Giải SBT Toán 11 Cánh Diều Bài Hàm số lượng giác và đồ thị
-
159 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tìm tập xác định của các hàm số:
\(y = \sqrt {1 + \sin 3x} \);
Vì sin 3x ∈ [− 1; 1] nên 1 + sin 3x ≥ 0 với mọi x ∈ ℝ.
Do đó biểu thức \(\sqrt {1 + \sin 3x} \) có nghĩa với mọi x ∈ ℝ.
Vậy tập xác định của hàm số \(y = \sqrt {1 + \sin 3x} \) là D = ℝ.
Câu 2:
Tìm tập xác định của các hàm số:
\(y = \frac{{\sin 2x}}{{\sqrt {1 - \cos x} }}\);
Vì cos x ∈ [− 1; 1] nên 1 – cos x ≥ 0 với mọi x ∈ ℝ.
Nên biểu thức \(\frac{{\sin 2x}}{{\sqrt {1 - \cos x} }}\) có nghĩa khi 1 – cos x ≠ 0 hay cos x ≠ 1, tức là x ≠ k2π, k ∈ ℤ.
Vậy tập xác định của hàm số \(y = \frac{{\sin 2x}}{{\sqrt {1 - \cos x} }}\) là \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {k2\pi |k \in \mathbb{Z}} \right\}\).
Câu 3:
Tìm tập xác định của các hàm số:
\(y = \frac{{\sqrt {1 + \cos 2x} }}{{\sin x}}\).
Biểu thức \(\frac{{\sqrt {1 + \cos 2x} }}{{\sin x}}\) có nghĩa khi \(\left\{ \begin{array}{l}1 + \cos 2x \ge 0\\\sin x \ne 0\end{array} \right.\).
Mà cos 2x ∈ [− 1; 1] nên 1 + cos 2x ≥ 0 với mọi x ∈ ℝ.
Và sin x ≠ 0 khi \(x \ne k\pi ,\,\,k \in \mathbb{Z}\).
Vậy tập xác định của hàm số \(y = \frac{{\sqrt {1 + \cos 2x} }}{{\sin x}}\) là \[D = \mathbb{R}\backslash \left\{ {k\pi |k \in \mathbb{Z}} \right\}\].
Câu 4:
Tìm tập xác định của các hàm số:
\(y = \frac{1}{{\sin x + \cos x}}\);
Biểu thức \(\frac{1}{{\sin x + \cos x}}\) có nghĩa khi sin x + cos x ≠ 0
⇔ sin x ≠ – cos x ⇔ tan x ≠ – 1.
Mà tan x ≠ – 1 khi \(x \ne - \frac{\pi }{4} + k\pi ,\,\,k \in \mathbb{Z}\).
Vậy tập xác định của hàm số \(y = \frac{1}{{\sin x + \cos x}}\) là \(D = \mathbb{R}\backslash \left\{ { - \frac{\pi }{4} + k\pi |k \in \mathbb{Z}} \right\}\).Câu 5:
Tìm tập xác định của các hàm số:
\(y = \frac{1}{{1 + \sin x\cos x}}\);
Ta có: 1 + sin x cos x = \(1 + \frac{{\sin 2x}}{2}\).
Vì – 1 ≤ sin 2x ≤ 1 nên \(\frac{1}{2} \le 1 + \frac{{\sin 2x}}{2} \le \frac{3}{2}\) với mọi x ∈ ℝ.
Do đó 1 + sin x cos x > 0 với mọi x ∈ ℝ.
Khi đó biểu thức \(\frac{1}{{1 + \sin x\cos x}}\) có nghĩa với mọi x ∈ ℝ.
Vậy tập xác định của hàm số \(y = \frac{1}{{1 + \sin x\cos x}}\) là D = ℝ.
Câu 6:
Tìm tập xác định của các hàm số:
\(y = \sqrt {\cos x - 1} \).
Biểu thức \(\sqrt {\cos x - 1} \) có nghĩa khi cos x – 1 ≥ 0 hay cos x ≥ 1.
Mà cos x ∈ [− 1; 1] với mọi x ∈ ℝ.
Do đó, biểu thức \(\sqrt {\cos x - 1} \) có nghĩa khi cos x = 1, tức là x = k2π, k ∈ ℤ.
Vậy tập xác định của hàm số \(y = \sqrt {\cos x - 1} \) là D = {k2π| k ∈ ℤ}.
Câu 7:
Xét tính chẵn, lẻ của các hàm số:
y = sin 2x
Hàm số y = sin 2x có:
+ Tập xác định: D = ℝ.
+ Với x ∈ ℝ thì – x ∈ ℝ và f(– x) = sin(– 2x) = – sin 2x = – f(x).
Do đó, hàm số y = sin 2x là hàm số lẻ.
