xe dừng hẳn sau 2s kể từ khi phanh.

Quãng đường ô tô đi được từ khi đạp phanh đến khi dừng hẳn là:

s2=022412tdt=24m.

Vậy tổng quãng đường ô tô đi được là s=s1+s2=144+24=168m.


Câu 56:

Cho số phức z=a+bi,z0 thỏa mãn 1iz¯ là số thực và z3iz32i=2. Đặt T=a2+b2. Mệnh đề nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

+) Vì 1iz¯ là số thực với z = a + bi nen tồn tại số thực k (k0) sao cho

z¯=k1iabi=kkia=kb=ka=b1

+) z3iz32i=2a2+b32a32+b22=22

Thế (1) vào (2) ta được:

b2+b32b32+b22=2b2+b32=2+b32+b222b26b+9=4+2b210b+13+42b210b+134b8=42b210b+13b20b22=2b210b+13b2b26b+9=0b2b=3b=3a=3T=32+32=18


Câu 57:

Có bao nhiêu số phức z=xi+y,x,y thỏa mãn: z1i2z2z+1i4?

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có:

z2z+1i=z22z+2+z1i

          =z1iz1+i+z1i=z1iz+i.

 Mặt khác z1i2z2z+1i4*z1i2z1iz+i4z1i2z+12**

Xét z1i2 có tập hợp điểm biểu diễn số phức z là miền ngoài hình tròn (kể cả biên) C1 I11;1, R1=2.

Xét z1i2 có tập hợp điểm biểu diễn số phức z là miền trong hình tròn (kể cả biên) C2 I20;1, R2=2.

=> Tất cả các điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn (**) là miền tô đậm như hình vẽ.

Có bao nhiêu số phức z = xi + y, (x, y thuộc Z) thỏa mãn Ưz - 1 -i| > = 2 (ảnh 1)

Do đó có 10 điểm có tọa độ nguyên thỏa mãn (**) là:

(-2; -1); (-1; 0), (-1; -1), (-1; -2), (0; -1), (0; -2), (0; -3), (1; -1), 1; -2), (2; -1)

Thử lại vào điều kiện (*) ta được 5 điểm thỏa mãn là:

(-1; 0), (-1; -1), (0; -1), (0; -2), (1; -1).

Vậy có tát cả 5 số phức z thỏa mãn đề bài
 

Câu 58:

Trong không gian Oxyz, cho ba điểm A(1; 1; 1), B(-1; 2; 0), C(2; -3; 2). Tập hợp tất cả các điểm M cách đều ba điểm A, B, C là một đường thẳng d. Phương trình tham số của đường thẳng d

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có AB=2;1;1, BC=3;5;2.

Ta thấy AB BC không cùng phương nên ba điểm A, B, C không thẳng hàng. M cách đều hai điểm A, B nên điểm M nằm trên mặt phẳng trung trực của AB. M cách đều hai điểm B, C nên điểm M nằm trên mặt phẳng trung trực của BC.

Do đó tập hợp tất cả các điểm M cách đều ba điểm A, B, C là giao tuyến của hai mặt phẳng trung trực của AB và BC. Gọi (P), (Q) lần lượt là các mặt phẳng trung trực của AB và BC.

Ta có: K0;32;12 là trung điểm AB; N12;12;1 là trung điểm BC.

+) (P) đi qua K và nhận AB=2;1;1 làm vectơ pháp tuyến nên (P): 2x+y32z12=0 hay (P): 2x - y + z + 1 = 0.

+) (Q) đi qua N và nhận BC=3;5;2 làm vectơ pháp tuyến nên (Q): 3x125y+12+2z1=0 hay (Q): 3x - 5y + 2z - 6 = 0.

Ta có d=PQd có vectơ chỉ phương u=AB,BC=3;1;7.

Chọn y = 0 ta sẽ tìm được z = -18, z = 15 nên 8;0;15d.

Vậy x=83ty=tz=15+7t.


Câu 59:

Trong không gian Oxyz, cho các điểm A(1; 3; -2), B(0; 4; 7), C(5; -1; 2) và mặt phẳng (P): x + y + z - 2 = 0. Điểm M(a; b; c) thuộc mặt phẳng (P) sao cho biểu thức MA2MB+3MC đạt giá trị nhỏ nhất. Khi đó tổng T=a2+b2+c2 bằng

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi IxI;yI;zI là điểm thỏa mãn IA2IB+3IC=0

Suy ra 1xI20xI+35xI=03yI24yI+31yI=02zI27zI+32zI=0xI=8yI=4zI=5I8;4;5

Khi đó

MA2MB+3MC=MI+IA2MI+IB+3MI+IC

          =2MI+IA2IB+3IC=2MI=2MI

Biểu thức MA2MB+3MC đạt giá trị nhỏ nhất khi và chỉ khi MI đạt giá trị nhỏ nhất. Vậy M(a; b; c) là hình chiếu của I trên mặt phẳng (P).

