IMG-LOGO
Trang chủ Đánh giá năng lực ĐH Bách Khoa Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 29)

Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 29)

Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 29)

  • 181 lượt thi

  • 60 câu hỏi

  • 150 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phần tư duy đọc hiểu

Hình thức dạy học kết hợp (BL) được nhắc đến trong bài viết có ưu thế gì so với các hình thức học tập đã được triển khai trước đó?

Xem đáp án

Đọc và tổng hợp thông tin từ đoạn [0] của bài viết: “Những nghiên cứu cho thấy BL khá phù hợp với dạy học ở bậc đại học trong thời đại kỷ nguyên số”, từ đó có thể thấy phương pháp BL dù được triển khai nhiều trên thế giới nhưng ở VN mới chỉ phù hợp với bậc đại học, khi sinh viên có khả năng tự học và đòi hỏi sự chủ động trong các vấn đề nảy sinh khi tiếp cận kiến thức, vấn đề mới.

 Chọn C


Câu 2:

Theo bài viết, hình thức đơn giản nhất của phương pháp dạy học kết hợp là gì? 
Xem đáp án

Đọc và xác định thông tin trong đoạn [1] của bài viết: “BL được xem là một dạng thức học tập kết hợp giữa học tập mặt đối mặt (F2F) và học tập trực tuyến (OL). Trong đó, dạng đơn giản nhất là kết hợp giao tiếp đối thoại trực tiếp trên lớp và tương tác gián tiếp qua môi trường mạng nhằm đạt được mục tiêu dạy học.”

 Chọn A


Câu 3:

Trong quá trình thực hiện phương pháp dạy học tích hợp, để đảm bảo được các yêu cầu, mục tiêu của bài học; đôi khi, người dạy cần cấu trúc lại nội dung bài học theo quan điểm, định hướng mới là đúng hay sai?

Xem đáp án

Đọc và xác định thông tin trong đoạn [1] của bài viết: “điều cần thiết là phải thiết kế lại cấu trúc, cũng như cách tổ chức dạy học, sao cho đáp ứng được các nguyên tắc chủ yếu sau: Tích hợp chặt chẽ giữa F2F và OL; Thiết kế lại khóa học (nội dung, tổ chức, phương pháp…) sao cho tối ưu sự tham gia của người học;”

 Chọn A


Câu 4:

Tích hợp chặt chẽ giữa học tập mặt đối mặt (F2F) và học tập trực tuyến (OL) trong hình thức dạy học kết hợp (BL) có mục tiêu gì?

Xem đáp án

Đọc lướt đoạn [2] và xác định nội dung của đoạn: nêu rõ rằng tích hợp giữa F2F và OL không chỉ đơn giản là cộng cơ học mà còn phải phối kết hợp hợp nhất theo trình tự để đảm bảo tính linh hoạt và tận dụng được các ưu điểm của cả hai hình thức học tập. Điều này nhằm mục tiêu tối ưu hóa trải nghiệm học tập của người học.

 Chọn B


Câu 5:

Hoàn thành câu sau bằng cách kéo thả các từ vào đúng vị trí.

tiết kiệm, tích hợp, ưu điểm, chủ động, đáp ứng

“Việc tạo ra phương pháp học tập _______ cần phát huy được các _______ của các cách thức học tập; ví dụ như việc làm mẫu, giao tiếp của F2F hay sự _______ về thời gian và không gian của OL nhưng vẫn cần sự cân nhắc về hiệu quả, chi phí và cách thức vận hành để có thể hoàn thành được mục tiêu đề ra.”

Xem đáp án

Đáp án

“Việc tạo ra phương pháp học tập tích hợp cần phát huy được các ưu điểm của các cách thức học tập; ví dụ như việc làm mẫu, giao tiếp của F2F hay sự chủ động về thời gian và không gian của OL nhưng vẫn cần sự cân nhắc về hiệu quả, chi phí và cách thức vận hành để có thể hoàn thành được mục tiêu đề ra.”

Giải thích

Đọc lướt câu văn cần hoàn thành và xác định nội dung nằm trong đoạn [2] của bài viết: “Chẳng hạn F2F rất hữu dụng cho việc giao tiếp, giải thích hay làm mẫu cần có sự tương tác giữa người và người; trong khi OL rất thuận lợi cho việc tự học, chủ động về thời gian và cần sự tự giác của người học, đồng thời đáp ứng được đào tạo với số lượng học viên lớn trong cùng thời điểm, nên tiết kiệm không gian lớp học truyền thống cũng như chi phí liên quan.”


Câu 6:

Theo bài viết, tại sao hình thức học tập trực tuyến (OL) được xem là phù hợp cho những người có khả năng tự lực, tự giác và độc lập cao?

Xem đáp án

Trong đoạn [3] có nội dung: “hình thức học tập trực tuyến (OL) phù hợp cho những người có khả năng tự lực, tự giác và độc lập cao bởi vì họ có khả năng tự tìm kiếm giải pháp và kiểm soát tiến trình học tập của họ. Điều này thể hiện tính chủ động và sáng tạo trong tư duy của người học”.

 Chọn B


Câu 7:

Điền từ thích hợp (không quá hai tiếng) để hoàn thành câu sau:

“Trong việc tổ chức khóa học trực tuyến (OL), sự đầu tư vào nền tảng thiết bị, công nghệ và thiết kế nội dung học tập, cùng với sự (1) _______ của người học, đóng vai trò quan trọng để đảm bảo hiệu quả của quá trình học tập trực tuyến.”

Xem đáp án

Đáp án

“Trong việc tổ chức khóa học trực tuyến (OL), sự đầu tư vào nền tảng thiết bị, công nghệ và thiết kế nội dung học tập, cùng với sự (1) chủ động của người học, đóng vai trò quan trọng để đảm bảo hiệu quả của quá trình học tập trực tuyến.”