Câu 8:
Xét tính chẵn, lẻ của các hàm số:
y = |sin x|;
Hàm số y = |sin x| có:
+ Tập xác định: D = ℝ.
+ Với x ∈ ℝ thì – x ∈ ℝ và f(– x) = |sin(– x)| = |– sin x| = |sin x| = f(x).
Do đó, hàm số y = |sin x| là hàm số chẵn.
Câu 9:
Xét tính chẵn, lẻ của các hàm số:
y = tan2 x;
Hàm số y = tan2 x có:
+ Tập xác định: D = \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {\frac{\pi }{2} + k\pi |k \in \mathbb{Z}} \right\}\).
+ Với x ∈ D thì – x ∈ D và f(– x) = tan2 (– x) = (– tan x)2 = tan2 x = f(x).
Do đó, hàm số y = tan2 x là hàm số chẵn.
Câu 10:
Xét tính chẵn, lẻ của các hàm số:
\(y = \sqrt {1 - \cos x} \);
Vì cos x ∈ [− 1; 1] nên 1 – cos x ≥ 0 với mọi x ∈ ℝ.
Hàm số \(y = \sqrt {1 - \cos x} \) có:
+ Tập xác định: D = ℝ.
+ Với x ∈ ℝ thì – x ∈ ℝ và \(f\left( { - x} \right) = \sqrt {1 - \cos \left( { - x} \right)} = \sqrt {1 - \cos x} = f\left( x \right)\).
Do đó, hàm số \(y = \sqrt {1 - \cos x} \) là hàm số chẵn.
Câu 11:
Xét tính chẵn, lẻ của các hàm số:
y = tan x + cot x;
Hàm số y = tan x + cot x có:
+ Tập xác định: D = \(\mathbb{R}\backslash \left\{ {k\frac{\pi }{2}|k \in \mathbb{Z}} \right\}\).
+ Với x ∈ D thì – x ∈ D và f(– x) = tan(– x) + cot(– x) = – tan x – cot x = – (tan x + cot x) = – f(x).
Do đó, hàm số y = tan x + cot x là hàm số lẻ.
Câu 12:
Xét tính chẵn, lẻ của các hàm số:
y = sin x . cos 3x.
Hàm số y = sin x . cos 3x có:
+ Tập xác định: D = ℝ.
+ Với x ∈ ℝ thì – x ∈ ℝ và f(– x) = sin(– x) . cos(– 3x) = – sin x . cos 3x = – f(x).
Do đó, hàm số y = sin x . cos 3x là hàm số lẻ.
Câu 13:
Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của các hàm số:
y = 3sin x + 5y = 3sin x + 5
Tập xác định của hàm số là ℝ.
Ta có: ∀x ∈ ℝ, thì – 1 ≤ sin x ≤ 1. Do đó, 2 ≤ 3sin x + 5 ≤ 8.
Vậy giá trị lớn nhất của hàm số bằng 8 khi sin x = 1 hay \(x = \frac{\pi }{2} + k2\pi \,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\); giá trị nhỏ nhất của hàm số bằng 2 khi sin x = − 1 hay \(x = - \frac{\pi }{2} + k2\pi \,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).
Câu 14:
Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của các hàm số:
\(y = \sqrt {1 + \cos 2x} + 3\);
\(y = \sqrt {1 + \cos 2x} + 3\)
Ta có: ∀x ∈ ℝ, thì – 1 ≤ cos 2x ≤ 1 nên 0 ≤ 1 + cos 2x ≤ 2. (*)
Do đó, tập xác định của hàm số là ℝ.
Từ (*) suy ra \(0 \le \sqrt {1 + \cos 2x} \le \sqrt 2 \) ∀x ∈ ℝ. Do đó \(3 \le \sqrt {1 + \cos 2x} + 3 \le 3 + \sqrt 2 \) ∀x ∈ ℝ.
Vậy giá trị lớn nhất của hàm số đã cho bằng \(3 + \sqrt 2 \) khi cos 2x = 1 hay x = kπ (k ∈ ℤ); giá trị nhỏ nhất của hàm số bằng 3 khi cos 2x = − 1 hay \(x = \frac{\pi }{2} + k\pi \,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).
Câu 15:
Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của các hàm số:
y = 4 – 2sin x cos x;
Ta có: y = 4 – 2sin x cos x = 4 – sin 2x.
Tập xác định của hàm số là ℝ.
Ta có: ∀x ∈ ℝ, thì – 1 ≤ sin 2x ≤ 1. Do đó, 3 ≤ 4 – sin 2x ≤ 5.
Vậy giá trị lớn nhất của hàm số bằng 5 khi sin 2x = − 1 hay \(x = - \frac{\pi }{4} + k\pi \,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\); giá trị nhỏ nhất của hàm số bằng 3 khi sin 2x = 1 hay \(x = \frac{\pi }{4} + k\pi \,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).