Mặt khác, mặt phẳng (P) có một vectơ pháp tuyến là n=1;1;1.

Gọi Δ là đường thẳng đi qua I và vuông góc với mặt phẳng (P), suy ra Δ: x=8+ty=4+tz=5+t

Khi đó M=ΔP, tọa độ của M là nghiệm của hệ sau

x=8+ty=4+tz=5+tx+y+z2=0x=9y=3z=4M9;3;4

Vậy a=9b=3c=4T=a2+b2+c2=106.


Câu 60:

Trong không gian Oxyz, cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm I(2; 3; -4), trực tâm H(3; 0; 1). Biết A(1; -2; 0), phương trình đường thẳng BC

Xem đáp án

Đáp án A

Ta có AI=1;5;4, AH=2;2;1 nên AI,AH=13;9;8 là véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng ABC suy ra AI,AH có giá vuông góc với đường thẳng BC.

AH có giá vuông góc với BC nên véc tơ chỉ phương của đường thẳng BC là

u=AH,AI,AH=7;29;44

Gọi A' là điểm đối xứng của A qua I thì A(3; 8; -8).

Trong không gian Oxyz, cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn tâm I(2; 3; -4), trực  (ảnh 1)

Ta có ΔACA' vuông tại C A'CAC; H là trọng tâm ΔABCBHAC.

BH//A'C. Tương tự CH//A’B

BHCA' là hình bình hành => BC đi qua trung điểm M3;4;72 của A'H.

Do đó BC có phương trình là: x37=y429=z+7244


Câu 61:

Tập đoàn X có 6 công ty A, B, C, D, E, F. Trong năm 2020, tỷ lệ doanh thu của các công ty này được biểu thị như biểu đồ (hình bên).

1. Nếu doanh thu của công ty D là 650 tỷ đồng thì tổng doanh thu của công ty B và C là bao nhiêu tỷ đồng?

2. Doanh thu của công ty F nhiều hơn doanh thu của công ty D, C bao nhiêu phần trăm?

3. Nếu doanh thu của công ty E tăng 15% vào năm 2021 và doanh thu của các công ty khác không thay đổi thì tổng doanh thu của tập đoàn X tăng bao nhiêu phần trăm?

Tập đoàn X có 6 công ty A, B, C, D, E, F. Trong năm 2020, tỷ lệ doanh thu của các công ty này được  (ảnh 1)
Xem đáp án

1. Tổng doanh thu của công ty B và C là: 650100.26+12=247 (tỷ đồng).

2. Doanh thu của công ty F nhiều hơn doanh thu của công ty D là: 161010=0,6=60%.

Doanh thu của công ty F nhiều hơn doanh thu của công ty C là: 161212=1333,3%

3. Gọi doanh thu của công ty E năm 2020 là x.

Khi đó tổng doanh thu của tập đoàn X năm 2020 là: 100x14=50x7.

Tổng doanh thu của tập đoàn X năm 2021 là: 50x7+15x100=1021x140.

Tổng doanh thu của tập đoàn X năm 2021 đã tăng so với năm 2020 là: 1021x14050x7:50x7=0,021=2,1%.


Câu 62:

Chia 150 cái kẹo giống nhau cho 5 người sao cho ai cũng có kẹo. Tính xác suất để mỗi người có ít nhất 10 cái kẹo (Làm tròn tới số thập phân thứ ba).

Xem đáp án

Không gian mẫu: Chia 150 cái kẹo giống nhau cho 5 người sao cho ai cũng có kẹo.

Xếp 150 cái kẹo thành một hàng ngang. 150 cái kẹo tạo ra 149 khoảng trống ở giữa. Đặt vào 4 vách ngăn sẽ chia số kẹo thành 5 phần sao cho phần nào cũng có kẹo. Do đó, số phần tử của không gian mẫu là: nΩ=C1494

Gọi A là biến cố “mỗi người có ít nhất 10 cái kẹo.”

Chia trước cho mỗi người 9 cái kẹo, còn lại 105 cái. Bài toán ban đầu trở thành bài toán chia 105 cái kẹo cho 5 người sao cho ai cũng có kẹo.

Xếp 105 cái kẹo thành một hàng ngang. 105 cái kẹo tạo ra 104 khoảng trống ở giữa.

Đặt vào 4 vách ngăn sẽ chia số kẹo thành 5 phần sao cho phần nào cũng có kẹo. Do đó số kết quả thuận lợi của biến cố A là: nA=C1044.

Xác suất của biến cố A là: PA=nAnΩ=C1044C14940,233.


Bắt đầu thi ngay