Giải thích

Đọc và tổng hợp thông tin từ đoạn [4] của bài viết, chú ý nội dung quan trọng: “để tổ chức thành công hình thức dạy học này, đòi hỏi cần sự đầu tư về nền tảng thiết bị, công nghệ và thiết kế nội dung học tập cũng như phương pháp dạy học phù hợp. Tuy vậy, thực tế cho thấy người học khác nhau về nhiều mặt: phong cách, năng lực, sở thích, kinh nghiệm, trải nghiệm học tập... Đối với hình thức học tập OL, người học còn gặp phải các vấn đề: (i) thiếu sự tương tác giữa người dạy-người học và người học với nhau; (ii) sự thiếu động lực, hứng thú khi đọc tài liệu trực tuyến và (iii) trở lực trong việc tự chủ động học tập”.


Câu 8:

Theo bài viết, phương pháp BL đã khuyến khích sự chủ động của người học thông qua điều gì?

Xem đáp án

Đọc thông tin trong đoạn [5]: “chẳng hạn sự thay đổi tiến trình dạy học với hình thức dạy học đảo trình hay lớp học đảo, sẽ khuyến khích sự chủ động của người học tìm hiểu trước kiến thức và nhận được giải đáp, hỗ trợ phù hợp của người dạy”

 Chọn A


Câu 9:

Theo bài viết, mục đích chính của việc nghiên cứu phương pháp BL là do phương pháp F2F quá lỗi thời, không phù hợp với yêu cầu về chủ động, sáng tạo của người học ở bậc đào tạo đại học là đúng hay sai?

Xem đáp án

Kết hợp thông tin trong bài viết với nội dung các câu hỏi xác định phương pháp BL có nhiều ưu thế hơn F2F trong giáo dục đại học chứ không phủ nhận kết quả của việc giáo dục đại học theo phương pháp truyền thống (F2F).

 Chọn B


Câu 10:

Theo bài viết, hình thức dạy học kết hợp (BL) ở bậc đại học ảnh hưởng như thế nào đến sự tham gia và hiệu quả học tập của người học?

Xem đáp án
Đọc và xác định thông tin trong đoạn [6] của bài viết, chú ý: Trong bài viết, nói rằng hình thức dạy học kết hợp (BL) ở bậc đại học tạo điều kiện cho người học tự tìm kiếm giải pháp để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập. BL khuyến khích sự tự giác và tự nghiên cứu của người học, từ đó cải thiện hiệu quả học tập của họ; ý A có khả năng bao quát hơn các phương án còn lại nên đây là đáp án đúng. Chọn A

Câu 11:

Theo tác giả, những người tàn phế và quan chức tại vùng sơn địa đều nhận được đãi ngộ là gì?

Xem đáp án

Đọc nội dung đoạn đầu tiên, xác định thông tin quan trọng để tìm đáp án: "Ở vùng sơn địa, sự đãi ngộ đối với những người tàn phế, và những quan chức là thế này: Họ chỉ gọi họ mà không bao giờ gọi tên". 

 Chọn C


Câu 12:

Nhân vật La Lục Tử cảm thấy tự ti nhất với mọi người trong hoàn cảnh nào?

Xem đáp án

Đọc kĩ các phương án trả lời, kết hợp với quá trình suy luận sau khi đọc xong đoạn [1] của văn bản: "Nhất là trên con đường cái quan trải nhựa thẳng tắp, và hai bên đường là những hàng dương cao vút, ông từ xa đi tới, bước thước tư, bước thước bảy, mọi người chế giễu ông là đôi chân không nhất trí, và ông chê mặt đường trải lệch". Trong văn bản, nhân vật La Lục Tử cảm thấy khi bước đi trên đường, mặt phẳng của đường giống như thứ tương phản và khiến mọi người tập trung hơn vào đôi chân của ông. 

 Chọn D


Câu 13:

Theo lời của bác sĩ, cái chân què đã kéo theo hệ lụy: 
Xem đáp án

Cần kết hợp phương án loại trừ với nội dung đọc - hiểu văn bản: "Cứ mỗi khi trời u ám đổ mưa, cái chân lại đau, và mỗi khi đau là y như trời đổ mưa, u ám, chính xác chẳng khác gì những máy móc tinh vi"; từ đó có thể thấy, tình trạng sức khỏe của ông ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thời tiết nhưng sau đó nó tạo nên hệ quả tâm lý: "nó đã trở thành bệnh tâm lý". Tổng hợp thông tin và suy luận, có thể thấy vấn đề lớn của La Lục Tử là sự lo lắng cho bệnh tình của mình nên cần chọn A.


Câu 14:

Vì sao khi La bí thư đi họp thì vợ ông luôn phải ngồi ở hàng ghế đầu tiên?

Xem đáp án

Đọc kĩ nội dung: "Tính nết ông ương bướng, bản thân ông cũng biết rõ điều đó, nhưng không sao thay đổi đi được. Khi bà lão còn sống, thường hay ngăn cản ông, mỗi khi họp hành, ông phải báo cáo, bao giờ bà lão cũng ngồi ngay ở hàng ghế đầu. Khi thấy ông hơi hơi nổi nóng lên, nói năng đã bắt đầu quá lời, bà liền đưa mật cho ông". Từ đoạn văn bản này có thể thấy, hành động đưa mật cho ông La chỉ là cách để làm ông kiểm soát cơn nóng giận của mình nên chọn C.

 Chọn C


Câu 15:

Theo lời của người kể chuyện, đồ đạc trong nhà La bí thư "ít ỏi đến thảm hại" là do ông thanh bạch nên dù làm quan cũng có cuộc sống rất nghèo túng là đúng hay sai?

Xem đáp án

Căn cứ vào từ khóa "đồ đạc" và "ít ỏi đến thảm hại", đọc lướt văn bản để tìm kiếm vị trí thông tin được cung cấp. Theo thông tin trong văn bản, việc vợ chồng ông La không sắm sửa đồ đạc trong gia đình là do "thời ấy người ta không ưa việc mua sắm đồ đạc gia đình", chọn B. Sai.

 Chọn B


Câu 16:

Công việc kì quặc nhất mà La Lục Tử từng làm là: 
Xem đáp án

Đọc lại nội dung văn bản nói về những công việc mà La Lục Tử đã làm/giữ chức vụ và tiến hành suy luận: trong tất cả các công việc ông từng làm (liên lạc trong ủy ban, nhân viên bán hàng, cán sự công xã, chủ nhiệm Hội Phụ nữ) thì giai đoạn làm chủ nhiệm Hội Phụ nữ (do cán bộ nữ quá ít) là kì quặc nhất vì đáng ra người đảm nhiệm vị trí này phải là phụ nữ chứ không thể là một người đàn ông. 

