ĐGNL ĐH Bách khoa - Vấn đề thuộc lĩnh vực hóa học - Kim loại kiềm và hợp chất
-
373 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. M+ là cation nào sau đây?
Trả lời:
Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6
=> cấu hình e của M là: 1s22s22p63s1
=>M là Na
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2:
Kết luận nào sau đây là đúng?
Trả lời:
Kết luận đúng là : các kim loại từ Li đến Cs đều có ánh kim.
A sai vì nhiệt độ nc và nhiệt độ sôi giảm dần từ Li đến Cs.
C sai vì khả năng tách e hóa trị tăng dần do năng lượng ion hóa giảm dần.
D sai vì thế điện cực của kim loại kiềm rất âm
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA?
Trả lời:
Điểm khác nhau là bán kính nguyên tử. Từ Li đến Cs, bán kính nguyên tử tăng dần
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:
Nguyên tử của các nguyên tố nhóm IA có chung
Trả lời:
Nguyên tử của các nguyên tố nhóm IA có cấu hình e chung là [R]ns1 =>có chung số e lớp ngoài cùng
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5:
Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai ?
Trả lời:
Phát biểu sai là: Từ Li đến Cs, khả năng phản ứng với nước giảm dần
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:
Trong tự nhiên, kim loại kiềm không tồn tại ở dạng tự do vì
Trả lời:
Trong tự nhiên, kim loại kiềm không tồn tại ở dạng tự do vì đây là những kim loại hoạt động rất mạnh. Để ra ngoài môi trường không khí, kim loại kiềm dễ dàng tác dụng với chất xung quanh tạo thành hợp chất
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
Để bảo quản các kim loại kiềm, ta cần phải
Trả lời:
Để bảo quản các kim loại kiềm, ta cần phải ngâm chúng trong dầu hỏa
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:
Cho miếng kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra là
Trả lời:
Cho miếng kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Hiện tượng xảy ra là sủi bọt khí không màu, có kết tủa màu xanh.
PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9:
Không thể dùng KOH làm khô khí nào sau đây ?
Trả lời:
Khí không dùng KOH làm khô được là khí có phản ứng với KOH
=>khí đó là CO2
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10:
Đun nóng dung dịch NaHCO3 sau đó để nguội rồi nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được. Hiện tượng xảy ra là
Trả lời:
Đun nóng dung dịch NaHCO3 sau đó để nguội rồi nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được. Hiện tượng xảy ra là quỳ tím chuyển xanh.
PTHH: NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
Chú ý: dung dịch NaHCO3 cũng làm quỳ chuyển xanh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11:
Trường hợp không xảy ra phản ứng khi cho NaHCO3
Trả lời:
NaHCO3 không phản ứng với khí CO2
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12:
Tính chất nào nêu dưới đây là sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 ?
Trả lời:
Tính chất sai là cả 2 đều dễ bị nhiệt phân. NaHCO3 dễ bị nhiệt phân còn Na2CO3 thì không
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:
Khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 khuấy đều, hiện tượng xảy ra là
Trả lời:
Khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 khuấy đều, hiện tượng xảy ra là sau 1 thời gian thấy xuất hiện chất khí bay ra, dung dịch trong suốt
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14:
Khi cho từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl khuấy đều, hiện tượng xảy ra là
Trả lời:
PTHH: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O.
Khi cho từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl khuấy đều, hiện tượng xảy ra là xuất hiện chất khí bay ra ngay khi cho Na2CO3 vào
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15:
Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng?
Trả lời:
A đúng vì Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3↓ trắng + Na2CO3 + 2H2O
B sai vì Fe(OH)3 kết tủa nâu đỏ: FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
C sai vì không thu được kết tủa: Al3+ + 4OH- dư → AlO2- + 2H2O
D sai vì không có kết tủa: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16:
M là kim loại nhóm IA, oxit của M có công thức là
Trả lời:
M là kim loại nhóm IA, oxit của M có công thức là M2O (vì M có hóa trị I)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17:
Thành phần chính của loại quặng nào sau đây chứa hợp chất của nguyên tố canxi, magie?
Trả lời:
Thành phần của các quặng là
Manhetit : Fe3O4
Boxit Al2O3.2H2O
Xinvinit KCl.NaCl
Đolomit MgCO3.CaCO3
→ Thành phần chính của loại quặng nào sau đây chứa hợp chất của nguyên tố canxi, magie là đolomit
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18:
Dung dịch KHCO3 phản ứng với chất nào sau đây thu được kết tủa trắng?