Câu 16:
Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của các hàm số:
\(y = \frac{1}{{4 - \sin x}}\).
\(y = \frac{1}{{4 - \sin x}}\)
Tập xác định của hàm số là ℝ.
Ta có: ∀x ∈ ℝ, thì – 1 ≤ sin x ≤ 1. Do đó, 3 ≤ 4 – sin x ≤ 5. Suy ra \(\frac{1}{3} \ge \frac{1}{{4 - \sin x}} \ge \frac{1}{5}\).
Khi đó \(\frac{1}{5} \le y \le \frac{1}{3}\) ∀x ∈ ℝ.
Vậy giá trị lớn nhất của hàm số bằng \(\frac{1}{3}\) khi sin x = 1 hay \(x = \frac{\pi }{2} + k2\pi \,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\); giá trị nhỏ nhất của hàm số bằng \(\frac{1}{5}\) khi sin x = − 1 hay \(x = - \frac{\pi }{2} + k2\pi \,\,\left( {k \in \mathbb{Z}} \right)\).
Câu 17:
Xét sự biến thiên của mỗi hàm số sau trên các khoảng tương ứng:
y = sin x trên khoảng \(\left( { - \frac{{19\pi }}{2};\, - \frac{{17\pi }}{2}} \right),\,\,\left( { - \frac{{13\pi }}{2};\, - \frac{{11\pi }}{2}} \right)\);
+ Ta có: \(\left( { - \frac{{19\pi }}{2};\, - \frac{{17\pi }}{2}} \right)\)\( = \left( {\frac{\pi }{2} - 10\pi ;\,\frac{{3\pi }}{2} - 10\pi } \right)\).
Do hàm số y = sin x nghịch biến trên khoảng \(\left( {\frac{\pi }{2};\,\frac{{3\pi }}{2}} \right)\) nên hàm số đó cũng nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \frac{{19\pi }}{2};\, - \frac{{17\pi }}{2}} \right)\).
+ Ta có: \(\,\left( { - \frac{{13\pi }}{2};\, - \frac{{11\pi }}{2}} \right) = \left( { - \frac{\pi }{2} - 6\pi ;\,\frac{\pi }{2} - 6\pi } \right)\).
Do hàm số y = sin x đồng biến trên khoảng \(\left( { - \frac{\pi }{2};\,\,\frac{\pi }{2}} \right)\) nên hàm số đó cũng đồng biến trên khoảng \(\,\left( { - \frac{{13\pi }}{2};\, - \frac{{11\pi }}{2}} \right)\).
Câu 18:
Xét sự biến thiên của mỗi hàm số sau trên các khoảng tương ứng:
y = cosx trên khoảng (19π; 20π), (– 30π; – 29π).
+ Ta có: (19π; 20π) = (– π + 20π; 0 + 20π).
Do hàm số y = cos x đồng biến trên khoảng (– π; 0) nên hàm số đó cũng đồng biến trên khoảng (19π; 20π).
+ Ta có: (– 30π; – 29π) = (0 – 30π; π – 30π).
Do hàm số y = cos x nghịch biến trên khoảng (0; π) nên hàm số đó cũng nghịch biến trên khoảng (– 30π; – 29π).
Câu 19:
Từ đồ thị hàm số y = cos x, cho biết:
Có bao nhiêu giá trị của x trên đoạn [ – 5π; 0] để cos x = 1;
Xét đồ thị hàm số y = cos x:
Trên đoạn [ – 5π; 0], hàm số y = cos x nhận giá trị bằng 1 với x ∈ {– 4π; – 2π; 0}.
Vậy có 3 giá trị của x trên đoạn [ – 5π; 0] để cos x = 1.
Câu 20:
Từ đồ thị hàm số y = cos x, cho biết:
Có bao nhiêu giá trị của x trên khoảng \(\left( { - \frac{{9\pi }}{2}; - \frac{{3\pi }}{2}} \right)\) để cos x = 0.
Xét đồ thị hàm số y = cos x:
Trên khoảng \(\left( { - \frac{{9\pi }}{2}; - \frac{{3\pi }}{2}} \right)\), hàm số y = cos x nhận giá trị bằng 0 với \(x \in \left\{ { - \frac{{7\pi }}{2};\, - \frac{{5\pi }}{2}} \right\}.\)
Vậy có 2 giá trị của x trên khoảng \(\left( { - \frac{{9\pi }}{2}; - \frac{{3\pi }}{2}} \right)\) để cos x = 0.
Câu 21:
Từ đồ thị hàm số y = sin x, tìm:
Các giá trị của x để sin x = \(\frac{1}{2}\);
Xét đồ thị hàm số y = sin x và đường thẳng y = \(\frac{1}{2}\).