 Chọn C


Câu 17:

Hãy hoàn thành câu sau bằng cách kéo thả các từ vào vị trí thích hợp

công xã, tập thể, hoàng hôn, cất giấu

Dù ông cương quyết rời đi nhưng con cái không nghe nên đã _______ hai chiếc hòm về nhà; ông sống những ngày còn lại trong gian phòng _______ và dành thời gian để ngắm _______, những con sóng đập vào vách đá và chiêm nghiệm về cuộc đời. 

Xem đáp án

Đáp án

Dù ông cương quyết rời đi nhưng con cái không nghe nên đã cất giấu hai chiếc hòm về nhà; ông sống những ngày còn lại trong gian phòng tập thể và dành thời gian để ngắm hoàng hôn, những con sóng đập vào vách đá và chiêm nghiệm về cuộc đời. 

Giải thích

Đọc lại văn bản, đoạn mô tả về hành động của La Lục Tử sau khi đi viếng mộ vợ và cha mẹ của mình; câu văn hoàn chỉnh là: "Dù ông cương quyết rời đi nhưng con cái không nghe nên đã [cất giấu] hai chiếc hòm về nhà; ông sống những ngày còn lại trong gian phòng [tập thể] và dành thời gian để ngắm [hoàng hôn], những con sóng đập vào vách đá và chiêm nghiệm về cuộc đời". 


Câu 18:

Trong thời gian chưa về quê được, La Lục Tử có tâm trạng như thế nào? 
Xem đáp án

Đọc lại đoạn văn mô tả về cuộc sống của La Lục Tử khi con cái không đồng ý cho ông về quê, căn cứ vào câu văn: "lòng ông rối loạn, mà chẳng tìm cho ra được đầu nào, mối nào" để xác định tâm trạng của ông. 

Từ "bề bộn" cùng nghĩa với "rối loạn" nên có thể chọn nhanh đáp án B. 

 Chọn B


Câu 19:

Việc La Lục Tử vò hai hạt hạch đào trong tay có ý nghĩa gì với ông? 
Xem đáp án

Đọc nội dung của hai đoạn văn cuối, xác định các thông tin quan trọng: "lòng ông rối loạn", "coi nó như một thứ bảo bối của mình" và tiến hành suy luận. La bí thư vò hai hạch đào trong tay những lúc cảm thấy rối loạn và hành động đó phần nhiều là vô thức, ông cảm thấy an tâm hơn khi thực hiện hành động ấy chứ không có chủ đích làm việc gì đó cụ thể nên đáp án đúng là B.

 Chọn B


Câu 20:

Nội dung chính là văn bản là: 
Xem đáp án

Sau quá trình đọc - hiểu văn bản, xác định La Lục Tử đã sống 30 năm ở vùng sơn địa (gần như cả một đời) nhưng ông vẫn luôn cảm thấy xa lạ (nhất là khi người vợ của ông mất) và mong muốn được về quê sống với những điều quen thuộc với mình. Thứ La bí thư cảm thấy xa lạ là sự hòa hơp về tinh thần, gắn kết với những người xung quanh chứ không phải địa hình, khí hậu… nên cần loại B.

Trong văn bản có nhắc tới sự chế giễu của những người xung quanh nhưng thông qua lời người kể chuyện có thể thấy: La Lục Tử không bị tổn thương vì những lời ấy mà chỉ thấy buồn, thiếu sự gần gũi nên loại C,D.

Chọn A

Câu 21:

Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề

Thực vật sử dụng nitrogen dưới dạng

Xem đáp án

Theo bài đọc: “Thực vật sử dụng 2 dạng nitrogen vô cơ (đạm vô cơ) – ammonium (NH4+) và nitrate (NO3-)”.

 Chọn B


Câu 22:

Sơ đồ nào sau đây mô tả quá trình phản nitrate hóa?

Xem đáp án

Theo đoạn thông tin: “Dưới các điều kiện kị khí, vi khuẩn phản nitrate hóa sử dụng đạm NO3- trong quá trình trao đổi chất thay cho O2 và giải phóng N2...”

 Chọn C


Câu 23:

Cây không sử dụng được nitơ phân tử N2 trong không khí vì 
Xem đáp án

Do phân tử nitrogen ở trạng thái phân tử có liên kết ba bền vững nên thực vật không thể sử dụng được chúng.

 Chọn C


Câu 24:

Khi nói về chu trình sinh địa hóa nitrogen, phát biểu nào sau đây không đúng ?

Xem đáp án

Thực vật mới là sinh vật hấp thụ nitrogen từ muối NH4+ và NO3- qua hệ rễ chứ không phải động vật có xương sống, động vật có xương sống hấp thụ nitrogen từ protein.

 Chọn A


Câu 25:

Điền từ thích hợp vào chỗ trống dưới đây:

Nhóm vi sinh vật làm giảm hàm lượng nitrogen trong đất trong hình 1 là vi khuẩn (1) _____.

Xem đáp án

Đáp án

Nhóm vi sinh vật làm giảm hàm lượng nitrogen trong đất trong hình 1 là vi khuẩn (1) phản nitrate hóa.

Giải thích

Như hình 1, ta thấy vi khuẩn phản nitrate hóa làm biến đổi lượng NO3- trong đất thành N2 làm thất thoát nitrogen trong đất.


Câu 26:

Phát biểu sau đây đúng hay sai?

Phát biểu

Đúng

Sai

Chu trình nitrogen là chu trình trao đổi nitrogen giữa các loài sinh vật thông qua chuỗi và lưới thức ăn.

   

Chu trình sinh địa hóa giúp cho các chất dinh dưỡng và các phân tử duy trì sự sống khác có nguồn cung cấp được tái tạo liên tục.

   

Trong chu trình sinh địa hóa của nitrogen, nơi có lượng nitrogen dự trữ lớn nhất là trong cơ thể sinh vật.