Trả lời:
2KHCO3 + Ba(OH)2 → K2CO3 + BaCO3↓ trắng + 2H2O
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19:
Cho sơ đồ phản ứng sau:
(a) Fe + X1 → FeSO4 + X2 + H2
(b) X1 + X3 → X2 + H2O
Biết rằng X1, X2, X3 là các hợp chất của natri. Chất X2 là
Trả lời:
Từ (a) sinh ra H2 nên X1 có tính axit ⟹ X1 là NaHSO4
Từ (b) ⟹ X3 là hợp chất có tính bazo ⟹ X3 là NaOH, X2 là Na2SO4
Các PTHH:
(a) Fe + 2NaHSO4 → FeSO4 + Na2SO4 + H2
(b) NaHSO4 + NaOH → Na2SO4 + H2O
Đáp án cần chọn là: A
Câu 20:
Cho các chất sau:
Al, CO2, FeCl2, NaHCO3, CuSO4, MgCl2.
Số chất phản ứng với dung dịch NaOH loãng nóng là
Trả lời:
Các chất pư được với dd NaOH loãng nóng là: Al, CO2, FeCl2, NaHCO3, CuSO4, MgCl2 → cả 6 chất
PTHH minh họa:
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2O
CO2 + NaOH → NaHCO3 hoặc CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + NaCl
Đáp án cần chọn là: D
Câu 21:
Có các quá trình sau:
1) Điện phân NaOH nóng chảy.
2) Điên phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
3) Điện phân NaCl nóng chảy.
4) Cho NaOH tác dụng với dung dịch HCl.
Các quá trình mà ion Na+ bị khử thành Na là
Trả lời:
(1) 2NaOH \[\mathop \to \limits^{dpnc} \]2Na + H2 + O2
(2) 2NaCl + 2H2O \[\mathop \to \limits^{dpdd.cmn} \] 2NaOH + Cl2 + H2↑
(3) 2NaCl \[\mathop \to \limits^{dpnc} \]2Na + Cl2
(4) NaOH + HCl → NaCl + H2O
Vậy (1) và (3) Na+ bị khử thành Na
Đáp án cần chọn là: C
Câu 22:
Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
\[X\mathop \to \limits^{\left( 1 \right)} C{l_2}\mathop \to \limits^{\left( 2 \right)} X\mathop \to \limits^{\left( 3 \right)} Y\mathop \to \limits^{\left( 4 \right)} Z\mathop \to \limits^{\left( 5 \right)} X\mathop \to \limits^{\left( 6 \right)} NaN{O_3}\]
Biết X, Y, Z đều là hợp chất của natri. Công thức hóa học của X, Y, Z lần lượt là
Trả lời:
Theo sơ đồ ta có:
X: NaCl;
Y: NaOH;
Z: Na2CO3
Các PTHH:
(1) 2NaCl \[\mathop \to \limits^{dpnc} \]2Na + Cl2
(2) 2Na + Cl2 → 2NaCl
(3) 2NaCl + 2H2O \[\mathop \to \limits_{co\,mang\,ngan}^{dpdd} \]2NaOH + Cl2 + H2
(4) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
(5) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O
(6) NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl ↓
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23:
NaCl có lẫn tạp chất NaHCO3. Cách nào sau đây có thể dùng để thu được NaCl tinh khiết ?
Trả lời:
Để thu được NaCl tinh khiết, ta cho hỗn hợp đó vào dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch.
PTHH: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
B sai vì nung hỗn hợp thì NaHCO3 chuyển thành Na2CO3 lẫn với NaCl =>không thu được NaCl tinh khiết.
C sai vì cả 2 chất đều tan trong nước và khi hạ nhiệt độ không sinh ra kết tủa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24:
Cho 1,82 g một kim loại kiềm tác dụng hết với 48,44 gam nước, sau phản ứng thu được 2,912 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Kim loại kiềm và nồng độ phần trăm dung dịch X là
Trả lời:
nH2 = 2,912:22,4 = 0,13 mol
2A + 2H2O → 2AOH + H2
0,26 ← 0,26 ← 0,13 (mol)
=>MA = 1,82 : 0,26 = 7 (Li)
mLiOH = 0,26.24 = 6,24 (g)
BTKL: m dd sau pư = mKL + mH2O – mH2 = 1,82 + 48,44 – 0,13.2 = 50 (g)
C%LiOH = 6,24.100%/50 = 12,48%
Đáp án cần chọn là: C
Câu 25:
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y có số mol bằng nhau vào nước, thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho Z phản ứng với dung dịch CaCl2, thấy có n1 mol CaCl2 phản ứng.
- Thí nghiệm 2: Cho Z phản ứng với dung dịch HCl, thấy có n2 mol HCl phản ứng.