Giá trị của x để sin x = \(\frac{1}{2}\) là hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số y = sin x và đường thẳng y = \(\frac{1}{2}\).
Dựa vào đồ thị, ta có sin x = \(\frac{1}{2}\) khi \(x = \frac{\pi }{6} + k2\pi \) và \(x = \frac{{5\pi }}{6} + k2\pi \) với k ∈ ℤ.
Câu 22:
Từ đồ thị hàm số y = sin x, tìm:
Các khoảng giá trị của x để hàm số y = sin x nhận giá trị dương.Xét đồ thị hàm số y = sin x:
Hàm số y = sin x nhận giá trị dương tương ứng với phần đồ thị hàm số đó nằm phía trên trục hoành. Dựa vào đồ thị ở hình vẽ trên, ta suy ra hàm số y = sin x nhận giá trị dương khi x ∈ (k2π; π + k2π) với k ∈ ℤ.
Câu 23:
Một vòng quay trò chơi có bán kính 57 m, trục quay cách mặt đất 57,5 m, quay đều mỗi vòng hết 15 phút. Khi vòng quay quay đều, khoảng cách h (m) từ một cabin gắn tại điểm A của vòng quay đến mặt đất được tính bởi công thức:
\(h\left( t \right) = 57\sin \left( {\frac{{2\pi }}{{15}}t - \frac{\pi }{2}} \right) + 57,5\)
với t là thời gian quay của vòng quay tính bằng phút (t ≥ 0) (Hình 12).
Tính chu kì của hàm số h(t)?
Vì vòng quay trò chơi quay mỗi vòng hết 15 phút nên chu kì của hàm số h(t) bằng 15 phút.
Câu 24:
Một vòng quay trò chơi có bán kính 57 m, trục quay cách mặt đất 57,5 m, quay đều mỗi vòng hết 15 phút. Khi vòng quay quay đều, khoảng cách h (m) từ một cabin gắn tại điểm A của vòng quay đến mặt đất được tính bởi công thức:
\(h\left( t \right) = 57\sin \left( {\frac{{2\pi }}{{15}}t - \frac{\pi }{2}} \right) + 57,5\)
với t là thời gian quay của vòng quay tính bằng phút (t ≥ 0) (Hình 12).
Khi t = 0 (phút) thì khoảng cách từ cabin đến mặt đất bằng bao nhiêu?
Khi t = 0 thì \(h\left( 0 \right) = 57\sin \left( {\frac{{2\pi }}{{15}}.0 - \frac{\pi }{2}} \right) + 57,5 = 57\sin \left( { - \frac{\pi }{2}} \right) + 57,5 = 0,5\) (m).
Vậy khi đó khoảng cách từ cabin đến mặt đất bằng 0,5 m.
Câu 25:
Một vòng quay trò chơi có bán kính 57 m, trục quay cách mặt đất 57,5 m, quay đều mỗi vòng hết 15 phút. Khi vòng quay quay đều, khoảng cách h (m) từ một cabin gắn tại điểm A của vòng quay đến mặt đất được tính bởi công thức:
\(h\left( t \right) = 57\sin \left( {\frac{{2\pi }}{{15}}t - \frac{\pi }{2}} \right) + 57,5\)
với t là thời gian quay của vòng quay tính bằng phút (t ≥ 0) (Hình 12).
Khi quay một vòng lần thứ nhất tính từ thời điểm t = 0 (phút), tại thời điểm nào của t thì cabin ở vị trí cao nhất? Ở vị trí đạt được chiều cao là 86 m?
+ Khi quay một vòng, cabin ở vị trí cao nhất khi h(t) đạt giá trị lớn nhất.
Ta có \(h\left( t \right) = 57\sin \left( {\frac{{2\pi }}{{15}}t - \frac{\pi }{2}} \right) + 57,5\)
Với mọi t ≥ 0 thì \( - 1 \le \sin \left( {\frac{{2\pi }}{{15}}t - \frac{\pi }{2}} \right) \le 1\), do đó h(t) đạt giá trị lớn nhất khi \(\sin \left( {\frac{{2\pi }}{{15}}t - \frac{\pi }{2}} \right) = 1\) hay t = 7,5 (phút).
Vậy khi quay một vòng lần thứ nhất tính từ thời điểm t = 0 (phút), tại thời điểm t = 7,5 phút thì cabin ở vị trí cao nhất.
+ Ta có cabin đạt được chiều cao là 86 m khi h(t) = 86 hay \(57\sin \left( {\frac{{2\pi }}{{15}}t - \frac{\pi }{2}} \right) + 57,5 = 86\), tức là \(\sin \left( {\frac{{2\pi }}{{15}}t - \frac{\pi }{2}} \right) = \frac{1}{2}\) hay t = 5 (phút).
Vậy cabin đạt được chiều cao là 86 m lần đầu tiên khi t = 5 (phút).