   

Nhóm vi khuẩn cố định nitrogen trong đất có khả năng biến đổi nitrogen từ dạng NO3- thành dạng nitrogen phân tử.

   
Xem đáp án

Đáp án

Phát biểu

Đúng

Sai

Chu trình nitrogen là chu trình trao đổi nitrogen giữa các loài sinh vật thông qua chuỗi và lưới thức ăn.

  X

Chu trình sinh địa hóa giúp cho các chất dinh dưỡng và các phân tử duy trì sự sống khác có nguồn cung cấp được tái tạo liên tục.

X  

Trong chu trình sinh địa hóa của nitrogen, nơi có lượng nitrogen dự trữ lớn nhất là trong cơ thể sinh vật.

  X

Nhóm vi khuẩn cố định nitrogen trong đất có khả năng biến đổi nitrogen từ dạng NO3- thành dạng nitrogen phân tử.

  X

Giải thích

(1) sai vì chu trình nitrogen là chu trình trao đổi nitrogen trong tự nhiên.

(2) đúng.

(3) sai vì nơi có lượng nitrogen dự trữ lớn nhất là khí quyển.

(4) sai vì vai trò này thuộc về nhóm vi khuẩn phản nitrate hóa.

 


Câu 27:

Vật có tỉ trọng lớn nhất ở nhiệt độ 20℃ là 
Xem đáp án

Dựa vào bảng 1, ta thấy ở nhiệt độ 20℃ thì vật G có tỉ trọng lớn nhất (0,800).

 Chọn D


Câu 28:

Phát biểu nào sau đây là đúng hoặc sai?

Phát biểu

Đúng

Sai

Tỉ trọng là tỉ lệ giữa khối lượng riêng của một vật so với khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ nhất định.

   

Một vật có khối lượng chìm trong nước chỉ chịu tác dụng của trọng lực.

   

Ở nhiệt độ 20, Butane có tỉ trọng là 1,00.

   
Xem đáp án

Đáp án

Phát biểu

Đúng

Sai

Tỉ trọng là tỉ lệ giữa khối lượng riêng của một vật so với khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ nhất định.

X  

Một vật có khối lượng chìm trong nước chỉ chịu tác dụng của trọng lực.

  X

Ở nhiệt độ 20℃, Butane có tỉ trọng là 1,00.

  X

Giải thích

Theo đoạn thứ nhất của phần dẫn: Tỉ trọng là tỉ lệ giữa khối lượng riêng của một vật so với khối lượng riêng của nước ở nhiệt độ nhất định → (1) Đúng.

Một vật có khối lượng chìm trong nước sẽ chịu tác dụng của hai lực: trọng lực và lực nâng của chất lưu → (2) Sai.

Theo bảng 2, Butane có tỉ trọng là 0,94 → (3) Sai.

 


Câu 29:

Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống

Theo Hình 1, vật ở trong chất lỏng (1) _______ thì sẽ có tỷ lệ phần trăm thể tích vật chìm trong chất lỏng của từng vật theo tỉ trọng của chúng là cao nhất.

Xem đáp án

Đáp án

Theo Hình 1, vật ở trong chất lỏng (1) benzene thì sẽ có tỷ lệ phần trăm thể tích vật chìm trong chất lỏng của từng vật theo tỉ trọng của chúng là cao nhất.

Giải thích

Theo Hình 1, vật ở trong dung dịch Benzene thì sẽ có tỷ lệ phần trăm thể tích vật chìm trong chất lỏng của từng vật theo tỉ trọng của chúng là cao nhất.


Câu 30:

Giá trị tỉ trọng của Bromine được cho trong Bảng 2 khi khối lượng riêng của nước ở 20°C là 1g/cm3 được hiểu như thế nào?

Xem đáp án

Theo phần dẫn, tỉ trọng là tỉ lệ giữa khối lượng riêng của một vật với khối lượng riêng của nước ở một nhiệt độ nhất định.

Theo bảng 2, Bromine có tỉ trọng ở 20°C là 2,90. Với tỉ trọng này thì cứ 1g/cm3  nước sẽ có 2,90g/cm3  Bromine. Vậy 1cm3 Bromine có khối lượng 2,90 g.

 Chọn A


Câu 31:

Giả sử một vật có tỉ trọng là 1,00 nổi trong một bình chứa nước trong điều kiện nhiệt độ là 20°C. Cho rằng nếu nhiệt độ của cả vật và nước đều tăng lên nhiệt độ 85°C, và vật không nở ra cũng không co lại khi nhiệt độ tăng. Các phát biểu sau đây là đúng hay là sai?

Phát biểu

Đúng

Sai

Vật có nhiều khả năng sẽ nổi lên.

   

Vật có nhiều khả năng sẽ chìm xuống.

   

Khối lượng của nước không đổi.

   

Thể tích của nước không đổi

   
Xem đáp án

Đáp án

Phát biểu

Đúng

Sai

Vật có nhiều khả năng sẽ nổi lên.

  X

Vật có nhiều khả năng sẽ chìm xuống.

X  

Khối lượng của nước không đổi.

X  

Thể tích của nước không đổi

X  

Giải thích

Khối lượng riêng : \[\rho  = \frac{m}{V}\]  

Khi nước nóng lên thì m không đổi nhưng V của nước tăng nên khối lượng riêng giảm. Nói cách khác thì khi nước nóng lên, nó sẽ trở nên ít nhẹ hơn, dẫn đến vật có nhiều khả năng chìm xuống thay vì tiếp tục nổi.


Câu 32:

Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

Giả sử một trong bảy ở Bảng 1 có hình dạng là khối hộp chữ nhật đồng chất ở 20℃. Kích thước của khối hộp chữ nhật này là 10cm × 20 cm × 30cm. Đặt khối hộp này trong nước ở điều kiện nhiệt độ là 20℃ thì thể tích vật chìm trong nước là 3,6ℓ . Vật được nhắc đến trong bài toán này là vật (1) _____.