- Thí nghiệm 3: Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH, thấy có n3 mol NaOH phản ứng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2< n3. Hai chất X, Y lần lượt là:
Trả lời:
Chọn số mol mỗi chất X, Y bằng 1 mol
Trong tất cả các lựa chọn thì n1 = nCaCO3 =1
Các cặp chất đều có HCO3 (1 mol) và CO32- (1 mol) nên n2 = 3
Chọn B vì n3 = 4
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26:
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
+ TN1: Cho dung dịch KOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được m1 gam kết tủa.
+ TN2: Cho dung dịch K2CO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m2 gam kết tủa.
+ TN3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m3 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và m1 < m3< m2. Hai chất X, Y lần lượt là
Trả lời:
Chọn số mol mỗi chất là 1 mol
A. Loại vì m1 < m2</>
< m3</>
m1 = mCaCO3 + mFe(OH)2 = 1.100 + 1.90 = 190 (g)
m2 = mCaCO3 + mFeCO3 = 1.100 + 1.116 = 216 (g)
m3 = mAgCl + mAg = 2.143,5 + 1.108 = 395 (g)
B. Chọn vì m1 < m3</>
< m2</>
m1 = mFe(OH)2 = 90 (g) ;
m2 = mFeCO3 = 116 (g) ;
m3 = mAg = 108 (g)
C. Loại vì m3>m2 >m1
m1 = mFe(OH)2 = 90 (g);
m2 = mFeCO3 = 116 (g) ;
m3 = mAgCl + mAg = 3.143,5 + 1.108 = 538,5 (g)
D. Loại vì m1 = m2 >m3
m1 = mBaCO3 = 197 (g);
m2 = mBaCO3 = 197 (g);
m3 = mAgCl = 143,5 (g)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 27:
Hỗn hợp X gồm Na2O, BaCl2 và NaHCO3 (có cùng số mol). Cho X vào nước, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y. Các chất tan trong Y gồm
Trả lời:
X + H2O thì : Na2O + H2O → 2NaOH
NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl
→ Y có NaOH dư và NaCl
Đáp án cần chọn là: C
Câu 28:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.
(II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.
(IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.
(V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.
(VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là
Trả lời:
Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là II, III, VI.
(II) Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NaOH
(III) 2NaCl + 2H2O DPNC\[\mathop \to \limits^{dpnc} \] 2NaOH + H2 + Cl2
(VI) Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NaOH
Đáp án cần chọn là: C
Câu 29:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
Cho miếng Na vào nước thu được khí X
Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn thu được khí Y
Nhiệt phân KNO3 thu được khí Z
Trộn X, Y, Z (X, Y, Z là các khí khác nhau) với tỉ lệ mol 3 : 1 : 1 vào bình kín, sau đó nâng nhiệt độ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, ngưng tụ hỗn hợp khí sau phản ứng thu được dung dịch T chỉ chứa một chất tan duy nhất. Nhận định nào sau đây là sai?
Trả lời:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 (X)
2NaCl + 2H2O \[\mathop \to \limits_{co\,mang\,ngan}^{dpdd} \]2NaOH + Cl2 (Y) + H2
2KNO3 \[\mathop \to \limits^{t^\circ } \]2KNO2 + O2 (Z)
Giả sử số mol của H2, Cl2, O2 lần lượt là 3 mol, 1 mol, 1 mol
- Khi tăng nhiệt độ bình kín chứa các khí:
H2 + Cl2 → 2HCl
1 1 2
2H2 + O2 → 2H2O
2 1 2
Như vậy các khí phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành hỗn hợp: HCl, H2O
→ Ngưng tụ sẽ tạo thành dung dịch HCl
Xét các phương án:
- A đúng, vì hỗn hợp có thể tan hết theo PTHH:
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2
- B đúng, trong dịch vị dạ dày người có chứa HCl
- C sai, C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
=>C6H5NH3Cl tan được trong nước tạo dung dịch đồng nhất
- D đúng, vì thứ tự phản ứng xảy ra là:
H+ + CO32- → HCO3-
H+ + HCO3- → H2O + CO2
Đáp án cần chọn là: C
Câu 30:
Một học sinh nghiên cứu một dung dịch X đựng trong một lo không dán nhãn và thu được kết quả sau:
X có phản ứng với cả 3 dung dịch NaHSO4, Na2CO3 và AgNO3
X không phản ứng với cả 3 dung dịch NaOH, Ba(NO3)2, HNO3
Vậy dung dịch X là dung dịch nào sau đây
Trả lời:
A đúng vì BaCl2 thỏa mãn hết các tính chất của X
B sai vì Mg(NO3)2 không tác dụng với NaHSO4 AgNO3
C sai vì FeCl2 không tác dụng với NaHSO4
D sai vì CuSO4 không tác dụng với NaHSO4
Đáp án cần chọn là: A