Xem đáp án

Đáp án

Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

Giả sử một trong bảy ở Bảng 1 có hình dạng là khối hộp chữ nhật đồng chất ở 20℃. Kích thước của khối hộp chữ nhật này là 10cm × 20 cm × 30cm. Đặt khối hộp này trong nước ở điều kiện nhiệt độ là 20℃ thì thể tích vật chìm trong nước là 3,6ℓ . Vật được nhắc đến trong bài toán này là vật (1) __E___.

Giải thích

Thể tích khối hình hộp chữ nhật: \(V = 10.20.30 = 6000\;{\rm{c}}{{\rm{m}}^3} = 6\ell \)  

Thể tích khối hộp chìm trong nước là: \({V_c} = 3,6\ell \)  

Phần trăm thể tích vật bị chìm trong nước là: \(H = \frac{{{V_C}}}{V} = \frac{{3,6}}{6} = 60\)

Dựa vào bảng 1, ta thấy vật được nhắc đến trong bài toán này là vật E.


Câu 33:

Thả quả cầu vào một bình nước thì phần thể tích chìm của quả cầu trong nước bằng 89,5% thể tích của cả quả cầu. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Nếu đổ vào trong bình sao cho benzene phủ kín hoàn toàn quả cầu thì phần thể tích quả cầu chìm trong nước bằng ___ phần thể tích của quả cầu.

Xem đáp án

Giải thích

Gọi V là thể tích của quả cầu.

Khi bình chỉ chứa nước: \(P = {F_A} = 10.{\rho _1}.0,895.{\rm{V}}\)  (1)

Khi bình có cả nước và benzene, gọi V′ là thể tích chìm của quả cầu trong nước.

Theo Bảng 1, tỉ trọng của nước là 1,00; tỉ trọng của benzene là 0,86

Mặt khác, khối lượng riêng của nước là \({\rho _1} = 1000\;{\rm{kg/}}{{\rm{m}}^3}\)  

→ Khối lượng riêng của benzene là: \({\rho _2} = 860\;{\rm{kg/}}{{\rm{m}}^3}\)

Khi quả cầu cân bằng: \(P = {F_{A1}} + {F_{A2}} = 10.{\rho _1}.V' + \left( {V - V'} \right).10.{\rho _2}\)  (2)

 

\( \to V' = \frac{{0,85{\rho _1} - {\rho _2}}}{{{\rho _1} - {\rho _2}}}.V = \frac{{0,895.1000 - 860}}{{1000 - 860}}.V = 25\)

 Chọn C


Câu 34:

Hoàn thành câu sau bằng cách kéo thả các từ vào đúng vị trí.

Chọn lọc phân hóa, Chọn lọc vận động, Chọn lọc ổn định

_______ xảy ra khi các điều kiện môi trường ủng hộ các cá thể có giá trị kiểu hình nằm ở hai cực biên trong dãy các kiểu hình hơn là những cá thể có kiểu hình trung gian.

 _______ xảy ra khi các điều kiện ủng hộ các cá thể biểu hiện kiểu hình ở một phần đầu cực của dãy kiểu hình.

 _______ tác động chống lại cả hai loại kiểu hình cực đoan và ủng hộ những kiểu hình trung gian. Kiểu chọn lọc này làm giảm biến dị và có xu hướng duy trì trạng thái ổn định cho một tính trạng kiểu hình nhất định.

Xem đáp án

Đáp án

­­Chọn lọc phân hóa xảy ra khi các điều kiện môi trường ủng hộ các cá thể có giá trị kiểu hình nằm ở hai cực biên trong dãy các kiểu hình hơn là những cá thể có kiểu hình trung gian.

Chọn lọc vận động xảy ra khi các điều kiện ủng hộ các cá thể biểu hiện kiểu hình ở một phần đầu cực của dãy kiểu hình.

Chọn lọc ổn định tác động chống lại cả hai loại kiểu hình cực đoan và ủng hộ những kiểu hình trung gian. Kiểu chọn lọc này làm giảm biến dị và có xu hướng duy trì trạng thái ổn định cho một tính trạng kiểu hình nhất định.

Giải thích

Chọn lọc phân hóa xảy ra khi các điều kiện môi trường ủng hộ các cá thể có giá trị kiểu hình nằm ở hai cực biên trong dãy các kiểu hình hơn là những cá thể có kiểu hình trung gian.

Chọn lọc vận động xảy ra khi các điều kiện ủng hộ các cá thể biểu hiện kiểu hình ở một phần đầu cực của dãy kiểu hình.

Chọn lọc ổn định tác động chống lại cả hai loại kiểu hình cực đoan và ủng hộ những kiểu hình trung gian. Kiểu chọn lọc này làm giảm biến dị và có xu hướng duy trì trạng thái ổn định cho một tính trạng kiểu hình nhất định.


Câu 35:

Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

Bằng chứng hóa thạch cho thấy kích thước trung bình của gấu đen ở châu Âu đã được tăng lên trong mỗi giai đoạn băng hà lạnh lẽo, và chỉ giảm xuống vào các thời kì ấm áp hơn giữa các giai đoạn băng hà. Các con gấu có kích thước lớn hơn có tỉ số diện tích bề mặt – khối lượng nhỏ hơn sẽ giữ nhiệt cơ thể tốt hơn và sống sót tốt hơn trong các giai đoạn cực lạnh. Đây là kiểu chọn lọc (1) ______.

Xem đáp án

Đáp án

Bằng chứng hóa thạch cho thấy kích thước trung bình của gấu đen ở châu Âu đã được tăng lên trong mỗi giai đoạn băng hà lạnh lẽo, và chỉ giảm xuống vào các thời kì ấm áp hơn giữa các giai đoạn băng hà. Các con gấu có kích thước lớn hơn có tỉ số diện tích bề mặt – khối lượng nhỏ hơn sẽ giữ nhiệt cơ thể tốt hơn và sống sót tốt hơn trong các giai đoạn cực lạnh. Đây là kiểu chọn lọc (1) vận động.

Giải thích

Bằng chứng hóa thạch cho thấy kích thước trung bình của gấu đen ở châu Âu đã được tăng lên trong mỗi giai đoạn băng hà lạnh lẽo, và chỉ giảm xuống vào các thời kì ấm áp hơn giữa các giai đoạn băng hà. Các con gấu có kích thước lớn hơn có tỉ số diện tích bề mặt – khối lượng nhỏ hơn sẽ giữ nhiệt cơ thể tốt hơn và sống sót tốt hơn trong các giai đoạn cực lạnh. Đây là kiểu chọn lọc vận động.


Câu 36:

Ví dụ nào sau đây thuộc kiểu chọn lọc ổn định?

Xem đáp án

Do chọn lọc ổn định có xu hướng duy trì ổn định cho một tính trạng kiểu hình nhất định, chống lại các kiểu hình ở 2 cực, duy trì kiểu hình trung gian.

 Chọn A


Câu 37:

Các phát biểu sau đây đúng hay sai?

Phát biểu

Đúng

Sai

Chọn lọc vận động diễn ra theo một số hướng, mỗi hướng đều hình thành các nhóm cá thể thích nghi.

   

Chọn lọc phân hóa đào thải các cá thể mang tính trạng trung bình.

   

Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng, quy định chiều hướng tiến hóa.

   
Xem đáp án

Đáp án

Phát biểu

Đúng

Sai

Chọn lọc vận động diễn ra theo một số hướng, mỗi hướng đều hình thành các nhóm cá thể thích nghi.

  X

Chọn lọc phân hóa đào thải các cá thể mang tính trạng trung bình.

X  

Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng, quy định chiều hướng tiến hóa.

X  

Giải thích

(1) sai vì chọn lọc phân hóa mới hình thành các nhóm cá thể thích nghi từ mỗi hướng phân hóa, còn chọn lọc vận động sẽ bảo tồn các cá thể thích nghi với môi trường mới, đào thải đi các cá thể không thích nghi.

(2) đúng.

(3) đúng.

 


Câu 38:

Các kiểu chọn lọc kể trên được xác định dựa vào ưu thế của 
Xem đáp án

Các kiểu chọn lọc trên được xác định dựa vào các kiểu hình khác nhau trong quần thể.

 Chọn B


Câu 39:

Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên (1)  ____ và gián tiếp lên (2) _____.

Xem đáp án

Đáp án

Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên (1) kiểu hình và gián tiếp lên (2) kiểu gene.

Giải thích

Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gene.


Câu 42:

Với 1 pin được nạp đầy, máy khoan có thể hoạt động với công suất tối đa trong trong bao nhiêu phút ?

 
Xem đáp án

Chọn đáp án B

 

Câu 43:

Công suất P của máy khoan, lực cắt F của mũi khoan và tốc độ cắt v của mũi khoan liên hệ theo biểu thức: P = Fv.

Khi khoan lỗ trên các loại gỗ khác nhau, ta thấy tốc độ quay của mũi khoan giảm dần đối với các loại gỗ cứng hơn. Lời giải thích nào sau đây là đúng hoặc sai?

Phát biểu

Đúng

Sai

Gỗ cứng hơn thì cần tác dụng lực cắt F lớn hơn lên gỗ để khoan lỗ. Công suất P tăng dần, F càng lớn thì v càng nhỏ và tốc độ quay của mũi khoan giảm đi

   

Gỗ cứng hơn thì cần tác dụng lực cắt F lớn hơn lên gỗ để khoan lỗ. Công suất P không đổi, F càng lớn thì v càng nhỏ và tốc độ quay của mũi khoan giảm đi.

   

Khoan gỗ cứng hơn sẽ làm giảm công suất máy khoan và tăng lực cắt, do đó làm giảm tốc độ cắt và giảm tốc độ quay của mũi khoan.

   

Khoan gỗ cứng hơn sẽ làm tăng công suất máy khoan và tăng lực cắt, do đó làm giảm tốc độ cắt và giảm tốc độ quay của mũi khoan.

   
Xem đáp án

Phát biểu

Đúng

Sai

Gỗ cứng hơn thì cần tác dụng lực cắt F lớn hơn lên gỗ để khoan lỗ. Công suất P tăng dần, F càng lớn thì v càng nhỏ và tốc độ quay của mũi khoan giảm đi

  X

Gỗ cứng hơn thì cần tác dụng lực cắt F lớn hơn lên gỗ để khoan lỗ. Công suất P không đổi, F càng lớn thì v càng nhỏ và tốc độ quay của mũi khoan giảm đi.

X  

Khoan gỗ cứng hơn sẽ làm giảm công suất máy khoan và tăng lực cắt, do đó làm giảm tốc độ cắt và giảm tốc độ quay của mũi khoan.

  X

Khoan gỗ cứng hơn sẽ làm tăng công suất máy khoan và tăng lực cắt, do đó làm giảm tốc độ cắt và giảm tốc độ quay của mũi khoan.

  X

Câu 47:

Phát biểu sau đúng hay sai?

Diiodomethane có nhiệt độ sôi là 268°C.

Xem đáp án

Dựa vào Bảng 1, ta thấy diiodomethane có nhiệt độ sôi là 182°C.

 Chọn B


Câu 48:

Phát biểu sau đúng hay sai?

Trong các hợp chất sau: CH4, CF4, CCl4, CBr4, hợp chất có nhiệt độ sôi và khối lượng phân tử cao nhất là CCl4.

Xem đáp án

Từ Bảng 1 và Hình 1, ta có bảng sau:

Công thức phân tử

Khối lượng phân tử (amu)

Nhiệt độ sôi (°C)

CH4

16

–162

CF4

90

–120

CCl4

150

80

CBr4

330

190

Vậy hợp chất có nhiệt độ sôi và khối lượng phân tử cao nhất là CBr4. Chọn B


Câu 49:

Hoàn thành câu sau bằng cách kéo thả các từ vào đúng vị trí.

190oC, 330 amu, 60 amu, dichloromethane, 150oC, bromomethane

Theo Hình 1 và Bảng 1, _______ có nhiệt độ sôi 40°C và khối lượng phân tử là 85 amu; tetrabromomethane có nhiệt độ sôi _______ và khối lượng phân tử xấp xỉ _______.

Xem đáp án

Theo Hình 1 và Bảng 1, dichloromethane có nhiệt độ sôi 40°C và khối lượng phân tử là 85 amu; tetrabromomethane có nhiệt độ sôi 190°C và khối lượng phân tử xấp xỉ 330 amu.

Giải thích

Theo Bảng 1, dichloromethane có nhiệt độ sôi 40°C và khối lượng phân tử là 85 amu; theo Hình 1, tetrabromomethane có nhiệt độ sôi 190°C và khối lượng phân tử xấp xỉ 330 amu.


Câu 50:

Điền số thích hợp vào chỗ trống.

Ở áp suất khí quyển, nhiệt độ sôi của CH2I2 lớn hơn (1) ____ °C so với nhiệt độ sôi của CH4.

Xem đáp án

Đáp án

Điền số thích hợp vào chỗ trống.

Ở áp suất khí quyển, nhiệt độ sôi của CH2I2 lớn hơn (1) 344°C so với nhiệt độ sôi của CH4.

Giải thích

Theo Bảng 1, ở áp suất khí quyển, CH2I2 có nhiệt độ sôi là 182°C và CH4 có nhiệt độ sôi là –162°C. Nhiệt độ sôi của CH2I2 lớn hơn 344°C so với nhiệt độ sôi của CH4 (182 – (–162) = 344).


Câu 51:

Hợp chất CH2Cl2 có tên gọi là

Xem đáp án

Theo Bảng 1, hợp chất CH2Cl2 có tên gọi là dichloromethane.

 Chọn C


Câu 52:

Trong số các hợp chất sau, hợp chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

Xem đáp án

Trong Hình 1, nhiệt độ sôi được hiển thị trên trục y. Vị trí của một điểm trên biểu đồ so với trục y càng cao thì nhiệt độ sôi càng lớn. Trong số các phương án được đưa ra, CCl4 có nhiệt độ sôi cao nhất, khoảng 75°C.

 Chọn D


Câu 53:

Khối lượng nguyên tử của C là 12 amu. Dựa trên khối lượng phân tử của CBr4 thể hiện trong Hình 1, khối lượng nguyên tử của Br gần nhất với khối lượng nào sau đây?

Xem đáp án

Dựa vào Hình 1, CBr4 có khối lượng phân tử là 330 amu.

Mà CBr4 chứa 1 nguyên tử carbon và 4 nguyên tử bromine.

Nên khối lượng của nguyên tử của Br là \[\frac{{330--12}}{4} = 79,5\] amu gần nhất với 80 amu.

 Chọn C


Câu 54:

Phát biểu sau đúng hay sai?

Khi tách hai chất lỏng tan vào nhau bằng phương pháp chưng cất, tính chất vật lí được quan tâm là tính tan của các chất trong dung môi.

Xem đáp án

Sai, vì: Chưng cất là phương pháp tách chất dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của chất (ở một áp suất nhất định).

Do đó, khi tách hai chất lỏng tan vào nhau bằng phương pháp chưng cất, tính chất vật lí được quan tâm là nhiệt độ sôi của các chất.

 Chọn B


Câu 55:

Các phát biểu sau đúng hay sai?

Phát biểu

Đúng

Sai

Thêm benzene vào ống nghiệm đựng dung dịch nước bromine. Sau một thời gian quan sát thấy màu nâu của bromine phân bố chủ yếu trong lớp nước.

   

Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng đông tụ.

   

Kết tinh là phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả để tinh chế các chất hữu cơ không có khả năng tồn tại ở dạng tinh thể.

   

Hỗn hợp X gồm các alkane: pentane (ts = 36,1oC), heptane (ts = 98,4oC), octane (ts = 125,7oC) và nonane (ts = 150,8oC). Có thể tách riêng các chất đó một cách thuận lợi bằng phương pháp chưng cất.

   
Xem đáp án

Đáp án

Phát biểu

Đúng

Sai

Thêm benzene vào ống nghiệm đựng dung dịch nước bromine. Sau một thời gian quan sát thấy màu nâu của bromine phân bố chủ yếu trong lớp nước.

  X

Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng đông tụ.

  X

Kết tinh là phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả để tinh chế các chất hữu cơ không có khả năng tồn tại ở dạng tinh thể.

  X

Hỗn hợp X gồm các alkane: pentane (ts = 36,1oC), heptane (ts = 98,4oC), octane (ts = 125,7oC) và nonane (ts = 150,8oC). Có thể tách riêng các chất đó một cách thuận lợi bằng phương pháp chưng cất.

X  

Giải thích

1. Sai, vì: bromine là chất không phân cực, tan tốt trong dung môi không phân cực benzene. Khi thêm benzene vào ống nghiệm đựng dung dịch bromine, sẽ thấy hiện tượng tách lớp, do benzene không tan trong dung môi nước phân cực của dung dịch bromine. Sau một thời gian, benzene sẽ lấy dần các phân tử bromine, do đó màu nâu của bromine chủ yếu trong lớp benzene.

2. Sai, vì: mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng kết tinh đường.

3. Sai, vì: kết tinh là phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả để tinh chế các chất hữu cơ tồn tại ở dạng tinh thể.

4. Đúng, vì: các chất trong hỗn hợp X có nhiệt độ sôi khác nhau, do đó có thể tách riêng các chất đó một cách thuận lợi bằng phương pháp chưng cất.


Câu 56:

Khi chưng cất dầu mỏ, thì ở các phân đoạn nhiệt độ sôi khác nhau sẽ thu được các sản phẩm gọi là phân đoạn dầu mỏ khác nhau. Các phân đoạn dầu thu được khi chưng cất dầu mỏ ở áp suất thường, gồm: phân đoạn khí và xăng gồm các hydrocarbon có từ 1 – 10 nguyên tử C trong phân tử; phân đoạn dầu hỏa gồm các hydrocarbon có từ 10 – 16 nguyên tử C trong phân tử; phân đoạn diesel gồm các hydrocarbon có từ 16 – 21 nguyên tử C trong phân tử; phân đoạn dầu nhờn gồm các hydrocarbon có từ 21 – 30 nguyên tử C trong phân tử; cặn mazut gồm các hydrocarbon có từ 31 nguyên tử C trở lên trong phân tử. Các sản phẩm của quá trình chưng cất dầu mỏ thu được ở 5 phân đoạn nhiệt độ sôi là: <180oC, 170-270oC, 250-350oC, 350-400oC, >400oC. Ở phân đoạn 350-400oC sẽ thu được sản phẩm _______.

Xem đáp án

Đáp án

Khi chưng cất dầu mỏ, thì ở các phân đoạn nhiệt độ sôi khác nhau sẽ thu được các sản phẩm gọi là phân đoạn dầu mỏ khác nhau. Các phân đoạn dầu thu được khi chưng cất dầu mỏ ở áp suất thường, gồm: phân đoạn khí và xăng gồm các hydrocarbon có từ 1 – 10 nguyên tử C trong phân tử; phân đoạn dầu hỏa gồm các hydrocarbon có từ 10 – 16 nguyên tử C trong phân tử; phân đoạn diesel gồm các hydrocarbon có từ 16 – 21 nguyên tử C trong phân tử; phân đoạn dầu nhờn gồm các hydrocarbon có từ 21 – 30 nguyên tử C trong phân tử; cặn mazut gồm các hydrocarbon có từ 31 nguyên tử C trở lên trong phân tử. Các sản phẩm của quá trình chưng cất dầu mỏ thu được ở 5 phân đoạn nhiệt độ sôi là: <180oC, 170-270oC, 250-350oC, 350-400oC, >400oC. Ở phân đoạn 350-400oC sẽ thu được sản phẩm dầu nhờn.

Giải thích

Với các hydrocarbon, thông thường khối lượng phân tử tăng thì nhiệt độ sôi cũng tăng. Căn cứ vào thành phần các hydrocarbon có trong mỗi phân đoạn dầu mỏ sẽ suy ra khoảng nhiệt độ sôi của khí và xăng < dầu hỏa < diesel < dầu nhờn < cặn mazut. Thứ tự này tương ứng với thứ tự các khoảng nhiệt độ sôi câu hỏi đưa ra, do đó ứng với phân đoạn 350-400oC sẽ là dầu nhờn.


Câu 57:

Cây neem (cây thường xanh Ấn Độ) hay còn gọi là cây nim, sầu đâu (tên khoa học Azadirachta indica) được người Ấn Độ dùng hơn 4000 năm nay để làm đẹp và chữa bệnh. Các chiết xuất từ lá neem có thể ức chế sự sao chép của vius Dengue, kháng virus nên có tác dụng điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả. Người ta hái một ít lá neem tươi, rửa sạch, cho vào nồi đun kĩ, lọc lấy nước để sử dụng. Hãy cho biết cách làm trên thuộc loại phương pháp tách và tinh chế nào?

Xem đáp án

Hái một ít lá neem tươi, rửa sạch, cho vào nồi đun kĩ: áp dụng phương pháp chiết.

Lọc lấy nước để sử dụng: áp dụng phương pháp lọc.

 Chọn B


Câu 58:

Ngâm củ nghệ với ethanol nóng, sau đó lọc bỏ phần bã, lấy dung dịch đem cô cạn để làm bay hơi bớt dung môi. Phần dung dịch còn lại sau khi cô cạn được làm lạnh, để yên một thời gian rồi lọc lấy kết tủa curcumin màu vàng. Từ mô tả ở trên, hãy cho biết, người ta đã sử dụng các kĩ thuật tinh chế nào để lấy được curcumin từ củ nghệ?

Xem đáp án

Ngâm củ nghệ với ethanol nóng, sau đó lọc bỏ phần bã → Phương pháp chiết.

Lấy dung dịch đem cô cạn để làm bay hơi bớt dung môi. Phần dung dịch còn lại sau khi cô cạn được làm lạnh, để yên một thời gian rồi lọc lấy kết tủa curcumin màu vàng → Phương pháp kết tinh.

 Chọn B


Câu 59:

Một mẫu hoa hoè được xác định có hàm lượng rutin là 26%. Người ta đun sôi hoa hoè với nước (100°C) để chiết lấy rutin. Biết độ tan của rutin là 5,2 gam trong 1 lít nước ở 100°C và là 0,125 gam trong 1 lít nước ở 25°C. Giả thiết rằng toàn bộ lượng rutin trong hoa hoè đã tan vào nước khi chiết. Làm nguội dung dịch chiết chứa 300 gam hoa hoè ở trên từ 100°C xuống 25°C thì thu được bao nhiêu gam rutin kết tinh?

Xem đáp án

300 g hoa hoè chứa 78 g rutin.

Thể tích nước cần dùng để hoà tan hết lượng rutin ở 100°C là: 78.1:5,2 = 15 lít.

15 lít nước ở 25°C hòa tan được 15.0,125 = 1,875 (g) rutin.

Lượng rutin thu được khi để kết tinh là: 78 – 1,875 = 76,125 (g).

 Chọn A


Câu 60:

Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống

Pent-1-ene và dipentyl ether đồng thời được sinh ra khi đun nóng pentan-1-ol với dung dịch H2SO4 đặc. Biết rằng nhiệt độ sôi của pentan-1-ol, pent-1-ene và dipentyl ether lần lượt là 137,8oC; 30,0oC; 186,8oC. Từ hỗn hợp phản ứng, các chất được tách khỏi nhau bằng phương pháp chưng cất. Các phân đoạn thu được trong các phân đoạn (theo thứ tự từ trước đến sau) trong quá trình chưng cất lần lượt là (1) ________, (2) ________, (3) ________.

Xem đáp án

Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống

Pent-1-ene và dipentyl ether đồng thời được sinh ra khi đun nóng pentan-1-ol với dung dịch H2SO4 đặc. Biết rằng nhiệt độ sôi của pentan-1-ol, pent-1-ene và dipentyl ether lần lượt là 137,8oC; 30,0oC; 186,8oC. Từ hỗn hợp phản ứng, các chất được tách khỏi nhau bằng phương pháp chưng cất. Các phân đoạn thu được trong các phân đoạn (theo thứ tự từ trước đến sau) trong quá trình chưng cất lần lượt là (1) pent-1-ene, (2) pentan-1-ol, (3) dipentyl ether


Bắt đầu thi ngay